1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu trang bị điện hệ thống cầu trục 20 tấn

16 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 851,99 KB

Nội dung

Lời nói đầuĐược sự đồng ý của các thầy cô trong bộ môn tự động hóa, em đã được thực tập tại Xí nghiệp đầu máy xe lửa Yên Viên với nội dung :” Tìm hiểu trang bị điện hệ thống cầu trục 20

Trang 1

M c L c ục Lục ục Lục

Lời nói đầu 2

Chương I: Giới thiệu vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp đầu máy Yên Viên 3

1 Giới thiệu 3

2 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp 5

Chương II: Quy trình làm việc của phân xưởng sửa chữa cơ khí 7

Chương III: Hệ thống trang bị điện cho cầu trục 20 tấn 8

1 Sơ đồ một dây hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng 8

2 Hệ thống truyền động cầu trục 20 tấn 9

2.1 Các thông số chính của hệ thống 10

2.2.Trang bị điện của hệ thống 10

2.3.Truyền động cho cơ cấu nâng hạ hàng: 11

2.4.Các thiết bị khác 14

3 Nhận xét đánh giá 14

Kết luận 16

Trang 2

Lời nói đầu

Được sự đồng ý của các thầy cô trong bộ môn tự động hóa, em đã được thực tập tại Xí nghiệp đầu máy xe lửa Yên Viên với nội dung :” Tìm hiểu trang bị điện

hệ thống cầu trục 20 tấn”

Đây là đợt thực tập bổ ích không những đã đem lại cho em nhiều kiến thức thực tế củng cố lý thuyết đã học mà còn mở rộng phát triển thêm nhiều kiến thức thực tế Đặc biệt em đã được học tác phong làm việc trong nhà máy công nghiệp

Sau đợt thực tập này em đã có được nhiều điều bổ ích, mới mẻ và thiết thực

Trang 3

Chương I: Giới thiệu vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp

đầu máy Yên Viên

Xí nghiệp Đầu máy Yên Viên là đợn vị trực thuộc quản lý của Liên hiệp Sức kéo Đường sắt Việt Nam Xí nghiệp Đầu máy Yên Viên được thành lập ngày 16/7/1956

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế và xây dựng CNXH ở miền bắc, làm hậu phương cho miền Nam Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam Trung Quốc cũng được khôi phục

để thực hiện nhiệm vụ nói trên, Ngày 16/7/1956 Đề Pô Phố Mới là đơn vị tiền thân của Xí nghiệp Đầu máy Yên Viên được thành lập ( Lấy tên là đoạn Đầu máy Hà Lào)

Trang 4

a) Nhiệm vụ, vai trò

Là quản lý, sửa chữa và vận dụng các loại đầu máy hơi nước ( 1956 – 1989), Dielzel ( từ 1989 đến nay) để kéo tàu hàng, tàu khách phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ trên tuyến đường sắt phía tây của Tổ quốc dài 296km (Từ Hà Nội đến Lào Cai)

Đây là tuyến đường huyết mạch, chạy song song với sông Hồng, qua nhiều địa bàn dân cư, địa hình hiểm trở, thời tiết diễn biến phức tạp Trong khi chiến tranh phá hoại của Giặc Mỹ ngày càng ác liệt và chiến tranh Biên giới nổ ra, thì vai trò của việc vận chuyển hàng hoá, phương tiện chiến tranh và cơ động lực lượng đảm bảo cho chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên tuyến Hà Nội – Lào Cai được đặc biệt coi trọng Nhưng thời bình là một tuyến có tiềm năng lớn về liên vận Quốc tế

và phục vụ đời sống dân sinh của các tỉnh miền Tây tổ quốc

b) Lịch sử hình thành phát triển của xí nghiệp

Xí nghiệp trải qua các thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau, giai đoạn (1956 – 1974) Đoạn đầu máy Hà – Lào ( 1974 – 2007) Xí nghiệp Đầu máy Hà Lào ( 2007-nay) là Xí nghiệp Đầu máy Yên Viên, Xí nghiệp luôn có trên 1000 CBCNV, đóng trên đại bàn của nhiều tỉnh biên chế luôn có từ 8 đến 10 đội Lái máy, 7 trạm Đầu máy, 5 phân xưởng và một số phòng nghiệp vụ, trung tâm điều hành qua các thời

kỳ di chuyển trên dọc tuyến từ Lao cai về Việt trì, lên Yên Bái, nay trung tâm điều hành tại Xã Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Trang 5

Là một đơn vị vận tải từ khi thành lập sau kháng chiến, cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp còn rất nghèo nàn, khó khăn nằm trên địa bàn còn bộn bề tàn tích của chiến tranh CBCNV toàn Xí nghiệp qua các thời kỳ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuắt sắc nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa, máy móc, thiết bị phục

vụ công cuộc xây dựng, khai thác Mỏ Aptít, nhà máy nhiệt điện Lào Cai, trung tâm công nghiệp Việt trì, hàng hóa quá cảnh cho nước bạn Trung quốc Đặc biệt là cơ

sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của các thế lực phản động trong và nước trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc Tính từ 1986 đến nay, toàn Xí nghiệp đã thực hiện: kéo được trên 20 tỷ tấn/km, chạy trên 18 triệu km an toàn, tránh được hàng trăm vụ trở ngại trên đường sắt ( ôtô, xe máy, cây đổ, đất sụt vv…) Đời sống của CBCNV luôn được ổn định và từng bước cải thiện Xí nghiệp đã trưởng thành mọi mặt, nhiều năm liên tục hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kỹ thuật Đảng bộ, Công đoàn, ĐTN CSHCM liên tục đạt “ trong sạch vững mạnh” và “ Vững mạnh xuất sắc”

2 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

+ Tổ chức Đảng: Đảng bộ cơ sở Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Sài Gòn gồm có

79 đảng viên đang sinh hoạt tại 6 chi bộ trực thuộc Ban Chấp hành Đảng bộ Xí nghiệp gồm 9 đồng chí; trong đó, Ban Thường vụ Đảng ủy có 3 đồng chí:

- Đồng chí Đào Anh Tuấn: Bí thư Đảng ủy

- Đồng chí Nguyễn Hữu Đáng: Phó Bí thư Đảng ủy

- Đồng chí Nguyễn Trọng Tuệ: Ủy viên Thường vụ, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

Trang 6

+ Tổ chức Công đoàn: Công đoàn cơ sở Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Sài Gòn gồm có 367 đoàn viên đang sinh hoạt tại 3 Công đoàn bộ phận và 31 Tổ công đoàn trực thuộc Ban Chấp hành Công đoàn Xí nghiệp gồm 11 đồng chí; trong đó,

Ban Thường vụ có 3 đồng chí:

- Đồng chí Nguyễn Hữu Đáng: Chủ tịch

- Đồng chí Nguyễn Trọng Tuệ: Phó Chủ tịch, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban

kiểm tra

- Đồng chí Lê Đình Thanh: Ủy viên Thường vụ thường trực

+ Tổ chức Đoàn TN: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Sài Gòn gồm có 87 đoàn viên đang sinh hoạt tại 11 chi đoàn trực thuộc Ban Chấp hành Đoàn TN Xí nghiệp gồm 9 đồng chí; trong đó, Ban Thường

vụ có 3 đồng chí:

- Đồng chí Nguyễn Thanh Hưng: Bí thư

- Đồng chí Trần Mạnh Tài: Phó Bí thư

- Đồng chí Nguyễn Song Hào: Ủy viên Thường vụ

Trang 7

Chương II: Quy trình làm việc của phân xưởng sửa chữa cơ khí

Các cấp độ đánh giá hỏng hóc của đầu máy:

- T1

- T2

- T3

- T4

Hệ thống cầu trục được sử dụng trong công đoạn thứ 2, 3 và 4 là tháo lắp các chi tiết sửa chữa hư hỏng của thiết bị Các chi tiết của đầu máy rất nặng cần sử dụng các hệ thống trợ giúp thì mới có thể dễ dàng nâng hạ và tiến hành sửa chữa

Đánh giá cấp độ

hư hỏng của đầu

máy

Đưa đầu máy vào tháo các chi tiết phụ tùng tiến hành bảo trì

Bảo trì, sửa chữa, thay mới các thiết bị cũ hỏng

Lắp ráp lại các chi tiết và đưa

ra khỏi phân xưởng

Trang 8

Chương III: Hệ thống trang bị điện cho cầu trục 20 tấn

1 Sơ đồ một dây hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng

Trang 9

Xí nghiệp được cung cấp điện bởi một trạm biến áp 35kV, điện áp phía hạ thế là 380V 3 pha Hệ thống truyền động được cung cấp nguồn trực tiếp từ lưới điện hạ thế Các thiết bị tiêu thụ bao gồm:

- Hệ thống truyền động cho các động cơ cầu trục

- Hệ thống ổ cắm phục vụ cho các máy gia công

- Hệ thống chiếu sáng

- Các máy hàn hồ quang

2 Hệ thống truyền động cầu trục 20 tấn

Hệ thống cầu trục 20 tấn có nhiệm vụ nâng hạ các chi tiết khi tháo lắp đầu máy Các chi tiết có khối lượng lớn và thay đổi tùy vào từng bộ phận

Một số hình ảnh của cầu trục :

Trang 10

2.1 Các thông số chính của hệ thống

- Tải trọng định mức : 20 tấn

- Tốc độ di chuyển của xe cầu : 120m/ph

- Tốc độ di chuyển của xe con: 60m/ph

- Tốc độ di chuyển cơ cấu nâng hạ: 42m/ph

- Điều khiển cầu trục là hệ truyền động động cơ không đồng bộ rotor dây quấn

- Công suất động cơ xe cầu : 2x22kW

- Công suất động cơ xe con: 7,5kW

- Công suất động cơ nâng hạ: 100kW

- Các kích thước chính

o Chiều cao:

o Độ dài:

2.2 Trang bị điện của hệ thống

Trên cầu trục bao gồm 3 cơ cấu truyền động độc lập với nhau Khi kết hợp điều khiển 3 cơ cấu này hoạt động hoặc điều khiển hoạt động riêng rẽ từng cơ cấu

sẽ đạt được quỹ đạo bốc xếp hàng hóa theo mong muốn

- Truyền động cho cơ cấu nâng hạ hàng

- Truyền động cho cơ cấu di chuyển xe con

- Truyền động cho cơ cấu di chuyển giàn

Đặc tính tải là thế năng, tức là momen tải không đổi trong cả quá trình làm việc Chế độ làm việc của cầu trục là chế độ ngắn hạn lặp lại và có phụ tải thay

Trang 11

đổi Hệ thống điều khiển gồm 3 tủ điện điều khiển các động cơ không đồng bộ rotor dây quấn sử dụng phương pháp đóng mở các nấc điện trở phụ thông qua các tiếp điểm lực đề khởi động đảo chiều quay và điều chỉnh tốc độ động cơ

Đối với cầu trục ở xí nghiệp đầu máy Yên Viên thì cấu trúc của hệ truyền động bao gồm

- Động cơ truyền động

- Phanh hãm điện

- Hộp số

- Phụ tải động dùng để điều chỉnh tốc độ của hệ thống bằng phanh hãm điện từ

- Trống tời cho cơ cấu nâng hạ

- Phanh an toàn

Đặc điểm của hệ thống này là cơ cấu hãm điều chỉnh tốc độ có thể điều chỉnh được momen hãm theo yêu cầu và kết hợp với đặc tính của động cơ để cho ra đặc tính của hệ thống thỏa mãn được yêu cầu nâng hạ cho cần trục Đặc biệt thích hợp cho

sử dụng trong công nghiệp lắp máy, xây dựng và các cần trục để bốc xếp container

ở cảng biển

Ưu điểm của hệ thống này là có đặc tính điều chỉnh tốt, độ trơn điều chỉnh và có khả năng điều chỉnh sâu cả hai phía nâng hạ

Tuy nhiên hệ thống có những nhược điểm đó là hệ thống điều khiển phức tạp, hiệu suất điều chỉnh vùng sâu thấp

2.3 Truyền động cho cơ cấu nâng hạ hàng:

Ở cơ cấu nâng hạ hàng thì động cơ được sử dụng ở đây là động cơ không đồng bộ roto dây quấn Nó có ưu điểm là tâng momen khởi động, dòng điện khởi động thấp có khả năng điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng

Động cơ không đồng bộ roto dây quấn điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ rotor

a) Sơ đồ nguyên lý:

Trang 12

b) Đặc tính cơ:

Nhìn vào đặc tính cơ ta dễ dàng tháy được ưu điểm của việc sử dụng động

cơ không đồng bộ rotor dây quấn đó là tăng momen khởi động

Hệ thống sử dụng phanh hãm cơ khí để thực hiện quá trình hàm khi động cơ ngừng hoạt động do đó động cơ không hoạt động ở chế độ hãm ngược mà chỉ thay đổi tốc độ trong quá trình vận hành

c) Hệ thống điều khiển cho cầu trục là hệ thống dung công tắc tơ – rơ le

Trang 13

Có cấu trúc như sau:

Với hệ thống hoạt động ở Xí nghiệp đầu máy Yên Viên các khâu cấu tạo như sau:

- Tay điều khiển là hệ thống tay gạt đóng ngắt chuyển mạch các tiếp điểm

- Hệ thống biến đổi tín hiệu là một hệ thống lien động bởi các Rơ le trung gian rơ le thời gian thực hiện chức năng logic điều khiển các động cơ hoạt động theo ý muốn Các công tắc hành trình đảm bảo quá trình di chuyển của các xe con và xe cầu không đi quá hành trình cho phép

- Bộ biến đổi công suất chính là các công tắc tơ có tác dụng nhận lệnh điều khiển đóng cắt động cơ chính theo tín hiệu của hệ thống biến đổi tín hiệu

- Động cơ ở đây chính là các động cơ của các cơ cấu nâng hạ, xe con, xe cầu

- Cơ cấu chấp hành chính là các hệ thống hộp số, tang trống, tời

Tay điều khiển

Hệ thống biến đổi tín hiệu

Bộ biến đổi công suất

Động cơ

Cơ cấu chấp hành

Trang 14

Việc điều khiển động cơ được mô tả như sơ đồ trên:

Khi tay gạt điều khiển làm kín mạch ở vị trí M làm đóng mạch cấp điện cho cuộn hút công tắc tơ K, công tắc tơ K tác động đóng tiếp điểm K cấp điện cho động cơ Đồng thời cấp điện cho cuộn hút của rơ le thời gian Rt1, Rt1 sau một thời gian được cài sẵn tác động đóng tiếp điểm Rt1 cấp điện cho cuộn hút 3K tác động đóng tiếp điểm 3K ngắt điện trở R3 khỏi mạch, đồng thời cấp điện cho cuộn hút của rơ le thời gian Rt2, Rt2 sau một thời gian được cài sẵn tác động đóng tiếp điểm Rt2 cấp điện cho cuộn hút 2K tác động đóng tiếp điểm 2K ngắt điện trở R2 khỏi mạch, Đồng thời cấp điện cho cuộn hút của rơ le thời gian Rt3, Rt3 sau một thời gian được cài sẵn tác động đóng tiếp điểm Rt3 cấp điện cho cuộn hút 1K tác động đóng tiếp điểm 1K ngắt điện trở R1 khỏi mạch Hoàn thành quá trình khởi động của động cơ

2.4 Các thiết bị khác

a) Công tắc hạn chế hành trình

- Trên bộ phận nâng hạ có công tắc hạn vị ở cuối hành trình lên

Trang 15

- Trên bộ phận di chuyển ngang của xe con và xe cầu có các công tắc hạn

vị ở chả hai đầu hành trình

- Sơ đồ bố trí các công tắc được thiết kế để khi công tắc bị tác động thì ngay lập tức động cơ được ngắt khỏi nguồn và các phanh hãm ngay lập tức hoạt động

b) Thiết bị bảo vệ

Đó là các thiết bị bảo vệ động cơ như rơ le nhiệt, áp tô mát… nhằm bảo vệ ngắn mạch, quá tải Đảm bảo việc bảo vệ động cơ và an toàn cháy nổ khi có sự cố xẩy ra

c) Buồng lái.

Đây là vị trí người vận hành cầu trục làm việc, do đó được thiết kế để khi có sự cố xảy ra người điều khiển vẫn an toàn và làm chủ được cầu trục tránh hiện tượng mất kiểm soát

d) Phanh hãm.

Hệ thống phanh hãm là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống cầu trục Hầu hết các bộ phận trên cầu trục đều có phanh hãm Bộ phận di chuyển ngang của cầu trục có phanh hãm kiểu cơ khí hoặc phanh hãm điện từ Bộ phận nâng hạ dùng phanh tự động kiểu kín – khi nguồn điện mất thì phanh làm việc ngay

3 Nhận xét đánh giá

Hệ thống sử dụng ở xí nghiệp là hệ thống cũ và lâu đời , do vậy mức độ tự động hóa chưa cao có tuy hoạt động vẫn tốt và hiệu quả nhưng phải thường xuyên bảo dưỡng bảo trì Tổn thất năng lượng lớn do việc sử dụng phanh và không có bộ phận tái sinh nên năng lượng thất thoát lớn

Ở các nhà máy hiện đại nói chung việc sử dụng biến tần và PLC đã phổ biến trong việc điều khiển cầu trục, nhờ đó mà giảm được sự phức tạp trong hệ thống điều khiển, hệ thống hoạt động ổn định hơn, chất lượng hơn

Hiện nay, Xí nghiệp có kế hoạch thay đổi thiết bị cải tiến công nghệ, đổi mới dây chuyền một mặt đáp ứng được sự phát triển của xã hội, một mặt tiết kiệm chi phí năng lượng và bảo dưỡng bảo trì

Trang 16

Kết luận

Trong đợt thực tập vừa qua đã mang lại cho em rất nhiều điều bổ ích Thứ nhất là giúp bản thân củng cố lại những kiến thức mà em đã được các thầy cô trong

bộ môn truyền đạt, được trực tiếp nhìn tận mắt các thiết bị mà trước đó chỉ được nhìn thấy trong sách vở Thứ hai là rèn luyện cho mình một tác phong công

nghiệp , các lề lối làm việc nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy chế tại nơi làm việc Được thấy sự hăng say thi đua làm viêc của cán bộ công nhân viên trong nhà máy từ đó giúp em vững tin vào nghề hơn và tự nhủ sẽ phải cố gắng hơn nữa trong học tập , trau dồi đạo đức để sau này ra trường trở thành một người thợ tốt,

có ích cho xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước

Qua đây em xin cảm ơn các cán bộ trong nhà máy đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo cho em thấy được những điều còn bỡ ngỡ Em cảm ơn các thầy cô trong nhà trường đã chỉ đường dẫn dắt và dạy dỗ em trong suốt quãng thời gian thực tập vừa qua và cả sau này, giúp em có một mục tiêu làm đồ án tốt nghiệp

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w