Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
812,5 KB
Nội dung
1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn: TH.S Nguyễn Thị Đào Sinh viên thực hiện : Bùi Ngân Hà Khoa: Tài chính Lớp: TCDN B - K11 HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CÁM ƠN Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban Giám đốc học viện cũng các thầy cô trong Học viện ngân hàng đã truyền tài cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Em xin trân trọng cảm ơn Quý Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã giúp đỡ em, cung cấp thông tin, số liệu để giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề tương đối mới tại các NHTM Việt Nam. Mặt khác, do những hiểu biết thực tế của em về lĩnh vực này còn hạn chế, dù rất cố gắng nhưng bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1 TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 2 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 3 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phẩn 6 RRTK Rủi ro thanh khoản 7 QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản 8 TSN Tài sản nợ 9 TSC Tài sản có 10 HSBC Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam 11 TCTD Tổ chức tín dụng 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Slide bài giảng Quản trị ngân hàng (năm 2013) – Học viện ngân hàng. 2. Quản trị ngân hàng thương mại ( năm 2011) – Perter S.Rose, NXB Tài chính. 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng (năm 2013) – Học viện ngân hàng. 4. Giáo trình tiền tệ ngân hàng ( năm 2013) – Học viện ngân hàng. 5. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ( năm 2012) GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê. 6. Luật các TCTD của Quốc hội, các Quyết định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng. 7. Báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo cáo thường niên, và báo cáo thanh khoản của Techcombank. 8. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản theo tiêu chuẩn Base II. 9. Các trang web: www.sbv.gov.vn www.techcombank.com.vn www. VnEconomy.com.vn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kì NHTM nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Tình hình chung như vậy tác động không nhỏ vào các ngân hàng thương mại, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngân hàng. Trong đó, quản trị thanh khoản là vấn đề rất quan tâm của các ngân hàng. Cho đến năm 2012, vấn đề thanh khoản vẫn là vấn đề quan trọng nhất và được nhắc đến nhiều nhất của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra rất nhiều biện pháp cải thiện thanh khoản trong hệ thống ngân hàng như tái cấu trúc ngân hàng, áp trần lãi suất huy động xuống còn 12%, giảm lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng… Tuy nhiên vấn đề thanh khoản của ngân hàng vẫn chưa thực sự hạ nhiệt bởi: cốt lõi vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản vẫn chưa được các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm thích đáng, cơ cấu dự trữ chưa hợp lý, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao, phương pháp xác định nhu cấu thanh khoản chưa 6 khoa học, tổ chức quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, không phù hợp với các quy định mới của thế giới… Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp luận đã được học , em xin chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Thứ hai, đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản và phân tích trạng thái thanh khoản của Techcombank những năm gần đây, từ đó chỉ ra thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Techcombank trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng nói chung và của Techcombank nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro thanh khoản của Techcombank từ 2010 – 2012. Từ việc nghiên cứu các số liệu trong hoạt động kinh doanh của Techcombank sẽ thấy được những tích cực và hạn chế của phương pháp QTRRTK tại ngân hàng. Dựa vào đó đưa ra hướng giải quyết. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề là phương pháp khảo sát, điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, kiểm định để nghiên cứu và giải quyết vấn đề. 5. Kết cấu nội dung Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 8 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN 1.1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản 1.1.1.1. Thanh khoản và trạng thái thanh khoản trong một NHTM a) Thanh khoản Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản. Dưới góc độ ngân hàng: Thanh khoản được hiểu là khả năng ngân hàng sử dụng, tìm kiếm các nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả hoặc cấp tín dụng của khách hàng trong từng thời điểm cụ thể. Khả năng và yêu cầu thanh khoản thể hiện trong cung thanh khoản và cầu thanh khoản của ngân hàng. Xác định cầu thanh khoản Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các hoạt động của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, cầu về vôn khả dụng xuất hiện từ hai nguồn chính: (1) Khách hàng đến rút tiền gửi: (2) Yêu cầu tín dụng từ những khách hàng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng. Xác định cung thanh khoản Chính là khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất là tiền gửi của khách hàng. Một bộ phận quan trọng đối với cung thanh khoản của ngân hàng là nguồn thanh toán nợ của khách hàng và nguồn thu từ việc bán tài sản: đặc biệt là các chứng khoán trong danh mục đầu tư của ngân hàng. Hoạt động này tạo ra nguồn vốn mới để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản. Vốn thanh khoản cũng được tạo ra từ doanh thu bán các dịch vụ tài chính và từ hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ. Cung thanh khoản Cầu thanh khoản - Các khoản tiền gửi sẽ nhận được - Thu nhập từ lãi và việc cung cấp các dịch vụ - Các khoản tín dụng sẽ thu về - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng - Vay mượn trên thị trường tiền tệ - Phát hành cổ phiếu ra thị trường - Khách hàng rút các khoản tiền gửi - Giải ngân các hợp đồng tín dụng đã cam kết - Thanh toán các khoản vay và trả nợ - Chi phí trả lãi và cung ứng dịch vụ ngân hàng - Mua lại cổ phiếu - Thanh toán cổ tức cho cổ đông b) Trạng thái thanh khoản Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (NPL): là chênh lệch ròng giữa cung-cầu thanh khoản tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Để quản lý thanh khoản, người ta thường phân chia trạng thái thanh khoản theo các kì hạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Thông thường trạng thái thanh khoản ngắn là trạng thái thanh khoản trong khoảng thời gian dưới 6 tháng tính từ thời điểm hiện tại, trạng thái thanh khoản dài hạn là trạng thái dự kiến trong khoảng thời gian trên 6 tháng tính từ thời điểm hiện tại. NPL = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản • Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NLP=0), tình hình này được coi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế. 10 • Thặng dư thanh khoản: Khi tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản (NLP>0) -> ngân hàng phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư vốn thanh khoản cho tới khi chúng đươc sử dụng để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong tương lai. • Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản (NLP<0) -> ngân hàng phải giải quyết vốn thanh khoản bổ sung sẽ huy động ở đâu và vào lúc nào. 1.1.1.2. Rủi ro thanh khoản Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản xảy ra đối với ngân hàng là thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả. Nguyên nhân chính xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản là: ngân hàng đã dùng các nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản nợ để tài trợ cho tài sản bên tài sản có. Ngoài ra khi người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản, thì đồng loạt rút tiền ngay lập tức khỏi ngân hàng; hành động rút tiền của những người gửi tiền có tính lây lan và phản ứng dây truyền nhanh chóng, rộng khắp. Các rủi ro như rủi ro lãi suất, tỷ giá, tín dụng…có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng, nhưng rủi ro thanh khoản là một vấn đề thông thường xảy ra hàng ngày đối với hoạt động ngân hàng. Vì vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là bảo đảm khả năng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng ( cung thanh khoản) với chi phí hơp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản. Từ đó mà khi ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến sự an toàn và khả năng chi trả của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản nếu phát sinh với quy mô lớn mà ngân hàng không có biện pháp đáp ứng kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. 1.1.2. Biếu hiện của rủi ro thanh khoản [...]... hàng - Yếu tố thời gian: ngân hàng có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêu trong khoảng thời gian nhất định - Thời gian cần phải có để ngân hàng có thể bán một tài sản nhất định - Ngân hàng có thể bán tài sản tại mức giá nào - Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng - Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách bình thường hay không - Khả.. .- Ngân hàng tăng lãi suất cao bất thường Đây chính là dấu hiệu ngân hàng đang rất cần vốn Khi có nhu cầu cao về vốn, ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động cao cùng với nhiều hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng - Bị mất uy tín trên thị trường: Khi ngân hàng bị giảm uy tín trên thị trường, điều đó cũng có nghĩa là lòng tin của công chúng vào ngân hàng sẽ giảm đi Một mặt, khách hàng. .. việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tình trạng ngân hàng sẽ ra sao nếu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trước tình huống xấu Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá trên các mặt sau: - Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. .. sẽ hạn chế hoặc không gửi tiền vào ngân hàng, điều này khiến cho cung thanh khoản giảm Mặt khác, khách hàng hiện tại của ngân hàng giảm lòng tin đối với ngân hàng thị họ sẽ rút tiền trong tài khoản, điều này khiến cầu thanh khoản tăng lên gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Ngân hàng chịu lỗ từ việc bán tài sản Khi cung thanh khoản giảm mà cầu thanh khoản tăng, trong trường hợp ngân. .. khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản có Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ Thực tế là, ngân hàng có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm là phải được hoản trả tức thời khi người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn có thể rút trước… Do đó, ngân hàng phải luôn sắn sàng thanh khoản - Nguyên nhân... tác quản trị của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng 1.2.3 Đo lường rủi ro thanh khoản 1.2.3.1 Phương pháp truyền thống Quản lý theo phương pháp truyền thống là phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa giới hạn cho các chỉ... thêm tài sản thanh khoản nhưng nó không hẳn đã là một ngân hàng có tính thanh khoản cao, bởi trạng thái thanh khoản còn chịu tác động của cầu thanh khoản đối với ngân hàng Cần nhớ rằng: một ngân hàng chỉ có tính thanh khoản cao khi nó có thể sở hữu ở một chi phí hợp lý, những khoản vốn với quy mô cần thiết đúng tại thời điểm yêu cầu Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản thường được những ngân hàng. .. đến thị giá của tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng - Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoản hảo Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niềm tin của khách hàng vào ngân hàng Một trong những công việc quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng là luôn giữ... bị rút vốn ra khỏi ngân hàng Cụ thể chia tiền gửi và những khoản mục vốn phi tiền gửi thành 3 nhóm: 18 - Nguồn vốn nóng: Vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc dự tính sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng trong kì kế hoạch - Vốn kém ổn định: Các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể (2 5-3 0%) sẽ có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kì kế hoạch - Vốn ổn định: là... xuất hiện, ngân hàng sẽ bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ yêu cầu được đáp ứng Chiến lược này thường được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh 26 khoản được tạo ra từ việc chuyển tài sản thành tiền mặt Tài sản thanh khoản có đặc điểm: - Tài sản thanh khoản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng - Giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá . 1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 189 THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP Giáo viên. Ngân hàng thương mại 5 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phẩn 6 RRTK Rủi ro thanh khoản 7 QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản 8 TSN Tài sản nợ 9 TSC Tài sản có 10 HSBC Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một. 2011) – Perter S.Rose, NXB Tài chính. 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng (năm 2013) – Học viện ngân hàng. 4. Giáo trình tiền tệ ngân hàng ( năm 2013) – Học viện ngân hàng. 5. Đánh giá và phòng