227 Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty TNHH cao su Vũ Quế
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ .4 DANH MỤC BẢNG BIỂU .5 LỜI NÓI ĐẦU 6 PHẦN I.TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI . 9 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI . 9 1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội .9 1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội . 9 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 13 1.2.1.Nội dung các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 13 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội .14 1.2.3.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 15 1.3.HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI .19 1.3.1.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 19 1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy Xuất- Nhập khẩu 25 PHẦN II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI .28 2.1.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 28 2.1.1.Mặt hàng xuất khẩu . 29 2.1.2.Thị trường xuất khẩu 34 1 2.2.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI . 36 2.2.1.Nghiên cứu thị trường Mỹ .36 2.2.1.1.Môi trường kinh tế 38 2.2.1.2.Môi trường chính trị - luật pháp .39 2.2.1.3.Môi trường văn hoá – xã hội 39 2.2.1.4.Môi trường cạnh tranh . 40 2.2.2.Chiến lược xâm nhập thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 41 2.2.2.1.Xuất khẩu trực tiếp .42 2.2.2.2.Gia công xuất khẩu . 47 2.2.3.Chính sách Marketing Mix của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội . 47 2.2.3.1Quyết định sản phẩm trên thị trường quốc tế 47 2.2.3.2.Quyết định giá trên thị trường quốc tế .51 2.2.3.3.Quyết định kênh phân phối trên thị trường quốc tế 52 2.2.3.4.Quyết định xúc tiến thương mại trên thị trường quốc tế 54 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI .57 2.3.1.Kết quả đã đạt được . 57 2.3.2.Hạn chế còn tồn tại .58 PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 60 3.1.NHẬN ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI .60 3.1.1.Chương trình giám sát hàng dệt amy nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ 60 3.1.2.Sự suy thoái của đồng USD .62 3.1.3.Tình hình cạnh tranh tại thị trường Mỹ .63 3.2.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC .64 2 3.3.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 68 3.4.TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG . 69 3.5.GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING MIX TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU . 71 3.5.1.Chính sách hoàn thiện sản phẩm . 71 3.5.2.Hoàn thiện chính sách giá cả 73 3.5.3.Mở rộng hệ thống kênh phân phối .74 3.5.4.Tăng cường hiệu quả của chính sách xúc tiến thương mại .75 3.6.CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG 76 3.6.1.Giải pháp về nguồn nhân lực .76 3.6.2.Nâng cao ngân sáchvà hiệu quả sử dụng ngân sách . 76 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .79 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 23 Sơ đồ1.2.Cơ cấu tổ chức Phòng Xuất - Nhập khẩu .26 Sơ đồ2.1.Khái quát quy trình xuất khẩu hàng hoá trực tiếp tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội .46 Sơ đồ2.2.Kênh phân phối hàng dệt may xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 52 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1.Cơ cấu lao động của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội .16 Bảng 1.2.Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng .17 Bảng 2.1.Các chỉ tiêu kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội .27 Bảng 2.2.Tình hình xuất khẩu các mặt hàng . 29 Bảng 2.3.Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 33 Bảng 2.4.Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 40 Bảng 3.1.Bảng tính giá cho sản phẩm áo sơmi .72 5 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi hội nhập toàn cầu đang là xu thế phát triển chung trên toàn thế giới thì bất kì một quốc gia nào nếu không ngừng nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho quốc gia của mình đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng nhận thức được những đòi hỏi cấp bách của tình hình chung và đang không ngừng cải cách, chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể không kể đến xuất nhập khẩu một lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng giúp Việt Nam mở rộng được các mối quan hệ cũng như tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hơn để xâm nhập thị trường quốc tế. Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã được Đảng và Nhà nước đặt nhiều sự quan tâm, nó được coi là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng được mở rộng, từ những mặt hàng truyền thống từ lâu đã quen thuộc với bạn hàng quốc tế như dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ hay thuỷ hải sản…Đến những mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao hơn như phần mềm điện tử. Trong đó, mặt hàng dệt may đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đang diễn biến khá thuận lợi, minh chứng là kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng, uy tín ngày càng cao và thị trường ngày càng được mở rộng…tuy nhiên bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại của hàng dệt may Việt Nam như chất lượng sản phẩm chưa ổn định, quy mô sản xuất không lớn, vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu lại đang trở thành trở ngại lớn cho hoạt động mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là ở một thị trường khó tính như Mỹ, một thị trường lớn, giàu tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là thị trường có nhiều trở ngại lớn. Với hệ thống pháp luật phức tạp, cùng sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nhà cung ứng trên 6 thế giới và đặc biệt là những chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước dưới các hình thức thuế chống bán phá giá, yêu cầu kí quỹ, quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm… đang gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vì thế để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao hơn đòi hỏi Đảng và Nhà nước nói chung cùng các doanh nghiệp dệt may nói riêng phải có công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu hơn, đồng thời không ngừng tự hoàn thiện để bắt kịp với những thay đổi và xu hướng mới của thời đại. Bên cạnh đó việc đánh giá đúng hiện trạng Marketing quốc tế đối với hàng hoá dệt may Việt Nam để có những giải pháp hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ là vô cùng cấp thiết. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, em đã có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nhất là về lĩnh vực Marketing quốc tế. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Marketing quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội.” nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động Marketing quốc tế tại các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tại Tổng công ty nói riêng, đồng thời khẳng định lại những kiến thức đã được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như thấy được sự vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Ngoài lời mở đầu, chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần như sau: Phần I: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ). Phần II:Thực trạng ứng dụng Marketing quốc tế tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ). Phần III: Một số giải pháp phát triển hoạt động Marketing quốc tế tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ). Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo TS. Vũ Huy Thông và toàn bộ các cô chú, anh chị trong phòng Xuất 7 nhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. PHẦN I 8 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một Tổng công ty thành viên lớn trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Viet Nam Textile & Garment Group- VINATEX). Được chính thức thành lập từ ngày 21/11/1984 với tiền thân là Nhà máy sợi Hà Nội nay đổi tên là Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, và lấy tên giao dịch đối ngoại là Hanoi Textile-Garment Joint Stock Corporation ( viết tắt là: VINATEX - HANOSIMEX ) 1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội Từ khi đi vào hoạt động đến nay trải qua 24 năm, HANOSIMEX đã có 14 thành viên. Bao gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt và nhuộm, 1 nhà máy giặt và 8 nhà máy may mặc nằm trên khu đất rộng 24 ha với hơn 6000 công nhân và kĩ sư lành nghề. Nhưng để đạt được những thành công bước đầu này Tổng công ty đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến ngày 28/02/2000 Tổng công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên như: Vào ngày 30/04/1991: Nhà máy sợi Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX . Sau đó, đến ngày 19/06/1995: Công ty đổi tên từ Xí nghiệp Liên hợp Sợi- Dệt Kim Hà Nội thành công ty Dệt Hà Nội. Và vào ngày 28/02/2000: Một lần nữa công ty được đổi tên thành Công ty Dệt may Hà Nội. 9 Giai đoạn 2: từ năm 2000 đến năm 2005 Đây là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh. Doanh thu của HANOSIMEX trong giai đoạn 2000-2003 tăng khoảng 20% nhưng mức tăng này không kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy các chuyên gia tài chính của Tổng công ty cho rằng cần tiến hành việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức của HANOSIMEX để Tổng công ty có thể hoạt động độc lập hơn, chủ động hơn theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời đây cũng là một bước quá độ tiến tới cổ phần hoá và nâng cao các cơ hội thu hút vốn từ bên ngoài…Vì vậy theo Quyết định số 113/2003/QĐ-TTG ngày 09/06/2003 của Thủ tướng Chính Phủ, Tổng công ty Dệt may Hà Nội ( HANOSIMEX) được phép xây dựng thí điểm theo mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Trong đó để trở thành công ty mẹ, HANOSIMEX sẽ tiến hành cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc cùng với việc mua lại hoặc tiếp nhận các doanh nghiệp Nhà nước khác cụ thể là: Sáp nhập 4 đơn vị phụ thuộc là Nhà máy Kéo sợi Hà Nội, Nhà máy Dệt kim và nhuộm Hà Nội, Xí nghiệp May số 1,2,3 Hà Nội, hệ thống kho bãi Hà Nội để hình thành nên công ty mẹ HANOSIMEX. Tiếp đến là thực hiện chuyển Công ty Kéo sợi Vinh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, trong đó HANOSIMEX sở hữu 100% vốn đồng thời sáp nhập với Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, một đơn vị thành viên của VINATEX. Còn đối với đơn vị phụ thuộc là Công ty Dệt Hà Đông và Nhà máy Dệt vải bò cũng sẽ chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do HANOSIMEX sở hữu 100% vốn và di dời đến Khu công nghiệp Phố Nối vào năm 2005. Riêng đơn vị phụ thuộc là Nhà máy May Đông Mỹ, Nhà máy May hàng thời trang và toàn vộ 10 cửa hàng bán lẻ sẽ được chuyển thành công ty cổ phần, trong đó HANOSIMEX sở hữu 51% vốn. Đối với các đơn vị phụ thuộc còn lại là bộ phận dịch vụ cơ khí và bộ phận sản xuất ống 10 [...]... HANOSIMEX, Công ty cổ phần Thời trang HANOSIMEX, công ty cổ phần Thương mại HANOSIMEX, Công ty cổ phần đầu tư HANOSIMEX, Công ty cổ phần cơ điện HANOSIMEX, Công ty cổ phần liên doanh đầu tư và kinh doanh Bất động sản Bên cạnh đó tiếp tục rút kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế hoạt động Công ty m Công ty con đã được xác lập và thí điểm trong những năm qua để tạo ra mối liên kết kinh tế gắn bó lâu dài giữa Tổng công. .. cổ phần hoá Công ty Dệt Hà Đông và Công ty May Đông Mỹ, trong đó Công ty mẹ chiếm 51-49% tổng số vốn điều lệ; cùng với đó Tổng công ty đã tiếp nhận, củng cố xong và đang cổ phần hoá Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hải Phòng, đồng thời mua 30% tổng số cổ phần Công ty Dệt-May Huế Thêm nữa Tổng công ty cũng đã tổ chức di dời các nhà máy dệt nhuộm hoàn tất vải dệt kim ở nội thành Hà Nội về khu Công nghiệp... nước, Tổng công ty, cổ đông và người lao động bằng cách: Tổ chức lại sản xuất kinh doanh Từ năm 2008 13 đến năm 2010 sẽ lần lượt chuyển các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty sang tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần để trở thành công ty liên kết với vốn Nhà nước chiếm không quá 30% vốn điều lệ của Công ty cổ phần đó Cụ thể là: Công ty cổ phần Dệt kim Phố Nối HANOSIMEX, Công ty cổ phần... mối liên kết kinh tế gắn bó lâu dài giữa Tổng công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết trong tổ hợp HANOSIMEX với vai trò chi phối của Tổng công ty mẹ (là cổ đông lớn nhất, chi phối về thương hiệu và về thị trường) để quản lý hiệu quả vốn Nhà nước tại từng Công ty cổ phần Kết hợp với việc khuyến khích và tạo điều kiện để các công ty con, Công ty liên kết phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh... hợp lý từ Công ty mẹ đến các Công ty con để khai thác đạt hiệu quả cao mọi nguồn lực hiện có và đầu tư đồng bộ thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cho tất cả các khâu kéo sợi, dệt nhuộm hoàn tất và may hoàn chỉnh sản phẩm Nhưng một bước ngoặt lớn đối với Tổng công ty Dệt may Hà Nội là vào ngày 11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước từ Tổng công ty Dệt May... đoạn suy thoái Tổng công ty đã tiếp nhận, đổi mới quản lý thành công Nhà máy Sợi Vinh, Nhà máy Dệt Hà Đông, đỡ đầu Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, Dệt Nghệ An, May Nghệ An, giúp Công ty Sợi Trà Lý đào tạo công nhân và đầu tư dây chuyền kéo sợi Trung Quốc Bảng 1.1.Cơ cấu lao động của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội STT 1 2 3 Phân loại theo trình độ Trình độ đại học và trên đại học Trình độ cao đẳng... xuất ra được ưu tiên đáp ứng cho nhu cầu của 3 công ty dệt trực thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là Công ty cổ phần dệt kim Phố Nối HANOSIMEX, Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan và Công ty cổ phần dệt Hà Đông HANOSIMEX Phần còn lại Tổng công ty mới tính đến việc bán cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các công ty nước ngoài có nhu cầu Thời gian gần đây do năng lực sản xuất có nhiều... VINATEX - HANOSIMEX đã vươn lên thành một công ty đa ngành, đa nghề, với 8 đơn vị thành viên Hơn nữa, Tổng công ty còn luôn giữ vững được vị trí là đơn vị dẫn đầu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam về thành tích xuất khẩu Để đạt được thành công này bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty đã phải đối mặt rất nhiều khó khăn, nhưng với mô hình quản lý " Công ty mẹ - công ty con" đã giúp ban lãnh đạo giải quyết... May Hà Nội thành Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, với tên giao dịch đối ngoại là : 12 Hanoi textile- garment joint stock corporation ( viết tắt là : VINATEX - HANOSIMEX) Song song với đó Tổng công ty cũng tiến hành luôn việc cổ phần hoá các công ty thành viên bằng cách: tiến hành sáp nhập Nhà máy sợi Vinh vào Công ty Dệt May Hoàng Thị Loan và Cổ phần hoá doanh nghiệp này, Công ty mẹ giữ vai trò sở... ngày càng được bổ sung không ngừng Đặc biệt, sau nhiều năm nỗ lực hoạt động đến ngày 11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định chính thức số 04/2007/QĐ-BCN về việc thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Dệt may Hà Nội thành Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Quyết định này đã góp phần mang lại cho Tổng công ty một lượng vốn điều lệ rất lớn, lên tới 205 tỷ đồng Số vốn này đủ để Công ty duy trì và phát . cho việc triển khai thực hiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con” và thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty cùng các công ty thành viên. Với. Tổng công ty sang tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần để trở thành công ty liên kết với vốn Nhà nước chiếm không quá 30% vốn điều lệ của Công ty cổ