Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 1 BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở GÀ 1. Căn bệnh - Bệnh do 2 loài động vật đơn bào Leucocytozoon spp và Plasmodium gallinaceum gây ra. Ở Việt Nam các tài liệu thương ít đề cập đến Plasmodium gallinaceum, căn bệnh này gây ra bệnh có tên là sốt từng cơn hay sốt rét gà. - Hình thái Leucocytozoon: o Các giao bào của nó có kích thước 12-14micromet o Các macrogametocytes (giao tử đực) có nhân bắt màu đỏ o Các microgametocytes (giao tử cái) co nhân bắt màu hồng nhạt o Hợp tử có kích thước khoảng 13 micromet - Hình thái Plasmodium: kích thước rất nhỏ, tử 5 – 8micromet 2. Ký chủ, vị trí ký sinh - Ký chủ cuối cùng: gà, gà tây, chim, thuỷ cầm. - VTKS: o Bào tử: gan, lách, thận, não của gia cầm, chủ yếu là gan. o Giao tử và các thể phân liệt: máu, trong hồng cầu - Ký chủ trung gian: muỗi, ruồi, dĩn 3. Vòng đời: - Giai đoạn ở tế bào ký chủ: Ký chủ bị động vật trung gian truyền bệnh đốt truyền mầm bệnh (các bào tử-Sporozoites) vào cơ thể, khi vào cơ thể mầm bệnh theo máu tới gan, lách, thận, não,… Tại đây chúng xâm nhập vào các tế bào của ký chủ và các bào tử sinh sản vô tính bằng quá trình phân liệt, kết quả từ 1 sporozoit đã tạo ra một số lượng lớn KST gọi là cryptozoit, rồi phát triển tiếp thành metacyptozoit, rồi thành các merozoite (quá trình này mất 4-6 ngày hoặc dài hơn tuỳ loại). Chính các merozoite này mới có khả năng xâm nhập vào máu và ký sinh ở hồng cầu Quá trình sinh sản của KST trong tế bào gan là không có chu kỳ, sau khi phát triển ở tế bào gan, tất cả merozoite đều vào máu. Đối với bệnh do Plasmodium gallinaceum, các sporozoit có nhiều chủng khác nhau về gen, có chủng sinh sản nhanh, có chủng sinh sản chậm nên khi vào cơ thể chúng có thời gian ủ bệnh khác nhau, chủng nào phát bệnh trước gây sốt trước, chủng nào phát bệnh sau gây sốt sau nên gây ra hiện tượng sốt từng cơn. - Giai đoạn trong hồng cầu: Giai đoạn này tạo ra nhiều thể ký sinh trùng trong đó có thể mang giới tính. Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 2 Các merzoite từ gan vào máu tiếp cận với bề mặt hồng cầu có những thụ thể (receptor) tương ứng và xâm nhập vào hồng cầu( qua 5 giai đoạn) : a. Nhận diện và gắn bám b. Hình thành điểm tiếp giáp c. Tạo nên màng không bào liên tiếp màng hồng cầu d. Lọt vào không bào qua điểm tiếp nối chuyển động e. Hồng cầu hàn kín sau khi thể phân cách lọt vào Sau khi lọt vào trong hồng cầu các merozoite hình thành không bào và phát triển trong hồng cầu có chu kỳ qua các thể: thể tự dưỡng (Trophozoit): gồm Trophozoit non (thể nhẫn), thể Trophozoit phát triển (thể amip), Trophozoit già; thể phân liệt (Schizont) gồm: Schizont non và thể Schizont già. Quá trình phân chia của ký sinh trùng sốt rét theo hình thức phân liệt, kết quả tạo ra các ký sinh trùng non (merozoite). Sau khi kết thúc 1 chu kỳ phát triển, các merozoit trong schizont phá vỡ hồng cầu vào máu, một số bị thực bào hoặc chết, một số xâm chiếm hồng cầu khác và tiếp tục phát triển chu kỳ tương tự. Sau một số chu kỳ có một số merozoit khi xâm nhập vào hồng cầu nhưng không tạo thành các merozoit nữa mà phát triển thành thể hữu tính Gametocyte (macrogametocytes-giao bào đực và microgametocytes- giao bào cái). Theo các tài liệu chưa được nghiên cứu kỹ, đối với căn bệnh Leucocytozoon các giao bào đực và giao bào cái sẽ phát triển thành giao tử đực (microgamete) và giao tử cái (macrogamete) bên trong hồng cầu của ký chủ, sau đó giao tử đực và giao tử cái kết hợp thành hợp tử (zygote) gây phá vỡ hồng cầu và di chuyển trong máu. Khi ký chủ trung gian truyền bệnh hút máu ký chủ mầm bệnh sẽ được truyền đi. Đối vơi căn bệnh Plasmodium gallinaceum thì các giao bào đực và giao bào cái phá vỡ hồng cầu và di chuyển trong máu, khi ký chủ trung gian hút máu ký chủ nó sẽ được truyền vào ký chủ trung gian. - Tại ký chủ trung gian truyền bệnh o Đối với bệnh do Leucocytozoon spp gây ra: hợp tử được nở ra và phát triển thành dạng trưởng thành (thoi trùng) nó đi lên tuyến nước bọt và cư trú ở đó. o Đối với bệnh do Plasmodium gallinaceum: Muỗi hút máu ký chủ cuối cùng có cả giao bào vào dạ dày. Giao bào đực và giao bào cái phát triển thành giao tử đực (microgamete) và giao tử cái (macrogamete), sau đó kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (zygote). Hợp tử phát triển thành noãn nang di động ( trứng- ookinete). Thể này chui qua thành dạ dày muỗi, cuộn tròn lại dưới lớp vỏ thành dạ dày muỗi biến thành nang trứng (oocyst). Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 3 Nang trứng (Oocyst) phân chia nhiều lần và vỡ ra tạo thành một số lượng lớn sporozoit, các Sporozoit có dạng hình thoi nên gọi là thoi trùng. Thoi trùng đi khắp cơ thể muỗi và tập trung chủ yếu ở tuyến nước bọt. Khi KCTG hút máu ký chủ cuối cùng thì các thoi trùng theo tuyến nước bọt vào máu của ký chủ và bắt đầu vòng đời mới. Sơ đồ: Leucocytozoon spp: */ Ghi chú: Các giai đoạn mầu đỏ là KST phát triển bên trong hồng cầu, KST phát triển là phá vỡ hồng cầu hàng loạt là nguyên nhân của hiên trượng thiếu máu. Plasmodium gallinaceum KCTG KCTG đốt gà Gan, lách, thận Máu Hồng cầu (Sporozoit, tuyến nước bọt) (Phân liệt -> merozoit Phá vỡ tế bào) (Schizont) Nang trứng (Oocyst) Giao tử đực (microgamete) Giao bào Hợp tử kết hợp (gametocyte) (Zygote) Giao tử cái (macrogamete) KCTG KCTG đốt gà Gan, lách, thận Máu Hồng cầu (Sporozoit, tuyến nước bọt) (Phân liệt -> merozoit Phá vỡ tế bào) (Schizont) Giao tử đực (microgamete) Giao bào Hợp tử kết hợp (gametocyte) (Zygote) Giao tử cái (macrogamete) Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 4 */ Ghi chú: Chữ mầu đỏ là KST ở trong hồng cầu, chữ mầu xanh là KST ở trong ký chủ trung gian. 4. Dịch tễ học - Bệnh thường xảy ra vào vụ xuân hè, khi có nhiều muỗi, ruồi, dĩn. Bệnh thường tăng mạnh vào cuối tháng Tư và tháng Năm khi ký chủ trung gian là các động vật chân đốt, ruồi đen (Simulium spp), hay muỗi vằn cắn (Culicoides spp) tăng lên. - Ở các trang trại có nhiều muỗi và các ký chủ trung gian khác thì bệnh xảy ra nhiều và nặng hơn. - Bệnh do Leucocytonzoon spp: o Tỷ lệ tử vong có thể đến 100%, nhưng tỷ lệ này thay đổi lớn ở các loài và biến dạng của các ký sinh trùng, vật chủ, mức độ tiếp xúc, và các yếu tố khác. o Dinh dưỡng kém dễ mắc bệnh hơn con khỏe mạnh Dạng cấp tính của leucocytozoonosis thường gây ra ở gà (Châu Á, Châu Phi), gà tây (Bắc Mỹ), thủy cầm (Bắc Mỹ, châu Âu), và một số sống tự do và gia cầm các loài gia cầm trên toàn thế giới. Các loài trong các loài chim sống trong nước bao gồm: L simondi ở thủy cầm;L smithi ở gà tây ;L.caulleryi, L. sabrazesi, L. andrewsi, và L. schoutedeni ở gà. L caulleryi có thể gây bệnh cao, gây xuất huyết gà ở Đông Nam Á. o Nhiều loài chim hoang dã là loài lây nhiễm Leucocytozoon (ví dụ: trong máu của chim ăn thịt thường chứa các giao bào). - Bệnh do Plasmodium gallinaceum: o Bệnh thường xảy ra ở gà trên 35 ngày tuổi o Tỷ lệ chết 20 – 40%, thường chết vào ban đêm. 5. Cách sinh bệnh - Căn bệnh phát triển trong gan, lách, thận, não… gây vỡ các tế bào ký chủ, gây rối loạn hoạt động các cơ quan, sốt. - Mầm bệnh vào máu gây hiện tượng nhiễm trùng huyết, sốt. - Hồng cầu bị phá huỷ nhiều gây hiện tượng thiếu máu. 6. Triệu chứng - Bệnh do Leucocytozoon spp: o Những con bị ảnh hưởng thấy rõ dấu hiệu từ nhẹ đến nặng: biếng ăn, mất điều hòa, suy nhược, thiếu máu, hốc hác, và khó thở. o Bệnh cấp tính thường được nhìn thấy ở con non khi có nhiều mầm bệnh ký sinh. Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 5 o Tiêu chảy phân xanh như tầu lá chuối o Gà có thể nôn ộc ra máu, có dấu hiệu thần kinh, xanh xao. o Con vật gầy yếu chết nhanh do thiếu máu bởi các yếu tố antierythrocytic do ký sinh trùng tiết ra, một số lượng lớn các giao bào lớn chặn các mao mạch phổi, hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào lớp nội mạc của các mạch trong các mô quan trọng (não, tim, vv), nơi chúng hình thành các megalomeronts hấp thụ chất dinh dưỡng của vật chủ và kết quả là hoại tử . o Chết đột ngột: Chim có thể chết cấp tính tại thời điểm schizont gan của megaloschizont vỡ lách. o Bán cấp hay bệnh mãn tính được nhìn thấy vào mùa chim di cư và trong các loài chim lớn ở mùa bất kỳ, số lượng ký sinh trùng thường thấp. Tại những nơi gia cầm tập trung dễ bị mắc bệnh hơn so với gia cầm sống riêng lẻ. o Biểu hiện là kết quả của vỡ megaloschizonts là não chậm phát triển. o Gà đẻ: giảm tỷ lệ đẻ o Con vật chết sau 7-10 ngày nhiễm trùng, hoặc có thể phục hồi với di chứng của còi cọc, chậm lớn, sản lượng trứng giảm. o Thủy cầm thường bị tái mắc trong thời kỳ sản lượng trứng cao nhất. - Bệnh do Plasmodium gallinaceum: o Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà trên 35 ngày tuổi ở trang trại có nhiều muỗi, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa mưa. o Gà bệnh sốt từng cơn, ủ rũ, yếu, giảm ăn, thiếu máu nặng nên mặt và mào nhợt nhạt. o Gà mái ngừng đẻ đột ngột. o Gà bệnh rùng mình, đôi khi co giật, nôn dẫn đến chết và thường chết vào ban đêm hơn chết vào ban ngày, với tỷ lệ chết 22 - 40%. o Gà chết thường tím đầu và tím mào, nằm thõng cổ. o Một điểm đặc biệt là gà bệnh tiêu chảy phân xanh lét mà ít gặp ở các bệnh khác của gà. 7. Bệnh tích - Gan và lách phình to, biến màu từ sôcôla đến màu đen. - Xuất huyết dưới da. - Xuất huyết nhiều cơ quan khác nhau (gan, lách, mỡ, da…) - Chất chứa trong dạ dày cơ (mề) cũng có màu xanh lét như phân, cho nên đây là điểm đặc trưng để phân biệt bệnh sốt từng cơn với các bệnh khác. 8. Chẩn đoán - Căn cứ và triệ chứng, bệnh tích và dịch tễ của bệnh Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 6 - Xét nghiệm máu để tìm các giao bào trong máu. - Kiểm tra mô bệnh học của lá lách, gan và não có thể chỉ phát hiện megaloschizonts của Leucocytozoon. - Mổ khám xác chết kiểm tra lách và gan to. - Plasmodium gallinaceum: Điểm lưu ý bệnh chỉ ra ở trang trại có lắm muỗi và ở gà trên 35 ngày tuổi, phân và chất chứa trong mề cùng có màu xanh lét. - Phân biêth với THT Chỉ tiêu Bệnh tụ huyết trùng cấp ở gà Bệnh sốt từng cơn ở gà Lứa tuổi gà mắc bệnh Xảy ra chủ yếu ở gà lớn Xảy ra ở gà trên 35 ngày tuổi Thời gian xảy ra bệnh - Lúc thời tiết oi bức, đặc biệt trong giai đoạn - Trời mưa rào chuyển qua nắng gắt Vào thời kỳ lắm muỗi Diễn biến bệnh - Xảy ra lẻ tẻ, một vài cá thể chết đột ngột. - Số còn lại vẫn ăn uống bình thường. - Xảy ra trên diện rộng, nhiều con trong đàn cùng ốm. - Cũng chết đột ngột, nhưng hay chết vào ban đêm. Triệu chứng chính - Gà đột tử khi chưa có triệu chứng lâm sàng điển hình. - Mào thâm, chết ộc máu mồm. - Xách ngược gà bệnh thấy chảy nhiều dịch mồm, nhưng ngắt quãng. - Vào mùa hè oi bức, gà mái dễ bị đột tử do bệnh THT. Gà tiêu chảy phân xanh lét. Bệnh tích Gan sưng, bao tim tích nhiều dịch viêm, màu vàng đục. Mỡ vành tim xuất huyết - Thức ăn chứa trong dạ dày cơ cũng có màu xanh lét. - Quả tối sưng to. Máu nổi lờ nhờ như có mỡ. - Thấy trong lớp trên của bát tiết để lâu có nhiều ký sinh trùng di động, hình tròn, màu trắng. - Khoảng 3 - 4 giờ sau khi chết trong máu chảy ra từ lỗ mũi, mồm - Vết cắt tiết của gà bệnh cũng thấy nhiều ký sinh trùng di động. Điều trị - Cho cả đàn uống kháng sinh Doxytin, Trymezin S, liên tục 3 - 5 ngày. - Con có triệu chứng lâm sàng tiêm kháng sinh Gentamycin 10% - Cho cả đàn uống kháng sinh Tylandox 100g/500kg TT - Con ốm tiêm bắp kháng sinh Terra 20% LA: 1ml/10kg TT1lần/2ngày, tiêm 2 mũi. - Dùng các thuốc bổ trợ khác, cũng như thực hiện các biện pháp diệt . Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 7 9. Điều trị - Vệ sinh: o Vệ sinh, phát quang xung quanh trại, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột để hạn chế muỗi phát triển. o Phun thuốc diệt muỗi (Etox-pharm, pha 1g/2lít nước) hoặc dùng đèn bẫy muỗi. o Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt chế độ cho ăn để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà. - Leucocytozoon spp: có thể dùng 2 loại thuốc sau, tuỳ chế phẩm mà có liều dùng cụ thể. o Sulfamonomethoxine o Sulfadimethoxine - Plasmodium gallinaceum: o Tuy là bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra, nhưng dùng kháng sinh kết hợp thuốc hạ sốt và bổ gan giải độc thận cho kết quả tốt. o Dùng thuốc điều trị (liên tục 5 ngày): Cho cả đàn uống/ăn một hoặc kết hợp các loại kháng sinh sau: Doxycicline Tiamuline Erythromycine Tylosin - Thuốc bổ trợ: Paracetamol, điện giải Tonic vit C, Biomun liquid Hình ảnh minh họa Thiếu máu Cơ xuất huyết Lê Minh Thành Công ty CP Dược phẩm xanh VN Mobile: 0977923166 or 0972602333 8 Gan xuất huyết Gan hoại tử Phân xanh Da chân xuất huyết . Bệnh tụ huyết trùng cấp ở gà Bệnh sốt từng cơn ở gà Lứa tuổi gà mắc bệnh Xảy ra chủ yếu ở gà lớn Xảy ra ở gà trên 35 ngày tuổi Thời gian xảy ra bệnh - Lúc thời tiết oi bức, đặc biệt trong. Điểm lưu ý bệnh chỉ ra ở trang trại có lắm muỗi và ở gà trên 35 ngày tuổi, phân và chất chứa trong mề cùng có màu xanh lét. - Phân biêth với THT Chỉ tiêu Bệnh tụ huyết trùng cấp ở gà Bệnh sốt. lượng trứng cao nhất. - Bệnh do Plasmodium gallinaceum: o Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà trên 35 ngày tuổi ở trang trại có nhiều muỗi, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa mưa. o Gà bệnh sốt từng cơn, ủ rũ,