Để có cơ sở chiến đấu xây dựng, Tăng Đề đốc nghĩ ngay đến việc hợp tác cùng Mai Nguyên soái, để thống nhất Bắc Nam, nhưng chưa kịp phái người vào Bình Khê, thì hai sứ giả Bình Khê, Bùi Đ
Trang 1Bùi Điền là một tráng sĩ ở thôn Xuân Hòa, huyện Bình Khê (Bình Định) Năm Giáp Tuất về thăm quê ngoại ở Gia Trị (Hoài Ân), nghe tiếng Tăng giỏi võ, bèn tìm đến thử tài Hai bên rất tương đắc Nhưng Bùi Điền cười:
- Phải chi đôi kiếm rồng bay kia nằm trong tay giai nhân thì tuyệt.
Nghe qua, Tăng có hơi phật ý, song nghĩ lại cho là phải, bèn đổi đôi kiếm lấy đôi đoản đao và chỉ thao luyện trong vài hôm, đao pháp cũng tinh diệu không kém kiếm pháp, mà khí lực có phần hùng dũng hơn Từ ấy Tăng và Bùi trở thành đôi bạn thân Bùi giới thiệu các chiến sĩ Bình Khê Tăng đã định ý vào thăm, nhưng rủi người anh
là Tăng Doãn Khắc bị bắt đi lính, trốn không đi, ông phải đi thay Lúc ấy ông mới 18 tuổi (1875).
Vào quân đội, ban đầu ông làm việc giấy tờ ở kho quân lương, quân khí đồn An Dũ (Hoài Nhơn, Bình Định), rồi lần lần lên đến chức cai cơ chỉ huy đội binh đóng ở đó Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), được tin Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ông cùng một số quân sĩ có thiện chí, lấy hết vũ khí và lương thực trong đồn An Dũ đem lên rừng núi Kim Sơn (Hoài Ân) cất giấu, rồi cùng nhau lo chiêu mộ hào kiệt, tổ chức nghĩa quân chống Pháp.
Phong trào chống Pháp do Văn Thân lãnh đạo, nổi dậy từ khi thực dân xâm chiếm Nam Kỳ, đã tác động tâm hồn người Việt Nam yêu nước mỗi ngày mỗi thêm mạnh, thêm sâu Cho nên, Tăng Doãn Văn ở Bắc Bình Định, cũng như Mai Xuân Thưởng ở Nam Bình Định, vừa cất tiếng kêu thì có muôn nghìn tiếng đáp lại Nhờ vậy mà chỉ trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã lập được một chiến khu với một lực lượng chiến đấu vững mạnh Vũ khí tuy chỉ có côn, thương, đao, kiếm, song lòng dũng cảm và khí hăng hái của tướng sĩ thì có thể xẻ núi lấp sông Lương thực lại rất đầy đủ.
Chiến khu lập trong vùng núi Kim Sơn, ngọn thấp ngọn cao nối tiếp nhau không dứt, thế rất hiểm khí rất hùng Trong dãy có hai ngọn danh sơn là hòn Độc Dã tục gọi là Núi Đồng Nghé, và hòn Trà Vinh tục gọi là núi Đồng Kho Cả hai cao không đầy 500 thước, nhưng chung quanh có núi làm thành, nắm được cái thế "bách nhị" Trên hòn Trà Vinh, nghĩa quân cất kho để tích trữ lương thực, nơi hòn Độc Dã thì tổ chức thành mật khu Tổng hành dinh đóng ở vùng núi thấp cho tiện việc giao dịch với bình nguyên.
Tướng sĩ đồng tôn Tăng Doãn Văn làm đề đốc chỉ huy toàn thể nghĩa quân Thuộc hạ gồm có nhiều văn nhân và võ sư Được nhiều người biết danh là:
Trang 2- Đội Dũng, người Phù Mỹ, trước kia đã cùng Tăng Đề đốc giữ đồn An Dũ, một tráng
sĩ đã đánh bại 10 võ sĩ có côn kiếm trong tay.
- Ông Sở Vạn Đức (Hoài Ân), một người được người Thượng ở sơn phần Hoài Ân kính phục, và đã giúp Đề Đốc nắm được người Thượng từ Kim Sơn ra Đá Vách.
- Lê Thức, một võ sĩ đồng canh, đồng hương và đồng môn của Tăng Đề đốc, một nhân vật đã cùng đội Dũng làm cánh tay phải, tay trái của Đề đốc.
- Võ Đạt, một võ sư có nhiều cơ mưu ở Xuân Vinh (Hoài Nhơn).
- Trần Vận, một sĩ phu ở Hoài Nhơn, thông văn thạo võ điềm đạm nhưng can trường.
- Đặng Đề, một nho sĩ thông binh thư đồ trận
Tất cả đều thề hết lòng, hết sức đánh ngoại xâm.
Để có cơ sở chiến đấu xây dựng, Tăng Đề đốc nghĩ ngay đến việc hợp tác cùng Mai Nguyên soái, để thống nhất Bắc Nam, nhưng chưa kịp phái người vào Bình Khê, thì hai sứ giả Bình Khê, Bùi Điền và Nguyễn Đức Nhuận đã đến yết kiến Tăng Đề đốc liền vào gặp Mai Nguyên soái và nhận chức tổng trấn coi mặt Bắc và đặt trạm liên lạc theo dọc thượng đạo để đưa tin tức được mau chóng ở hai miền Bắc Nam.
Sau khi Bắc, Nam hợp nhất, nghĩa quân lập thêm một chiến khu ở núi Chớp Chài huyện Phù Mỹ và xây đắp thêm đồn lũy ở đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê Khí thế thêm hùng hậu.
Theo Võ nhân Bình Định
Tăng Bạt Hổ - Tiểu sử & sự nghiệp
Tăng Bặt Hổ tên thật là Tăng Doãn Văn, hiệu Điền Bát, bí danh Lê Thiệu Dần, sanh năm Mậu Ngọ (1858), tại làng An Thường, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Thông minh, hiếu học Tuổi mới 14, 15 mà đã nổi tiếng là bụng chứa đầy sách Nhưng lại ghét lối văn cử tử mà người đương thời đua nhau rèn
luyện để chờ khoa xuân, khoa thu, cho nên ông dùng thì giờ rèn văn để luyện võ Ông có sức mạnh phi thường Lúc mới 11, 12 tuổi mà đã vác nổimột khúc gỗ mà phải hai người khiêng, và lớn lên đã nhảy khỏi hàng rào cao lút đầu với hai thùng thiếc đầy nước nơi hai tay Ông giỏi quyền thuật, lại sở trường về kiếm Nhưng ông lại bỏ kiếm dùng đao, sau khi cùng Bùi Điền tỉ thí
Bùi Điền là một tráng sĩ ở thôn Xuân Hòa, huyện Bình Khê (Bình Định) Năm Giáp Tuất về thăm quê ngoại ở Gia Trị (Hoài Ân), nghe tiếng Tăng giỏi võ, bèn tìm đến thử tài Hai bên rất tương đắc Nhưng Bùi Điền cười:
- Phải chi đôi kiếm rồng bay kia nằm trong tay giai nhân thì tuyệt
Trang 3Nghe qua, Tăng có hơi phật ý, song nghĩ lại cho là phải, bèn đổi đôi kiếm lấy đôi đoản đao và chỉ thao luyện trong vài hôm, đao pháp cũng tinh diệu không kém kiếm pháp, mà khí lực có phần hùng dũng hơn Từ ấy Tăng và Bùi trở thành đôi bạn thân.
Bùi giới thiệu các chiến sĩ Bình Khê Tăng đã định ý vào thăm, nhưng rủi người anh là Tăng Doãn Khắc bị bắt đi lính, trốn không đi, ông phải đi thay Lúc ấy ông mới 18 tuổi (1875)
Vào quân đội, ban đầu ông làm việc giấy tờ ở kho quân lương, quân khí đồn An Dũ (Hoài Nhơn, Bình Định), rồi lần lần lên đến chức cai cơ chỉ huy đội binh đóng ở đó
Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), được tin Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ông cùng một số quân sĩ có thiện chí, lấy hết
vũ khí và lương thực trong đồn An Dũ đem lên rừng núi Kim Sơn (Hoài Ân) cất giấu, rồi cùng nhau lo chiêu mộ hào kiệt, tổ chức nghĩa quân
chống Pháp
Phong trào chống Pháp do Văn Thân lãnh đạo, nổi dậy từ khi thực dân xâm chiếm Nam Kỳ, đã tác động tâm hồn người Việt Nam yêu nước mỗi ngày mỗi thêm mạnh, thêm sâu Cho nên, Tăng Doãn Văn ở Bắc Bình Định, cũng như Mai Xuân Thưởng ở Nam Bình Định, vừa cất tiếng kêu thì
có muôn nghìn tiếng đáp lại Nhờ vậy mà chỉ trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã lập được một chiến khu với một lực lượng chiến đấu vững mạnh
Vũ khí tuy chỉ có côn, thương, đao, kiếm, song lòng dũng cảm và khí hănghái của tướng sĩ thì có thể xẻ núi lấp sông Lương thực lại rất đầy đủ
Chiến khu lập trong vùng núi Kim Sơn, ngọn thấp ngọn cao nối tiếp nhau không dứt, thế rất hiểm khí rất hùng Trong dãy có hai ngọn danh sơn là hòn Độc Dã tục gọi là Núi Đồng Nghé, và hòn Trà Vinh tục gọi là núi Đồng Kho Cả hai cao không đầy 500 thước, nhưng chung quanh có núi làm thành, nắm được cái thế "bách nhị" Trên hòn Trà Vinh, nghĩa quân cất kho để tích trữ lương thực, nơi hòn Độc Dã thì tổ chức thành mật khu Tổng hành dinh đóng ở vùng núi thấp cho tiện việc giao dịch với bình nguyên
Tướng sĩ đồng tôn Tăng Doãn Văn làm đề đốc chỉ huy toàn thể nghĩa quân Thuộc hạ gồm có nhiều văn nhân và võ sư Được nhiều người biết danh là:
- Đội Dũng, người Phù Mỹ, trước kia đã cùng Tăng Đề đốc giữ đồn An
Dũ, một tráng sĩ đã đánh bại 10 võ sĩ có côn kiếm trong tay
- Ông Sở Vạn Đức (Hoài Ân), một người được người Thượng ở sơn phần Hoài Ân kính phục, và đã giúp Đề Đốc nắm được người Thượng từ Kim Sơn ra Đá Vách
- Lê Thức, một võ sĩ đồng canh, đồng hương và đồng môn của Tăng Đề đốc, một nhân vật đã cùng đội Dũng làm cánh tay phải, tay trái của Đề
Trang 4- Võ Đạt, một võ sư có nhiều cơ mưu ở Xuân Vinh (Hoài Nhơn)
- Trần Vận, một sĩ phu ở Hoài Nhơn, thông văn thạo võ điềm đạm nhưng can trường
- Đặng Đề, một nho sĩ thông binh thư đồ trận
Tất cả đều thề hết lòng, hết sức đánh ngoại xâm
Để có cơ sở chiến đấu xây dựng, Tăng Đề đốc nghĩ ngay đến việc hợp tác cùng Mai Nguyên soái, để thống nhất Bắc Nam, nhưng chưa kịp phái
người vào Bình Khê, thì hai sứ giả Bình Khê, Bùi Điền và Nguyễn Đức Nhuận đã đến yết kiến Tăng Đề đốc liền vào gặp Mai Nguyên soái và nhận chức tổng trấn coi mặt Bắc và đặt trạm liên lạc theo dọc thượng đạo
để đưa tin tức được mau chóng ở hai miền Bắc Nam
Sau khi Bắc, Nam hợp nhất, nghĩa quân lập thêm một chiến khu ở núi Chớp Chài huyện Phù Mỹ và xây đắp thêm đồn lũy ở đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê Khí thế thêm hùng hậu
Nhưng chuyến bại binh của Bùi Điền và Đỗ Duyệt ở Quảng Nghĩa vào mùa xuân năm Bính Tuất (1886) làm suy giảm lực lượng nghĩa quân khá nhiều Để củng cố lại, Tăng Tổng trấn phải mộ thêm binh, tăng cường thêm các đồn lũy
Nghĩa quân trước kia chỉ lo đối phó với giặc Pháp Từ khi triều đình Huế
bỏ vua Hàm Nghi, theo Pháp thì nghĩa quân còn phải bận tâm đến quan lại địa phương, nhất là sau khi vua Đồng Khánh sai Phạm Phú Lâm mang chỉ
dụ vào Bình Định khuyên nghĩa quân giải giáp về với triều đình Mai, Tăng cùng chư tướng cười lớn:
- Dấy binh đánh Pháp, tên tay sai của Pháp lại bảo mình bãi binh!
Liệu không khuyến dụ được, Đồng Khánh bèn phong cho Nguyễn Thân chức Nghĩa Định Tiểu Thảo Xử Trí Sứ, được quyền tiền trảm hậu tấu và hành sự tùy nghi
Viên tri phủ Bồng Sơn là Huỳnh Quang, một tên quan khả ố, bấy lâu muốnlập công cùng triều đình, nhưng cô thế, không dám xúc phạm đến nghĩa quân Nay nghe tin Nguyễn Thân sắp đem quân vào đánh dẹp, bèn bắt lý hương làng An Thường cùng bà vợ Tăng Tổng Trấn đến tra hỏi Tổng trấn nổi giận toan cử binh xuống vấn tội Đội Dung xin đi thay Nghĩa quân chiếm được phủ lỵ, còn tên tri phủ Huỳnh Quang thoát nạn, chạy thẳng ra Quảng Nghĩa cầu xin sự che chở của Nguyễn Thân Tăng Tổng trấn dò biết, không đợi Nguyễn Thân đem quân vào, Tổng trấn quyết định đưa
Trang 5quân ra trận đánh Bùi Điền xin đi một lần nữa Lần này nghĩa quân thắng trận đầu Nhưng rồi Nguyễn Thân dùng mưu thu thắng lợi Nghĩa quân bị tiêu diệt hết nửa, Bùi Điền bị giặc bắt Nguyễn Thân thừa thắng, kéo quân tiến vào Bình Định Nghĩa quân tận lực chiến đấu nhưng vũ khí thô sơ không sao chống nổi vũ khí tân chế Nghĩa quân bị đại bại và ba đồn Lại Giang, Phủ Cũ, Bình Đê lọt vào tay Nguyễn Thân Thân tha hồ tàn sát, máu trung lương nhuộm đỏ đất nước vùng Bồng Sơn Và lòng căm thù củanhân dân Bình Định đối với tên việt gian Nguyễn Thân càng sâu đậm và lâu bền đến thiên vạn cổ Đó là vào thượng tuần tháng 7 năm Bính Tuất (tháng 8-1886).
Muốn lập công to trong thời gian ngắn, Nguyễn Thân kéo quân lên đánh Kim Sơn ngay sau khi thanh toán Lại Giang, Phủ Cũ, Bình Đê Liên tiếp mấy trận, địch đều bị nghĩa quân phục kích đánh tơi bời Nguyễn Thân phải đóng binh nơi đồn Lại Giang tạm nghỉ, một mặt sai người về Quảng Nghĩa lấy thêm binh, một mặt khủng bố tinh thần nghĩa quân bằng thủ đoạn giam giết họ hàng thân thích Tăng phu nhân cũng bị bắt đến đồn, nhưng phu nhân đã trù liệu trước
Nguyên sau vụ tri phủ Huỳnh Quang, Tổng trấn biết thế nào cũng bị quân thù bắt giam làm áp lực, nên toan đưa lên chiến khu nhưng phu nhân
không chấp nhận vì bảo rằng mình lên đó chỉ làm bận chân chồng Phu nhân đề nghị Tổng trấn nên lấy cớ mình không con, viết tờ ly dị, để cho địch không còn chỗ vin tay Nhờ vậy mà Nguyễn Thân không còn làm hại phu nhân, nhưng nhà cửa của phu nhân cùng ông anh chồng là Tăng Doãn Khắc đều bị đốt Những tài sản của các gia đình có liên hệ đến họ Tăng đều bị Nguyễn Thân phá hủy
Tăng Tổng trấn quyết bắt cho được Nguyễn Thân, bèn hẹn cùng tướng chỉ huy chiếm khu Chớp Chài, hợp sức công đồn Lại Giang Nhưng vì Quản trấn Chớp Chài là Nguyễn Sách nghe lộn Lại Giang ra Lộc Giang nên lực lượng nghĩa quân không được sung mãn như ý muốn
Hai bên hẹn nhau nửa đêm mồng 8 tháng 8 (5-9-1886) công đồn Quân Chớp Chài dụ địch ở mặt trước, quân Kim Sơn ở mặt sau đánh thốc vào đồn Nhưng trăng thượng huyền lặn đã từ lâu mà quan Chài Chớp không thấy đến Tổng Trấn không thể đợi được nữa, bèn bàn cùng Đội Dung, Lê Thức và các thuộc tướng, đổi phương lược Đội Dung vốn đã biết rõ hình thế của đồn, đề nghị sẽ lén đưa quân vào đồn theo ngả không có lính canh Tổng trấn tán thành Để làm thang leo, Tổng trấn, đội Dung, Lê Thức cùngcác võ sĩ tráng kiện đứng làm trụ để quân sĩ leo chồng lên vài ba bốn lớp
Trang 6cho đến đầu tường, rồi từ đầu tường nắm tay nhau làm dây chuyền để xuống đất Chỉ trong khoảnh khắc, trên hai nghìn quân đã lọt vào đồn một cách yên ổn Theo lời hướng dẫn của Đội Dung, nghĩa quân chia nhau làm nhiều toán đi theo các con đường, lớp bao vây trại chỉ huy, lớp đánh chiếmcác gác canh, các trại lính Rồi một tiếng lệnh hô, muôn nghìn tiến hò reo nổi dậy Lính đồn phần đông đương ngủ ngon, giật mình thức dậy, hốt hoảng bỏ chạy tứ tung Lớp không chạy thoát, bị nghĩa quân bắt sống hết Nhưng lục tìm khắp nơi không thấy Nguyễn Thân Hỏi mấy tên lính bị bắt thì Nguyễn Thân chiều hôm ấy vào đồn Phủ Cũ lựa thêm lính để đi đánh đồn Chớp Chài Ở Phủ Cũ, được tin Lại Giang bị nghĩa quân đánh chiếm, Nguyễn Thân bèn kéo binh, trở về ngay trong đêm Nghĩa quân mở cửa đồn kéo ra đánh Hai bên kịch chiến Sẵn súng lấy được của địch, nghĩa quân dùng giết địch ngon tay, mặc dù tay súng chưa mấy thạo Đánh từ gà gáy cho đến mặt trời mọc Quân địch đông gấp năm gấp ba nghĩa quân, lại thêm súng đạn dồi dào, nên lần lần nghĩa quân đuối sức, phải bỏ đồn chạy.
Có mấy thuộc tướng không chạy kịp bị vây trong đồn Tổng trấn nhảy vào đồn cứu thoát, nhưng khi trở ra thì bị trúng đạn, chạy được một quãng đường, máu ra nhiều quá không chạy được nữa May nhờ có Đội Dung cảnđịch, Lê Thức cõng Tổng trấn chạy về Kim Sơn
Trận này nghĩa binh thất bại nặng nề Hai nghìn quân đi chỉ trở về vài trăm mạnh khỏe Còn bao nhiêu lớp bị tử trận, lớp bị bắt sống Những người bị thương trở về được, phần đông trở thành phế nhân! Nguyễn Thân đem chém tất cả các nghĩa quân bị bắt, chém tại Bến Giá, ấp An Đông (Bồng Sơn), phơi xác trên cát, đầu treo hai bên đường Cảnh trả thù của Nguyễn Thân trận này dã man không kém trận đầu tháng 7 vừa qua.
Tăng Tổng trấn cùng chư tướng về Kim Sơn cố thủ Bị mấy phen thất bại ở Kim Sơn, Nguyễn Thân không dám đến công kích, mặc dù viện binh ở Quảng Nghĩa đã kéo vào đông Để làm giảm bớt lực lượng, y đem binh vào đánh Chớp Chài Nghĩa binh Chớp Chài chống cự
mãnh liệt Đánh nhau đến hơn nửa ngày, nghĩa quân không chịu nổi hỏa lực của địch, nhưng tướng cũng như binh, thà chết chứ không lui, nên toàn bộ bị tiêu diệt Nguyễn Thân sai đốt tất cả đồn lũy, kho trại Những lý hương, những phú hào thân sĩ ở các làng gần cận chiến khu
bị giết, nhà cửa của lương dân đều bị đốt, về tội "đồng tình với giặc" Qua tháng 9 (tháng 10-1886), nghe tin Trần Bá Lộc ở Sài Gòn kéo quân ra đánh nghĩa quân, Nguyễn Thân lo bố trí việc phòng thủ ở mặt Bắc, rồi vào Quy Nhơn, Hai tên đại Việt gian gặp nhau vào giữa mùa Đông (12-1886) giao hẹn kẻ lo mặt Bắc người lo mặt Nam, khi cần sẽ đem quân tương trợ Trở về Bồng Sơn, Nguyễn Thân quyết diệt cho
Trang 7kỳ được sào huyệt của nghĩa quân, hắn nằm đợi cho hết mùa mưa và cho người đi do thám kỹ lưỡng địa thế vùng Kim Sơn, và tất cả các nẻo đường tới lui trong khu vực Đến đầu Xuân năm Đinh Hợi (1887) hắn cử đại binh đến đánh Kim Sơn.
Nghĩa quân Kim Sơn lúc bấy giờ đã bị giảm sút về nhiều số lượng, nên mặc dù tinh thần chiến đấu vẫn cao nhưng không đủ sức đánh lui quân địch như trước Nguyễn Thân chiếm đóng các ngọn núi, đồi thấp
ở quanh hòn Độc Dã và hòn Trà Vinh, nhưng không sao tiến vào mật khu nghĩa quân được Tăng Tổng trấn chưa bình phục Đội Dung và
Lê Thức điều khiển quân du kích đánh Nguyễn Thân nhiều trận kinh hồn Nhưng quân địch quá đông và súng đạn quá đầy đủ, nghĩa quân không sao đuổi địch ra khỏi Kim Sơn.
Nhận thấy dùng đạn dược để bắn, không thể thắng được nghĩa quân, Nguyễn Thân dùng hỏa để đốt Hắn cho lính lén rải thuốc súng dưới chân hòn Độc Dã mà hắn dò biết được là nơi tổng hành dinh của
nghĩa quân đóng rồi nổi lửa đốt Thuốc súng cháy, đốt cháy cây rừng, cháy từ chân lên đến tận đỉnh Nghĩa quân không thể dập tắt nổi Các kho trại đều bị cháy hết Các tướng sĩ phải rút lui, định về Bình Khê Nhưng lại được tin Bình Khê cũng bị binh Trần Bá Lộc đánh bại, nên dừng bước nơi khu rừng già ở phía Nam Kim Sơn Lúc lâm nguy, nghĩa quân vẫn không sờn chí Đội Dung cắt một số nghĩa quân tín cẩn phò Tăng Tổng trấn đi lánh nạn, còn mình và Lê Trực, đợi đêm đến kéo quân đột kích Nguyễn Thân Nguyễn Thân không đề phòng,
bị đánh xiểng liểng Nhưng nghĩa quân phần mệt, phần đói, cuối cùng đuối sức, bị quân Nguyễn Thân bao vây đánh giết Chỉ một số ít thoát
ra khỏi vòng vây Đội Dung bị tử thương, Lê Trực cũng bị thương nhưng chạy thoát.
Thế là mặt trận Bắc Bình Định bị hoàn toàn tan rã.
Nhưng Nguyễn Thân biết rằng Tăng Tổng trấn còn sống, nên cho tầm
nã gắt gao Người đệ tử là Đội Vồ, người đã được Tổng trấn cứu một lần cùng các chiến hữu khác lúc bị vây ở đồn Lại Giang phải đào hầm
để giấu Tổng trấn Hầm đào dưới một bụi tre rậm rạp ở trên bờ sông Lại Giang thuộc địa phận làng Trung Lương (An Thường) Cửa hầm chìm dưới nước, muốn vào ra phải lặn xuống sông Hầm rộng rãi và
có lỗ thông hơi trổ ở giữa lùm tre, mưa không thể lọt, mắt không thể trông thấy Ngoài Đội Vồ và một ít chiến hữu thiết cốt, không ai biết
có hầm, cũng không biết Tăng Tổng trấn còn hay mất.
Tổng trấn nằm dưới hầm ngót năm tháng mới lành hẳn vết thương Lúc bấy giờ, nghĩa quân mặt Nam cũng đã bị Trần Bá Lộc thanh toán Các chiến sĩ ở hai mặt Bắc, Nam bị hai tên cẩu trệ Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc bắt, lớp thì cùng Mai Nguyên soái đền nợ nước, lớp thì
Trang 8chịu cảnh tù đày Và quân Pháp đã đặt xong nền cai trị lên toàn cõi Việt Nam Cảnh trời Việt Nam nói chung, cảnh trời Bình Định nói riêng đã được cụ Tú Nguyễn Khuê, thân sinh Hiệp Trấn Nguyễn
Trọng Trì phác họa trong tám câu 7 chữ:
Mây mưa lợt đợt gió hiu hiu
Một tiếng tò loe ruột chín chiều
Cây cỏ đòi nơi buồn dượi dượi
Non sông bốn mặt vắng thiu thiu
Ải lang mờ mịt trời un khói
Chằm nhạn lênh đênh nước tản bèo
Ướm hỏi bao giờ bờ cõi cũ
Ngậm cơm vỗ bụng thấy trời Nghiêu
Nhưng Tăng Tổng trấn bảo chưa có gì đáng tuyệt vọng.
Đầu thu năm Đinh Hợi (1887), các đồng chí đưa Tổng trấn xuống thuyền qua sông Kim Sơn đi thẳng lên làng Nghĩa Điền (nguồn Kim Sơn) Từ Nghĩa Điền, các đồng chí đưa Tổng trấn qua đèo Dốc Đót lên cao nguyên.Đèo Dốc Đót là một ngọn đèo nối Kim Sơn và An Khê, dài đến một ngày đường Đi đến giữa đèo, đoàn lữ hành gặp một con mãnh hổ đứng chận đường Ai nấy đều thất kinh Tăng Tổng trấn nhìn thẳng vào cọp, bình thảnnói:
- Chúng tôi đi đây là vì đại nghĩa chớ không phải vì tư lợi Nếu chúa sơn lâm có thương kẻ vong quốc này thì xin tránh cho đi, bằng không thì cứ ănthịt
Cọp gầm một tiếng lớn rồi nhảy vào rừng sâu
Lên đến cao nguyên, Tổng trấn chia tay cùng các đồng chí Các đồng chí người vào Nam, người thì trở về quê hương ẩn náu nơi các làng Thượng, chờ ngày quật khởi Một mình Tổng trấn băng núi sang Lào rồi sang Xiêm.Đến Xiêm La, ông tìm đến hai tỉnh mà Việt kiều ở đông đúc là U Đôn và Khô Rặt để thăm đồng bào Ông đem tình cảnh nước nhà nói cho đồng bàonghe Ai nấy đều rỏ nước mắt và tình nguyện góp phần vào công cuộc đánh Pháp cứu nước Ông bèn tổ chức một lực lượng cách mạng vững chắc rồi nhờ Chính phủ Xiêm giúp đỡ để trở về giải phóng quê hương Nhưng sau nhận thấy nước Xiêm cũng bị Pháp uy hiếp, ông bèn từ giã kiều bào sang Trung Quốc Ông đi khắp hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây
để tìm đồng chí, và thường lưu trú ở Thượng Hải, Hoành Tân Người Việt
ở Trung Quốc không có bao lăm Nước Trung Quốc lúc bấy giờ lại đương
bị các cường quốc cấu xé, ông liệu không gặt hái được gì, định đi tìm nướckhác Nghe tin Lưu Vĩnh Phúc (tướng Cờ Đen, người đã thắng trận Ô Cầu Giấy, giết được tướng giặc Henri Riviere) hiện ở Đài Loan, ông liền tìm đến gặp Lưu Rủi thay quân Cờ Đen đã tứ tán, họ Lưu đương làm người
"tứ hải vô gia"! Còn chưa biết đi đâu thì có chiếc tàu buôn mộ thủy thủ,
Trang 9ông liền xin nhập để có phương tiện đi xem xét đại thế thiên hạ cho rõ mứccường nhược các nước ngoài Theo tàu, ông được ghé đến nhiều nước Nước Nga là ông được ở lại lâu nhất Ông nhận thấy rõ Âu châu cường thịnh hơn Á châu nhiều lắm nhưng không mong chờ cậy nước nào được vàhầu hết các cường quốc đều nuôi mộng viễn chinh Ông bèn trở về Á châu rồi sang Nhật Bản.
Nhật Bản lúc bấy giờ đang tiến mạnh trên đường Âu hóa và theo đã gần kịp các nước văn minh châu Âu Ông hy vọng nước này có thể giúp mình rửa được quốc nhục Nhưng để được người ta giúp mình, trước hết mình phải tỏ cho người ta thấy mình là người xứng đáng Ông bèn ra công học tiếng Nhật rồi xin vào trường Chấn Võ là một trường võ bị danh tiếng ở Đông Kinh Ông học rất xuất sắc Ra trường, ông nhập ngành thủy quân Vừa có tài năng vừa có khí phách, ông rất được người Nhật kính yêu Và trong cuộc chiến tranh Nhật - Nga năm 1904, ông đã tỏ ra anh dũng trong những trận thủy chiến ở Lữ Thuận, Đài Liên Cho nên ngày ăn mừng chiếnthắng, vua Nhật là Minh Trị Thiên hoàng đã tự tay ban cho ông một chungrượu ngự
Ông nâng chung rượu uống cạn rồi bưng mặt khóc Nhà vua ngạc nhiên phán hỏi Ông quì tâu:
- Tôi không phải người Nhật Bản mà là người Việt Nam vong quốc được
ơn Thiên hoàng tin dùng, nay thấy quí quốc thắng Nga một cách vẻ vang khiến toàn thể giống da vàng cũng được chung hãnh diện Nhưng nghĩ đếntình cảnh đau thương của nước tôi, tôi không cầm được nước mắt! Không biết bao giờ nước tôi mới mở được tiệc mừng chiến thắng như thế này? Nhật Hoàng không ngớt lời khen ngợi lòng ái quốc của ông
Sự kiện này ông có nêu trong bài "Á Tế Á"
Thân phiêu bạt đã đành vô loại
Bấy nhiêu năm Thượng Hải, Hoàng Tân
Liêu Đông nhân lúc tùy quân,
Tủi thân bôn bá theo chân khải hoàn,
Nâng chén rượu ân ban hạ tiệp,
Gạt hàng châu khép nép quì tâu
Trời Nam mở mịt ngàn dâu,
Gió thu như thổi dạ sầu năm canh
Biết bao nỗi bất bình khôn giải
Mượn bút hoa mà gợi quốc âm
Thân lươn bao quản cát lầm
Khuyên ai dốc chữ đồng tâm sau này
Sau đó ông xin giải ngũ và trở thành một chính khách Đại Ôi Trọng Tín, Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị, rất có cảm tình đối với ông Nhân đó ôngngỏ ý muốn cầu xin Nhật hoàng giúp binh về đánh Pháp, Khuyển Dưỡng
Trang 10Nghị khuyên nên tự cường, ông lãnh hội ý tứ: Nhờ người tất nhiên phải chiều người, mà chiều người tất nhiên mất quyền tự chủ, không nhiều, thì
ít, trong việc cứu quốc, sự dân Trong hoàn cảnh đất nước, muốn tự cường phải duy tân, và duy tân theo đường đi nước bước của Nhật Bản mới mongchóng thành tựu Khuyển Dưỡng Nghị hứa sẽ giúp du học sinh Việt Nam được phép trú ngụ tại Nhật Bản và được miễn học phí Ông bèn trở về nước tìm đồng chí để chung lo việc hưng cường
Theo Võ Nhân Bình Định
Tổng hợp: Nhóc Tì
TĂNG BẠT HỔ: Người khai sáng phong trào
Đông Du
Về dự Đại hội lần thứ II Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Định (nhiệm
kỳ 2011-2015), ông Nguyễn Hạnh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay, đã tặng Bình Định đĩa DVD Hội thảo Phong trào Đông Du do Hội Hữu nghị Việt Nam tại Asaba (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo đã đánh giá vai trò của Tăng Bạt Hổ trong phong trào Đông Du chỉ sau nhà yêu nước Phan Bội Châu và giới thiệu chân dung Tăng Bạt Hổ - đây là lần đầu tiên tìm thấy chân dung của Tăng Bạt Hổ.
Đền thờ Tăng Bạt Hổ
ở huyện Hoài Ân
Năm 1995, Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “90 năm sau nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ” Hội thảo
đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thân thế, hoạt động yêu nước chống Pháp, phẩm chất và vị trí, vai trò của Tăng Bạt Hổ trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nói chung, trong hoạt động của Duy Tân Hội và phong trào Đông Du nói riêng
Trang 11Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đánh giá cao vị trí và vai trò của Tăng Bạt Hổ, cũng có ý kiến cho rằng, vai trò của ông trong Duy Tân Hội và phong trào Đông Du nói chung là mờ nhạt; ông chỉ là người dẫn đường cho Phan Bội Châu sang Nhật và có một vài đóng góp tích cực cho phong trào đó mà thôi.
Tại nhiều hội thảo khác về phong trào Đông Du, được tổ chức ở trong và ngoài nước như ở Hà Nội, Nghệ An, Huế, Cần Thơ, California (Mỹ), trongđánh giá hành trạng, sự nghiệp, cũng như đóng góp của những nhà Đông
Du, chỉ một mình Phan Bội Châu (người lãnh đạo, người khởi xướng), là được quan tâm; còn những người khác dường như đang bị bỏ quên Nhắc đến phong trào Đông Du, người ta thường chỉ nói nhiều đến Phan Bội Châu; sau đó, nếu có thời gian mới đến một bảng hàng ngang (chứ không phải thứ tự từ trên xuống) 4 người: Nguyễn Hàm, Tăng Bạt Hổ, Đặng TháiThân, Đặng Tử Kính Cả 4 vị này đều có những đóng góp to lớn cho Đông
Du và có thể gọi là “tứ trụ của Đông Du” Họ có những quan hệ đặc biệt với Phan Bội Châu, tùy theo công việc cụ thể của mình trong từng thời gian và hoàn cảnh khác nhau
Chân dung Tăng Bạt Hổ
Nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du (1905-2005), Hội Hữu nghị Việt Nam tại Asaba (Nhật Bản) đã tổ chức Hội thảo Phong trào Đông Du Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã đã xếp Tăng Bạt Hổ ở vị trí thứ hai ngay sau Phan Bội Châu và công bố bức chân dung của chí sĩ Tăng Bạt Hổ
mà các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa sưu tầm được
Hội thảo Phong trào Đông Du tại Asaba (Nhật Bản) đã khẳng định vai trò,
vị trí lớn lao của Tăng Bạt Hổ trong phong trào Đông Du Vượt lên trên nhiệm vụ “phiên dịch” và dẫn đường, Tăng Bạt Hổ còn là người thực hiện