SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG QUAN Gv: Phạm Thị Hương Ngát ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ LỚP 10 Năm học: 2010- 2011 Thời gian làm bài: 60 phút DÀNH CHO BAN NÂNG CAO Mã đề thi 571 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Giả sử chọn nóc nhà cao 5m làm mốc tính thế năng, chiều dương hướng lên trên. Thế năng của một vật nặng 3 kg ở đáy một giếng sâu 8m tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 là: A. – 150 J B. – 390 J C. – 270 J D. – 90 J Câu 2: Thế năng hấp dẫn là đại lượng: A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. D. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. Câu 3: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó đối với ô tô là: A. 0 J. B. 129,6 kJ. C. 10 kJ. D. 1 kJ. Câu 4: Cho một lò xo có độ cứng 150 N/m đặt nằm ngang ở trạng thái ban đầu không biến dạng. Tác dụng một lực F làm lò xo dãn 2 cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi đó là: A. 0,3 J. B. 0,03 N. C. 0,03 J. D. 0,3 N. Câu 5: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn là cân bằng ? A. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba B. Ba lực đồng qui C. Ba lực đồng phẳng D. Ba lực đồng phẳng và đồng qui Câu 6: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Búa máy đang rơi. B. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. C. Hòn đá đang nằm trên mặt đất. D. Viên đạn đang bay. Câu 7: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 30 0 . Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị là: A. 30000 J. B. 51900 J. C. 15000 J D. 25950 J Câu 8: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là: A. F h = -1250N. B. F h = -16200N. C. F h = 1250N. D. F h = 16200N. Câu 9: Một vật rắn quay quanh một trục với tốc độ góc πω 2 = (rad/s). Nếu bỗng nhiên mô men lực mất đi thì : A. Vật quay đều với với tốc độ góc πω 2 = (rad/s). B. Vật quay chậm dần rồi dừng lại C. Vật đổi chiều quay D. Vật dừng lại ngay Câu 10: Một thanh sắt dài đồng chất ,tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho ¼ chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn.Tác dụng vào đầu nhô ra một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 60N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Trọng lượng của thanh sắt là : A. 30N B. 60N C. 120N D. 240N Câu 11: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 45 0 rồi thả tự do. Cho g = 9,8m/s 2 . Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng. A. 3,14m/s. B. 1,58m/s. C. 2,76m/s. D. 2,4m/s. Câu 12: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? Trang 1/4 - Mã đề thi 571 A. 2 đ W 2m.p = . B. đ 2 2m W p = . C. 2 đ p W 2m = D. 2 đ 2p W m = . Câu 13: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 9,8 m/s 2 . A. 5,0 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 4,9 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 14: Một lò xo có độ dài ban đầu l 0 = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài l 1 = 14cm. Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu ? Cho biết k = 150N/m. A. 0,13J. B. 0,2J. C. 1,2J. D. 0,12J. Câu 15: Một quả bóng 2 kg đang đứng yên nhận một xung lực 10 N.s. Sau khi nhận xung lực: A. động lượng của vật là 20 kg.m/s B. vận tốc của vật là 20 m/s C. vận tốc của vật là 10 m/s D. động lượng của vật là 10 kg.m/s Câu 16: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì: A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng giảm, thế năng giảm. C. Động năng tăng, thế năng tăng. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Câu 17: Mô men lực được xác định bằng công thức : A. M = F/d B. F = ma C. P = mg D. M = F.d Câu 18: Quả cầu A khối lượng m 1 chuyển động với vận tốc 1 v va chạm vào quả cầu B khối lượng m 2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc 2 v . Ta có: A. . 2211 vmvm = B. 22111 )( vmmvm += C. 22111 )( 2 1 vmmvm += D. 2211 vmvm −= Câu 19: Một búa máy có khối lượng M = 400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m 2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5 m. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8 m/s 2 . Tính lực cản coi như không đổi của đất. A. 628450 N. B. 250450 N. C. 154360 N. D. 318500 N. Câu 20: Một vật khối lượng m = 450g, nằm yên trên mặt phẳng nghiêng góc 30 0 so với mặt nằm ngang ,cho g = 10m/s 2 . Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn là : A. 4,5N B. 2,25N C. 9N D. 2,025N Câu 21: Trong một công xưởng một công nhân nâng các thùng hàng lên độ cao 10m. Trong 2h anh công nhân nâng được 60 thùng hàng. Biết mỗi thùng hàng có khối lượng 60kg. Hỏi công suất của người công nhân đó là bao nhiêu ? A. 55W. B. 60W. C. 120W. D. 50W. Câu 22: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì: A. Động lượng của vật tăng gấp đôi. B. Gia tốc của vật giảm 2 lần. C. Thế năng của vật tăng gấp đôi. D. Động năng vật tăng gấp đôi. Câu 23: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó? A. 40 s. B. 30s . C. 10 s. D. 20 s. Câu 24: Một búa máy khối lượng 1 tấn rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc khối lượng 100kg. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m/s 2 . Vận tốc giữa búa và cọc sau va chạm là : A. 8,8 m/s. B. 8 m/s. C. 7,27 m/s. D. 0,27 m/s. Câu 25: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất ? A. Nm/s. B. HP. C. Js. D. W. Câu 26: Một thanh sắt AB đồng chất, tiết diện đều, dài 10m và nặng 400N đặt mặt đất phẳng ngang. người ta tác dụng một lực F hướng thẳng đứng lên phía trên dể nâng đầu B của thanh sắt lên và giữ nó ở độ cao h= 6m so với mặt đất . Độ lớn của F bằng bao nhiêu ? A. F = 200 N B. F = 400N C. F = 800 N D. F = 100 N Trang 2/4 - Mã đề thi 571 Câu 27: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2 . Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng : A. 32 J. B. 48 J. C. 24 J. D. 16 Câu 28: Một chiếc thang nhỏ có chiều dài 1,5 m và trọng lượng 25 N. Thang được dựng nghiêng một góc 60 0 so với phương ngang dựa vào một bức tường thẳng đứng. Mô men của trọng lực của thang đối với trục quay đi qua chân thang là A. 9,375 N.m B. 18,755 N.m C. 37,85 N.m D. 4,65 N.m Câu 29: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Không đổi. D. Giảm 4 lần. Câu 30: Hai vệ tinh nhân tạo có cùng khối lượng , chuyển động tròn đều quanh trái đất trên những quỹ đạo có bán kính 21 2RR = .Động năng của hai vệ tinh liên hệ với nhau theo biểu thức nào sau đây ? A. 21 d W¦ = d W B. 21 d W¦2 = d W C. 21 d W¦ 2 1 = d W D. 21 d W¦3 = d W Câu 31: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 32: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là không đúng? A. hợp lực cùng chiều với các lực thành phần B. độ lớn hợp lực bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần C. nếu l là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và l 1 , l 2 là những đoạn chia trong thì giữa các lực thành phần F 1 , F 2 và hợp lực F tồn tại hệ thức 1 2 2 1 F F F l l l = = D. hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy Câu 33: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí . Cho g = 10m/s 2 . Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng : A. 10m. B. 20m. C. 15m. D. 5m. Câu 34: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định lý biến thiên động năng? A. 2 1 W mv d 2 = B. 2 2 2 1 1 1 A mv mv 2 2 = − C. W mgz t = D. 2 1 A mgz mgz= − Câu 35: Một ngẫu lực có NFF 6 21 == ,khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 15cm. Mô men ngẫu lực là : A. 0,9 Nm B. 90 Nm C. 4 Nm D. 9 Nm Câu 36: Vật rơi từ độ cao h xuống đất hỏi công được sản sinh ra không ? và lực nào sinh công ? A. Công có sinh ra và là công của trọng lực. B. Công có sinh ra và do lực cản của không khí. C. Công có sinh ra và là do lực ma sát. D. Không có công nào sinh ra. Câu 37: Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, V vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng được bảo toàn. Vận tốc súng là: A. V M m v = B. V M m v −= C. V m M v = D. V m M v −= Câu 38: Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 39: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường? A. Động năng. B. Trọng lượng. C. Động lượng. D. Thế năng. Câu 40: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là: A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D. 10 km/h. Trang 3/4 - Mã đề thi 571 HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 571 . ĐÔNG QUAN Gv: Phạm Thị Hương Ngát ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ LỚP 10 Năm học: 2 010- 2011 Thời gian làm bài: 60 phút DÀNH CHO BAN NÂNG CAO Mã đề thi 571 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 100 0 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính thời gian tối thi u để thực hiện công việc đó? A. 40 s. B. 30s . C. 10 s. D. 20 s. Câu 24: Một búa máy khối. yên nhận một xung lực 10 N.s. Sau khi nhận xung lực: A. động lượng của vật là 20 kg.m/s B. vận tốc của vật là 20 m/s C. vận tốc của vật là 10 m/s D. động lượng của vật là 10 kg.m/s Câu 16: Trong