1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu sử Chủ Tịch Hồ Chí Minh

260 199 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 475 KB

Nội dung

Với những đónggóp vợt thời đại của Ngời cho dân tộc và cho nhân loại,UNESCO đã tôn vinh Ngời là Anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hoá kiệt xuất với nhận định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là

Trang 1

B¶o tµng Hå ChÝ Minh

Hå ChÝ Minh - tiÓu sö

Nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia

Hµ Néi - 2008

Trang 2

Chñ biªn

TS Chu §øc TÝnh

Nhãm biªn so¹n

Vò ThÞ NhÞPh¹m ThÞ Lai

Lª ThÞ LiªnThs V¨n ThÞ Thanh MaiNguyÔn Têng V©nNguyÔn Thanh NgaPh¹m Thu Hµ

Trang 3

Lời nhà xuất bản

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là kết tinh trí tuệ, bản lĩnh

và khí phách Việt Nam đợc nâng cao tầm vóc trong thời đạimới Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ơng Đảng trớc anhlinh Ngời đã đánh giá: "Hơn 60 năm qua từ buổi thiếu niêncho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đờicho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thếgiới Ngời đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hysinh, vô cùng cao thợng và phong phú, vô cùng trong sáng và

đẹp đẽ"

Ngời đã có công lao to lớn sáng lập và rèn luyện Đảng ta,sáng lập ra Nhà nớc ta, ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và làngời cha thân yêu của các lực lợng vũ trang Với những đónggóp vợt thời đại của Ngời cho dân tộc và cho nhân loại,UNESCO đã tôn vinh Ngời là Anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hoá kiệt xuất với nhận định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh

là một biểu tợng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc,

đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộccủa nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chungcủa các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ xã hội Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủtịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục vànghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngànnăm của nhân dân Việt Nam và những t tởng của Ngời làhiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc

Trang 4

khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việcthúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".

Ngày 27-3-2003, Ban Bí th Trung ơng Đảng ra Chỉ thị

số 23-CT/TW Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục t tởng Hồ Chí Minh Tiếp đó, ngày 7-11-2006, Bộ Chính

trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW Về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.

Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tiểu sử do tập thể cán bộ

Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, TS Chu Đức Tính - Giám

đốc Bảo tàng làm chủ biên, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm

118 năm ngày sinh của Bác là việc làm có ý nghĩa, thiết thựcphục vụ cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gơng đạo

đức của Bác trong toàn Đảng, toàn dân tộc ta

Kế thừa một số cuốn tiểu sử viết về Bác trớc đây, bằngnhững t liệu chân thực, cuốn sách trình bày một cách vắn tắtnhng tơng đối đầy đủ và có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp

vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất thích hợp cho bạn đọcrộng rãi

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Tháng 01 năm 2009

Nhà xuất bản chính trị quốc gia

Trang 5

Lời giới thiệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dântộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam Cuộc

đời và sự nghiệp cách mạng của Ngời gắn liền với lịch

sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam

Bằng thiên tài trí tuệ và bản lĩnh cách mạng củamình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công hệquan điểm cách mạng toàn diện, hệ thống và sáng tạo đểtruyền bá vào Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản ViệtNam, đa dân tộc Việt Nam bớc vào kỷ nguyên độc lập, tựdo

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gơngsáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinhthần đoàn kết chiến đấu, về đạo đức cách mạng: Trungvới nớc, hiếu với dân; yêu thơng con ngời; cần kiệm liêmchính, chí công vô t; tinh thần quốc tế trong sáng

Sự nghiệp, t tởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh

vĩ đại là tài sản tinh thần vô giá của các thế hệ ngời ViệtNam, luôn tỏa sáng soi đờng cho cách mạng Việt Namtiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bớctrên con đờng đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 6

Qua thực tế hoạt động, chúng tôi thấy cần có mộtcuốn tiểu sử Hồ Chí Minh ngắn gọn để đáp ứng nhucầu tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, t tởng đạo đức củaNgời cho đông đảo bạn đọc và khách đến thăm Bảotàng Hồ Chí Minh

Cuốn Hồ Chí Minh - Tiểu sử do Bảo tàng Hồ ChíMinh biên soạn lần này dựa trên cơ sở các cuốn tiểu sử

đã đợc xuất bản: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ 7, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987; Hồ Chí Minh tiểu sử - Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2006; Hồ Chí Minh: Toàn tập, 12 tập, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, 10 tập và một số sách, t liệu của Bảo

-tàng Hồ Chí Minh Nhân dịp này, chúng tôi đính chínhmột số t liệu cha chính xác trong các cuốn tiểu sử đãxuất bản trớc đây và đa thêm một số thông tin theo tàiliệu mới su tầm của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hết sức cốgắng, song chắc rằng không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến

Tháng 5 năm 2008

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chu Đức Tính

Trang 7

Cha của Ngời là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn SinhHuy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng KimLiên (thờng gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự,nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân,

mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc vàham học Vì vậy, ông đợc nhà Nho Hoàng Xuân Đờng ởlàng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi Làngời ham học và thông minh, lại đợc nhà Nho HoàngXuân Đờng hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phóbảng và sống bằng nghề dạy học Đối với các con, ông

1 Trong một bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm

1954, Ngời ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn(Bản chụp bút tích, lu Kho T liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Trang 8

Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lýlàm ngời Khi còn trẻ, nh nhiều ngời có chí đơng thời,

ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi Nhng càng học,càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trờng thị nô lệtrung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trờng là nô

lệ trong những ngời nô lệ, lại càng nô lệ hơn” Do đó,sau khi đỗ Phó bảng, đợc trao một chức quan nhỏ, nhngvốn có tinh thần yêu nớc, khẳng khái, ông thờng chống

đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp Vì vậy, saumột thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thảihồi Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đờithanh bạch cho đến lúc qua đời

Mẹ của Ngời là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868,mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đônhậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng th-

ơng yêu và chăm lo cho chồng con

Chị của Ngời là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên làNguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954.Anh của Ngời là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên làNguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950 Emcủa Ngời là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớmqua đời Các anh chị của Ngời lớn lên đều chịu ảnh h-ởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thơng ng-

ời, đều là những ngời yêu nớc, đã tham gia phong tràoyêu nớc và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiếnbắt bớ tù đày

Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống

ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thơng yêu của ông

Trang 9

bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹpcủa quê hơng, hiếu học, cần cù trong lao động, tìnhnghĩa trong cuộc sống và bất khuất trớc kẻ thù NguyễnSinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏinhững điều mới lạ, từ các hiện tợng thiên nhiên đếnnhững chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thờng kể.Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đìnhchuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắcvào Kinh thi hội Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901,Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờnhà một ngời quen ở trong thành nội (nay là số nhà

112, đờng Mai Thúc Loan) Đó là những năm tháng gia

đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn BàHoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoàithời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, đểhọc và dự thi

Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứhai nhng vẫn không đỗ Cuộc sống gia đình càng thêmchật vật khó khăn Gần cuối năm 1898, theo lời mời của

ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học chomột số học sinh ở làng Dơng Nỗ, tại ngôi nhà của ôngNguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã PhúDơng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thànhphố Huế 6 km Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha

về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc đợc cử đi coithi ở trờng thi hơng Thanh Hoá Ông đa Nguyễn SinhKhiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với

Trang 10

mẹ trong nội thành Huế Bà Loan sinh bé Xin tronghoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua

đời Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ.Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ

và em

Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn SinhCung thấy đợc nhiều điều mới lạ So với quê hơng xứNghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uynghiêm Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiềulớp ngời, những ngời Pháp thống trị nghênh ngang,hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệtrong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn,nhng khúm núm rụt rè; còn phần đông ngời lao độngthì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục Đó lànhững ngời nông dân rách rới mà ngời Pháp gọi là bọnnhà quê, những phu khuân vác, những ngời cu ly kéo

xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đờngphố Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức củaNguyễn Sinh Cung

Đợc tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lạiHuế, đa con về quê Sau khi thu xếp cuộc sống cho cáccon, đợc sự động viên của bà con trong họ ngoài làng,

ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội nămTân Sửu Lần này đi thi ông mang tên mới là NguyễnSinh Huy

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảngkhoa thi hội Tân Sửu Khoảng tháng 9-1901, NguyễnSinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội Ông

Trang 11

Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai vớitên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và NguyễnTất Thành (Sinh Cung).

Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành đợc gửi đến họcchữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, VơngThúc Quý và sau là thầy Trần Thân Các thầy đều lànhững ngời yêu nớc Nguyễn Tất Thành đợc nghe nhiềuchuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầyvới các sĩ phu yêu nớc Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu

đợc thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trớccảnh nớc mất, nhà tan Trong những ngời mà ông Sắcthờng gặp gỡ có ông Phan Bội Châu Giống nh nhiềunhà Nho yêu nớc lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng daydứt trớc hiện tình đất nớc và số phận của dân tộc Conngời nhiệt huyết ấy trong lúc rợu say vẫn thờng ngâmhai câu thơ của Viên Mai:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chơng”.

Nghĩa là:

Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách, Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chơng”.

Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành

và góp phần định hớng cho ngời thiếu niên sớm có hoàibão lớn

Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của ngời dân

địa phơng, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thânphận cùng khổ của ngời dân mất nớc Đó là nạn thuếkhoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu

Trang 12

xây dựng đờng trong tỉnh, làm đờng từ Cửa Rào, điXiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nớc độc Nhữngcuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha

đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chơng, tỉnh Nghệ An vàtiếp tục học chữ Hán Tại đây Nguyễn Tất Thành lại códịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạovới cha mình

Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sanglàng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ôngSắc đến đây dạy học Ngoài thời gian học tập, NguyễnTất Thành thờng theo cha đến các vùng trong tỉnh nhlàng Đông Thái, quê hơng của Phan Đình Phùng, thămcác di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tửNguyễn Thiếp, v.v

Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đếnhuyện Kiến Xơng, Thái Bình, trong dịp ông NguyễnSinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó

Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành vàNguyễn Tất Đạt đợc ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theohọc lớp dự bị (préparatoire) Trờng tiểu học Pháp - bản

xứ ở thành phố Vinh Chính tại ngôi trờng này, NguyễnTất Thành lần đầu tiên đợc tiếp xúc với khẩu hiệu Tự

do - Bình đẳng - Bác ái.

Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mởrộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ Anh nhận thấy ở

đâu ngời dân cũng lam lũ đói khổ, nên dờng nh trong

họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp

Trang 13

bức bóc lột thực dân phong kiến Trớc cảnh thống khổcủa nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Phápgiải phóng đồng bào”.

Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuốitháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậmchức Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha.Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai đợc chacho đi học Trờng tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên,lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ

đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907)

ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớtrong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành Tháng 4-1908,anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dântỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đờiNgời vì quyền lợi của nhân dân lao động Vì những hoạt

động yêu nớc, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân,Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi ÔngNguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã đểcho con trai có những hoạt động bài Pháp

Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, vớitên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn đợc ông Hiệu trởng Quốchọc Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trờng Tháng9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì)(cours moyen) tại Trờng Quốc học Huế

Trong thời gian học tại Trờng Quốc học Huế,Nguyễn Tất Thành đợc tiếp xúc nhiều với sách báoPháp Các thầy giáo của Trờng Quốc học Huế có ngờiPháp và cả ngời Việt Nam, cũng có những ngời yêu nớc

Trang 14

nh thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến Chính nhờ

ảnh hởng của các thầy giáo yêu nớc và sách báo tiến bộ

mà anh đợc tiếp xúc, ý muốn đi sang phơng Tây tìmhiểu tình hình các nớc và học hỏi những thành tựu củavăn minh nhân loại từng bớc lớn dần trong tâm trí củaNguyễn Tất Thành Cùng thời gian đó, Nguyễn TấtThành còn đợc nghe kể về những hành động của những

ông vua yêu nớc nh Thành Thái, Duy Tân và nhữngbàn luận về con đờng cứu nớc trong các sĩ phu yêu nớc.Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Tr-ờng Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông đợc

bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê Trong thời gian ởBình Khê, Nguyễn Tất Thành thờng đợc cha dẫn đithăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sửvùng Tây Sơn

Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành đợc cha gửi họctiếp chơng trình lớp cao đẳng (lớp nhất - courssupérieur), tại Trờng tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn

Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hớng ngờicon trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh đợctiếp tục học lên

Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành

ch-ơng trình tiểu học Sau khi nghe tin cha bị cách chứcTri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh khôngtheo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phíaNam Trên đờng từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, NguyễnTất Thành dừng chân ở Phan Thiết ở đây anh xin vàolàm trợ giáo (moniteur), đợc giao dậy một số môn,

Trang 15

đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của ờng Dục Thanh, một trờng t thục do các ông NguyễnTrọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ NguyễnThông, một nhân sĩ yêu nớc) thành lập năm 1907.Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốnsách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc.Lần đầu tiên anh đợc tiếp cận với những t tởng tiến bộcủa các nhà khai sáng Pháp nh Rútxô (Rousseau),Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu) Sự tiếpcận với những t tởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đ-ờng đi ra nớc ngoài.

Tr-Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiếtvào Sài Gòn Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh củaLiên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, nh nhà số 3, đờngTổng đốc Phơng (nay là số 5, đờng Châu Văn Liêm);nhà số 128, Khánh Hội ở Sài Gòn một thời gian ngắn,anh thờng đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen vớinhững thanh niên cùng lứa tuổi ở đâu anh cũng thấynhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục Nguyễn TấtThành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng SàiGòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủtrên tàu Pháp, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thựchiện ớc mơ có những chuyến đi xa

Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành sinh ra vàlớn lên khi nớc ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trởthành một nớc thuộc địa nửa phong kiến Nhân dân bịnô lệ, đói khổ, lầm than Quê hơng có truyền thống đấutranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm Thời gian 10

Trang 16

năm sống ở Kinh đô Huế - trung tâm văn hóa, chính trịcủa đất nớc, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phongtrào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểubiết mới Nhìn lại các phong trào yêu nớc nh phong tràoCần Vơng, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hơng Khê

do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Ducủa cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩathục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thámlãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan ChâuTrinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung

Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối,nhng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đờng đó.Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nớc đầu thế

kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hớngcủa Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết địnhchính xác và táo bạo là xuất dơng tìm đờng cứu nớc

Trang 17

Chơng II

Tìm đờng cứu nớc (1911-1920)

Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn

Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin(Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàngvừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rờicảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc LatútsơTơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn(nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời

Tổ quốc ra đi tìm đờng cứu nớc

Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Ngời đã trảlời một nhà báo Nga rằng:

“Khi tôi độ mời ba tuổi, lần đầu tiên tôi đợcnghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng saunhững chữ ấy”1 Một lần khác trả lời một nhàvăn Mỹ, Ngời nói: “Nhân dân Việt Nam trong

1 Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923.

Trang 18

đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thờng tựhỏi nhau ai sẽ là ngời giúp mình thoát khỏi áchthống trị của Pháp Ngời này nghĩ là Anh, cóngời lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nớc ngoàixem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao,tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”1.

Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đãdừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre)của Pháp Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, đợcchứng kiến ở Pháp cũng có những ngời nghèo nh ở ViệtNam, anh nhận thấy có những ngời Pháp trên đất Pháptốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông D-

ơng

Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn TấtThành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng SácgiơRêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ởnhững bến cảng của một số nớc nh Tây Ban Nha, Bồ

Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan,Rêuyniông… Đến đâu anh cũng thấy cảnh khổ cực củangời lao động dới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân

đạo của bọn thống trị Một trong những cảnh ấy anh đãtrông thấy ở Đaca (Dacar): “Đến Đaca, bể nổi sóng rấtdữ Tàu không thể vào bờ Cũng không thể thả canôxuống vì sóng rất to Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên

bờ bắt những ngời da đen phải bơi ra chiếc tàu Một,hai, ba, bốn ngời da đen nhảy xuống nớc Ngời này đến

1 Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965.

Trang 19

ngời kia, họ bị sóng bể cuốn đi”2 Cảnh tợng đó làm choNguyễn Tất Thành rất đau xót Anh liên tởng một cách

tự nhiên đến số phận của ngời dân Việt Nam, đồng bàokhốn khổ của anh Họ cũng là nạn nhân của sự hung

ác, vô nhân đạo của bọn thực dân Những sự việc nhvậy diễn ra khắp nơi trên đờng anh đi qua, tạo nên ởanh mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhândân các nớc thuộc địa

Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi quaMáctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và

áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nớc Mỹ cuối năm

1912 Tại đây, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranhgiành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn

độc lập nổi tiếng trong lịch sử Anh vừa đi làm thuê

để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những ngờilao động Mỹ Anh đã đến thăm quận Brúclin(Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York) Anh đi

xe điện ngầm đến khu Háclem (Harlem) để tìm hiểu

đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộccủa những ngời da đen

Với mục đích ra đi để tìm hiểu, do vậy, trong thờigian tàu dỡ hàng và lấy hàng, Nguyễn Tất Thành đãtranh thủ lúc rỗi rãi đi xem xét nhiều nơi, từ nhữngkhu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới với những ngôi nhàcao chọc trời ở Niu Oóc đến những ngôi nhà ổ chuột ởkhu Háclem

2 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.23.

Trang 20

Dừng chân ở nớc Mỹ không lâu nhng Nguyễn TấtThành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa

Kỳ Đằng sau khẩu hiệu "cộng hòa dân chủ" của giaicấp t sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao

động rất tàn bạo Anh cảm thông sâu sắc với đời sốngcủa ngời dân lao động da đen và rất căm giận bọn phânbiệt chủng tộc, hành hình ngời da đen một cách man rợ,

mà sau này anh đã viết lại trong bài báo Hành hình kiểu Linsơ.

Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàurời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh Đến nớcAnh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết chomột trờng học, rồi làm thợ đốt lò Công việc hết sứcnặng nhọc, nhng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ thờigian học tiếng Anh

Từ nớc Anh, Nguyễn Tất Thành gửi th liên hệ với

cụ Phan Châu Trinh, lúc này đang ở Pháp, thông báotình hình sinh hoạt, học tập của mình, hỏi thăm tìnhhình ngời thân của cụ Phan Trong th Nguyễn TấtThành cũng bày tỏ và thăm dò ý kiến của cụ Phan vềtình hình thời cuộc

Cuối năm 1913, sau hai tuần nghỉ việc vì bị cảm,Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn ĐraytơnCơớc, đại lộ Đraytơn, khu Oét Ilinh (Drayton Court,Drayton Av., West Ealing), phía tây Luân Đôn

Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyểnsang làm phụ bếp ở khách sạn Cáclơtơn (Carlton), phốHây Makét, một khách sạn sang nổi tiếng ở Luân Đôn

Trang 21

Nguyễn Tất Thành làm việc dới sự điều khiển của vuabếp étcốpphie (Escophier), một ngời Pháp có t tởng tiến

bộ Nguyễn Tất Thành đợc giao nhiệm vụ thu dọn vàrửa bát, đĩa, nồi, chảo, v.v Những ngời giàu có khi ănuống rất lãng phí, bỏ thừa khá nhiều, có khi cả mộtphần t con gà Anh gói lại những miếng ngon đa chonhà bếp Ông étcốpphie chú ý tới việc làm đó và hỏianh: “Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng

Từ đó, ông chuyển anh vào chỗ làm bánh với mức

l-ơng cao hơn

Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dựnhững cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chínhtrị và triết học, tham gia Hội những ngời lao động hảingoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nớc của nhân dânAirơlen Cũng trong thời gian này anh đợc đọc một tờbáo Anh đa tin về ông Terence Mac Swiney, Thị trởngthành phố (Cork), nhà đại ái quốc Airơlen, đấu tranhchống đế quốc Anh, bị bắt Trong tù ông đã tuyệt thực

1 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.29.

Trang 22

Ông nằm nghiêng một phía, không ăn, không cử độnghơn 40 ngày và hy sinh Hàng ngàn ngời Airơlen luvong nối nhau thành hàng dài trên đờng phố Luân Đôn

đa tiễn ông Mac Swiney về yên nghỉ tại Cork NguyễnTất Thành hết sức xúc động và cảm phục tinh thần bấtkhuất của ông: “Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao!Một dân tộc có những ngời nh ông Cúc sẽ không bao giờ

đầu hàng” 1

Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra

ác liệt, tình hình Đông Dơng đang có những biến động,vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anhtrở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trongphong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp Trở lại Pháp, đến Thủ đô Pari, lúc đầu Nguyễn TấtThành ở phố Sarôn (Charonne) trong một thời gianngắn; từ ngày 7 đến 11-6-1919 ở nhà số 10, phốXtốckhôm (Stokholm); ngày 12-6-1919, chuyển đến ởnhà số 56 phố Mơxiên lơ Pơranhxơ (Monsieur le Prince);tháng 7-1919, ở nhà số 6, phố Vila đê Gôbơlanh (Villades Gobelins), quận 13; ngày 14-7-1921, chuyển đến ởnhà số 12, phố Buyô Trong tháng 7-1921, Nguyễn TấtThành chuyển đến nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint),quận 17, một trong những khu lao động nghèo nhất củaThủ đô nớc Pháp Ngày 14-3-1923, anh đến ở nhà số 3,phố Mácsê đê Patơriácsơ

Thời gian đầu khi tới Pari, cha có giấy tờ hợp pháp,

1 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.29.

Trang 23

Nguyễn Tất Thành đợc các đồng chí trong Ban đón tiếpnhững ngời lao động nhập c của Đảng Xã hội Pháp giúp

đỡ Trong khi chờ các đồng chí tìm cho giấy tờ quân dịchhợp pháp, anh phải sống ẩn náu, hạn chế đi lại để tránh

sự kiểm tra của cảnh sát Cuộc sống của anh lúc đó gặprất nhiều khó khăn Vừa hoạt động chính trị, vừa phảikiếm sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho mộthiệu ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xởng đồ cổ mỹ nghệTrung Hoa, nhng anh vẫn kiên trì, hăng say học tập vàhoạt động Anh thờng xuyên gặp gỡ với những ngời ViệtNam ở Pháp, có t tởng và khuynh hớng tiến bộ nh PhanChâu Trinh, Phan Văn Trờng Nguyễn ái Quốc từng bớctham gia vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân

và lao động Pháp

Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gianhập Đảng Xã hội Pháp Khi đợc hỏi vì sao vào Đảng,anh trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tởngcao quý của Đại cách mạng Pháp: "Tự do, Bình đẳng,Bác ái"

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.Ngày 18-6-1919, đại biểu các nớc đế quốc tham giachiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp).Hội nghị này còn gọi là Hội nghị hoà bình Pari, nhngthực chất đó là nơi chia phần giữa các nớc đế quốcthắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhândân các nớc thua trận và các dân tộc bị áp bức Vănkiện chính của hội nghị là Hiệp ớc Vécxây xác định sự

thất bại của nớc Đức và các nớc Đồng minh của Đức,

Trang 24

phân chia lại bản đồ thế giới theo hớng có lợi cho các đếquốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp.

Thay mặt Hội những ngời yêu nớc Việt Nam tạiPháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, PhanVăn Trờng thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam

gửi tới Hội nghị Vécxây Dới bản Yêu sách Nguyễn Tất

Thành ký tên: Nguyễn ái Quốc Đây là lần đầu tiên têngọi Nguyễn ái Quốc xuất hiện Nguyễn ái Quốc tới lâu

đài Vécxây gửi bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghị,

sau đó lần lợt gửi bản Yêu sách đến các đoàn đại biểu các

nớc Đồng minh dự hội nghị Hầu hết các đoàn đại biểu

đều có th trả lời Nguyễn ái Quốc

Bản Yêu sách gồm tám điểm:

1 Tổng ân xá cho tất cả những ngời bản xứ bị án tùchính trị;

2 Cải cách nền pháp lý ở Đông Dơng bằng cách chongời bản xứ cũng đợc quyền hởng những đảm bảo về mặt pháp luật nh ngời Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các

toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức

bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

Trang 25

biết đợc những nguyện vọng của ngời bản xứ1.

Nguyễn ái Quốc còn tự tay viết Yêu sách bằng hai

thứ tiếng: một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể vănvần, nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản chữ Hán

nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện th Anh đến

Nhà in Sácpăngchiê, số 70 phố Gôbơlanh, bỏ tiền túicủa mình thuê in 6.000 bản Yêu sách của nhân dân An Nam để phân phát trong các cuộc hội họp, míttinh,

phát đi nhiều nơi và bí mật gửi về Việt Nam

Thực dân Pháp bắt đầu chú ý tới ngời có tênNguyễn ái Quốc Trong một lần đến theo dõi buổi nóichuyện ở Hội trờng Hooctiquyntơ tại Pari, viên mậtthám Pháp Pôn ácnu (Paul Arnoux) chuyên theo dõingời Việt Nam sống ở Pari, tận mắt chứng kiến Nguyễn

ái Quốc đang phân phát truyền đơn in bản Yêu sách

cho những ngời có mặt, đã phải thốt lên dự cảm: “Conngời thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này cóthể là ngời sẽ đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trịcủa chúng ta ở Đông Dơng”2

Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân

Việt Nam không đợc hội nghị xem xét Đối với d luậnPháp, Yêu sách cũng không có tiếng vang nh mong

muốn, nhng lại tác động mạnh mẽ đến ngời Việt Namtrong nớc và nớc ngoài Một ngời Việt Nam với tên gọi

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.435-436

2 Hồng Hà: Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thanh

niên, Hà Nội, 1976, tr.81

Trang 26

Nguyễn ái Quốc đã dũng cảm đa vấn đề chính trị củaViệt Nam ra quốc tế, đòi cho Việt Nam có những quyềncơ bản chính đáng, thiết thực Đây là dấu hiệu mới củacuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên đờng đi tới

độc lập dân tộc Qua việc bản Yêu sách không đợc chấp

nhận, Nguyễn ái Quốc nhận thấy, nh sau này Ngời đãviết:

"Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợmlớn"1 và "Muốn đợc giải phóng, các dân tộc chỉ

có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực ợng của bản thân mình"2

l-Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, Nguyễn ái Quốcthấy cần phải học viết báo để tố cáo tội ác của thực dânPháp Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội ởPháp đã đa anh đến với hoạt động báo chí Trong hainăm 1919-1920, Nguyễn ái Quốc đã viết 5 bài báo Bài

đầu tiên là Vấn đề bản xứ 3, đăng trên báo Nhân đạo

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 416.

2 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr 33.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 6-10.

Trang 27

thực dân Pháp ở Đông Dơng và tin tởng rằng nhân dântiến bộ Pháp sẽ đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự

do và công lý của nhân dân Việt Nam

Báo Dân chúng (Le Populaire) đăng bài Đông Dơng

và Triều Tiên 1 của Nguyễn ái Quốc Bài báo nhắc đếnsắc lệnh của Thiên Hoàng công bố tại Tôkyô ngày 19-8-

1919 với nội dung định rõ quyền bình đẳng giữa ngờibản xứ Triều Tiên với ngời Nhật trong tất cả các luật lệ.Bài báo so sánh chính sách cai trị của đế quốc Nhật ởTriều Tiên và đế quốc Pháp ở Đông Dơng, nghiêm khắclên án chính sách ngu dân của Pháp và đặt câu hỏi: NớcPháp có thể đối với Đông Dơng ít nhất một cách sángsuốt nh Nhật đối với Triều Tiên không?

Qua các bài báo trên, chúng ta thấy rõ về mặt t ởng, Nguyễn ái Quốc là một ngời yêu nớc tiến bộ, cămthù chủ nghĩa thực dân Pháp Khát vọng của Ngời là

t-đấu tranh giải phóng dân tộc, nhng làm thế nào và đitheo hớng nào để đạt đợc mục đích đó, Nguyễn ái Quốcvẫn còn đang tìm kiếm

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mời Nga,phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triểnmạnh mẽ Đầu năm 1919, Lênin và những ngời theo chủnghĩa Mác ủng hộ lập trờng của Lênin họp đại hội ởMátxcơva, thành lập Quốc tế III - tức Quốc tế Cộng sản.Quốc tế Cộng sản đã kiên quyết ủng hộ phong trào giảiphóng dân tộc ở các nớc phơng Đông Sơ thảo lần thứ nhất những luận cơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 11-14.

Trang 28

địa của Lênin đợc Đại hội lần thứ hai Quốc tế Cộng sản

họp năm 1920 thông qua, đã vạch ra đờng lối cơ bản chophong trào cách mạng ở các nớc thuộc địa và phụ thuộc.Lần đầu tiên trên báo Nhân đạo, ngày 16 và 17-7-1920

đã đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cơng về vấn

đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin Tên đầu bài có

liên quan đến vấn đề thuộc địa lập tức thu hút sự chú ýcủa Nguyễn ái Quốc Trong văn kiện này, Lênin phêphán mọi luận điểm sai lầm của những ngời đứng đầuQuốc tế II về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên ánmạnh mẽ t tởng sô vanh, t tởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ,

đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các đảng cộng sản làphải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nớcthuộc địa và phụ thuộc, về sự đoàn kết giữa giai cấp vôsản các nớc t bản với quần chúng cần lao của tất cả cácdân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến

Luận cơng của Lênin đã chỉ cho Nguyễn ái Quốc con

đờng giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào Saunày, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Ngời nói:

"Luận cơng của Lênin làm cho tôi rất cảm động,phấn khởi, sáng tỏ, tin tởng biết bao! Tôi vuimừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trongbuồng mà tôi nói to lên nh đang nói trớc quầnchúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đaukhổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây làcon đờng giải phóng chúng ta"!

Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc

Trang 29

tế thứ ba"1.

Từ bản Luận cơng của Lênin, Nguyễn ái Quốc đã

tìm thấy phơng hớng và đờng lối cơ bản của phong tràocách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạngViệt Nam Niềm tin ấy là cơ sở t tởng để Nguyễn áiQuốc vững bớc đi theo con đờng cách mạng triệt để củachủ nghĩa Mác-Lênin Quyết tâm đi theo con đờng củaLênin vĩ đại, Nguyễn ái Quốc xin gia nhập Uỷ banQuốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng Xã hội Pháplập ra, nhằm tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tếIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xãhội Pháp họp từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, tạithành phố Tua (Pháp), đã tranh luận gay gắt về việcgia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, thành lập

Đảng Cộng sản, hay giữ nguyên Đảng Xã hội Nguyễn

ái Quốc tham dự đại hội với t cách là đại biểu chínhthức và duy nhất của các nớc thuộc địa Đông Dơng Tại phiên họp buổi chiều ngày 26-12-1920, Nguyễn

ái Quốc đợc mời phát biểu Trong bài phát biểu, Ngờilên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của nó, đãdùng lỡi lê chinh phục Đông Dơng và trong suốt nửathế kỷ, nhân dân Đông Dơng không những bị áp bức vàbóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu

độc một cách thê thảm Bằng những sự thật, Nguyễn áiQuốc tố cáo những sự tàn bạo mà bọn thực dân Pháp

đã gây ra ở Đông Dơng, và cho rằng:

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.127.

Trang 30

"Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiếtthực để ủng hộ những ngời bản xứ bị áp bức", rằng

"Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hộitrong tất cả các nớc thuộc địa đánh giá đúngtầm quan trọng của vấn đề thuộc địa ".Nguyễn ái Quốc kết thúc bài phát biểu bằnglời kêu gọi thống thiết:

"Nhân danh toàn thể loài ngời, nhân danh tấtcả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn pháitả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứuchúng tôi!"1

Tại đại hội lịch sử này, cùng với những ngời cáchmạng chân chính của nớc Pháp, Nguyễn ái Quốc đã

bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III Quốc tế Cộngsản, trở thành một trong những ngời sáng lập ĐảngCộng sản Pháp, và Ngời cũng trở thành ngời cộng sảnViệt Nam đầu tiên Đó là một sự kiện chính trị vôcùng quan trọng trong đời hoạt động cách mạng củaNguyễn ái Quốc và trong lịch sử cách mạng nớc ta.Nếu nh cuộc đấu tranh của Nguyễn ái Quốc tại Hộinghị Vécxây năm 1919 mới là phát pháo hiệu thứctỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chốngthực dân Pháp, thì việc Ngời tham gia sáng lập ĐảngCộng sản Pháp năm 1920 đã đánh dấu một bớc

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 23-24.

Trang 31

chuyển biến quyết định, bớc nhảy vọt, thay đổi về chấttrong nhận thức t tởng và lập trờng chính trị của Ngời:

Từ chủ nghĩa yêu nớc đến với chủ nghĩa Lênin 40năm sau nhìn lại sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã viết:

“Cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ đợc học tập truyềnthống cách mạng oanh liệt và đợc rèn luyệntrong thực tế đấu tranh anh dũng của côngnhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đãtìm thấy chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,

đã từ một ngời yêu nớc tiến bộ thành mộtchiến sĩ xã hội chủ nghĩa”1

Nh vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, là thời kỳNguyễn ái Quốc khảo sát, nghiên cứu để lựa chọn con

đờng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ củabọn thực dân, phong kiến Ngời đã vợt qua ba đại dơng,bốn châu lục á, Âu, Phi, Mỹ Trải qua những thángnăm lao động kiếm sống, thâm nhập đời sống thực tếcủa những ngời lao động nhiều nớc trên thế giới,Nguyễn ái Quốc thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xãhội t bản, anh vô cùng xúc động trớc đời sống khổ cựccủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nớc

Đến một số nớc thuộc địa châu Phi, Ngời thấy rõ ở đâungời dân mất nớc cũng khổ cực nh nhau Bớc đầu anhrút ra kết luận quan trọng là: ở đâu chủ nghĩa t bảncũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu nhân dân lao động

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.241.

Trang 32

cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc

địa đều có một kẻ thù chung là bọn đế quốc thực dân.Anh nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao độngcác nớc đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻthù Sau này anh đã khái quát thành một chân lý:

"Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ cóhai giống ngời: giống ngời bóc lột và giống ngời

bị bóc lột Mà cũng chỉ có một tình hữu ái làthật mà thôi: tình hữu ái vô sản"1

Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đờisống những ngời lao động, phân tích tình hình chính trịthế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn áiQuốc đã lựa chọn con đờng cứu nớc đúng đắn, đó là con

đờng cách mạng vô sản mà sau này Ngời đã đúc kết:

“Muốn cứu nớc và giải phóng dân tộc không cócon đờng nào khác con đờng cách mạng vôsản”2

Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn ái Quốc phùhợp với trào lu tiến hóa của lịch sử, chuyển từ chủnghĩa yêu nớc sang chủ nghĩa cộng sản, đã kéo theo cảmột lớp ngời Việt Nam yêu nớc chân chính đi theo chủnghĩa Mác-Lênin Từ đó chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầuthâm nhập vào phong trào công nhân và phong tràoyêu nớc Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây có một

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 266.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr 314.

Trang 33

ph¬ng híng míi.

Trang 34

Chơng III

Chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản việt Nam

(1920 - 1930)

Trở thành ngời cộng sản, Nguyễn ái Quốc nhận thức

đợc trách nhiệm to lớn của mình là phải mang toàn bộkhả năng và sức lực góp phần cùng Đảng Cộng sản Phápquan tâm hơn nữa đến các dân tộc thuộc địa, bằng một

kế hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệuquả và thiết thực Từ đây, bắt đầu một thời kỳ hoạt độngsôi nổi của Ngời trên các lĩnh vực, đặc biệt là các diễn

đàn, các đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án tội

ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nớcthuộc địa, thức tỉnh nhân dân các nớc thuộc địa, hớng họvào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do

Đánh giá cao sức mạnh của nhân dân thuộc địa vàvai trò của những ngời cộng sản trong việc tập hợp và

tổ chức quần chúng đấu tranh để giành độc lập dân tộc,trong hai bài Đông Dơng, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 14 (4-1921) và số 15 (5-1921) Nguyễn

ái Quốc khẳng định:

"Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, ngời Đông

Trang 35

D-ơng giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét

và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ

đến Bộ phận u tú có nhiệm vụ phải thúc đẩycho thời cơ đó mau đến

Sự tàn bạo của chủ nghĩa t bản đã chuẩn bị

đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cáiviệc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóngnữa thôi"1

Đồng thời, Ngời nhấn mạnh vai trò của cách mạngthuộc địa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vôsản thế giới. Theo Ngời:

"Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bịtàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột

đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không

đáy, họ sẽ hình thành một lực lợng khổng lồ, vàtrong khi thủ tiêu một trong những điều kiệntồn tại của chủ nghĩa t bản là chủ nghĩa đếquốc, họ có thể giúp đỡ những ngời anh emmình ở phơng Tây trong nhiệm vụ giải phónghoàn toàn"2

Sau ngày 14-7-1921, Nguyễn ái Quốc rời số 6, Vila

đờ Gôbơlanh đến ở trong căn phòng rộng 9 m2, gác 2,nhà số 9, ngõ Côngpoanh, quận 17, Pari Mặc dù chậthẹp, nhng nơi đây đã trở thành một trung tâm mới, thuhút những ngời Việt Nam yêu nớc

1,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 28, tr.36.

Trang 36

Sống chủ yếu bằng nghề in phóng ảnh, nhng do việclàm không ổn định, giá sinh hoạt lại đắt đỏ, nên cuộcsống của Nguyễn ái Quốc gặp nhiều khó khăn Đặcbiệt, từ khi thay mặt Hội những ngời Việt Nam yêu nớctại Pháp ký tên vào bản Yêu sách 8 điểm, do có sự can

thiệp của cơ quan an ninh Pháp đối với những chủ hiệu

đã thuê Nguyễn ái Quốc, nên sự tìm kiếm việc làm củaNgời càng khó khăn hơn Để chống lại những đêm mùa

đông giá rét, Nguyễn ái Quốc dùng hơi ấm từ viên gạch(để nhờ cạnh bếp lò của ngời chủ nhà khi đi làm), đếntối về, bọc báo, để xuống giờng cho đỡ lạnh Nguyễn áiQuốc thờng chỉ đi làm buổi sáng, buổi chiều Ngời đến

th viện, hoặc đi dự các buổi míttinh, các buổi nóichuyện chính trị để nâng cao hiểu biết Tại các buổimíttinh, các buổi sinh hoạt chính trị, Nguyễn ái Quốccũng tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận và Ngời th-ờng khéo léo lái sang vấn đề thuộc địa, nhằm lên ánchủ nghĩa thực dân

Ngày 12-12-1921, Nguyễn ái Quốc dự Đại hội

Đảng bộ quận Xen (Seine), nơi Ngời c trú và đợc bầu là

đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ I Đảng Cộng sản Pháp, họp từ ngày 25 đến 30-12-

1921 tại Mácxây Đại hội bầu Nguyễn ái Quốc làm phụtá của Chủ tịch Đại hội Nguyễn ái Quốc phát biểu cám

ơn các đại biểu đã quan tâm đến những ngời bản xứ,qua đó Ngời khẳng định:

"Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản ngời ta mới

Trang 37

thấy tình hữu ái thực sự và quyền bình đẳng,

và cũng chỉ có nó chúng ta mới có thể thực hiện

sự hoà hợp và hạnh phúc ở chính quốc và ở cácthuộc địa"1

Với những hoạt động tích cực tại đại hội, chiều ngày29-12-1921, Nguyễn ái Quốc đợc mời trình bày dự thảo

Nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa

-văn kiện mà Ngời tham gia chuẩn bị Ngời nhấn mạnh:

"Nhng điều mà ngời ta có thể trông đợi ở Đại hộiMácxây, trớc hết là đại hội tán thành nguyên tắcthành lập một cơ quan đặc biệt phụ trách chínhsách về thuộc địa của Đảng, tiếp đó là uỷ quyềncho Ban lãnh đạo thấy rõ: 1 Tiếp tục và mở rộngnhiệm vụ chuẩn bị đã đợc khởi đầu 2 Trình bày

ở đại hội sau của Đảng một luận cơng về thuộc

địa đã đợc nghiên cứu nghiêm túc để đại hộithảo luận đến nơi đến chốn sao cho từ đó Đảng cómột chính sách thuộc địa rõ ràng, có phơng pháp

và thiết thực”2

Sau đại hội, Nguyễn ái Quốc đề nghị Ban lãnh đạo

Đảng thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa, có nhiệm vụgiúp Đảng cập nhật thông tin về tình hình các thuộc

địa, đề xuất các chính sách đấu tranh với giai cấp t sản

và bọn thực dân, thiết thực giúp đỡ và phối hợp đấu

1 Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2006, t 1, tr 148

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 445.

Trang 38

tranh với các dân tộc thuộc địa, v.v ý kiến này đợcchấp thuận và Nguyễn ái Quốc đợc chỉ định tham giaban đó

Tiếp đó, Nguyễn ái Quốc lại đợc cử đi dự Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Pháp, họp

ở Pari, từ ngày 21 đến ngày 24-10-1922 Tại đại hộinày, vấn đề thuộc địa vẫn không có trong chơng trìnhnghị sự Trên diễn đàn của đại hội, Nguyễn ái Quốc lêntiếng phê bình Đảng Cộng sản Pháp cha quan tâm

đúng mức đến vấn đề thuộc địa Theo đề nghị tích cựccủa Nguyễn ái Quốc, Đại hội biểu quyết thông qua: Lời kêu gọi những ngời bản xứ ở các thuộc địa do Ban

Nghiên cứu thuộc địa đệ trình, trong đó nhấn mạnh:

"Vì hoà bình thế giới, vì tự do và sự no ấm củamọi ngời, những ngời bị bóc lột thuộc mọi nòigiống, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranhchống bọn áp bức”1

Sau đó, Lời kêu gọi đã đợc viết rút gọn bằng tiếng

Việt, in thành truyền đơn và bí mật gửi về Việt Nam.Những hoạt động tích cực, có hiệu quả của Nguyễn

ái Quốc tại Đại hội lần I và Đại hội II của Đảng Cộngsản Pháp đã góp phần đánh dấu một bớc tiến mới trongnhận thức và trong hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp

về vấn đề thuộc địa, đồng thời thúc đẩy Đảng Cộng sảnPháp đi đúng t tởng chỉ đạo của Lênin về vấn đề thuộc

địa

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr 460.

Trang 39

Thời kỳ này, Nguyễn ái Quốc tham gia sinh hoạtcâu lạc bộ Phôbua, do Lêo Pônđét (Léo Poldes), một tríthức tiến bộ Pháp sáng lập và lãnh đạo, với nhiều nộidung phong phú và bổ ích Nguyễn ái Quốc tham dựkhá đều đặn các chơng trình, sinh hoạt của câu lạc bộ

và tham gia Hội nghệ thuật và khoa học, Hội nhữngngời bạn của nghệ thuật, Hội du lịch, để có điều kiện đitham quan các bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm,xởng nghệ thuật và nhiều nơi ở Italia, Thụy Sĩ, Đức, để

có điều kiện khảo sát thực tế và tăng thêm sự hiểu biết.Câu lạc bộ Phôbua, nơi Ngời thờng xuyên tham gia sinhhoạt đã tổ chức trình diễn vở kịch Con rồng tre do Ngời

sáng tác, nhằm đả kích ông vua bù nhìn Khải Định, khi

ông ta sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa tại Mácxây 1922)

(6-Tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt và các hoạt

động ngoại khoá của câu lạc bộ Phôbua, nhận thứcchính trị và xã hội của Nguyễn ái Quốc ngày một nângcao Từ những hoạt động phong phú đó, Ngời có điềukiện hiểu sâu sắc hơn về đời sống chính trị, xã hội, về

tổ chức bộ máy của Nhà nớc Pháp, về cuộc đấu tranhcủa giai cấp vô sản Pháp và những bất công trong lòngxã hội Pháp Đồng thời Ngời nhận thức rõ hơn về con

đờng, mục tiêu và những phơng thức để đấu tranh giảiphóng của nhân dân ở các thuộc địa Từ Thủ đô nớcPháp, Ngời đã từng bớc vạch trần những tội ác của chủnghĩa thực dân Pháp trên nhiều báo và tạp chí

Sau khi tiếp thu Sơ thảo lần thứ nhất những luận

Trang 40

c-ơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin,

Nguyễn ái Quốc đã hớng các hoạt động cụ thể của mìnhvào mục tiêu lên án chủ nghĩa thực dân Với nhiều bàiviết, bằng thể loại khác nhau đăng trên các báo Nhân

đạo (L'Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière),

tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste), v.v., Nguyễn

ái Quốc tập trung tố cáo:

- Nền khai hoá giết ngời, tố cáo sự phung phí tiềncủa, sự bóc lột nhân dân thuộc địa của bọn thực dân,

đặc biệt là bộ mặt gian ác của những viên quan thựcdân tiêu biểu nh A Xarô (Bộ trởng Bộ Thuộc địa),Bôđoanh (con rể A Xarô), M Lông, Utơrây nhữngviên quan cai trị khét tiếng tàn ác

- Kêu gọi các đảng cộng sản ở chính quốc phải giúp

đỡ các phong trào đấu tranh giải phóng ở các thuộc địa,bởi theo Ngời thì: “trong các thuộc địa, công nhân đãbắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp”1, song thực

tế “tình trạng thờ ơ của giai cấp vô sản chính quốc đốivới các thuộc địa” vẫn tồn tại Vì vậy, công nhân ở cácnớc chính quốc cần phải giúp đỡ một cách tích cực nhấtphong trào giải phóng của các nớc phụ thuộc, theo đúngnhững lời dạy của Lênin

- Phân tích những điều kiện và chỉ rõ chủ nghĩacộng sản có thể thực hiện đợc ở châu á, đặc biệt là cáchmạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trớc, không hoàntoàn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 1, tr 170.

Ngày đăng: 02/05/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w