Ngày soạn: 25/11/2010 Ngày giảng: 30/11/2010 Tiết 31 - Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (Tiếp theo) I/. Mục tiêu: HS cần: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên: Sản xuất nông sản hàng hóa; khai thác và trồng rừng; phát triển thủy điện và du lịch. - Nêu tên các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. - Phân tích lược đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. II/. Phương tiện dạy học: - Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. - Biểu đồ tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. - Bảng số liệu (bảng 29.1 và 29.2 SGK). - Một số tranh ảnh về các hoạt động kinh tế và du lịch của vùng. - Máy chiếu. III/. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới: * Khởi động: Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội của vùng Tây Nguyên. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế của vùng? Thầy và các em tiếp tục nghiên cứu bài học ngày hôm nay: Tiết 31 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - GV: Cũng giống như các vùng kinh tế chúng ta đã học, khi tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế thì chúng ta đều lần lượt tìm hiểu về các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Vậy nông nghiệp ở Tây Nguyên có đặc điểm gì? - GV: Trong lĩnh vực nông nghiệp, chia ra trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt ở Tây Nguyên phát triển như thế nào? Hoạt động 1: Cá nhân. (3’) ? Nhớ lại kiến thức bài học trước, nhắc lại những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên? IV/. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp a) Trồng trọt: (+ Thuận lợi: địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, đất badan màu mỡ, diện tích rừng tự nhiên lớn, tiềm năng thủy năng lớn + Khó khăn: mùa khô kéo dài → thiếu nước, chặt phá rừng làm nương rẫy ) - GV: Với những điều kiện thuận lợi và khó khăn đó thì nông nghiệp của vùng Tây Nguyên phát triển như thế nào? Hoạt động 2: Nhóm. (5’) - HS: đọc thông tin SGK 3 dòng đầu mục 1, bảng 29.1 → Thảo luận nhóm (3’): + Đánh giá cây trồng quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao ở Tây Nguyên? + Nhận xét giá trị và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Tìm những tỉnh dẫn đầu của vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp? - GV: yêu cầu HS tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng để nhận xét về tốc độ tăng trưởng nông nghiệp: + GV hướng dẫn lấy giá trị năm 1995 = 100%, tính giá trị của năm 2001: %7,278%100 7,4 1,13 ≈× - HS báo cáo → nhận xét, bổ sung - GV: chuẩn kiến thức. - GV: yêu cầu HS xác định các vùng trồng cây cà phê, chè, cao su. (+ cà phê: Đắk Lắk, Gia Lai + cao su: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai + chè: Lâm Đồng, Gia Lai ) Hoạt động 3: Cả lớp. (10’) ? Xác định 2 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng trên lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên? - 1 HS lên chỉ trên lược đồ. ? Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng lại dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp? - Sản xuất cây công nghiệp phát triển khá nhanh, cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao: cà phê, chè, cao su, điều - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh ⇒ tốc độ tăng trưởng lớn, tập trung ở Đắk Lắk, Lâm Đồng. (+ Đắk Lắk: diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan→có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê. Ngoài cà phê còn trồng cao su, điều + Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô lớn. Việc phát triển mạnh du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ) - GV cho HS quan sát tranh một số cây trồng ở 2 tỉnh trên. - GV: Trong số các cây công nghiệp lâu năm thì cây nào phát triển mạnh nhất? Vì sao? - GV yêu cầu HS phân tích biểu đồ H29.1 SGK: + Nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước? (+ Diện tích và sản lượng cà phê tăng đều từ năm 1995- 2001, chiếm tỉ lệ diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước ) - GV: Phần lớn diện tích và sản lượng cà phê của nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nhờ đó nước ta trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn hàng đầu trên thế giới. ? Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên? (Diện tích đất badan lớn, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước, khí hậu cao nguyên có 1 mùa mưa và 1 mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Quan trọng hơn là do chính sách mở cửa của nền kinh tế→thị trường mở rộng ) ? Việc mở rộng quá mức diện tích trồng cà phê có ảnh hưởng gì tới tài nguyên rừng? (Diện tích rừng bị thu hẹp, ảnh hưởng tới nguồn sinh thủy của các dòng sông chảy về các vùng lân cận ) - HS: đọc thông tin SGK-tr108 (6 dòng đầu) ? Ngoài phát triển các cây công nghiệp lâu năm thì Tây Nguyên còn trồng các loại cây trồng nào khác? (Thâm canh lúa, trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng hoa, rau quả ôn đới ) - GV cho HS quan sát tranh một số cây trồng khác ở vùng Tây Nguyên. - HS: nghiên cứu thông tin SGK-tr108 (5 dòng cuối mục 1). ? Đánh giá sự phát triển lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên? (+ Thuận lợi: diện tích rừng tự nhiên lớn (3 triệu ha), độ che phủ rừng lớn (năm 2003 là 54,8%, trong khi đó của cả nước TB chỉ là 36,4%). + Khó khăn: chặt phá rừng để trồng cà phê ) - GV cho HS quan sát tranh chặt phá rừng ở Tây Nguyên. - GV: Việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng - Bảo vệ rừng đầu nguồn là gìn giữ nguồn thủy sinh cho chính Tây Nguyên và vùng lân cận. ? Em có nhận xét gì về sự phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên? - GV chuyển ý: Trồng trọt ở Tây Nguyên rất phát triển, đặc biệt là cây công nghiệp. Vậy chăn nuôi có đặc điểm gì? Hoạt động 4: Cá nhân. (3’) ? Dựa vào lược đồ kinh tế Tây Nguyên, cho biết vùng phát triển những vật nuôi nào? - GV cho HS quan sát tranh một số vật nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên: trâu bò, voi ? So với các vùng kinh tế khác thì chăn nuôi ở Tây Nguyên có gì đặc biệt? (Ở Tây Nguyên có nghề thuần dưỡng voi để lấy sức kéo, phục vụ du lịch ) - GV cho HS quan sát tranh về voi phục vụ du lịch ở Tây Nguyên. ? Qua nội dung vừa nghiên cứu, em có nhận xét gì về tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? ? Nêu vai trò của sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? ? Bên cạnh những thuận lợi thì phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên còn gặp những khó khăn gì? (Địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ bị xói mòn, rửa trôi; mùa khô kéo dài→thiếu nước nghiêm trọng; dân cư ít, thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ) - GV chuyển ý: trong phát triển kinh tế ở Tây Nguyên thì nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng. Vậy công nghiệp có đặc điểm gì? Hoạt động 5: Cặp bàn. (5’) ? Dựa vào bảng 29.2, thông tin SGK, kiến thức đã học → Trao đổi cặp: + Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%) + Nhận xét tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP? + Kể tên một số ngành công nghiệp phát triển khá nhanh của vùng? - Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng. b) Chăn nuôi: - Phát triển chăn nuôi gia súc lớn. ⇒ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước. ⇒ Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất. 2. Công nghiệp - GV: Hướng dẫn HS tính tốc độ phát triển công nghiệp tương tự như ở hoạt động 2: Tốc độ phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên (%) 1995 2000 2002 Tây Nguyên 100 158,3 191,6 Cả nước 100 191,7 252,5 - HS: báo cáo → Nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác. - GV cho HS quan sát tranh một số hoạt động chế biến nông - lâm sản. - GV: Thủy điện ở Tây Nguyên phát triển như thế nào, có vai trò gì? - GV cho HS quan sát tranh H29.3. Hoạt động 6: Cả lớp. (3’) ? Cho biết chủ đề tranh? Mô tả nội dung tranh? (Chủ đề tranh: Phong cảnh nhà máy thủy điện Y-a-ly. Nội dung tranh: ảnh chụp ban đêm, ánh điện lung linh ) ? Xác định vị trí nhà máy thủy điện Y-a-ly trên sông Xê Xan? - 1 HS lên chỉ trên lược đồ kinh tế Tây Nguyên. - GV: Hiện nay thủy điện Y-a-ly là nhà máy thủy điện có quy mô và công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên (720MW). ? Ngoài nhà máy thủy điện Y-a-ly, ở Tây Nguyên còn có nhà máy thủy điện nào khác? (Thủy điện Đrây Hlinh, một số dự án phát triển thủy điện với quy mô lớn đã và đang được xây dựng trên các sông Xê Xan, sông Xrê Pôk) - GV cho HS quan sát tranh một số thủy điện khác ở Tây Nguyên. ? Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa gì? (Cung cấp điện cho đất nước, xây dựng các công trình thủy điện→thúc đẩy các ngành công nghiệp của vùng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến bột nhôm từ nguồn bô xít của vùng; các hồ thủy điện có ý nghĩa lớn trong công tác thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, chống lũ lụt trong mùa mưa; hồ thủy điện có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản ) ⇒ Nêu tầm quan trọng của thủy điện trong phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? - Tốc độ phát triển khá nhanh, song chậm hơn so với cả nước. - Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP. - Các ngành công nghiệp phát triển khá nhanh: chế biến nông - lâm sản, thủy điện. - Phát triển thủy điện là động lực quan trọng nhất trong việc - GV chuyển ý: Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp sẽ thúc đẩy ngành nào phát triển? Hoạt động 7: Cả lớp. (6’) - HS: Nghiên cứu thông tin SGK mục 3 ? Đánh giá về hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên? -GV: Cho HS quan sát tranh cà phê xuất khẩu ở Tây Nguyên. - GV: Để thấy được sự phát triển du lịch ở Tây Nguyên, quan sát tranh H29.4 SGK. ? Chủ đề tranh là gì? Mô tả nội dung tranh? (Chủ đề tranh: Sắc hoa Đà Lạt. Nội dung tranh: hoa rất nhiều màu sắc ) - GV: cho HS quan sát tranh ảnh về các hoạt động du lịch thu hút khách đến vùng Tây Nguyên (các Lễ hội hoa Đà Lạt), tranh về các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở Tây Nguyên - GV: Ngoài các Lễ hội hoa, ở Tây Nguyên còn có hoạt động du lịch văn hóa: Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng - GV cho HS quan sát ảnh và giới thiệu văn hóa Cồng Chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể - GV: Diện mạo KT-XH của Tây Nguyên sẽ thay đổi sâu sắc nhờ việc xây dựng thủy điện khai thác bô xít Hoạt động 8: Cá nhân. (5’) ? Dựa vào hiểu biết, nêu tên các thành phố lớn là những trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên? - GV: Các thành phố này cũng chính là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng - GV ghi mục V. ? Xác định các quốc lộ nối các thành phố này với TP HCM và các cảng biển của Duyên hải Nam Trung Bộ? - HS: xác định trên lược đồ kinh tế của vùng. ? Dựa vào thông tin SGK và sự hiểu biết, nêu chức năng chuyên biệt của từng thành phố? (3 đoạn thông tin cuối mục V). phát triển kinh tế bền vững ở Tây Nguyên. 3. Dịch vụ - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê. - Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa phát triển khá nhanh. V/. Các trung tâm kinh tế - Các thành phố: Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. 4. Đánh giá: (3’) Bài tập: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: 1) Sản xuất hàng hóa xuất khẩu chủ yếu trong nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là: a, Trồng lúa và hoa màu. b, Chăn nuôi bò, voi. c, Trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… d, Trồng hoa, cây ăn quả, rau xứ lạnh. 2) Vì sao Đà Lạt và Buôn Ma Thuột là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng Tây Nguyên? a, Cả 2 địa phương đều có khí hậu mát mẻ. b, Có tài nguyên du lịch sinh thái rừng, phong cảnh tự nhiên đặc sắc. c, Có nhiều dân tộc với các lễ hội truyền thống đa dạng, độc đáo. d, Tất cả 3 câu trên. Đáp án: 1 - c; 2 - d 5. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị tiết sau: ôn lại kiến thức vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên . chặt phá rừng ở Tây Nguyên. - GV: Việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng - Bảo vệ rừng đầu nguồn là gìn giữ nguồn thủy sinh cho chính Tây Nguyên và vùng lân cận. ?. lược đồ kinh tế Tây Nguyên. - GV: Hiện nay thủy điện Y-a-ly là nhà máy thủy điện có quy mô và công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên (720MW). ? Ngoài nhà máy thủy điện Y-a-ly, ở Tây Nguyên còn có. du lịch thu hút khách đến vùng Tây Nguyên (các Lễ hội hoa Đà Lạt), tranh về các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở Tây Nguyên - GV: Ngoài các Lễ hội hoa, ở Tây Nguyên còn có hoạt động du