của mình.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự
hứng thú cho HS đối với học tập môn mĩ thuật như dạy trên lớp, tại thực tế, tại triển lãm, bào tàng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề giúp HS hứng thú học tập, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình MTTHCS.
- Chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, GV,
HS tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hợp lí.
- Trong GD THCS GV cần sử dụng những phương pháp, các
kĩ thuật dạy học ở mức độ phù hợp với khả năng nhận thức, tâm lí, điều kiện, đối tượng HS, phải khả thi.
b. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Mĩ thuật.
b1: Yêu cầu:
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT môn MT cấp THCS như là những mức độ tối thiểu mà HS cần đạt được qua mỗi bài học, đối với mỗi phân môn, mỗi lớp học.
+ Các vùng miền khác nhau, dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình để linh hoạt trong việc tổ chức dạy – học cho phù hợp.
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ để GV điều chỉnh bài học, chủ đề cho phù hợp với đặc điểm HS, phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập của cơ sở.
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng dùng để làm căn cứ đánh giá kết quả học tập của HS
b2: Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật:
Kiến thức Kĩ năng
+ HS nắm được một số kiến thức cơ bản, ban đầu về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh – tạo điều kiện để được làm quen, thưởng thức cái đẹp trong các sản phẩm, tác phẩm của VN và thế giới.
+ Hiểu phương pháp tiến hành bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh.
+ Hiểu biết về MTVN và MT thế giới + Hiểu được vị trí, vai trò của MT trong đời sống XH
+ Vẽ được các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh
+ Có khả năng đánh giá, phân tích một số nét cơ bản của các oạthoij hoạ, điêu khắc, công trình kiến trúc trong các bài học ở phân môn TTMT, khái quát về tg, tp MTVN, thế giới.
+ Bước đầu biết ứng dụng kiến thức, kĩ năng MT vào học tập, sinh hoạt