1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

10 720 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 69 KB

Nội dung

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường THPT Tầm Vu 2 Họ tên Gsh: Nguyễn Thị Cẩm Đà MSSV: 6075687 Môn: GDCD Ho tên GVHD: Lâm Ngọc Diễm Thúy Tiết thứ: 1 Lớp dạy: 10A1 Ngày dạy: 01 tháng 04 năm 2011 BÀI 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 1) I. Mục tiêu * Về kiến thức: − Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam. − Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Về kỹ năng: Biết cách tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. • Thái độ: Có tình cảm gắn bó, sẵn sàng góp sức xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với lứa tuổi, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Có được nhận thức đúng đắn, thể hiện bằng thái độ tích cực học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan 2. Phương tiện: Sách GV 10, Sách giáo khoa 10, Tình huống, Tranh ảnh III. Nội dung và tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài: Nhân gian ta thường có câu: “con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn” Và cội nguồn của mọi người Việt Nam là dân tộc Việt Nam đã và đang phát triển hơn 4 ngàn năm lịch sử, mỗi chúng ta đều sống chung trong cùng một cộng đồng, đó là tổ quốc Việt Nam – đó là nơi che chở, nuôi dưỡng cho mình khôn lớn. Mỗi con người Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn, đồng thời tình yêu quê hương đất nước cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là HS THPT các em càng cần phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, vì các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Và để hiểu biết được vai trò của mỗi cá nhân chúng ta đối với quê hương đất nước như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới 3. Dạy bài mới Nội dung lưu bảng Thời gian Hoạt động của GV Hoạt đông của HS 1. Lòng yêu nước. a. Thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. 10' Hoạt động 1: Tìm hiểu về lòng yêu nước Gọi 1 HS đọc đoạn thơ trong SGK "Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng! Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông " Sao chiến thắng – Chế Lan Viên GV hỏi: Các em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong đoạn thơ trên? GV giảng: Tác giả muốn nói lên tình yêu của mình đối với quê hương, đất nước. Trong trái tim nhà thơ, đất nước như chính là máu thịt của mình, như mẹ, như cha, như chồng như vợ, như là những gì . HS trả lời gần gũi và thân thương nhất. Và chính vì những điều gần gũi đó mà tác giả sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chết "cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông", sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc. Đó chính là tình cảm thiêng liêng, là tình yêu cao quý, đó chính là lòng yêu nước hiện hữu trong lòng của mỗi người dân Việt Nam từ ngàn đời nay. Vậy theo các em, lòng yêu nước là gì? GV mở rộng vấn đề: trong bài thơ "Đất nước" – Nguyễn Khoa Điềm đã nói: " Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể. Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn. Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc " Mỗi con người nhận ra dáng hình đất nước theo cách riêng mà họ yêu đất nước. Vì vậy mà Đỗ Trung Quân đã hỏi là: " Quê hương là gì hở mẹ. Mà cô giáo dạy phải yêu. Quê hương là gì hở mẹ. Ai đi xa cũng nhớ nhiều". Và ông nhận ra rằng: HS trả lời được khái niệm Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu thành quả lao động của mình tạo ra, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên, gắn bó với làng xóm, quê hương. "Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học. Con về rợp bóng vàng bay. Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng. Quê hương là con đò nhỏ. Êm đềm khua nước ven sông " Vậy theo em, tình yêu nước bắt đầu từ đâu? GV nhận xét, kết luận: lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất đối với con người. Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Đầu tiên, đó là tình yêu gia đình, người thân đến tình yêu đối với nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên: "Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi. Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng. Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy". GV giảng: Lòng yêu nước là cơ sở, động cơ đạo đức của việc nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng và bảo vệ HS trả lời b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 20' tổ quốc, là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách một người công dân. Bởi vì, một người quay lưng lại Tổ quốc, không biết đóng góp sức mình cho quê hương thì đó không phải là công dân tốt. Hơn nữa, đối với dân tộc ta, lòng yêu nước còn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc, là điều mà người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. GV hỏi: Theo các em, lòng yêu nước ở mỗi người thể hiện rõ nhất khi nào? GV: L.Y.N ở mỗi người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố thử thách. Trong khó khăn gian khổ, người người xích lại gần nhau hơn. Biến cố ấy là chiến tranh loạn lạc, là thiên tai dịch họa Trong hoàn cảnh ấy, con người phải biết đoàn kết bên nhau, nhường cơm sẻ áo, cưu mang động viên nhau cùng vượt qua khó khăn thử thách. GV hỏi: Vậy theo các em, bằng cách nào dân tộc ta đã đánh thắng tất cả quân giặc ngoại xâm, kể cả những tên đế quốc hùng mạnh nhất thời đại? Thời nhà Trần với 30 vạn quân chống lại 60 vạn quân Nguyên Mông thiện chiến, Quang Trung HS trả lời * Ý nghĩa: là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc. Là cội nguồn của các giá trị đạo đức. Là sức mạnh nội sinh giúp đất nước vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm. với 10 vạn quân đã đánh thắng 29 vạn quân Thanh lừng lẫy. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ làm nên những chiến công vang dội địa cầu. GV giảng: đó là nhờ vào lòng yêu nước của dân tộc ta, sự đoàn kết của toàn dân tộc và sự lãnh đạo tài tình của các anh hùng dân tộc. Vì vậy, có thể nói: L.Y.N là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc. Là cội nguồn của các giá trị đạo đức. Là sức mạnh nội sinh giúp đất nước vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm. Nhân dân ta tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Một dân tộc yêu chuộng hòa bình, không mong muốn chiến tranh nhưng sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho Tổ quốc tự do khi kẻ thù xâm lược. GV hỏi: Lòng yêu nước của dân tộc VN được biểu hiện ở những khía cạnh nào? * Biểu hiện - Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. " Ta nhớ màu quê, khát gió quê Mây ơi ngừng cánh đợi ta về Cho ta trông lại tầng xanh thẳm Ngâm lại bài thơ "phương thảo thê" HS trả lời * Biểu hiện: - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Tình thương yêu đối với giống nòi, dan tộc. - Lòng tự hào dnâ tộc chính đáng. - Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Cần cù và sáng tạo trong lao động. Mây ơi có tạt về phương Bắc Chầm chậm cho ta gởi mấy lời Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ Nhưng tình xa lắm gió mây ơi" ( Tư hương – Hồ Dzếch) Người VN yêu nước luôn hướng về nguồn cội, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương mình. Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1940 khi đặt chân lên mảnh đất quê hương, Bác cầm trên tay hòn đất và hôn nó như cảm nhận hương vị của quê hương "Kìa bòng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai" - Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. Đồng bào, giống nòi, dân tộc là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". HCM " tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bao ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Hôm nay chiến tranh không còn nhưng thiên tai dịch họa thì luôn ập đến bất ngờ gây bao mất mát đau thương. Mỗi người dân yêu nước là phải biết thông cảm sâu sắc với nỗi đau của đồng bào dân tộc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng " Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng cháy sông Lô, hò ô tiếng hát Chiếc phà dào dạt, bến nước Bình Ca". Chúng ta tự hào về quê hương tươi đẹp, phong cảnh hiền hòa. Không những thế, chúng ta còn tự hào về nền văn hiến lâu đời "như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu", tự hào về những con người của quê hương, những anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hóa như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, HCM tự hào vì GS. Ngô Bảo Châu đã vinh danh VN trên toán trường thế giới. - Tình đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền độc lập tự do cho Tổ quốc. Xiềng xích chúng bay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh Súng nỗ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lữa Giũ bùn đứng dậy sáng lòa". Đoàn kết là sức mạnh, điều này thể hiện rõ nhất trong chiến tranh giành độc lập tự do của nhân dân ta trong những năm qua. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay chúng ta phải đoàn kết một lòng chống thiên tai, đói nghèo lạc hậu, chống quan liêu tham nhũng lãng phí, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh. - Cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" "Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho" "5 canh thì ngủ lấy 3 2 canh lo lắng việc nhà làm ăn". Thông qua biểu hiện của lòng yêu nước mỗi chúng ta đều thấy yêu nước là sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc, đúng như Bác Hồ đã nói: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước " Do đó, mỗi chúng ta phải biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý của dân tộc, phải không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết của mình để phát huy truyền thống dân tộc, kính trọng người trên, yêu thương bạn bè, hàng xóm 4. Củng cố kiến thức: Quan điểm nào sau đây mà em cho là yêu nước: a. Góp phần xây dựng và bảo về tổ quốc b. Những người xa quê hương đóng góp tiền để phát triển kinh tế c. HS tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình d. Tất cả các quan điểm trên 5. Bài tập về nhà: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ thơ ca nói về lòng yêu nước. Ngày soạn: 28 - 03 - 2011 GV hướng dẫn Người soạn Lâm Ngọc Diễm Thúy Nguyễn Thị Cẩm Đà . nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Về kỹ năng: Biết cách tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương,. năm 2011 BÀI 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 1) I. Mục tiêu * Về kiến thức: − Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các. thức và thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng và bảo vệ HS trả lời b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 20' tổ quốc, là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách một người công

Ngày đăng: 26/05/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w