1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

den song son

2 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52 KB

Nội dung

Đền Sòng sơn- Thanh Hóa -những hình ảnh và sự kiện by kevintuananh on 21 May 2009, 13:51 nhà em ở bỉm sơn,gần đền cô,cái tên bỉm sơn ra đời chưa lâu nhưng đền sòng nổi tiếng thiêng nhất xứ thanh,đền thờ bà chúa Liễu.em xin mạn phép post những hình ảnh về Sòng sơn cho nhưng người ở xa chưa từng đc đến đền Sòng,hoặc những ng đến rồi,muốn lưu vào tâm trí nhưng hình ảnh về quần thể đền chùa xứ thanh.(có chùa Khánh Quang nhưng em chưa tìm đc thông tin,hôm sau em up cho) sơ qua về đền Sòng Đền Sòng. “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” Khách du lịch theo Quốc lộ số 1 từ Hà Nội vào miền Trung, không khỏi ngạc nhiên trước phong cảnh đổi thay khi càng đến gần địa giới xứ Trung kỳ. Đang ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi mà chân trời và mặt biển hòa với nhau làm một, thì đột nhiên nối tiếp một vùng gò nhấp nhô, sừng sững những núi đá vôi như một vịnh Hạ Long trên cạn. Chính nơi sơn cảnh hữu tình vừa hùng vĩ, vừa u tịch dễ khiến lòng người trầm tư mặc tưởng, nên người Việt Nam đã kiến lập nhiều “Thánh đường” ở đây để thờ nữ thần Vân Hương, mà người ta còn gọi là Liễu Hạnh Công chúa, hoặc thông thường thì gọi là: Thánh Mẫu. Một trong những đền đầu tiên ở ngay biên giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, đó là đền Rồng. Đến thứ hai là đền Sòng, cách đền Rồng khoảng 3km ở ngay phụ cận đường quốc lộ. Đền thứ 3 là đền Chín Giếng, cách đền Sòng khoảng 1 km về phía đông. Và cuối cùng - đền thứ tư - đền Phố Cát, cách đó 15 km về hướng tây Thanh Hóa. Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 - 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương. Theo truyền thuyết kể rằng: “Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Lúc đầu ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, càng khang trang, đẹp đẽ. Chiếc gậy tre của ông lão trồng đã thành bụi tre xanh tốt, sát lưng đền như bức tường rào gần gian thờ chính điện, không ai dám chặt đẵn bao giờ. B. Liễu Hạnh công chúa (1). Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn. Trong tâm linh của người dân Việt Nam, từ ngày xuất hiện Thánh Mẫu, ai cũng cảm thấy ở Liễu Hạnh công chúa một điều đáng kính và cũng đáng sợ! Do vậy, Liễu Hạnh công chúa vẫn còn là đám sương mù trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Nữ chúa vẫn còn bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian như một làn sương khói nhưng vẫn tỏa hương sắc cho đời! Và ngay trên mảnh đất Bỉm Sơn này, khói hương vẫn còn ngây ngất, đắm say ! Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác dưới thời phong kiến. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thì thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Là người mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian, với những suy nghĩ rất đời thường. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam, và trước hết là người phụ nữ xứ Thanh. Nàng đi mây về gió, phóng túng tự do, chứ không “loanh quanh xó bếp”, mà cũng không giữ việc “canh cửu trong nhà”. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Trạng Bùng và các văn sỹ họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây - Hà Nội. Liễu Hạnh công chúa là người con gái Việt Nam kiên cường, dám “cả gan” vứt bỏ mọi trói buộc của lễ giáo phong kiến. Vì vậy, các bà, các mẹ, các chị tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Cũng chính là muốn đắm mình trong giấc mơ giải phóng thân phận đau buồn. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ. Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) - nơi thờ Thánh Mẫu cũng thật là ý vị đối với xứ Thanh. “Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”. Cuộc giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa là vùng Phố Cát và lúc hiển Thánh là ở Sùng Sơn. Cho nên xứ Thanh cũng có thể được xem là đất “quý hương” của Tiên chúa vậy! Liễu Hạnh quả là Bồ Tát, là Tiên nữ và còn là “Siêu thánh”, là “Bất tử”! Huyền thoại và hiện thực cứ quấn quýt nhau, cứ đan xen nhau như một áng hào quang lung linh tỏa sáng và tô thắm cho đời thêm đẹp. Huyền thoại về Liễu Hạnh công chúa vẫn còn có sức lay động lòng người, vẫn còn có khả năng gieo chất nồng say vào cuộc sống! . Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác dưới

Ngày đăng: 26/05/2015, 02:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w