Nữ thái giám - Bí ẩn trong cung đình Trung Hoa Xưa nay người ta vẫn nghĩ, các Thái giám (hoạn quan) ở trong hoàng cung của triều đình phong kiến chỉ là những người đàn ông đã bị thiến (tịnh thân). Nhưng đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp, còn trên thực tế thì có cả các nữ thái giám! Tài nữ Ban Chiêu Nữ thái giám quản lý hậu cung Mặc dù, nam thái giám là chủ yếu và rất có thế lực, thậm chí các thái giám như An Đức Hải, Lý Liên Anh đã làm loạn cả hậu cung nhà Thanh, nhưng việc sử dụng nữ thái giám để quản lý hậu cung vẫn là một cách lựa chọn được coi là sáng suốt của các hoàng đế. Vì vậy, bên cạnh các nam hoạn quan như truyền thống, trong một số triều vua, người ta thấy xuất hiện cả các nữ thái giám. Nếu như các nam thái giám phải chịu “tịnh thân”, tức là phải chịu đau đớn để cắt bỏ sinh thực khí trước khi vào cung, thì đối với các nữ thái giám, việc tác động làm họ trở thành một phụ nữ không hoàn chỉnh có vẻ phức tạp hơn nhiều. Đã có một số giả thuyết về giải pháp “hoạn” họ như khâu hẹp hay làm biến dạng sinh thực khí nhưng giả thuyết có vẻ hợp lý được nhà văn Lỗ Tấn gọi là “U bế” trong tác phẩm “Bệnh hậu tạp đàm”. Đây là một biện pháp rất tàn bạo: người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được. Trong xã hội phong kiến xưa kia, nhất là ở Trung Quốc - một xã hội nổi tiếng về trọng nam khinh nữ, thì việc phụ nữ làm quan rất hiếm. Việc trong hậu cung xuất hiện những nữ quan, rõ ràng là xuất phát từ việc các hoàng đế đề phòng những nam thái giám ở cạnh họ mà thôi. Nếu không thì đâu đến lượt phụ nữ được vào cung làm quan. Nữ quan - tức nữ thái giám theo cách gọi của dân gian - đã có từ rất sớm. Đời Hán có tài nữ Ban Chiêu nổi tiếng, đến đời Tống thì có nữ Tiến sỹ Lâm Diệu Ngọc, đời Đường có nữ Hiệu thư Tiết Đào, đời Minh có “Nữ năng nhân” Vạn Quý Nhi. Họ đều là các nữ quan trong cung, đều là các nữ thái giám. Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc có từ rất lâu. Trong quy định về chế độ quan chức đời Chu cách đây 3000 năm đã thấy ghi về nữ quan. Trong sách “Chu lễ. Thiên quan” có mục “Nữ lại” trong đó ghi rõ: Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra 8 chức nữ quan. Đời Hán có các nữ quan: Ngự trưởng, Cung trưởng, Trung cung học sự lại; đời Đường hoàn thiện hơn, có tới 6 nữ Thượng quan, gồm: Thượng cung, Thượng nghi, Thượng phục, Thượng thực, Thượng tẩm, Thượng công, ngoài ra còn có Tư ký, Điển ký, Chưởng ký tổng cộng có tới 200 nữ quan. Đến đời Tống có Tư quan lệnh, 6 Thượng thư, 24 tư chính, châu lại Sang triều Minh thì chế độ nữ quan còn hoàn thiện hơn cả đời Đường. Quyền lực của nữ quan Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế, ban đầu cũng không có quan hệ tình dục với hoàng đế. Như thời Minh, nhiều nữ quan khi được vào cung tuổi đã 30 - 40, đều sống độc thân. Nhiệm vụ của nữ quan rất tạp nham: người thì nắm văn ấn, chuyên ghi chép việc ăn ngủ nghỉ của hoàng đế theo giờ giấc, kể cả việc “lâm hạnh” với ai, tình hình thụ thai của phi tần; có người phụ trách việc dọn dẹp vệ sinh; có người lại chuyên phụ trách việc truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho hoàng đế, tiến hành dạy dỗ chuyện phòng the bằng cách tự lấy mình để dẫn dắt cho các hoàng thái tử. Dĩ nhiên, khi các hoàng thái tử nổi hứng thì các nữ quan có thể trở thành công cụ tình dục cho họ, có người thậm chí trở thành hoàng phi Nhưng dù nữ quan nhiều đến mấy cũng không quản được hậu cung của hoàng đế. Những chuyện rắc rối, vượt rào của các cung phi thì triều nào cũng có, làm sao mà quản được trái tim của phụ nữ? Hoàng đế Chu Nguyên Chương nhà Minh quản hậu cung rất nghiêm. Cung phi nào mà nghe nói có chuyện léng phéng là ông cho xử tử ngay. Các bà phi Quách Ninh, Lý Hiền, Cát Lệ đều bị xử chết vì chuyện vượt rào tư tình đến tai hoàng đế. Họ bị nhét vào túi gai mang chôn ngoài đồng, thế nhưng sau đó trong hậu cung vẫn không dứt lan truyền những tin đồn về bà phi nọ kia “ăn vụng”. Sau khi dưới cống nước có một xác hài nhi bị vứt, Hồ Phi, người rất được Chu Nguyên Chương sủng ái bị ông nghi ngờ và giết chết, về sau người ta đã chứng minh được là bà bị chết oan. Tượng nữ thái giám Hồ Thái Hậu thời Bắc Nguỵ cưỡng bức đàn ông phải tư thông với mình. Sách “Lương thư. Dương Hoa truyện” ghi: Có một chàng trai trẻ là Dương Hoa đẹp trai khoẻ mạnh, Hồ Thái Hậu nghe tin, sai bắt về để phục vụ, Dương Hoa sợ quá phải bỏ trốn. Thái Hậu tiếc quá, đặt ra một khúc ca gọi là “Dương Bạch Hoa ca từ”, bắt người trong cung ngày đêm ngâm nga, nghe rất não nề. Những hành vi lăng loàn của cung phi như kiểu Hồ Thái Hậu hoàn toàn có thể hiểu được. Mấy chục, có khi cả trăm người phụ nữ đang kỳ thanh xuân hừng hực sinh lực mà chỉ có mỗi một người đàn ông là hoàng đế thì làm sao có thể làm họ thoả mãn được. Chính vì vậy trong cung xuất hiện nhiều cung phi luyến ái đồng tính. Đời Minh Hiến Tông, một cung nữ không chịu cảnh vò võ một mình đã bắt hai cung nữ ăn mặc giả trai, đêm đêm lên giường vày vò cho thoả, không ngờ bị hoàng đế bắt gặp, hai cung nữ đáng thương kia đã bị lôi ra đánh đến chết. Có cung phi dù biết rõ nam thái giám là người “vô dụng”, nhưng vẫn muốn cùng ăn, cùng uống như vợ chồng. Đời Minh, chuyện thái giám tư thông với cung phi không phải là điều hiếm. Một lần, Minh Thành Tổ Chu Lệ nổi giận cho giết chết các cung nữ vì chuyện đó. Trước khi chết, một cung nữ lớn tiếng mắng vua: Ông là kẻ liệt dương, chúng tôi tư thông với thái giám thì có tội tình gì? Một số nữ quan còn đóng vai trò quản lý đời sống tình dục trong cung. Tuy thế lực không mạnh như hoạn quan, nhưng một khi nữ quan và hoạn quan cấu kết với nhau thì lại có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí gây nên họa trong cung. Đời Minh, công chúa sau khi lấy chồng phải vào ở tại Thập vương phủ trong cung. Khi đó, hoàng đế cử đến cho con gái một nữ quan già luôn ở bên cạnh để hầu hạ. Nữ quan này gọi là “quản gia bà”, có quyền quản lý khá lớn. Phò mã ở ngoài cung muốn vào vui vầy với vợ là công chúa ở trong cung, luôn phải đối mặt với một vật cản lớn là “quản gia bà”, phải hối lộ cho bà ta nhiều tiền bạc mới được vào, vì nếu không có lời truyền cho phép ra ngoài cổng thì phò mã không thể vào với vợ được. Vì thế đã xảy ra nhiều chuyện bất hạnh. Người chồng của công chúa em gái hoàng đế Minh Thần Tôn, do hối lộ không đáp ứng yêu cầu của “quản gia bà” nên không được bà ta cho vào với vợ, kết cục mắc chứng suy nhược thần kinh mà chết khiến công chúa phải ở goá cả đời. Một lần, công chúa yêu của Minh Thần Tôn cho gọi phò mã vào cung nhưng khi đó viên nữ quan quản lý lại đang mải uống rượu vui thú với tay hoạn quan mà bà ta đem lòng yêu. Đợi mãi không thấy nữ quan truyền đạt cho vào, phò mã cứ vào với vợ. Sau đó, khi biết chuyện, nữ quan rất tức giận bèn giả cớ say rượu lôi phò mã khỏi giường đuổi cổ ra ngoài cung rồi mắng mỏ công chúa một hồi. Công chúa rất tức, định sáng hôm sau sẽ bẩm báo với cha mẹ, nhưng không ngờ nữ quan lại cáo hơn, “kẻ ác đi cáo giác trước”, nên khi công chúa mới gặp mẹ chưa kịp mở miệng đã bị bà chửi cho một chặp. Phò mã sau khi bị đuổi khỏi cung, định vào để thanh minh với nhạc phụ, nhạc mẫu, nào ngờ tay hoạn quan “bồ” của nữ quan đã cử người đợi sẵn đánh cho một trận tơi tả. Vụ việc được làm to chuyện, phò mã bị buộc tội vô lễ, bắt đi học lại lễ nghi phép tắc và phạt 3 tháng không được vào cung với vợ. Bà nữ quan được điều đi giữ chức khác, còn gã hoạn quan thì chẳng hề hấn gì. Còn có một loại nữ quan khác trong cung là những nữ y, gọi là “Y bà”. Trong cung cũng có các quan ngự y nam, nhưng họ chỉ khám bệnh cho cánh đàn ông là chính, khi khám bệnh cho phụ nữ họ phải khám gián tiếp. Vì vậy, các nữ lang y được tuyển chọn vào cung để khám bênh, điều trị cho hậu, phi, các công chúa Nhìn chung, những nữ y được tuyển chọn vào cung đều có tố chất cao, thái độ làm việc nghiêm túc. Họ dùng y thuật của mình để giúp điều trị những chứng bệnh khó nói cho cánh phụ nữ trong cung, giúp họ kìm nén chế áp tình dục, có khi lại giúp tăng cường dục tính, dưỡng thai thậm chí phá thai. Tuy nhiên, xét trong sử sách Trung Quốc thì không thấy có ghi chép chuyện nữ y can thiệp chuyện chính trị cung đình hay gây nên đại loạn. . Nữ thái giám - Bí ẩn trong cung đình Trung Hoa Xưa nay người ta vẫn nghĩ, các Thái giám (hoạn quan) ở trong hoàng cung của triều đình phong kiến chỉ là những người. các nữ thái giám! Tài nữ Ban Chiêu Nữ thái giám quản lý hậu cung Mặc dù, nam thái giám là chủ yếu và rất có thế lực, thậm chí các thái giám như An Đức Hải, Lý Liên Anh đã làm loạn cả hậu cung. có nữ Tiến sỹ Lâm Diệu Ngọc, đời Đường có nữ Hiệu thư Tiết Đào, đời Minh có Nữ năng nhân” Vạn Quý Nhi. Họ đều là các nữ quan trong cung, đều là các nữ thái giám. Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc