ÔN TẬP SINH THÁI HỌC CÁ THỂ và QUẦN THỂ Câu 1. Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường trên cạn là: A. cường độ ánh sang ở môi trường cạn mạnh hơn môi trường nước. B. nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước. C. nước có độ nhớt thấp hơn không khí. D. nước có nhiều khóang hơn trong đất. Câu 2. Sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do: A. tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật. B. áp lực từ dưới đẩy sinh vật lên trên. C. sự kết hợp giữa khối lượng cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên. D. sinh vật thuỷ sinh bơi lên lớp nước bề mặt. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi của tv với môi trường khô hạn? A. bề mặt lá bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời. B. có thân ngần phát triển dưới đất. C. lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng. D. Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời. Câu 4. So sánh giữa TV thụ phấn nhờ sâu bọ với TV thụ phấn nhờ gió, người ta thấy TV thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: A. hoa có màu sắc rực rỡ và sáng hơn. B. có nhiều tuyến tiết mật. C. có ít giao tử đực hơn. D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn. Câu 5. Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù lhông được uống nước. Đó là do: A. chúng thu nhận và sử dụng nướcmột cách hiệu quả từ nguồn nước chứa trong thức ăn. B. chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể. C. chúng đào hang và trốn dưới đất trong những ngày nắng nóng. D. chúng có thể sống sót không cần nước cho tới khi có mưa. Câu 6. Sự thích nghi của ĐV làm tăng cơ hội thụ tinh là: A. đẻ trứng có vỏ cứng bọc. B. chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong cơ thể con cái. C. sản sinh một số lượng lớn trứng và tinh trùng. D. đẻ con. Câu 7. Đặc điểm thích nghi làm giảm mất nhiệt ở thú là: A. sống trong trạng thái nghỉ. B. cơ thể nhỏ và cao. C. cơ thể có lớp mở dày bao bọc. D. ra mồ hôi. Câu 8. Nhiều loài ĐV có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm thích nghi cho: A. trao đổi khí qua hô hấp. B. giữ nhiệt. C. hạn chế mất nước qua tiêu hoá. D. tăng cường vận động. Câu 9. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể A. tăng hơn ở ĐV có cơ thể lớn hơn. B. giảm hơn ở ĐV có cơ thể lớn hơn. C. giảm nếu cơ thể ĐV kéo dài ra. D. giảm nếu cơ thể ĐV phân chia thành nhiều phần. Câu 10. Khi quan sát mô TV dưới kính hiển vi thấy có khoảng trống chứa khí nằm giữa các tế bào. Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp A. điều hoà nhiệt độ cơ thể. B. quang hợp trong tối. C. hô hấp trong ánh sang. D. chống đỡ trong nước. Câu 11. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi A. theo cấu trúc tuổi của quần thể. B. do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên. C. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể. D. theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 12. Mục đích của những nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái học là gì? A. Hiểu biết mối quan hệ qua lại giữa SV với SV và giữa SV với môi trường. B. Những nghiên cứu về sinh thái học là cơ sở khoa học của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. C. Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; cải tạo và bảo vệ môi trường. D. Cả A, B, C. Câu 13. Để tồn tại và phát triển, SV có những thích nghi nào sau đây đối với các đ.k sống của môi trường? A. Hình thái, giải phẩu. B. Đặc điểm sinh lí. C. Tập tính. D. Hình thái, giải phẩu, đặc điểm sinh lí, tập tính. Câu 14. Phát biểu nào sau đây về môi trường sống của SV là đầy đủ nhất? A. Môi trường sống bao gồm các nhân tố vô sinh bao quanh SV, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của SV. B. Môi trường sống bao gồm các nhân tố hữu sinh bao quanh SV, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của SV. C. Môi trường sống bao gồm các nhân tố bao quanh SV, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của SV. D. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên SV. Câu 15. Có bao nhiêu nhóm nhân tố sinh thái? Đó là những nhóm nào? A. 1 nhóm- nhóm nhân tố vô sinh. B. 1 nhóm- nhóm nhân tố hữu sinh. C. 2 nhóm- nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh D. 2 nhóm- nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố con người. Câu 16. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh. B. Nhóm nhân tố hữu sinh. C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh. D. Không thuộc nhóm nào kể trên. Câu 17. Môi trường không sống (vô sinh) gồm A. môi trường đất, môi trường nước. B. môi trường đất, môi trường không khí. C. môi trường không khí, môi trường nước. D. môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sv. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sv. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sv. C. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. D. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sv. Câu 19. Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt là do: A. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình. B. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sv 1 cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình. C. Con người thông qua các hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng. D. Tất cả các lí do trên đều đúng. Câu 20. Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sv A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác. B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác. C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh khác. D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh khác. Câu 21. Khi cùng chịu sự tác động như nhau của 1 nhân tố sinh thái thì A. các loài khác nhau phản ứng như nhau. B. các loài khác nhau phản ứng khác nhau. C. các loài không phản ứng gì. D. cả A và C đều đúng. Câu 22. Với tác động như nhau của 1 nhân tố sinh thái thì A. Cơ thể phản ứng như nhau trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí. B. Cơ thể phản ứng khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí. C. hoặc A hoặc B tuỳ loài. D. cả A và B tuỳ loài. Câu 23. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể A. luôn thúc đẩy lẫn nhau. B. luôn trái ngược nhau. C. có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc ảnh hưởng trái ngược nhau. D. độc lập với nhau. Câu 24. Tác động của nhân tố sinh thái lên cơ thể sv phụ thuộc vào A. bản chất của nhân tố. B. cường độ, liều lượng tác động. C. cách thức, thời gian tác động. D. cả A, B, và C. Câu 25. Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ … trong câu sau: Trong tự nhiên, sv chỉ có thể tồn tại và phát triển trong 1 khoảng giá trị… của mỗi nhân tố sinh thái. A. xác định. B. bất kì. C. đồng đều. D. thuận lợi. Câu 26. Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ … trong câu sau: Giới hạn sinh thái là…của sv đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. A. giới hạn sống. B. giới hạn chịu đựng. C. giới hạn chết. D. cả A và B. Câu 27. Đối với nhân tố sinh thái là nhiệt độ, cá rô phi có giới hạn dưới và giới hạn trên (điểm gây chết dưới, điểm gây chết trên) là: A. 5,6 0 C và 42 0 C. B. 2 0 C và 44 0 C. C. 20 0 C và 30 0 C. D. 2 0 C và 42 0 C. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phân bố của sv trong mối quan hệ với giới hạn sinh thái? A. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng. B. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân hẹp. C. Giới hạn sinh thái thu hẹp khi trạng thái sinh lí của cơ thể bị thay đổi. D. Sức chịu đựng của cơ thể đối với nhân tố sinh thái không thay đổi trong bất kì trạng thái sinh lí nào. Câu 29. Ổ sinh thái của loài là A. nơi ở của loài. B. một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển của loài. C. giới hạn sinh thái. D. nơi sinh vật kiếm ăn. Câu 30. Mức độ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở giữa các loài gay gắt nhất khi A. ổ sinh thái của chúng không giao nhau. B. ổ sinh thái của chúng ít giao nhau. C. ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều. D. cả A, B và C. Câu 31. Trong tự nhiên, xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh nhau giữa các loài diễn ra khi A. ổ sinh thái của chúng không giao nhau. B. ổ sinh thái của chúng ít giao nhau. C. ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều. D. cả A, B và C. Câu 32. Nhóm cây ưa sáng có những đặc điểm nào sau đây? A. Chúng thường mọc nơi trống trải, quang đãng; có phiến lá dày. B. Chúng thường mọc dưới bóng các cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyết tán và có phiến lá mỏng. C. Chúng thường mọc nơi trống trải, quang đãng; có phiến lá mỏng D. Chúng thường mọc dưới bóng các cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyết tán và có phiến lá dày. Câu 33. Nhóm cây ưa bóngcó những đặc điểm nào sau đây? A. Chúng thường mọc nơi trống trải, quang đãng; có phiến lá dày. B. Chúng thường mọc dưới bóng các cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyết tán và có phiến lá mỏng. C. Chúng thường mọc nơi trống trải, quang đãng; có phiến lá mỏng D. Chúng thường mọc dưới bóng các cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyết tán và có phiến lá dày. Câu 34. Các nhân tố vô sinh tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? A. sự biến đổi của nhân tố này không ảnh hưởng đến nhân tố khác. B. Khi một nhân tố biến đổi có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi của nhân tố khác. C. Tất cả các nhân tố đều tác động qua lại với nhau và tạo thành 1 phức hệ các nhân tố sinh thái. D. Cả B và D. Câu 35. Thành phần nào của ánh sánh mặt trời có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật? A. Các tia sáng nhìn thấy. B. Các tia hồng ngoại. C. Các tia tử ngoại. D. Tất cả các tia trong thành phần ánh sang. Câu 36. Chọn từ hoặc cụm từphù hợp trong các phương ab\ns cho sẵn để điền vào chỗ …trong câu sau: …của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. A. Ổ sinh thái. B. Giới hạn sinh thái. C. Khoảng thuận lợi. D. Khoảng chống chịu. Câu 37. Chọn từ hoặc cụm từphù hợp trong các phương ab\ns cho sẵn để điền vào chỗ …trong câu sau: …là khỏang giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sv có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. A. Ổ sinh thái. B. Giới hạn sinh thái. C. Khoảng thuận lợi. D. Khoảng chống chịu. Câu 38. Chọn từ hoặc cụm từphù hợp trong các phương ab\ns cho sẵn để điền vào chỗ …trong câu sau: …là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sv thực hiện các chức năng sống tốt nhất. A. Ổ sinh thái. B. Giới hạn sinh thái. C. Khoảng thuận lợi. D. Khoảng chống chịu. Câu 39. Trên bề mặt trái đất, nhiệt độ A. luôn ổn định. B. biến thiên rất lớn. C. ít biến thiên. D. Không biến thiên. Câu 40. Ở đv, những loài hằng nhiệt có A. khả năng phân bố rộng hơn so với những loài biến nhiệt. B. khả năng phân bố hẹp hơn so với những loài biến nhiệt. C. khả năng phân bố tương tự như những loài biến nhiệt. D. khả năng phân bố hẹp nhất so với những loài sv khác. Câu 41. Khả năng điều hoà và giữ thân nhiệt ổn định dưới ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường có ở A. Thực vật. B. Động vật biến nhiệt. C. Động vật đẳng nhiệt. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 42. Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau: A. Cây ưa sang trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. B. Đồng thời nhiều loại cây. C. Trồng cây ưa sáng, thu hoạch rồi trồng cây ưa bóng, thu hoạch và tiếp tục như thế. Câu 43. Một quần thể với 3 nhóm tuổi: Trước sinh sản, sau sinh sản, dang sinh sản. Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi : A. Nhóm tuổi trước sinh sản. B. Nhóm tuổi sau sinh sản C. Nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản D. Nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản Câu 44. Khi du nhập hoặc thuần hoá vật nuôi, cây trồng, ta phải tuân thủ: A. Quy luật giới hạn sinh thái. B. Quy luật tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường sống. C. Quy luật tác động không đồng đều. D. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 45. Ta có thể giải thích bằng quy luật nào biết rằng khi trồng lúa, bón thiếu đạm thì năng suất giảm. A. Quy luật giới hạn sinh thái. B. Quy luật tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường sống. C. Quy luật tác động không đồng đều. D. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 46. Những cây phong lan khi di nhập về vùng ôn đới, về mùa hè nên treo chúng ở đâu là thích hợp nhất A. Dưới tán cây. B. Trong phòng làm việc. C. Dưới hiên nhà. D. Trực tiếp ngoài trời. Câu 47. Những loài cá ưa ôxy thường sống ở A. Sông, suối. B. Hồ. C. Nơi nước rất sâu. D. Nơi giàu hữu cơ đang trong giai đoạn phân huỷ. Câu 48. Ở động vật biết nhiệt A. Nhiệt độ càng thấp thời gian của 1 chu kỳ sống càng ngắn. B. Nhiệt độ càng cao thời gian của 1 chu kỳ sống càng dài. C. Trong cùng 1 thời gian, số thế hệ của 1 loài động vật biến nhiệt vùng ôn đới nhiều hơn vùng nhiệt đới. D. Trong cùng 1 thời gian, số thế hệ của 1 loài động vật biến nhiệt vùng nhiệt đới nhiều hơn vùng ôn đới. Câu 49. Nhân tố sinh thái là: A. Những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật. B. Những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc giám tiếp đến sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. C. Những yếu tố của môi trường cần thiết cho sinh vật. D. Tất cả những gì bao quanh sinh vật. Câu 50. Giới hạn sinh tháilà: A. Giới hạn phản ứng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó. B. Khả năng thích nghi của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó. C. Biên độ chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó. D. Giới hạn cuối cùng mà sinh vật vẫn có khả năng chịu đựng. Câu 51. Quan hệ cộng sinh là: A. Sự sống chung cần thiết và có lợi cho cả hai loài về sinh dưỡng, nơi ở. B. Sự sống chung có lợi cho cả hai loài. C. Sự sống chung có lợi cho một trong hai loài. D. Sự sống chung có lợi cho cả hai loài nhưng không bắt buộc phải có mối quan hệ này. Câu 52. Quan hệ đối địch chủ yếu là: A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. B. Quan hệ giữa động vật ký sinh - vật chủ. C. Quan hệ giữa cạnh tranh về dinh dưỡng, nơi ở. D. Quan hệ ức chế sinh trưởng giữa 2 loài khác nhau. Câu 53. Nhịp sinh học là: A. Khả năng phản ứng nhịp nhàng với sự thay đổi của môi trường. B. Khả năng phản ứng nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường. C. Khả năng chịu đựng những điều kiên bất lợi của môi trường. D. Khả năng biến đổi kiểu hình của sinh vật tương ứng với những thay đổi của môi trường giúp sinh vật thích nghi và tồn tại. Câu 54. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là: A. Mật độ quần thể tức là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. B. Cấu trúc thành phần giới tính hay tỉ lệ đực – cái. C. Cấu trúc thành phần các lứa tuổi hay tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Khả năng phân bố, phát tán của quần thể. Câu 55. Số lượng cá thể của quần thể có xu hướng ổn định là do: A. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hảm. B. Sau khi số lượng cá thể giảm đi quần thể lại có khả năng sinh sản nhanh chóng để bù lại. C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tử vong. D. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, khu phân bố không giới hạn. Câu 56. Biện pháp bảo vệ rừng chủ yếu là: A. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn và trên sườn đồi núi. B. Trồng cây, gây rừng. C. cấm khai thác rừng một thời gian dài để rừng phục hồi. D. cần có quy hoạch tổ thể khoa học vừa khai thác rừng, vừa trồng rừng, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Câu 57. phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự tăng trưởng kích thước quần thể? A. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nguồn sống dồi dào, hoàn toàn thoả mãn nhu câu của các cá thể, diện tích cư trú không giới hạn. B. Trong điều kiện môi trưường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng thực tế của quần thể giảm so với tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. C. Những loài sinh sản ít, đòi hỏi điều kịên chăm sóc cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (sơ đồ dạng chữ J), những loài sinh sản nhiều, tỉ lệ sống sót cao thường tăng trưởng theo thực tế (sơ đồ dạng chữ S). D. Một quần thể ổn đinh có số lượng cá thể ít thay đổi, kích thước quần thể phù hợp với nguồn sống của môi trường và không gian quần thể cư trú. Câu 58. Hậu quả của tăng dân số quá mức không phải là: A. Thiếu nơi ở, trường học, phương tiên giao thong. B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. C. Cần điều chỉnh qui mô dân số phù hợp với kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. D. Mất cân bằng sinh thái. Câu 59. Bùng nổ dân số là: A. Sự gia tăng dân số 1 cách đột ngột trong một thời gian tương đối ngắn của lịch sử phát triển loài người. B. Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến chiến tranh. C. Sự gia tăng dân số làm cho chất lượng môi trường giảm sút từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. D. Sự gia tăng dân số theo tiềm năng sinh học. Câu 60. Đặc trưng cơ bản nhất về mặt sinh thái của quần thể là: A. Vốn gen. B. Mật độ. C. tỉ lệ giới tính. D. tỉ lệ nhóm tuổi. Câu 61. Sống trong vùng cực, những con chim cánh cụt có đôi cánh rất khoẻ, nhưng đôi chân lại ngắn vì chúng thích nghi với: A. Lối bay giỏi. B. Lối bơi giỏi. C. Đi trên băng tuyết đỡ bị trượt. D. Để làm phương tiện đánh nhau khi tranh giành nơi đẻ trứng. Câu 62. Sếu có chân cao cổ dài: A. Dễ phát hiện và chạy trốn kẻ thù. B. Để sống ở đầm lầy. C. Dễ rỉa lông. D. Dễ bắt những con mồi đậu trên lau sậy ở đầm lầy. Câu 63. Điều khẳng định nào không đúng khi nói về hiện tượng tê giác Đông Dương suy giảm nghiêm trọng? A. Rừng bị thu hẹp và huỷ hoại. B. Môi trường luôn bị xáo động và không ổn định. C. Đất bạc màu. D. Săn bắn quá mức, nguồn thức ăn suy giảm. Câu 64. Những loài hẹp nhiệt không sống ở: A. Các vùng cực. B. Vùng ôn đới. C. Trên các đỉnh núi cao. D. Trong hang. Câu 65. Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dự dẫm vào các vật thể trôi nỗi trong nước. Đương nhiên, chúng cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để: A. Làm cho bể thêm sinh động. B. Tăng hàm lượng oxy cho nước nhờ quang hợp của rong. C. Làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm. D. Giảm bới sự cạnh tranh của 2 loài. Câu 66. Các tia đơn sắc có bước sóng dài thuộc dải hồng ngoại bị hầp thụ ở: A. Các lớp nước sâu 20m. B. Sâu 50m. C. Sâu 70m. D. Ngay sát bề mặt. Câu 67. Những tia đơn sắc nào có khả năng lặn sâu xuống tầng nước thật sạch? A. Tia màu tím. B. Tia màu đỏ. C. Tia màu lục. D. Tia màu lam. Câu 68. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loài cây sẽ nhanh chóng phát triển: A. Cây gỗ chịu bóng. B. Cây gỗ ưa sáng. C. Cây bụi chịu bóng. D. Cây thân cỏ ưa sáng. Câu 69. Những cây gỗ cao, sống chen chúc, tán hẹp phân bố ở: A. Thảo nguyên. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng rêu. Câu 70. Những cây có lượng lục lạp nhiều, kích thước lục lạp lớn và hàm lượng sắc tố trong lục lạp cao xuất hiện ở: A. Tầng vượt sáng. B. Dưới tán các cây khác. C. Tầng ưa sáng. D. Nơi không có ánh sáng. Câu 71. Màu sắc sặc sở trên thân con vật không phải để: A. nhận biết đồng loại. B. dọa nạt. C. báo hiệu. D. phản xạ ánh sáng, tránh nhiệt độ cơ thể tăng. Câu 72. Màu sắc đẹp và sặc sở của con đực thuộc nhiều loài chim, cá chủ yếu để: A. ngụy trang. B. nhận biết đồng loại. C. khoe mẽ với con cái trong sinh sản. D. dọa nạt. Câu 73. Trong vùng ôn đới, loài hẹp nhiệt nhất là: A. Loài sống trong hang, nhưng kiếm ăn ở ngoài đại dương. B. Loài sống nước tầng mặt, ngoài khơi đại dương. C. Loài sống ở tầng nước sâu. D. Loài sống trên mặt đất. Câu 74. Các loài cá voi lớp mỡ dưới da rất dày để: A. Dễ nổi, thuận tiên cho bơi lội. B. Tham gia duy trì thân nhiệt, chống lai điều kiện giá lạnh ở vùng nước cận cực. C. Dự trữ vật chất để sử dụng trong điều kiện thiếu thức ăn vào những ngày quá lạnh ở vùng cận cực. D. tất cả đều đúng. Câu 75. Những loài thông, thường phân bố phổ biến ở: A. Vùng trung du nhiệt đới. B. Vùng núi cao và xứ lạnh. C. rừng ẩm xích đạo. D. Vùng núi đá vôi hay bị đá ong hóa. Câu 76. Loài biến nhiệt là những loài: A. Chuột đồng, chuột chủi, dúi, nhím B. Sóc, cầy bay, dơi, chim bách thanh sống trên tán cây. C. Sâu bọ, tôm, cá mập, cá ngừ, ếch nhái, rùa, rắn, cá sấu, kì đà. D. chuột túi, thú mỏ vịt, kanguru sống ở châu đại dương. Câu 77. Loài thủy sinh vật rộng nhiệt, ưa lạnh thường phân bổ ơ: A. tầng nước mặt thuộc biển ôn đới. B. vùng nước cận cực và cực. C. trong hồ vùng nhiệt đới. D. trong tầng nước sâu đáy đại dương. Câu 78. Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở: A. Ven lũy tre làng. B. Trên các bãi cỏ ở những gò, đống, bãi tha ma ngoài đồng. C. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ. D. Trong các vườn cây hoang dại rậm rạp. Câu 79. Những loài thực vật sống gần bờ nước, ven suối là những loài: A. Ưa ẩm vừa. B. thủy sinh. C. Ưa ẩm. D. trốn hạn. Câu 80. Cây rừng khộp Tây nguyên lá rộng, rụng lá vào mùa khô do: A. Nhiệt độ giảm. B. Gió nhiều với cường độ lớn. C. lượng mưa lớn. D. lượng mưa cực thấp. E. lượng mưa trung bình. Câu 81. Năng suất sơ cấp của thực vật cao phụ thuộc vào: A. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất tốt, cường độ thoát hơi nước qua lá thấp. B. Cường độ ánh sáng không thích hợp, đất tốt, độ hụt bảo hòa rất thấp. C. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất tốt, độ hụt bảo hòa hơi nước của không khí lớn. D. Cường độ ánh sáng không thích hợp, đất nghèo, cường độ thoát hơi nước qua lá thấp. Câu 82. Những cây lá kim thường xanh phân bố ở: A. Vùng núi cao và vùng có tuyết trong mùa đông. B. Vùng đất thấp nhiệt đới ẩm. C. Nơi có khí hậu bán hoang mạc. D. Các “ốc đảo”ở hoang mạc. Câu 83. Các cây rừng ngập mặn là những loài: A. Ưa nước mặn, nơi có hoạt động của thủy triều. B. Ưa nước lợ, không có hoạt động của thủy triều. C. Ưa nước lợ, nơi có hoạt động của thủy triều. D. Ưa nước mặn, nhiều sóng gió. Câu 84. Những loài hẹp muối, ưa nước lạnh có thể sống được ở: A. Tầng nước mặt biển ôn đới. B. Tầng nước sâu biển cận cực. C. Tầng nước mặt biển nhiệt đới và xích đạo D. Vùng nêm nhiệt ở biển nhiệt đới và xích đạo. Câu 85. Những loài rộng muối nhất sống ở: A. Tầng nước biển sâu. B. Tầng nước mặt biển nhiệt đới và xích đạo. C. Vùng cửa sông. D. Vùng khơi đại dương. Câu 86. Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ. B. hỗ trợ hoặc cạnh tranh. C. cạnh tranh. D. vật ăn thịt và con mồi. Câu 87. Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: A. hỗ trợ lẫn nhau trong tìm kiếm thức ăn, khai thác được nhiều nguồn sống. B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. đảm bảo khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. D. Cả A, B và C. Câu 88. Nguyên nhân của hiện tượng “tự tỉa thưa” ở tv là do A. thiếu thức ăn do mật độ cá thể quá cao. B. thiếu ánh sáng do mật độ cá thể quá cao. C. mật độ cá thể quá cao, vượt quá sức “chịu đựng” của môi trường dẫn đến thiếu ánh sáng, thức ăn và chỗ ở. D. do con người tiến hành để thu được nhiều gỗ hoặc nhiều hoa quả hơn. Câu 89. Ý nghĩa của hiện tượng “tự tỉa thưa” ở tv, đv là A. những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải. B. những cá thể khoẻ sẽ tồn tại và phát triển. C. mật độ phân bố của tv, đv được điều chỉnh giảm ở mức thích hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. D. cả A, B và C. Câu 90. Ở các quần thể ổn định, cấu trúc tuổi có đặc điểm A. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản. B. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế. C. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản xấp xỉ bằng nhau. D. tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản xấp xỉ bằng nhau. Câu 91. Dạng phân bố cá thể của quần thể trong không gian thường gặp trong tự nhiên là A. ngẫu nhiên. B. đồng đều. C. theo nhóm. D. theo nhóm và đồng đều. Câu 92. Dấu hiệu nào sau đây không là đặc trưng cử quần thể? A. Sức sinh sản. B. Tỉ lệ tử vong. C. Mật độ. D. Độ đa dạng. Câu 93. Yếu tố góp phần quan trọng chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể là A. dòng năng lượng cấp cho quần thể qua nguồn thức ăn. B. mức sinh sản. C. mức tử vong. D. sức tăng trưởng các cá thể trong quần thể. Câu 94. Yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là A. sinh - tử. B. dịch bệnh. C. di cư - nhập cư. D. sự cố bất thường. Câu 95. Mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể vì A. chúng có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc đk môi trường. B. tạo ra sự phân bố các cá thể trong quần thể hợp lí với nguồn sống. C. chúng đảm bảo tỉ lệ giới tính thích hợp trong quần thể khi đến mùa sinh sản. D. chúng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tử vong và mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 96. Cho 1 số quần thể sau: 1) chuột hốc thảo nguyên; 2) sư tử; 3) sơn dương; 4) thỏ lông xám. Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể có kích thước tăng dần là: A. 2, 1, 4, 3. B. 2, 1, 3, 4. C. 2, 3, 4, 1. D. 2, 4, 3, 1. Câu 97. Tại 1 vườn quốc gia, năm thứ nhất mật độ 1 quần thể cò 0,5con/ha. Năm thứ 2 đếm được 2600 con. Biết rằng tỉ lệ tử vong của quần thể 2%/năm. Tỉ lệ sinh sản của quần thể cò là: A. 2%/năm. B. 4%/năm. C. 6%/năm. D. 8%/năm. Câu 98. Ở ruồi giấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành ở 25 0 C là10 ngày đêm, còn ở 18 0 C là 17 ngày đêm. Tổng nhiệt hữu hiệu cho giai đoạn phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành là: A. 170 độ-ngày. B. 8 0 C. C. 43 0 C. D. 180 độ-ngày. Câu 99. Theo số liệu thống kê về tổng nhiệt hữu hiệu (độ- ngày) cho các giai đoạn sống của sâu Sòi hại tv Trứng: 117,7; Sâu: 512,7; Nhộng: 262,5; Bướm:27. Biết rằng ngưỡng nhiệt phát triển của sâu Sòi là 8 0 C, nhiệt độ trung bình ngày 23,6 0 C sâu Sòi hoá nhộng ngủ đông từ 1/11 đến 1/3 dương lịch. Số thế hệ của sâu sòi sau 1 năm là A. 2 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 6 thế hệ. D. 8 thế hệ. Câu 100. Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết cho A. một chu kỳ hay một giai đoạn phát triển của sinh vật biến nhiệt. B. một chu kỳ hay một giai đoạn phát triển của sinh vật đẵng nhiệt. C. hoạt đông tìm mồi của sinh vật biến nhiệt. D. thời gian ngủ đông của đv. Câu 101. Dựa vào kích thước cơ thể, hãy cho biết trên thảo nguyên quần thể động vật có kích lớn nhất: A. Sư tử. B. Sơn dương. C. Thỏ lông xám. D. chuột hốc thảo nguyên. . giới hạn sinh thái? A. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng. B. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì. hạn sinh thái thu hẹp khi trạng thái sinh lí của cơ thể bị thay đổi. D. Sức chịu đựng của cơ thể đối với nhân tố sinh thái không thay đổi trong bất kì trạng thái sinh lí nào. Câu 29. Ổ sinh thái. khi A. ổ sinh thái của chúng không giao nhau. B. ổ sinh thái của chúng ít giao nhau. C. ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều. D. cả A, B và C. Câu 31. Trong tự nhiên, xu hướng phân li ổ sinh thái