1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên niên sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thanh tra

65 597 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Biên niên sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thanh tra

Trang 1

THANH TRA CHÍNH PHỦ

DE TAI KHOA HQC CAP BO TRONG DIEM

“TU TUONG HO CHi MINH VE CONG TAC THANH TRA”

Bién nién sir

CHỦ TỊCH HỊ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC THANH TRA

Chủ nhiệm đề tài: Quách Lê Thanh

Tổng thanh tra

Thanh tra Chính phủ

Trang 2

Năm 1925

Từ “thanh tra” được Nguyễn Ái Quốc sử dụng từ năm 1925 trong tác phẩm lớn, nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” với hai nghĩa “công việc

thanh tra” và “các ngài thanh tra” Tác phẩm lớn viết bằng tiếng, Pháp “Ban án chế độ thực Pháp” của Nguyễn Ái Quốc được những người cùng hoạt động với Người xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp tại Pari năm 1925 Ở Việt Nam, “Bản án chế độ thực Pháp” được xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp vào

năm 1946, năm 1960 được dịch và xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt

Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã dành hắn một chương,

chương VI, để vạch trần, luận tội, kết án tội tham nhũng của bộ máy cai trị thực dân Pháp Trong rât nhiều thủ đoạn tham những trăng trợn, tinh vi của các quan cai trị, thậm chí cả từ “cậu ấm”, “bà lớn” của một giám binh người Pháp cho đến quan toàn quyền Đông Dương › Nguyễn Ái Quốc đã vạch mặt chỉ tên thủ đoạn tham nhũng của cả “các ngài thanh tra” Pháp ở chính

quốc Bằng cách khai khống những việc thanh tra của những công trình

phịng thủ ở thuộc địa, “các ngài thanh tra” Pháp ở tận Pari đã cướp không hàng năm một số tiền lớn bằng 785.168 Phrăng của người đân An Nam

Người viết:

“Hết hành vi điên rồ này đến hành vi điên rd khác đã phung phí đồng tiền mà người dân An Nam khốn khổ đã phải đỗ mồ hôi nước mắt mới kiếm

được

Công việc thanh tra thường xuyên các cơng trình phịng thủ thuộc địa hàng năm tôn cho ngân sách 785.168 Phrăng Thê nhưng các ngài thanh tra thì không bao giờ rời khỏi Pari và đôi với các nước thuộc địa thì các ngài cũng khơng hiều biết gì hơn ông trăng già”

-Hà Chí Minh tồn tập (12 tập) NXB Chinh trị Quốc gia

Hà Nội, 1995 - 1996

Tập 2, trang 68,69 Khoảng năm 1930

Về phương pháp công tác của Đảng, một trong những vấn đề Nguyễn Ái Quốc quan tâm là công tác kiểm tra của các tổ chức Đảng Trong tài liệu “Những thủ đoạn của đế quốc Pháp”, mục “Phương pháp công tác”, Nguyễn

Ái Quốc viết:

Trang 3

“4 Chỉ thị gửi cho chi bộ phải dé hiểu để các đồng chí có thể thảo luận

và nghiên cứu thi hành: không khi nào được dùng mệnh lệnh Phải chú ý kiểm tra công tác của các tổ chức Đảng cấp dưới”

-Toàn tập, Tập 3, tr.569,574 Ngày 20 tháng 4 năm 1931

Nguyễn Ai Quéc viét “Thu gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đơng Dương” để phê bình về cuộc Hội nghị Xứ uỷ Trung và Bac ky, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo một số việc các tô chức Đáng cần làm Sau khi

phân tích một sơ thiếu sót cụ thể của Hội nghị Xứ uỷ Trung và Bắc kỳ như

“từ Đảng viên cho đến các đông chí phụ trách chưa nghiên cứu ky van de”, “không thảo luận một cách thiết thực mà thảo luận một cách tầm chương trích cú”, “khơng thấy đề nghị kế hoạch thiết thực cho mỗi địa phương” Người yêu cầu Đảng phải “Lập chương trình hành động cụ thể trong từng huyện, từng tỉnh”, “Các Ban Chấp uỷ phải quản lý, kiểm soát rất tỉ mỉ việc thi hành các chương trình hành động đó”

Nguyễn Ái Quốc viết:

“Tơi đề nghị:

A Đảng phải:

1 Sửa chữa những sai lầm trên

2.Lập chương trình hành động cụ thể trong từng huyện và từng tỉnh

( }

Các đồng chí phụ trách một vùng hay một t cong tác nào đó phải lập chương trình hành động cho mỗi đồng chí trong mỗi một tổ chức

3 Các Ban Chấp uý phải quản lý và kiểm soát rất tỉ mi việc thi hành

các chương trình hành động đó”

-Tồn lập, tập 3, tr.75

Năm 1939

Một trong tám vấn đề được Nguyễn Ái Quốc đề cập đến trong

“Những Chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt” là Đảng Cộng sản phải kiểm sốt

báo chí

Trang 4

“Ban Chấp hành Trung ương phải kiểm sốt báo chí của Dang để tránh những khuyết điểm về kỹ thuật và chính trị (ví dụ: đăng tiểu sử đồng chí R Báo “Lao động” viết đông chí đó ở đâu, đồng chí đó trở về như thế nào, v.v Báo đó lại đăng và khơng bình luận gì về bức thư của đồng chí này cho rằng chủ nghĩa Tơrôtxki là sản phẩm của tính khoe khoang cá nhân, V.V )”

- Toàn tập, Tập 3,r.136,139

Ngày 3 tháng 9 năm 1945

Chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã quyết định trực tiệp tiệp dân Người việt Thông báo toàn văn như sau:

VẺ VIỆC TIẾP CHUYEN DAI BIEU CAC DOAN THE

Từ năm nay, tơi sẽ rất vui lịng tiếp chuyện các đại biểu của các đoàn thé, như: ˆ

Các báo Việt và Tau, Hoa kiều

Văn hố giới, Cơng chức,

Công giáo, Phật giáo,

Công hội, Nông hội,

Thương giới, , Phụ nữ,

Thanh niên, Nhi đồng,

v Xin chú ý:

1 Gửi thư nói trước, để tơi sắp xếp thời giờ, rồi trả lời cho bà con, như

vậy thì khỏi phải chờ đợi mất cơng

2 Mỗi đồn đại biểu, xin chớ quá 10 vị

3 Mỗi lần tiếp chuyện, xin chớ quá 1 tiếng đồng hồ

Trang 5

Ngay 8 thang 9 nam 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 16/SL đặt ra ngạch “Thanh tra

học vụ” về việc phải đặt ra trong toàn cõi Việt Nam ngạch Thanh tra học vụ để kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ Dân chủ cộng hoà Cử ông Đặng Thai Mai làm Tổng Thanh tra học vụ bậc Trung học, ông Nguyễn Hữu Tảo làm Tổng Thanh tra học vụ bậc Tiểu học tồn

qc

Đầu tháng 9 năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Cách tổ chức các Uỷ ban nhân dân” đăng báo Cứu Quốc số 40, ngày 11-9-1945, chỉ đạo kịp thời về cách tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Uỷ Ban nhân dân các cấp Người chỉ rõ Chủ tịch đứng đầu Uỷ ban có nhiệm vụ “đốc suất, củ soát các Uỷ viên khác”; một Uỷ viên phụ trách xã hội có nhiệm vụ “tỗ chức và giám đốc các

cơ quan y tê, vệ sinh, cứu tê, bài trừ hủ tục”

Hồ Chủ tịch viết:

“Uỷ ban nhân dân (làng, huyện, tỉnh, thành phố) là hình thức Chính phủ trong các địa phương, sau khi khởi nghĩa thắng lợi Toàn thể nhân dân Việt Nam (trừ bọn Việt gian bị tước công quyền) từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, giàu nghèo, Việt Minh hay ngoài Việt Minh, ai cũng có quyền ứng cử hay bâu cử người vào các Uý ban này

Uỷ ban có từ 5 đến 7 người phải cử ra:

1 Một Chủ tịch, đứng, đầu Uỷ ban, có nhiệm vụ đốc suất, củ soát các Uỷ

viên khác, liên lạc với các cấp bộ trên và các tổ chức trong địa phương,

chiêu tập và điều khiển các cuộc họp

{ }

Trước ngày khai hội của Uy ban, ai có điều gì đề nghị, chất vất hay phê bình

cứ gửi cho Chủ tịch ”

Ngày 4 tháng 10 năm 1945

17 giờ 30 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Hội đồng Chính phủ tại Bộ Nội vụ

Trang 6

này, Chính phủ cho rằng có liên quan đến vấn đề phân quyền, và phải do Hiến pháp định đoạt Trong lúc đợi chờ một Hiến pháp, vân đề này có thể giải quyết như sau: Chính phủ giao cho cấp trên quyên xử cấp dưới Bộ Nội vụ lập một (Uỷ) ban Thanh tra hành chính để đi điều tra việc hành chính ở các địa phương Bộ Nội vụ đã cử ra ba người đi thanh tra ở Bắc Bộ Bộ Nội

vụ muốn cử thêm người đi thanh tra nữa, nhưng chưa tìm được người.”

Như vậy, lần đầu tiên do tình hình thực tiễn đặt ra, cuộc họp Chính phủ do Hồ Chủ tịch chủ trì đã nêu lên yêu câu phải thành lập một tô chức thanh tra, giao cho Bộ Nội vụ lập một Uỷ Ban Thanh tra hành chính có nhiệm vụ

điều tra công việc hành chính của các địa phương,

- Bản chụp Biên bản Hội đồng Chính phủ, lưu tại Viện bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm NCKH - TT Thanh tra, Thanh tra Nhà nước"

Đầu tháng 10 năm 1945

Hồ Chủ tịch viết bài "Sao cho được lòng dân", bút danh Chiến Thắng,

đăng trên báo Cứu quốc số 65 ngày 12/10/1945 Về giải quyết đơn kiện của dân, bài báo có đoạn: "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải het sức tránh Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dâu khó đến đâu mặc lòng, những van đề quan hệ tới đời sống của dân Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới”

-Hồ Chí Minh tồn tập, (12 tập) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội(2) 1995, tập 4, trang 47 - 48

Ngày 6 tháng 11 năm 1945

17 giờ 30 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn

về các vận để: Hiến pháp, kiểm tra việc phân phối gạo và tăng gia sản xuất -Bản sao Biên bản Hội đồng Chính phủ,

Trang 7

Ngày 7 tháng 11 năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 56/SL về việc uỷ nhiệm cho Bộ

Quốc dân kinh tế (Nha kỹ nghệ) kiểm soát việc sản xuất giấy, bìa trong tồn cõi Việt Nam; Bộ Tuyên truyền và Cô động được uỷ nhiệm kiểm sốt giấy, bìa nội hóa và giấy, bìa nhập cảng, cùng việc phân phối các sản phẩm kể

trên cho các nơi tiêu thụ

- Bản chụp Sắc lệnh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội 1993- 1996(1), tập 3, trang 60

- Công báo số 9 ngày 17- 11- 1945

Ngày 13 tháng 11 năm 1945

17 giờ 30 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ, nghe báo cáo về tình hình Nam Bộ, các vấn đề Tổng tuyến cử, kiểm duyệt báo chí, đất trồng trọt và tổ chức thanh tra

Về vấn đề thanh tra, Hội đồng Chính phủ đã nhất trí với đề nghị của ông Phạm Ngọc Thạch về việc tô chức Ban Thanh tra của Chính phủ đề phái đi kiêm tra các tỉnh Ban Thanh tra này có quyên đưa những người lâm lỗi ra xử trước Tòa án đặc biệt

Hội đồng Chính phủ thảo luận:

- Ban Thanh tra (thuộc Bộ Nội vụ) đã được thành lập Bộ Nội vụ cần

phải tìm thêm người Ban Thanh tra sẽ có tồn quyền khen thưởng những người làm tốt và xử phạt những người làm sai

- Các Bộ trưởng đề nghị mỗi Bộ sẽ có một Ban Thanh tra; Ban Thanh tra sẽ đặt dưới quyên viên Thanh tra hành chính do Bộ Nội vụ cử

- Ong Phạm Ngọc Thạch có nhiệm vụ thảo một chương trình về cách thức tô chức và hoạt động của Ban Thanh tra

Cuối cùng, về vấn đề thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu:

"Các Bộ trưởng có thể chia nhau mỗi người đi thanh tra một khu gần

Trang 8

nhiều việc thụt két ở một vài công sở Mỗi Bộ có trách nhiệm điều tra va dé nghị với Chính phủ nghiêm trị những người làm bậy"

- Bản gốc Biên bản Hội đồng Chính phủ,

lưu tại trung tâm lưu trữ Quốc gia I1I - Bản sao lưu tại Trung tâm

- Biên niên tiểu sử, tập 3, trang 64- 65

Ngày 14 tháng 11 năm 1945

17 giờ 30 phút, Hồ Chủ tịch dự họp Hội đồng Chính phủ bàn về lập Bộ Canh nông, vấn đề tập hợp nhân tài , thảo luận đề án thành lập Ban Thanh

tra đặc biệt do ông Phạm Ngọc Thạch dự thảo và trình bày

Về đề án lập Ban Thanh tra đặc biệt, Hội đồng Chính phủ thảo luận:

7 Can ban hành một Nghị định thành lập Ban Thanh tra của Chính phủ Mơi khi can, Ban Thanh tra sẽ yêu câu các Bộ cử cán bộ chuyên môn giúp Ban Thanh tra có quyên bắt giữ, cách chức, hoặc giao cho Tòa án đặc biệt xử những người có hành vi vi phạm

- Ban Thanh tra gồm 3 người: Ông Cù Huy Cận, ông Phạm Ngọc Thạch

và một người sẽ lựa chọn sau

- Tòa án đặc biệt cũng sẽ gồm 3 người: Cụ Hồ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ

Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Cũng tại cuộc họp này, Cụ Hồ đề nghị Hội đồng cử một Ban cố vấn để giúp Chủ tịch thu nhận nhân tài Hội đồng tán thành và đã cử các ông Bùi Bằng Đồn, Ngơ Tử Hà, Bùi Kỷ, Lê Đại, giáo sĩ Nguyễn Hữu Từ, bác sĩ Luyện va bon người nữa sẽ cử sau

Hội đồng còn đề nghị, mỗi một tuần Bộ trưởng cần giải thích cho nhân viên những vấn đề cần thiết để nhân viên khỏi hiểu nhâm chính sách của Chính phủ

- Bản góc Biên bản Hội đồng Chính phủ, lưu tại

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia HL

Trang 9

Ngay 19 thang 11 nam 1945

16 giờ 30 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phú để thảo luận về Sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính, việc Ngân hàng, Tài chính, việc đê điều, việc khen thưởng những người hy sinh trang liệt, việc bảo vệ đi tích và lăng tam, quyên giám sát của nhân dân đối với tô chức và hoạt động của chính quyền các câp

Về Tài chính, ơng Phạm Văn Đồng trình Hội đồng ba việc: (1) công chức và giá sinh hoạt, (2) thành lập Ngân hàng công thương, (3) chức danh Thanh tra Tài chính Về chức danh Thanh tra tài chính ơng Phạm Văn Đồng đề nghị cử ông Lê Trần Đức làm Thanh tra Tài chính Hội đồng tán thành

- Bản gốc Biên bản Hội đồng Chính phủ,

lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 21 thắng 11 năm 1945

_9 giờ 30 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ, bàn

về tô chức Ban Thanh tra và nghe các Bộ báo cáo

Về tổ chức Ban Thanh tra, Hội đồng Chính phủ thảo luận và nhất trí về

Dự án Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, theo đó Ban Thanh tra đặc

biệt có nhiệm vụ đi giám sát tật cả các công việc và các nhân viên của các Uy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ

Và công tác của các Bộ, Chính phủ đưa ra một số nguyên tắc trong đó có ngun tắc Chính phủ cần phải kiểm soát và đốc thúc công việc các Bộ Ơng Hồng Minh Giám phụ trách việc nhắc nhở các Bộ trưởng thi hành chương trình của mình

- Bản sao Biên bản Hội đồng Chính phủ,

Trang 10

Ngày 23 tháng 11 năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

1 Sắc lệnh số 63/SL thành lập hai thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uý ban hành chính để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương Hội đồng nhân dân do nhân dan bau ra theo lối phổ thông và trực tiếp, là cơ quan thay mặt cho đân; Uỷ ban hành chính do các Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ Ở hai cấp xã và tỉnh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính; ở cấp huyện và kỳ chỉ có Uỷ ban hành chính

a) Về quyền hạn kiểm soát của Uỷ ban hành chính các cấp, Sắc lệnh qui

định:

- Uỷ ban hành chính xã kiểm sốt các cơ quan chuyên môn cấp xã về

cách thừa hành chức vụ; hòa giải về tất cả các việc; xử các việc vi cảnh,

nhưng chỉ được phạt tiên

- Uỷ ban hành chính cấp huyện thi hành và kiểm soát sự thi hành mệnh lệnh của các cấp trên; kiểm soát các Uỷ ban hành chính xã, các Hội đồng nhân dân xã; kiểm soát các cơ quan chuyên môn vẻ cách thừa hành chức vụ

. Uỷ ban hành chính cấp tỉnh kiểm soát các Uỷ ban hành chính và Hội đồng nhân dân các cập dưới; kiêm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa hành chức vụ

- Uỷ ban hành chính cấp kỳ kiểm soát các Uỷ ban hành chính và Hội đồng nhân dân cấp dưới; kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa

hành chức vụ

b) Về cách làm việc, Sắc lệnh qui định:

- Trừ những trường hợp đặc biệt phải họp kín, cịn thì Hội đồng nhân dân xã, Hội đồng nhân dân tỉnh họp công khai Dân trong xã, trong tỉnh có quyền dự thính nhưng khơng có quyền chất vấn

- Các Uỷ ban hành chính bao giờ cũng họp kín

2 Sắc lệnh số 64/SL về việc Chính phủ thành lập ngay một Ban Thanh

tra đặc biệt, có sự uy nhiệm để thực hiện nhiệm vụ giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân, các cơ quan Chính phủ; và qui định quyền hạn của Ban Thanh tra này

Trang 11

- Điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát;

- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Tòa án

đặc biệt xét xử;

._“ Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra

đề lập một hỗ sơ mang một phạm nhân ra Tòa án đặc biệt;

_ 7 Ban Thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban bố Sắc lệnh nay;

- Ban Thanh tra có quyền đề nghị Chính phủ những điều cần sửa đổi

trong các cơ quan

Ngoài ra, Điều 3 Sắc lệnh còn qui định việc thiết lập một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay Các cơ quan của Chính phủ do Ban Thanh tra truy tố; tại Sắc lệnh cũng qui định cách tổ chức và quyên hạn của Toà án này

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm Ngày 27 tháng 11 năm 1945

17 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ tại Bộ Nội vụ bàn về các vấn đề: tiếp tế gạo, lập Ban Thanh tra đặc biệt và công tác

ngoại giao

Về Ban thanh tra đặc biệt, biên bản ghỉ: “Chính phủ cần phải cử ngay

người đi thanh tra Ngày mai Hội đông sẽ thảo luận thêm”

- Bản sao Biên bản Hội đồng Chính phủ, lưu tại Bảo tàng Hồ Chỉ Minh

- Biên niên tiểu sử, tập 3, trang 76 Ngày 31 tháng 12 năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 80/SL về việc cử cụ Bùi Bằng

Trang 12

Cụ Bùi Bằng Đoàn được Hồ Chủ tịch cử giữ chức Trưởng Ban Thanh

tra đặc biệt

Hồ Chủ tịch gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho cụ Bùi Bằng Đoàn và ông Cù Huy Cận Người căn dặn :" Ban Thanh tra không cần nhiều người, lúc này hai người là đủ: một vị cao tuổi có tiếng liêm khiết của triều đình cũ, là cụ Bùi; một người thanh niên hăng hái, mà trong nước ai cũng biết tiếng là chú

Người già, người trẻ dựa vào nhau mà làm việc, nhất định thanh tra sẽ làm

tốt, và cân làm ngay”

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tai Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 17- 19

Ngày 10 tháng 01 năm 1946

Nói chuyện với nơng dân và điền chủ tỉnh Hưng Yên, Hồ Chủ tịch nói:

"Nước ta hồi Pháp thuộc, bọn thực dân Pháp lấy tiền quï để đắp đê, nhưng

chúng chỉ bỏ vào việc đấp đê rất ít, cịn bỏ vào túi chúng Bây giờ ta được

độc lập, công việc đắp đê không phải là việc riêng của Chính phủ mà là của tất cả mọi quốc dân Dân chúng có quyền kiểm sốt việc làm để đề phòng những việc những lạm có thể xảy tới"

Toàn tập, tập 4, trang 154

Ngày 1Š tháng 01 năm 1946

Hồ Chủ tịch trực tiếp viết Giấy chứng nhận và Giấy giới thiệu ông Cù

Huy Cận là Thanh tra đặc biệt của Chính phủ với các địa phương dé tạo

thêm uy tín và điều kiện hoạt động thuận lợi cho Ban Thanh tra đặc biệt Giấy chứng nhận viết: "Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam chứng nhận răng ông Cù Huy Cận, Bộ trưởng Bộ Canh nông, là Thanh tra đặc biệt của Chính phủ"

Giấy giới thiệu ghi rõ: "Nay cử Thanh tra Cù Huy Cận - Đặc phái viên

của Chính phủ đi công tác tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Nam Bộ đề điêu tra

về tình hình ruộng đất, yêu cầu các cơ quan, đồn thể của Chính phủ hết sức

Trang 13

Giấy giới thiệu được viết thành hai bản, một bản bằng chữ Quốc ngữ và một bản băng chữ Hán Cả hai bản đều được đóng dấu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký

- Bản chụp Giấy chứng nhận, giấy giới thiệu

lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh;

- Ban photocopy lu tai Trung tam

- Lich ste Thanh tra Viét Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang] 9

Ngày 03 tháng 5 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

- Sắc lệnh số 57/SL qui định tổ chức bộ máy của các Bộ của Chính phủ Việt Nam Ở mỗi Bộ có Bộ trưởng và Thứ trưởng, một Văn phòng, các Nha

chuyên môn, một cơ quan Thanh tra và một Ban cô vấn

Về cơ quan thanh tra, Sắc lệnh qui định: Nếu cần, mỗi Bộ có thể đặt ra

một Nha thanh tra Tổng Thanh tra và các Thanh tra do Sắc lệnh bỗ nhiệm theo dé nghị của Bộ trưởng trình Hội đồng Chính phủ thơng qua Nha thanh tra có nhiệm vụ kiểm soát về mọi phương điện đối với công việc của các cơ quan các cấp thuộc Bộ

- Sắc lệnh số 59/SL cử các vị Huỳnh Thúc Kháng (đại biểu Chính phủ), Bùi Bằng Đồn (Thanh tra đặc biệt), Vũ Trọng Khánh (Tham phan) vào Hội đồng Phúc thâm đặt tại Bộ Nội vụ (theo Điều 10, Sắc lệnh số 40/SL, ngày 29/3/1946 về bảo vệ tự do cá nhân)

- Bản chụp Sắc lệnh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh -Bản sao lưu tại Trung tâm

- Biên niên tiểu sử, tập 3, trang 192

Ngày 06 tháng 5 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh Số 61/SL về tổ chức của Bộ Quốc

Trang 14

các phòng sự vụ, một Ban Thanh tra, một Ban cố vấn kinh tế và 5 Nha

chuyên môn

- Bản chụp Sắc lệnh, lưu tại Bảo tàng Hỗ Chỉ Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Công báo ngày 8- 6- 1945 Ngày 29 tháng 5 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL ấn định tổ chức Bộ Tài

chính gồm: Văn phòng, các phòng sự vụ, các nha chuyên môn, các cơ quan phụ thuộc, Nha Thanh tra Tài chính và Ban cô vân chuyên môn

Điều 6 Sắc lệnh qui định: Nhiệm vụ của Nha thanh tra Tài chính sẽ do

một nghị định qui định Nha thanh tra Tài chính đặt dưới qun Tơng Thanh

tra Tài chính

- Bản chụp Sắc lệnh, lưu tại Bảo tầng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 30 tháng 5 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 87/SL về việc cử ông Đào Thiện

Thi, kỹ sư nông học, giữ chức Tông Thanh tra các Nha của Bộ Canh nơng

- Bản góc Sắc lệnh, lưu tại Bảo tàng Hà Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 1 tháng 10 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 191/SL thiết lập ở Bộ Nội vụ một

Nha Thanh tra Hành chính và Chính trị Nha này gồm có những viên Thanh tra đặt đưới quyền chỉ huy của một vị Tổng Thanh tra

Trang 15

Ngay 31 thang 10 nam 1946

Chủ tịch Hề Chí Minh đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I họp tại Thủ đô Hà Nội Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ đã trả lời chất vấn về chính sách ngoại giao, việc ký Tạm ước

14-6, việc các Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh tự ý bỏ đi

Trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về vấn đề liêm khiết của

Chính phủ, Hồ Chủ tịch nói: “Về vấn đề liêm khiết của Chính phủ thì Chính

phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí

Minh cho đến những người làm việc ở các Uỷ ban làng đông lắm Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương Và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng

pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết”

Nửa đêm cùng ngày, thay mặt Chính phủ Hồ Chủ tịch tuyên bố từ chức Quốc hội chấp thuận từ chức của Chính phủ, sau đó nhất trí uỷ nhiệm cho người đứng ra thành lập Chính phủ mới

Bác Hồ trở lại diễn đàn cảm ơn sự tín nhiệm của Quốc hội rồi nói:

“Lần này là lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tơi phụ trách Chính phủ một lần nữa Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội uỷ cho tôi hay ai cũng phải cô găng mà làm Tôi xin nhận

Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới

rằng: Hồ Chí Minh khơng phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng

quan phát tài

Chính phủ sau đây phải là Chính phủ tồn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài, không đảng phái Tuy trong quyết định khơng nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc đân, trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết.”

Trang 16

Ngày 9 tháng 11 năm 1946

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Bản Hiến

pháp năm 194ó, lịch sử đã ghi nhận Chủ „tịch Hồ Chí Minh là tác giả' và chứa đựng những tư tưởng lớn của Người? đã được Quốc hội (khoá I) thảo luận và thông qua tai ky hop thứ II ngày 9 tháng 11 năm 1946 Một trong những thành quả to lớn nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hề Chí Minh tổ chức lãnh đạo là đã đánh đổ, đập tan bộ máy cai trị của thực dân Pháp và triều đại nhà Nguyễn, đã thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do toàn thể nhân dân Việt Nam làm chủ - nhân dân có quyền và nghĩa vụ bầu ra, giám sát kiểm tra và bãi miễn các đại biểu do mình đã bầu ra Nhân dân có quyền lập hiến

Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định:

- “Nước Việt nam là nước Dân chủ Cộng hoà

Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” (Điều thứ nhất);

-“Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo Điều thứ 41 và 61.” (Điều thứ 20)

-“Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.” (Điều thứ 21)

-“Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe

Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết định của Nghị viện

Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.”

(Điêu thứ 30);

-Về sửa đổi Hiến pháp: “Những điều | thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn đân phúc quyết” (Điều thứ 70)

-Hién pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt

Nam

NXP Chính trị quốc gia, Hà Nội — 1998, trang 392,394,393

}* Xem “Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam”, NXB Chính trị

Trang 17

Ngày 26 tháng 11 năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh Số 225/5L cử ông Nguyễn Văn Hiểu, Giáo sư hạng nhất bậc Tiểu học, nguyên Đồng lý Sự vụ giữ chức Tổng

Thanh tra Trung học Bộ Quốc gia Giáo dục

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Ban sao lưu tại Trung tâm

Ngày 17 tháng 12 năm 1946

Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 236/SL cử ông Bùi Hiệp, Thanh tra Lao động khu Duyên Hải Bắc Bộ sung chức Tông Thanh tra Lao động, Giám độc

Ban Thanh tra và hành chính Bộ Lao động

-Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chỉ Minh

Ngày 20 tháng 2 năm 1947

Lần đầu tiên đến thăm tỉnh Thanh Hoá sau ngày độc lập, trong bài nói

chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào của tỉnh Thanh, Hồ Chủ tịch

bày tô mong muốn đồng bào hãy giúp đỡ, phê bình, giám sát cơng việc Chính phủ

Người nói: “Chính phủ Cộng hồ Dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng Dân là chủ, Chính phủ phải là đây tớ Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có qun đuổi Chính phủ Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi

Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên cịn có nhiều khuyết

điểm

Có người làm quan Cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh

thân phì gia’ Từ một năm nay, nội loạn”, ngoại xâm không lúc nào không

có, nên cịn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ Trung ương khơng làm được Có nhiều cái biết là hay, nhưng cịn việc gấp thì phải làm gấp cái đã

Xin đồng bảo hãy phê bình, giúp đỡ, giám sát các cơng việc Chính phủ

Cịn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đơng bào nguyên lượng Vì

Trang 18

nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một đất

nước 80 năm nơ lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có

cỏ, muốn nhỗ cỏ thì phải vài ba giờ mới xong”

-Toan tập, Tập 3, trang 60,61

Ngày 18 tháng 7 năm 1947

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 299/5L, điều Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, nguyên Khu trưởng chiến khu IV, về phụ trách Thanh tra Bộ

đội quốc gia Việt Nam

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu lại Trung tâm

Ngày 04 tháng 8 nam 1947

„ Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 231/SL bỗ nhiệm cụ Tôn Đức

Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, giữ chức Thanh tra đặc biệt toàn quốc Bên cạnh Ban Thanh tra đặc biệt, Chính phủ còn cử các Đặc phái viên

Chính phủ hoạt động có tính cách như một cơ quan Thanh tra của Chính phủ

Theo qui định của Hội đồng Chính phủ, nhiệm vụ chủ yếu của các Đặc

phái viên Chính phủ là:

- Kiểm tra các công việc của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan hành chính địa phương;

- Chỉnh đến các cơ quan hành chính địa phương cho được thống nhất;

- Giải quyết với Uỷ ban nhân dân địa phương các vấn đề thường, trừ

những việc có tính cách quan trọng phải báo cáo Chính phủ;

- Liên lạc giữa Chính phủ và các Uỷ ban nhân dân địa phương; - Thu nạp các đơn từ khiếu nại hoặc nguyện vọng của nhân dân;

- Đi thăm bộ đội và các mặt trận, kiểm tra tình hình quân sự

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí

Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945-1995

Trang 19

Ngay 10 thang 10 nim 1947

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc làm tài liệu

tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong cho cán bộ, đảng viên Trong tác phẩm này, Người đã chỉ rõ vai trò quan trọng của cơng tác kiểm sốt, cách kiểm soát Người chỉ rõ vai trị quan trọng của cơng tác, kiểm tra, kiểm soát:

Lãnh đạo và kiểm soát:

"Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng”

Câu đó nghĩa là gì?

Nghĩa là: người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên hiểu thấu Sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn Vì vậy, ngồi kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh

nghiệm của đảng viên, của dân chúng, đề thêm cho kinh nghiệm của mình

Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng

Nghĩa là phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người "không quan trong”

Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào?

Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh

Lãnh đạo đúng nghĩa là:

- Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng;

- Phải tổ chức sự thi hành cho đúng Mà muốn vậy, khơng có dân chúng giúp sức thì khơng xong;

7 Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có

quân chúng giúp mới xong

Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các Nghị quyết có được thi hành khơng, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát

Tat cả nhân viên Nha Thanh tra tài chính có nghĩa vụ phải giữ bí mật

nhà nghề đôi với các tài liệu thu thập được trong khi thi hành nhiệm vụ

Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra

Trang 20

Song, muốn kiểm sốt có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc kiểm

sốt phải có hệ thống, phải thường làm Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín

Kiểm sốt cách thế nào?

Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo

cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ

Vì 3 điều mà cần kiểm soát như thế:

- Có kiểm sốt mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu;

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan;

- Mới biết rõ ru điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh, quyết định

Kiểm soát có hai cách: một cách là từ trên xuống Tức là người lãnh đạo kiêm soát kêt quả những công việc của cán bộ của mình

Một cách nữa là từ đưới lên Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự

sai lâm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lâm đó, Cách này là cách tôt nhật để kiểm soát các nhân viên

Bat ky cơng tác gì, chiến tranh, sản xuất, giáo dục, kiểm soát, v.v., cơ

quan lãnh đạo cập trên cần phải kinh qua những người phụ trách chung của cơ quan lãnh đạo cấp dưới, mỗi khi có việc gì liên quan đến một ngành hoạt động nào đó thuộc cấp dưới Có như thế, mới đạt được mục đích phân cơng mà thống nhất

Thí dụ: việc kiểm soát cán bộ trong một trường học Nếu người lãnh

đạo động viên số đông hoặc tất cả nhân viên và học sinh trong trường tham gia công việc kiểm soát, mà nhân viên trong ban kiểm tra cấp trên chỉ biết chỉ đạo đúng, theo cách "lãnh đạo liên hợp với quần chúng", thì việc kiểm soát nhất định kết quả tốt

-Bản chụp sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Bản sao hưu tại trung tâm Ngày 01 tháng 01 năm 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 103/SL bãi bỏ chức Tổng Thanh tra Lao động, Giám đốc Ban Thanh tra và hành chính Bộ Lao động chiều theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động, giữ ông Bùi Hiệp giúp việc trong thời kỳ kháng chiến

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hà Chí Minh

Trang 21

Ngay 20 thang 1 nim 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 107/SL bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Thiết Hùng làm Tổng Thanh tra và ơng Trần Tử Bình làm Phó Tổng Thanh tra Qn đội tồn qc

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 25 tháng 1 năm 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 119/SL đổi Phòng kiểm tra trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam thành Cục Tổng Thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là: kiểm tra việc chấp hành các mệnh lệnh quân sự, chính trị; chấp hành kỷ luật quân đội; đề nghị thưởng, phạt, thuyén chuyền cán bộ

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 29 Ngày 14 tháng 4 năm 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

- Sắc lệnh số 158/SL cử ông Vũ Ngọc Khuê, Tổng Giám đốc Nha thuế trực thu kiêm chức Quyền Tổng Thanh tra Tài chính, Bộ Tài chính

- Sắc lệnh số 159/SL, qui định nhiệm vụ của Nha Tổng Thanh tra Tài chính, Tông Thanh tra, các Thanh tra

Nha Tổng Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ:

1 Chấn chỉnh và hợp lý hóa cơng việc kế tốn của các cơ quan các cấp; 2 Thanh tra, kiểm soát việc thi hành thể lệ kế tốn và tài chính của các cơ quan trực tiệp hay gián tiếp dưới quyền điêu khiên của Chính phủ;

3 Điều tra những việc có liên can đến vấn đề tài chính, kế tốn và lập biên bản;

Trang 22

Téng Thanh tra Tài chính và các Thanh tra Tài chính, được uỷ nhiệm của Tổng Thanh tra Tài chính khi thi hành nhiệm vụ, được hưởng đặc quyền tài phán ấn định trong Sắc lệnh số 9/SL ngày 24/1/1947; định đoạt sự truy tố nói trong Sắc lệnh trên thuộc quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính

Khi tiến hành thanh tra, “Tổng Thanh tra Tài chính có quyền: u cầu kiểm sốt tất cả các giấy tờ số sách tài liệu kế tốn và tài chính cân thiết, trừ những tài liệu thuộc phạm vi ngân sách đặc biệt quốc phịng; có thể truy tố đối với những người từ chối việc cung cấp các loại tài liệu nói trên về tội "ngăn cản nhà chức trách trong khi thừa hành chức vụ"; phải giữ bí mật nhà

nghề đối với các tài liệu thu thập được trong khi thi hành công vụ

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm Ngày 26 tháng Š năm 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 182/SL bổ nhiệm ông Đồng Sỹ Hiên giữ chức Tổng Thanh tra Bộ Canh nông thay ông Đào Thiện Thi được phép từ chức

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm Ngày 08 tháng 6 năm 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 197/SL qui định việc bỗ nhiệm Tổng Thanh tra và Thanh tra các Bộ: Tống Thanh tra do Sắc lệnh của Chủ

tịch Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng; Thanh tra do Nghị định của Bộ trưởng bổ nhiệm

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Ban sao luu tai Trung tâm

Ngày 1Š tháng 9 nam 1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định cử một Phái đồn của Chính phủ

do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Trưởng đoàn vào Nam bộ uý lạo đồng bào

và chiên sĩ, kiêm tra các công việc kháng chiên và hành chính

Trang 23

Ngay 30 thang 11 nam 1948

Hồ Chủ tịch viết bài “Một việc ma các co quan lãnh đạo cần thực hành ngay”, ký bút danh X.Y.Z đăng trên báo Sự thật, số 103, đề cập đến công tác kiêm tra

Bài báo chỉ rõ: Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, nhưng khi

đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là

do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn cán bộ và do công tác kiểm tra Nếu ba điều ấy làm khơng tốt, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích Để công việc kiểm tra đạt kết quả, phải có cách kiểm tra và cán bộ kiểm tra Có kiểm tra mới huy động được tỉnh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời

Cách kiểm tra: (1) phải có hệ thống, nghĩa là khi đã có Nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thi hành Nghị quyet ấy; (2) phải đi đến tận nơi; (3) phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình "Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra " Người nhắn mạnh: "Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra mới đủ kinh nghiệm và oai tín Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi kiểm tra

Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra

khéo về sau khuyêt điềm nhất định bớt đi

Song, muốn kiểm sốt có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc kiểm sốt phải có hệ thống, phải thường làm Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín

Kiểm sốt cách thế nào?

Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo

cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chơ

Vì 3 điều mà cần kiểm soát như thế:

- Có kiểm sốt mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu;

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan;

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh, quyết định

Kiểm soát có hai cách: một cách là từ trên xuống Tức là người lãnh

Trang 24

Một cách nữa là từ dưới lên Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó Cách này là cách tốt nhất để kiếm soát các nhân viên

Bất kỳ cơng tác gì, chiến tranh, sản xuất, giáo dục, kiểm soát, v.v., cơ quan lãnh đạo câp trên cần phải kinh qua những người phụ trách chung của cơ quan lãnh đạo cấp dưới, mỗi khi có việc gì liên quan đến một ngành hoạt động nào đó thuộc cấp dưới Có như thể, mới đạt được mục đích phân cơng mà thống nhất

Thí dụ: việc kiểm soát cán bộ trong một trường học Nếu người lãnh

đạo động viên số đông hoặc tất cả nhân viên và học sinh trong trường tham gia công việc kiểm soát, mà nhân viên trong ban kiểm tra cấp trên chỉ biết chỉ đạo đúng, theo cách "lãnh đạo liên hợp với quần chúng", thì việc kiểm soát nhất định kết quả tốt

Còn ở trong Đảng, khi khai hội, các đáng viên nghe những người lãnh đạo báo cáo công việc, các đảng viên phê bình những khuyết điểm, cử hoặc khơng cử đồng chí nọ hoặc đồng chí kia vào cơ quan lãnh đạo Đó là kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ tập trung, phê bình và tự phê bình, những nguyên tắc mà Đảng phải thực hành triệt đề

Ở quần chúng, khai hội, phê bình, tự phê bình và bày tỏ ý kiến, bầu cử các uỷ ban, các hội đồng,.v.v ; đó là những cách quần chúng kiểm soát những người lãnh đạo "

-Toàn tập, tập 2, trang 520 - 521

Ngày 17 tháng 3 năm 1949

Đọc lá đơn đề ngày 2/3/1949 của một công dân làm nghề dệt ở xã Hòa Xa, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây), khiếu nại về việc bị

phạt vì đã đưa một số vải lên Phú Thọ bán, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê như

sau: "Giao địa phương xét lại Nêu thật là vải họ tự dét, không phải hang lậu, thì phải trả lại tiên cho họ”

Văn phòng Chủ tịch Chính phủ đã làm Công văn chuyển và yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết khiêu nại của công dân theo chỉ đạo của Bác Hô

-Bản sao Công văn của Văn phòng Chủ tịch Chính phủ,

Trang 25

Thang 3 nam 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm cán bộ của nhiều ngành, nhiều cơ quan Đảng, Chính phủ, Công an, Quân đội do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng đoàn với cương vị là Đặc phái viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xem xét lại "vụ án oan H.122" sau khi Người nhận được đơn thư kêu oan của nhiều cán bộ và quần chúng Kết quả Đoàn thanh tra đã giải oan cho hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt và giam giữ oan sai, trong đó có ơng Võ Q Hn, một kỹ sư yêu nước từ Pháp về nước tham gia kháng chiến

-Lich ste Thanh tra Viét Nam 1945 - 1995 (Sơ thảo), trang 52

Ngay 01 thang 6 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài nhan đề Thế nào là Liêm, ký bút danh Lê Quyêt Thang, đăng trên báo Cứu quôc, số 1257

Bài báo nêu rõ:

Liêm là trong sạch, không tham lam

Ngày xưa, đưới chế độ phong kiến, những người làm quan khơng đục kht dân, thì gọi là Liêm, chữ liêm ây chỉ có nghĩa hẹp

Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đêu phải Liêm Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm Cũng như Kiệm phải đi đôi với chữ Cân Có Kiệm mới Liêm được

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên là

Bat Liêm

Người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm

của công làm cửa tư; dìm người giỏi dé giữ địa vị, danh tiếng của mình đều là Bắt Liêm

Sau khi viện dẫn câu nói của Mạnh Tử: "Ai cũng tham lợi thì nước sẽ

nguy”, Bác Hồ nhắn mạnh: Đề thực hiện chữ Liêm, cân có tuyên truyền và

kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên trên

Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyển mà thiếu lương tâm là có địp đục khoét, có dịp ăn của đút, có địp "dĩ cơng vi tư"

Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho

A

Trang 26

"Quan tham vì dân dại" Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì

"quan" dù khơng liêm cũng phải hố ra Liêm

Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ để

giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm"

-Toàn tập, tập 5, trang 640 - 641

Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 6 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ, một trong những

nội dung họp là xem xét q trình thực hiện cơng tác thanh tra trong những năm qua Hội đồng Chính phủ nhận thấy do điều kiện mới bước vào kháng chiến, công tác thanh tra của Ban Thanh tra đặc biệt tạm thời ít hoạt động hoặc hoạt động chủ yếu là động viên, hướng dẫn nhân dân và các cấp chính quyền tổ chức kháng chiến và sản xuất Ban Thanh tra đặc biệt đã đóng gop to lớn, kịp thời vào công cuộc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyển cách mạng Ban Thanh tra đặc biệt chỉ có tính tạm thời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Tình hình hiện nay địi hỏi hoạt động thanh tra thường xuyên và đúng chức trách của cơ quan Thanh tra Nhà nước Hội đồng Chính phủ đề nghị người đứng đầu tổ chức thanh tra, tức Tổng Thanh tra phải là người có tên tuổi, uy tín và đanh vọng

-kịch sử Thanh tra Việt Nam 1045 - 1995

(Sơ thảo), trang 38- 39

Ngày 18 tháng 6 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 50/SL vẻ tổ chức Bộ Quốc phòng Trong Bộ Quoc phòng có một đồn Thanh tra do một Tông Thanh tra điều khiển và các Thanh tra giúp việc Tổng Thanh tra Quân đội và các Thanh tra Quân đội thuộc quyền sử đụng của ông Tổng Tư lệnh

Ngày 25 tháng 7 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ, theo chương trình

nghị sự có những nội dung: Báo cáo tình hình thế giới và trong nước, cử vị Phó Thủ tướng, kiểm điểm sự thi hành các quyết nghị của Hội đồng Chính phủ lần trước và thảo luận một số vấn đề như quân sự, nội chính, kinh tế tài

Trang 27

‹ Về nội chính: Chính phủ thảo luận (L) xét lại quyền bãi miễn của Hội đồng nhân dân đôi với Uý ban kháng chiên hành chính, (2) vân đê thanh tra các Bộ

Về văn hoá xã hội: thảo luận tổ chức Thanh tra Lao động

-Bản sao Biên bản và chương trình Nghị sự họp Chính phú lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III Ban sao lưu ở Trung tâm Ngày 02 tháng 8 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 89/SL, bãi bỏ chức Tổng Thanh

tra Bộ Canh nông theo Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban

Thường trực Quốc hội thảo luận

- Bản chụp Sắc lệnh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 13 tháng 8 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 95/SL vẻ việc thành lập ngạch

Thanh tra Lao động và Kiêm soát Lao động Thanh tra Lao động có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu các điều kiện làm việc của công nhân, các điều kiện tuyển

mộ và phân phôi nhân công;

- Thi bành và kiểm soát sự thi hành các luật lệ lao động;

- Mỡ các cuộc điều tra có mục đích bảo vệ quyền lợi của công nhân;

- Dàn xếp những sự xích mích xảy ra giữa chủ hay cơ quan dùng công

nhân và công nhân;

- Khi công nhân yêu cầu, thay mặt công nhân đứng kiện hay bị kiện trong mọi trường hợp có liên quan đến việc thi hành những điều khoản của

luật lệ lao động;

- Đề nghị những sự cải cách về luật lệ lao động;

- Điều khiển các kiểm soát lao động

Trang 28

- Ra vào các nơi làm việc dé làm phận sự kiểm soát và điều tra sau khi đã cho người chủ hay người phụ trách điêu khiên những nơi đó biết trước

mình sẽ đên;

- Lập biên bản những điều trái với các luật lệ lao động hiện hành

Đối với các xí nghiệp cơng và tư có tính chất quốc phịng thì do các Thanh tra và Kiểm soát Lao động đã được Bộ Quốc phòng đề cử qua sự bổ nhiệm của Bộ Lao động

Các Thanh tra Lao động phải tuyên thệ không được tiết lộ những bí mật chế tạo và những phương thức tổ chức chuyên nghiệp mà họ được biết trong khi thừa hành chức vụ Viên chức nào không giữ trọn lời thể thì bị phạt từ

một tháng đến một năm tù và từ 1.000 đến 10.000 đồng, có thể phải bồi

thường tốn hại theo luật định Nếu sự tiết lộ có phương hại đến độc lập của quốc gia thì sẽ bị truy tố trước Tòa án quân sự

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Đầu tháng 10 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ, có nội dung tiếp tục thảo luận các vấn đề sau đây đã ghi vào chương trình Nghị sự: (1) Tình hình thế giới và trong nước, (2) Tình hình quân sự, (3) Tổ chức các Bộ, (4) vấn đề Thanh tra, (5) Hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10, (6) Tổ chức Tư pháp Nam bộ, (7) Khám nhà ban đêm, (8) Đổi điều 4 Sắc lệnh 33, (9) Toà án bình Nam bộ, (11) Quyền ra chỉ thị cho các UBKHHC trong lúc tác chiến về phương diện quân sự, (12) Kế tốn thành tích, (13) Uý ban xí nghiệp, (14) Việc bảo vệ đê điều, (15) Quy định quyền chữa bệnh và quyền bán thuốc Âu Mỹ, (16) Bệnh binh và thương binh, (17) Vấn để ngoại giao, (18) Giấy bác mới, (19) Phụ cấp gạo, đất cho công chức, (20) Các Bộ nghiên cứu uỷ quyền

cho các UBKHHC Nam Bộ, UBKHHC Nam Trung Bộ, (21) Và phương

pháp làm việc và (22) Chuẩn bị báo cáo cuối năm

Trang 29

1.C4n phan biét céng viéc kiém tra 14 céng viée thudéng xuyén cua

những người phụ trách Công việc thanh tra có tính cách đứng trên mà xem xét công việc của một bộ phận

2 Do vậy chỉ đặt cơ quan Thanh tra ở Chủ tịch Phủ và các Bộ

- Bản sao Biên bản Hội đồng Chính phú lưu tại Bảo tàng Hồ Chỉ Minh

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 39 Ngày 18 tháng 12 năm 1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

1) Sắc lệnh số 138b/SL về việc (1) bãi bơ Sắc lệnh số 64/S§L ngày

23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, và (2) thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tướng Phủ gồm: 1 Tổng Thanh tra, 1 Tổng Thanh tra Phó, 3 Thanh tra

Ban Thanh tra của Chính phủ có nhiệm vụ:

a Xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ;

_ 6 Thanh tra các Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức vê phương diện liêm khiết;

c Thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Ban Thanh tra của Chính phủ có

các quyên hạn sau:

a Phạm vi thanh tra: các cơ quan của Chính phủ;

b Chất vấn các Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức,

đòi hỏi tài liệu và số sách cân thiết cho công việc thanh tra;

c Trong trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, tạm huyền chức những uỷ viên và viên chức phạm lỗi:

- đối với những Uỷ viên Uý ban kháng chiến hành chính thì từ cấp tỉnh trở xuống Khi đó thanh tra sẽ báo ngay cho cơ quan có quyền chỉ định hoặc công nhận đề định đoạt việc thay thé;

- đối với những viên chức từ cấp liên khu trở xuống Khi đó thanh tra sẽ

Trang 30

người tạm thay trong khi chờ đợi sự quyết định của cơ quan có quyền bổ dụng

- Các vị trong Ban Thanh tra Chính phủ được áp dụng đặc quyền tài phán mà trước đó tại Sắc lệnh sô 9/SL ngày 29/11/1947 quy định cho các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng

2) Sắc lệnh 138c/SL cử các vị có tên sau đây vào Ban Thanh tra Chính phủ:

+ Tổng Thanh tra: Cụ Hồ Tùng Mậu

+ Tổng Thanh tra phó: Ơng Trần Đăng Ninh + Thanh tra: Ơng Tơ Quang Đầu

Thời gian này Ông Trần Đăng Ninh là Trưởng Ban kiểm tra Trung ương Đảng được cử giữ chức Tổng Thanh tra phó Các cán bộ khác trong Ban kiểm tra Trung ương đều được Chính phủ bổ nhiệm làm Phái viên của Ban Thanh tra Chính phủ

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hơ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945-1990

(Sơ thảo), trang 40

Ngày 15 tháng 01 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Thư gửi Hội nghị Cơng an tồn quốc" Sau khi biểu đương những tiến bộ, công lao của công an, Người viết:

Sau đây là những điểm mà công an phải cố gắng thực hiện cho kỳ

được:

- Cơng an phải có tỉnh thần phục vụ nhân đân, là bạn dân Đồng thời phải dựa vào các đoàn thê mà tô chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an

- Cách tổ chức công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giây má

- Lễ lối làm việc phải đân chủ Cấp trên phải thường kiểm tra cấp dưới Cấp dưới phải phê bình cap trên Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến bộ Tự phê bình và phê bình nhau theo tỉnh thần thân ái và lập

Trang 31

- Phải hoan nghênh nhân dân phê bình cơng an, để đi đến hiểu công an,

yêu công an và giúp đỡ cơng an"

-Tồn tập, tập 6, trang 9 Ngày 22 tháng 3 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 40/SL ấn định mức lương chính

hàng tháng của các chức danh Đồng lý, Phó đồng lý, Thanh tra tại các Bộ

Theo qui định của Sắc lệnh này thì tại các Bộ, Thanh tra được xếp vào

ngạch lương tương đương với Phó đồng lý, Bí thư Bộ trưởng và Thứ trưởng Ngoài khoản lương chính đó những chức danh trên được hưởng phụ cập gia

đình, phụ câp đặt đó, khu vực khí hậu xâu, cơng tác phí như những cơng

chức bình thường khác

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Ngày 01 tháng 5 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

1) Sắc lệnh số 64/SL cử ông Trần Đăng Ninh, Phó Tổng Thanh tra

Chính phủ, Đặc phái viên Chính phủ phụ trách công việc sửa chữa đường xá, cầu cống Ông Trần Đăng Ninh được quyền hội họp, kiểm sốt, đơn đốc và điều khiển các cấp bộ qn, dân, chính trong cơng việc sửa đường

2) Sắc lệnh số 65/SL về việc cử Phái đồn của Chính phủ đi thanh tra Liên khu Việt Bắc trong thời gian từ tháng 5/1950 đến hết tháng 6/1950 với nhiệm vụ: (1) giải thích và kiểm tra về việc tổng động viên và (2) điều tra tình hình dân sinh

Căn cứ để thành lập Đoàn thanh tra, Sắc lệnh ghi: "Xét nhu cầu của

công việc"(*)

Phái đoàn thanh tra gồm: Trưởng Phái đồn - ơng Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó trưởng Phái đồn - ơng Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến

hành chính Liên khu Việt Bắc, các thành viên: Đại biểu Quốc hội (2 vi), dai

Trang 32

Để thi hành nhiệm vụ trên, Phái đồn có quyền hạn như sau:

a, Phạm vi thanh tra: các cơ quan Chính phủ thuộc Liên khu Việt Bắc;

b, Chất vấn các Uỷ viên Uy ban khang chiến hành chính và viên chức,

địi hỏi sơ sách và công việc cân thiệt cho việc thanh tra;

c, Khen thưởng hay đề nghị Chính phủ khen thưởng những người, cơ

quan hay địa phương có cơng;

d, Phê bình, cảnh cáo đối với Uỷ ban kháng chiến hành chính từ cấp tỉnh trở xuống, cảnh cáo đối với viên chức từ cấp khu trở xuống;

e, Trong trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, tạm huyền chức những Uỷ viên và viên chức phạm lỗi:

_- đối với những Uỷ ban kháng chiến hành chính thì từ cấp huyện trở

xuông;

- đối với những viên chức thì từ cấp tỉnh trở xuống

Phái đoàn có thể ra lệnh tạm giữ hay truy tố người bị lỗi để đưa ra Tòa

án xét xử

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hà Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm

Đầu tháng 5 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Thư gửi đồng bào Việt Bắc" trong dịp Phái đồn Chính phủ đến thanh tra Liên khu Việt Bắc, đăng trên báo Cứu quốc số 154 ngày 10/5/1950 Trong thư Người biểu đương: ,Việt Bắc là nơi có truyền thơng cách mạng anh dũng, đã đánh tan cuộc tiên công Thu - Đông của giặc năm 1947, đã góp phần lớn vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám và đang góp một phần lớn vào công cuộc kháng chiến ngày nay Người viết: "Muốn thắng lợi thì ai ai cũng phải cố gắng góp của, góp công, người phụ trách việc này, kẻ phụ trách việc khác Bộ đội thì xơng pha tên đạn, cực khổ gian nan, xung phong giết giặc Nhân dân, cán bộ, công chức cũng phải | chịu khó nhọc, chịu thiểu thốn, mà thi đua công tác ở hậu phương Những điều đó, Phái đồn sẽ giải thích cho đồng bào hiểu rõ Có vấn đề thắc

mắc thì đồng bào cứ thật thà hỏi Phái đoàn"

Trang 33

Đầu tháng 5 năm 1950

Trưởng đoàn thanh tra liên ngành - Thiếu tướng Trần Tử Bình đã báo cdo ket qua thanh tra tại Cục Quân nhu thuộc Bộ Quộc phòng lên Thường trực Trung ương đảng và Hồ Chủ tịch Kết qua Thanh tra đã làm rõ nhiêu sai phạm gây hậu quả nghiêm | trong cua dai ta, Cuc trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và tòng phạm, góp phân quan trọng để Toà án bỉnh tối cao xét xử, kết tội, tuyên án đúng tội danh Kết quả thanh tra cũng góp phần làm căn cứ xác đáng, tin cậy để Hồ Chủ tịch quyết định bác đơn xin ân xá tội tử hình của Trân Dụ Châu và Lê Sỹ Cửu mà Toà án binh đã tuyên án

Nhận được đơn của đại biểu Quốc hội tố giác Trần Dụ Châu và đồng bọn ở Cục Quân nhu thuộc Bộ Quốc phịng có biểu hiện tham ô, được Hỗ Chủ tịch phê chuẩn, tháng 5 năm 1950 Ban Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Ban Kiểm tra Trung ương và Cục Tổng Thanh tra quân đội thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành, trong đó lực lượng thanh tra quân đội là chủ yêu, do Thiếu tướng Trần Tử Bình — Phó Tổng thanh tra quân đội làm trưởng

đoàn để thanh tra vụ Trần Dụ Châu Sau hơn 10 ngày xem xét, kiểm tra, Đoàn thanh tra đã có kết luận về những khuyết điểm của Cục Quân nhu

trong quản lý, lập sơ sách kê tốn

Về tội của Trần Dụ Châu, Đoàn thanh tra kết luận:

-_ Biển thủ 570.950 đồng bạc Việt Nam và 449 Đôla Mỹ, 28 tấm lụa xanh; - _ Nhận hối lộ 20 vạn đồng của Lê Sỹ Cửu;

- _ Bán một số súng lục để lấy tiền ăn chơi; - Giam giữ công nhân quân giới trái phép;

- Đã tuyển dụng Lê Sỹ Cửu- một tên lưu manh, vào làm việc ở Nha Quân

nhu; bổ nhiệm y làm Phó Ban vận tải, phái viên tiếp liệu của Nha Quân nhu ở tỉnh Cao Bằng: đề bạt làm trưởng ban thế phẩm; Khuyến khích, che chở, bao che, nâng đỡ cho Lê Sỹ Cửu

- _ Đã lợi dụng chức quyền cấp phép vô nguyên tắc, ngoài tiêu chuẩn chế độ quy định cho người thân quen nhiều mặt hàng quý hiểm như vải, đường, sữa,

thuốc chữa bệnh

Về tội của Lê Sỹ Cửu, kết luận của Đoàn Thanh tra cho biết: - _ Biển thủ 1500 tấm vải nội hoá trị giá 700.000 đồng Việt Nam;

-_ Tham ô 40.000 đồng, nói là để trả công vận tải và tiền khuy cúc, nhưng

không trả;

Trang 34

-_ Lấy 1.155 tắm vải trị giá 660.000 đồng;

- _ Nhận hối lộ của bọn buôn lậu và hối lộ Tran Dy Châu;

- _ Giả mạo con đấu của Nha Quân nhu để cấp giấy tờ cho bọn buôn lậu

-kịch sử Thanh tra Việt Nam 1945-1995 (Sơ khảo), trang 47-49

Lịch sử ngành Thanh tra Quốc phòng (1948-2003)

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 56-58

Ngày 22 tháng Š năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hai Sắc lệnh:

1) Sắc lệnh số 92/SL ấn định mức lương chính hàng tháng đối với các

chức danh trong Văn phòng Chủ tịch phủ, Văn phòng các Bộ như Đồng lý Văn phòng, Thanh tra Theo Sắc lệnh này, mức lương chính hàng tháng đơi với các chức danh trên được tính bằng giá gạo Tại Văn phòng Chủ tịch phủ, lương chính hàng tháng, của Thanh tra, Phó Văn phịng Chủ tịch phủ và Phó Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng phủ đều bằng 65 kg gạo ở Bộ, lương chính hàng tháng của Thanh tra, Phó Đồng lý Văn phịng Bộ, Bí thư Bộ trưởng cũng bằng 65 kg gạo Ngoài khoản lương chính, các chức danh trên cịn được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp gia đình, khu

vực khí hậu xấu như chế độ đối với một công chức

2) Sắc lệnh số 95/SL ấn định mức lương chính hàng tháng của các vị

trong Ban Thanh tra Chính phủ và các phái viên thanh tra Theo qui định tại Sắc lệnh này, các vị Tông Thanh tra, Tong Thanh tra phó, các Thanh tra và các Phái viên được hưởng một khoản lương hàng tháng tính bằng giá gạo như sau:

+ Tổng Thanh tra: 95 kg gạo; + Tổng Thanh tra phó: 85 kg gạo; + Thanh tra: 70 kg gạo;

+ Phái viên: 55 kg gạo

Ngoài khoản lương chính, các vị trên còn được hưởng phụ cấp gia đình, khu vực khí hậu xau và các chê độ khác như một công chức

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

Trang 35

Cuối tháng 5 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe cụ Hồ Tung Mau - Téng Thanh tra Chinh phu, Trưởng phái đồn Chính phủ báo cáo kết quả thanh tra Liên khu Việt

Bắc về việc thực hiện lệnh Tổng động viên và tình hình dân sinh

Đây là cuộc thanh tra đầu tiên và toàn diện do Ban thanh tra Chính phủ thực hiện, đồng chí Tổng Thanh tra trực tiếp làm trưởng Phái đoàn Thanh tra theo Sắc lệnh số 65-SL ngày I tháng 5 năm 1950 thanh tra việc thực hiện

Lệnh Tổng động viên và điều tra tình hình dân sinh tại Liên khu Việt Bắc

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cụ Hồ Tùng Mậu, phái đoàn thanh tra của Chính phủ đã đi kiểm tra mọi mặt của tình hình thực hiện Lệnh Tổng động viên ở căn cứ địa Việt Bắc Đoàn Thanh tra đã đến huyện Định Hoá, Trường Định nơi đặt các cơ quan Trung ương, trong đó có Bộ Tổng tư lệnh quân đội và một số huyện khác thuộc tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Đoàn thanh tra đã xem xét, kiểm tra việc xây dựng, củng cơ chính quyền, các đoàn thể ở các cấp thuộc Liên khu; xem xét, kiểm tra tình hình sản xuất, dự trữ lương thực, thực phẩm; kiểm tra tình hình xây đựng lực lượng dân quân, du kích; cơng tác phịng gian, bảo mật,.v.v Qua thanh tra Phái đoàn thanh tra của Chính phủ đã đóng góp nhiều ý kiến với chính quyền, đồn thể các cấp của Liên khu về việc tăng cường đoàn kết quân dân, đoàn kết các dân tộc và việc thực hiện sao cho đúng các chủ trương, chính sách về Tổng động viên, cũng như chính sách bồi dưỡng sức dân

-Lich ste Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 45- 46 Giữa năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Thư gửi đồng bào Liên khu IV" sau khi

nhận được báo cáo kết quả thanh tra phát hiện chính quyền 3 tỉnh Thanh

Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều sai lâm nghiêm trọng như huy động nhân tài, vật lực của đân một cách Ư ạt, một sơ nơi có hành vi quân phiệt, doa dẫm, truy bức làm cho nhân dân một số địa phương các tỉnh nói trên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là những gia đình có con em đi chiến đấn ở ngoài mặt trận Hồ Chủ tịch chỉ đạo chính quyền các cấp sửa chữa sai lầm, khuyết điểm Người viết: "Nghe các ông thanh tra báo cáo lại những việc đó, tơi rất đau lịng! Dù Chính phủ đã ra lệnh trùng trị những cán bộ đó, tơi phải thật thà xin lỗi những đồng bào vì những cán bộ sai lầm mà bị oan

Trang 36

Cac cấp liên khu và tỉnh cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì thiếu sót sự kiểm tra chặt chẽ các cán bộ cấp dưới"

Người khẳng, định: "Nước ta là một nước đân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Cơng đồn, Hội Nơng dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, v Y Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đầu cho dân, bênh vực quyền của đân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ

Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể đo các đoàn thê tố cáo lên cấp trên Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy"

Người nhắc nhở: "Từ nay các cán bộ đều biết phê bình và tự phê bình,

đều cố gang sửa đối lối làm việc, theo đúng đường lối của Chính phủ và

Đồn thê, hợp với lòng dân Cán bộ cấp trên luôn luôn đôn đốc và kiểm tra

công việc cán bộ cấp dưới Nhân dân thì giúp Chính phủ và Đoàn thể kiểm tra công việc và hành vi của các cán bộ

Như vậy, thì chúng ta tránh khỏi nhiều khuyết điểm, phát triển được nhiều ưu điểm, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tông động viên để chuyển mạnh

sang tổng phản công, kháng chiến sẽ mau đến ngày thắng lợi hoàn toàn”

Những việc làm của Đoàn thanh tra, đặc biệt là cử chỉ của Hồ Chủ tịch

đã củng cơ lịng tin của nhân dân vào Chính phủ và Đoàn thể cũng như những chủ trương, chính sách Tỗng động viên, kháng chiến của Chính phủ

và Đồn thê đã đê ra

- Toàn tập, tập 6, rang 65- 66

- Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 46- 47

Từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 7 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ Hội đồng Chính phủ đã nghe cụ Hồ Tùng Mậu, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ báo cáo kết ua thanh tra sau hơn 2 tháng đi xem xét tình hình chung các tinh va về vấn đê lương thực: Các địa phương tuy cố gang nhiéu nhưng vẫn không cung cấp đầy đủ nhu cầu cho bộ đội, nhất là nhu câu của các chiên dịch quan trọng, lương thực cho bộ đội vẫn là vấn đề khó khăn nhất Hoạt động quân sự sút kém do một phần lớn là thiếu lương thực Đoàn thanh tra cũng báo

Trang 37

như làm sai chính sách, nặng về mệnh lệnh, có nơi làm quá đà, bắt é ép dân và đề nghị Chính phủ có biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót trên

-Biên niên tiểu sử, tập 4, trang 362 Tịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 49 Ngày 11 thắng 7 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 122/SL bố nhiệm ơng Trần Đăng

Ninh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung

cấp Bộ tổng Tư lệnh

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 - Bản sao lưu tại Trung tâm

Thang 8 nam 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem xét báo cáo của Đồn thanh tra do Phó

Tổng Thanh tra Quân đội Trần Tử Bình làm Trưởng đoàn về tội trạng của

đại tá Trần Dụ Châu, Lê Sỹ Cửu trong việc nhận hối lộ, biển thủ công qui gay hậu quả rất nghiêm trọng cho việc phục vụ quân đội, làm giảm sức chiến đầu của Quân đội trong kháng chiến Ngày 5/9/1950 Tòa án Quân sự tối cao đã xét xử và kết tội tử hình Trần Dụ Châu Việc thanh tra làm rõ tội trạng và Toà án xét xử đúng tội Trần Dụ Châu đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục cán bộ, chiến sĩ, khôi phục niềm tin cho quân và dân ta lúc bấy giờ

-Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 1995

(Sơ thảo), trang 48- 49

Ngày 2 tháng 9 năm 1950

Hồ Chủ tịch viết bài “Phải tây sạch bệnh quan liêu” đăng báo Sự thật ra ngày 2 tháng 9 năm 1950 Qua bài báo, Người đã hướng dẫn, chỉ đạo cho toàn thể cán bộ cần hiểu rằng: “nhiệm vụ của chính qun và Đồn thể ta là phụng sự nhân dân Nghĩa là làm đầy tớ cho dân” Hồ Chủ tịch đã chỉ bảo rõ

Trang 38

Bac Hé can dan:

“Muốn làm được như vậy, thì mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần

phải:

Luôn luôn gần gỗi với nhân dân

Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân Học hỏi nhân dân

-_ Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cỗ động, giáo dục,

tô chức nhân dân, dựa vào nhân dân đề thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân”

Hồ Chủ tịch nhận định: “Nhưng còn nhiều cán bộ chưa hiểu và không

thực hành như thê, vì họ mặc phải bệnh quan liêu quá nặng”

Về nguyên nhân, những biểu hiện cụ thể và cách chữa căn bệnh quan

liêu Người việt:

“Nguyên nhân của nó là vì xa cách quần chúng, không hiểu biết dân

chúng, không học hỏi dân chúng Sợ dân chúng phê bình Một thí dụ: Các cán bộ ấy, người thì cả đời chỉ loanh quanh trong trụ sở Có người thì bao giờ “sấm ra đá kêu” mới gặp dân chúng một lần Khi gặp dân chúng thì đút tay vào túi quần mà “huấn thoại”, nói hàng giờ, nói bao la thiên địa Song, những điều dân chúng cần biết thì khơng nói đến

Chứng bệnh ấy tỏ ra bằng nhiều màu vẻ:

Đối với người:

Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với nhân dân, quân quan đối với

binh sỹ, bộ đội đôi với dân chúng - chỉ biết dùng mệnh lệnh Không biết giải

thích, tun truyền Khơng biết làm cho dân chúng tự giác và tự động

Đối với việc:

Chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, ra chỉ thị Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra

Đối với mình:

Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện Nói một

đường làm một nẻo

Chỉ biết lo cho mình, khơng quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí

Trang 39

Tham ơ, hủ hố Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”

Đó là mấy vẻ chính của bệnh quan liêu

Nếu không lo chữa, thì bệnh quan liêu sẽ đưa bệnh nhân đến chỗ hoàn toàn bị đào thải

Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:

- _ Phải đặt lợi ích của quần chúng lên trên hết

- _ Phải gần gũi nhân dân, học hỏi đân

- _ Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình

- _ Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư” Có thể đây là bài viết đầu tiên của Hồ Chí Minh về chủ đề này

-Toan tap, Tap 6, tr.88-90 Ngày 10 tháng 11 năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định số 147c/QÐ thành lập Đoàn thanh

tra đặc biệt đi thanh tra việc sử dụng ngân sách của Bộ Quốc phòng

` Quyết định ghi: "Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xét nhu

cầu của công vụ, chiêu đề nghị của Ông Bộ trưởng Bộ Qc phịng kiêm Tơng tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam quyết định:

Điều 1: Nay thành lập một Đoàn thanh tra đặc biệt để đi thanh tra việc

sử dụng ngân sách của Bộ quôc phịng Tơng tư lệnh” Đồn thanh tra gồm:

- Ông Hồ Tùng Mậu, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng đồn

- Ông Tô Quang Đầu, Thanh tra Chính phủ, Đồn viên

- Ơng Trần Hữu Dực, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, Đoàn viên

- Bản chụp Quyết định lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hl - Ban sao luu tai Trung tam Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 1950

Trang 40

Kiém diém vé vu Tran Du Chau, sau khi nghe Bộ Quốc phịng trình bày và Hội đồng Chính phủ nhận xét, cho ý kiến khắc phục, sửa chữa, Hồ Chủ tịch kết luận: "Về vụ Trần Dụ Châu, chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm, chúng ta khơng có chính sách cán bộ đúng Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà khơng có chính sách cải tạo cán bộ, đây là khuyết điểm Chính sách cán bộ thế nào? Lúc tìm người phải tìm cả tài, cả đức, chú trong tư tưởng Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì khơng xảy ra việc đáng tiếc Đồng thời, phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ”

-Biên niên tiểu sử, tập 4, trang 477- 476

Ngay 11 thang 2 năm 1951

Bác Hồ đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Người nhấn mạnh: "Đảng ta thành tích khá nhiều nhưng khuyết điểm cũng khơng ít Chúng ta cần phải thật thà tự phê bình để sửa chữa Đây là những bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hịi và bệnh cơng than Trong Đảng có những bệnh ấy và bệnh khác, Trung wong cfing phai chịu một phần trách nhiệm Vì Trung ương chưa chú trọng kiểm tra"

-Toàn tập, tập 6, trang 167 - 168

Ngày 21 tháng 2 năm 1951

Bác Hồ ký Sắc lệnh số 05/SL đồng ý để ông Trần Đăng Ninh thôi chức Tổng Thanh tra Quân đội, Phó trưởng Ban Thanh tra của Chính phủ theo đơn đề nghị của ông

- Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh

- Bản sao lưu tại Trung tâm Đêm 25 hoặc 26 tháng 3 năm 1951

Trên đường đi kiểm tra việc sửa chữa cầu và một số cơ sở vận tải, kho

tàng trên đường số 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các đơn vị ô tô đầu

tiên của Cục Vận tải ô tơ (Bộ Quốc phịng) Tại một đơn vị, Người dặn: "Hiện nay nước ta chưa sản xuất được xe Xăng dầu cũng Vậy, có rat it Kháng chiến còn dài, chiến dich ngày một mở rộng, yêu cầu vận chuyển ngày càng cao Vì vậy các chú phải giữ gìn xe, tiết kiệm xăng để phục vụ bộ

đội"

Ngày đăng: 22/02/2013, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w