Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
9,96 MB
Nội dung
CHµO MõNG QUý THÇY C¤ VÒ THAM Dù TËP HUÊN Phần 2 TỔ CHỨC DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA MÔN MĨ THUẬT THCS THÔNG QUA ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC Báo cáo viên: Lê Thị Mỹ Lệ Đơn vị: Trường THCS Lê Lợi 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông ? Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông? + GD luôn đi kèm với sự phát triển của mỗi quốc gia. + Quốc gia có nền giáo dục phát triển thì xã hội mới phát triển. + Trải qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn thì xã hội lại có những bước thay đổi nhất định, vì vậy giáo dục phải thay đổi theo để phù hợp với mỗi thời kì, mỗi giai đoạn đó. + GDPT chính là nền tảng để mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách và tri thức trong quá trình hoàn thiện bản thân. Trong Luật GD sửa đổi năm 2010 ( Điều 28.2) đã nêu rõ “ Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” Cốt lõi vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung , phương pháp dạy học mĩ thuật nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; GV là người tổ chức, hướng dẫn HS học tập, xoá bỏ lối truyền thụ một chiều, thói quen học tập thụ động” 2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong môn mĩ thuật: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, sáng tạo - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh Giáo viên Học sinhĐối tượng của hoạt động dạy Chủ thể của hoạt động học Hướng dẫn Tổ chức Thể hiện khả năng - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, sáng tạo + Rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học. + Tạo cho HS lòng ham học, ham tìm tòi, đổi mới mình. ? Làm thế nào để giúp học sinh tự học, sáng tạo trong môn mĩ thuật? VD: - Phân môn trang trí: Nên cho HS tập pha màu để thấy cái hay trong kĩ thuật pha, nhớ được các gam màu, cặp màu. Hoặc cho HS chơi trò chơi tô màu lên trang phục GV pho to cho mỗi nhóm 3 bài có các trang phục để HS biết cách phối màu trong khi mặc trang phục… Cho HS làm bài tập vẽ hoạ tiết cách điệu thường xuyên trước mỗi bài trang trí… + Phân môn vẽ theo mẫu: Nên khuyến khích HS thay đổi mẫu khác nhau trong cùng một nội dung bài học: Tĩnh vật lọ và quả ( Quả, lọ mỗi nhóm khác nhau) GV có thể yêu cầu cụ thể đối với mỗi nhóm… Thay đổi cách đặt mẫu để thấy cái đẹp của bố cục trong mỗi bài vẽ… + Phân môn vẽ tranh: Nên gợi mở nhiều nội dung, có thể cho nghe nhạc, xem video, hình ảnh…để HS thấy được cái hay trong mỗi đề tài và ý nghĩa của đề tài… + Phân môn thường thức mĩ thuật: Nên kể chuyện mang tính gợi mở để HS phát huy, rèn luyện lòng nhiệt huyết, ham học, ham tìm tòi, sáng tạo qua thành tựu mĩ thuật. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. + Môi trường GD được tạo nên bởi mối quan hệ hợp tác giữa: Thầy trò, trò trò + Mỗi cá thể có điều kiện bộc lộ khả năng trong quá trình trao đổi hợp tác với thầy và bạn. Cần tạo không khí thoải mái, hoà đồng trong mối quan hệ hợp tác GD để đạt được kết quả cao nhất.