Tiêu thụ còn là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấn nhận thanh toán.. Để hoạt động tiêu
Trang 1HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP 1.Một số khái niệm liên quan:
Hoạt động tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn
vị Thực hiện tiêu thụ, đơn vị sẽ xuất giao hàng của mình cho các đơn vị mua hàng, đơn vị mua hàng sẽ thanh toán cho đơn vị số tiền hàng theo giá hai bên thoả thuận Bên cạnh hoạt động sản xuất giao hàng & thanh toán tiền với các đơn vị mua hàng, đơn vị còn phải chi các khoản chi phí phục vụ quá trình bán hàng, đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước sau khi quá trình tiêu thụ kết thúc Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh đơn vị còn phải chi ra những chi phí phục vụ chung cho toàn đơn vị gọi là chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiêu thụ còn là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấn nhận thanh toán
2.Ý nghĩa tiêu thụ & xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp:
Tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm diển ra giữa doanh nghiệp với người mua, đây là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất kinh doanh Thông qua tiêu thụ đơn vị đã thực hiện quay vòng vốn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lợi Do vậy nhờ hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp
có khả năng thực hiện tái sản xuất mở rộng
Quá trình tiêu thụ là cơ sở để đảm bảo cho sự tồn tại & tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tiêu thụ càng nhanh thì tốc dộ quay vòng vốn càng lớn, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng cao
Trang 2Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao các doanh nghiệp thường phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch tiêu thụ một cách khoa học cả về phương thức bán hàng, địa điểm tiêu thụ, mức giá linh hoạt & cả chiến lược tiếp thị.
Mặt khác, xét trên tầm vĩ mô, tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đến tay người tiêu dùng của xã hội
Vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được xác nhận là đã tiêu thụ khi quyền sở hữu của sản phẩm được chuyển đến cho người mua, đồng thời người mua
đã chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán dưới các dạng tiền mặt, chuyển khoản hoặc bất kỳ một dạng giá trị nào khác tương ứng
3 Phương thức tiêu thụ & phương thức thanh toán:
3.1/ Phương thức bán hàng:
Trong trường hợp người mua hàng nhằm mục đích đưa hàng hoá vào lĩnh vực sản xuất hay để bán lẽ cũng như bán cho các dơn vị bán buôn khác, nói cách khác vẫn nằm trong khâu lưu thông hay đưa vào lĩnh vực sản xuất Thông thường thì bán buôn được tiến hành với số lượng hàng hoá lớn theo các phương thức sau:
a) Bán buôn qua kho: Là trường hợp hàng bán đã được nhập kho & được
thực hiện qua hai hình thức
- Hình thức chuyển hàng
- Hình thức giao hàng trực tiếp tại kho
b) Phương thức bán lẻ: Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận
chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Ở khâu bán lẻ, nước ta hiện nay chủ yếu dùng các phương thức bán hàng sau:
- Bán hàng thu tiền tập trung
- Bán hàng thu tiền trực tiếp
- Bán hàng trả chậm
- Bán hàng trả góp
- Bán hàng đại lý
Trang 33.2/ Phương thức thanh toán: Đối với hàng bán trong nước có 3 phương thức
thanh toán
- Phương thức thanh toán trực tiếp: Đây là phương thức thanh toán trực tiếp giữa người mua & người bán không qua trung gian, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu
- Phương thức thanh toán bằng séc: Trong hoá đơn phải ghi rỏ số séc, sau đó phải bảo trì tại Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản, kế toán thu séc cuối ngày phải lên bảng kê nộp séc & đến nộp tại Ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp
- Phương thức thanh toán sau: Kế toán phải ghi rỏ thời hạn thanh toán, lãi xuất trả chậm
4 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ:
Phản ánh & giám sát kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp
Tính toán & phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng
Ghi chép & phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng họăc doanh thu của số hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu bán hàng thuần
Tính toán đầy đủ, chính xác & kịp thời kết quả tiêu thụ
II/ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1 Chứng từ & tài khoản sử dụng:
1.1/ Chứng từ hạch toán:
Khi tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp phải lập hoá đơn bán hàng hợp pháp & giao cho khách hàng liên 2 Hoá đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo qui định & phải nguyên vẹn, không nhàu nát Số liệu, chữ viết đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rỏ ràng, trung thực, đầy đủ, chính xác, không bị tẩy xoá, sửa chữa Trường hợp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức qui định thì doanh nghiệp không phải lập hoá đơn, nhưng phải lập bảng kê bán lẻ theo qui định hiện hành
Trang 4Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT, trên đó phải ghi rỏ giá bán, thuế suất thuế GTGT (% tuỳ theo từng mặt hàng),tiền thuế đầu ra phải nộp & tổng giá thanh toán.
Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp lập hoá đơn bán hàng trên đó ghi rỏ giá thanh toán là đã có thuế
Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng để hoạch toán doanh thu bán hàng & thuế GTGT phải nộp (đối với phương pháp khấu trừ)
1.2/ Tài khoản sử dụng: Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các
phương thức khác nhau , kế toán sử dụng các tài khoản sau:
a) TK 511” doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này
dùng để phản ánh doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch & các dịch vụ sau:
Bán hàng: Bán sán phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra & bán hàng hoá mua vào
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hợp đồng
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch & phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các khoản phụ thu & phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
• Kết cấu & nội dung phản ánh của tài khoản 511:
Trang 5Trị giá hàng bị trả lại.
Khoản chiết khấu thương mại
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
+ TK 5114”Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: Được dùng để phản ánh các khoản thu
từ trợ cấp, trợ giá của Nhà Nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước
b) TK 512” Doanh thu nội bộ”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu
của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty….hạch toán toàn ngành
TK 512 có 3 TK cấp 2:
+ TK 5121”Doanh thu bná hàng hoá”
+ TK5122”Doanh thu bán thành phẩm”
+ TK 5123” Doanh thu cung cấp dịch vụ”
• Kết cấu & nội dung của tài khoản 512:
Bên Nợ:
+ Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu & thuế GTGT tính theo phương thức trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp trong kỳ + Khoản giảm giá hàng bán
Trang 6+ Trị giá hàng bị trả lại.
+ Khoản chiết khấu thương mại
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá & cung cấp lao vu dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
c) TK 131” Phải thu khách hàng”: Đây là tài khoản phản ánh số tiền mà
doanh nghiệp đã thu được của khách hàng
• Kết cấu & nội dung của tài khoản 131:
Số dư đầu kỳ: Số tiền còn phải thu khách hàng vào đầu kỳ.
Bên Nợ: Số phải thu khách hàng tăng trong kỳ.
Bên Có: Số phải thu khách hàng giảm trong kỳ.
Số dư cuối kỳ: Số còn phải thu khách hàng ở cuối kỳ.
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng tài khoản 3331” thuế GTGT phải nộp”, chi tiết 33311”thuế GTGT đầu ra”: Tài khoản này áp dụng cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế & đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Bên Nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào thuế GTGT phải nộp
+ Số thuế GTGT của hàng hoá bị trả lại
+ Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
Bên Có:
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng sử dụng nội bộ
+ Số thuế GTGT phải nộp của doanh thu hoạt động tài chính, hoạt động khác + Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu (TK33312)
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp.
Trang 71.3/ Phạm vi & thời điểm xác định tiêu thụ hàng hoá: Tất cả những sản
phẩm hàng hoá mà doanh ngiệp giao cho các đơn vị khác, cá nhân thông qua phương thức thanh toán cụ thể & những hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp đều phải thuộc phạm vi bán hàng, tức được xác định kết quả tiêu thụ & ghi nhận kết quả doanh thu bán hàng
Theo chế độ kế toán hiện hành, thời điểm ghi chép bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua, người mua đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, đồng thời có hoá đơn bán hàng
Trong thực tế, nghiệp vụ tiêu thụ diển ra rất phức tạp nên phải tuỳ trường hợp cụ thể mà xác định thời điểm ghi chép bán hàng cho phù hợp
+ Nếu bán lẻ thu tiền trực tiếp thì ghi chép sau khi nhận & kiểm tra xem báo cáo hàng ngày
+ Khi thời điểm giao hàng & thanh toán tiền hàng không trùng nhau về mặt thời gian thì có các trường hợp sau:
- Nếu áp dụng phương thức bán hàng tại kho của doanh nghiệp: Khi mua hàng xong người mua hàng phải nhận đủ hàng thì được xem là thời điểm ghi chép bán hàng Trường hợp áp dụng phương thức gởi hàng qua cơ quan vận tải thì có giấy báo nhận hàng của bên mua hoặc giấy báo Có của Ngân hàng, hoặc giấy báo nhận hàng của bên mua
2 Phương pháp hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại:
2.1/ Doanh thu tiêu thụ & giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại:
a) Doanh thu tiêu thụ:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán & giá trị hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần bán hàng = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ
Trang 8& cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ
Trang 9b) Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại:
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ- đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành & đã được xác định là tiêu thụ & các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ:
+ Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường & chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán kỳ kế toán
+ Phản ánh khoản hoa hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành
+ Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập năm trước
Bên Có:
+ Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) ( Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước)
+ Giá vốn của hảng bán bị trả lại
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang
TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”
TK 632”Giá vốn hàng bán”: không có số dư cuối kỳ.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ
+ Trị giá vốn hàng gởi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ
+ Tổng giá tành thực tế thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
+ Các khoản khác cho phép tính vào giá vốn
Trang 10Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ….vào bên Nợ TK155 + Kết chuyển trị giá vốn hàng gởi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ vào bên Nợ TK157
+ Kết chuyển giá vốn thành phẩm đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán:
Phương pháp bình quân gia quyền:
Trước hết tính giá đơn vị bình quân theo công thức:
Trị giá hàng tồn đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong kỳ Căn cứ vào đơn giá bình quân & số lượng hàng xuất, tính được giá thực tế của hàng xuất:
Trị giá xuất kho = đơn giá bình quân * số lượng hàng xuất trong tháng
của hàng xuất
- Trị giá hàng tồn cuối kỳ được tính:
Trị giá hàng = trị giá hàng + trị giá hàng - trị giá hàng
tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ
Phương pháp nhập trước, xuất trước(FiFO): Theo phương pháp này, giả thiết
rằng số hàng hoá nào được nhập về trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO): Phương pháp này giả định những
hàng hoá mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát
Trang 11Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, hàng hoá được xác định
giá trị theo đơn chiếc hay từng lô hàng & giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh)
2.2/ Phương pháp hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại:
a) Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ & người bán mất quyền sở hữu về số hàng này Người mua thanh toán số hàng mà người bán đã giao
Khi xuất sản phẩm, hàng hoá hay thực hiện các lao vụ dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau:
BT 1) Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Xuất kho hàng hoá
BT 2) Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ
Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán bán chịu cho khách hàng
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (chưa có thuế)Trường hợp khách hàng được chiết khấu thanh toán, số tiền chiết khấu đã chập nhận cho khách hàng được tính vào hoạt động tài chính:
Nợ TK 635: Tổng số tiền chiết khấu khách hàng được hưởng
Có TK111,112: Xuất tiền trả cho người mua
Có TK 131: Trừ vào số tiền thu ở người mua
Có TK338: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho
người mua Các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu- nếu có) được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng lần bán cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo:
Nợ TK521: Số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
Trang 12Nợ TK3331(33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với
số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh
Có TK111, 112: Xuất tiền trả cho người mua
Có TK131: Trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có TK338(3388): Chiết khấu thương mại chấp nhận nhưng chưa
thanh toán cho người mua Đối với các khoản giảm giá hàng bán (do hàng hoá không bảo đảm chất lượng, quy cách…) Căn cứ vào háo đơn điều chỉnh giá, bên bán & bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào cho thích hợp & kế toán ghi như sau:
Nợ TK532: Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng
Nợ TK3331(33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng
với số giảm giá hàng bán
Có TK111, 112: Xuất tiền trả cho người mua
Có TK131: Trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có TK338(3388): Số giảm giá hàng bán chấp nhận nhưng chưa
thanh toán cho người mua Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại, kế toán ghi các bút toán sau:
BT 1) Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 1561: Nhập kho hàng hoá
Nợ TK 157: Gửi lại cho người mua
Nợ TK138(1381): Giá trị chờ xữ lý
Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại
BT 2) Phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: Doanh thu của hàng bị trả lại
Nợ TK 3331(33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng bán bị trả lại
Có TK liên quan (131,111,112…): tổng giá thanh toán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp chuyển hàng, chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng Số
Trang 13hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán Khi được bên mua thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ & bên bán mất quyến sở hữu về số hàng đó.
Khi xuất sản phẩm chuyển đến cho bên mua, kế toán phản ánh:
Nợ TK157: Giá thành công xưởng thực tế của hàng gởi bán
Có TK1561: Xuất kho hàng hoá
Giá trị lao vụ dịch vụ hoàn thành giao cho khách hàng:
Nợ TK 157: Giá thành thực tế lao vụ dịch vụ chờ chấp nhận
Có TK1561: Giá thành thực tế
Khi chuyển hàng đi được bên mua kiểm nhận, chấp nhận thanh toán (toàn bộ hay một phần) Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi các bút toán sau:
BT 1) Phản ánh giá vốn của hàng được chấp nhận
Nợ TK liên quan(111,112,131….): Tổng giá thanh toán
Có TK511: Doanh thu tiêu thụ của số hàng được chấp nhận
Có TK3331(33311): Thuế GTGT phải nộp của hàng tiêu thụ
BT 2) Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận
Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán
Có TK 157: Giá vốn của hàng được chấp nhận
Số hàng gửi đi bị từ chối, chưa được chấp nhận là tiêu thụ:
Nợ TK 1561: Nếu nhập kho hàng hoá
Nợ TK 138(1388), 334: Giá trị hỏng cá nhân phải bồi
thường
Nợ TK 138(1381): Giá trị sản phẩm hỏng chờ xữ lý
Có TK 157: Trị giá vốn số hàng bị trả lại
Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gởi: Bán hàng đại lý,
ký gởi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gởi (gọi là bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
Trang 14Hạch toán tại đơn vị giao đại lý (chủ hàng):
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kế toán phán ánh giá vốn hàng chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lý hay nhận bán hàng ký gửi:
Nợ TK157
Có TK1561+ Khi nhận bảng kê hoá đơn bán ra của số hàng đã được các cơ sở đại lý, ký gửi bán gửi về, kế toán phải lập hoá đơn GTGT & phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán bằng bút toán:
Nợ TK 131(chi tiết đại lý): Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu của hàng đã bán
Nợ TK 641: Hoa hồng trả cho đại lý, ký gửi
Có TK 131(chi tiết đại lý): Tổng số hoa hồng+ Khi nhận tiền do cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán:
Nợ TK 111: Thu bằng tiền
Nợ TK 112:Thu bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi
Có TK 131(chi tiết đại lý): Số tiền hàng đã thu
Hạch toán tại dơn vị nhận bán hàng ký gửi, đại lý:
+ Khi nhận hàng, căn cứ vào giá trị hàng đã nhận, kế toàn ghi:
Nợ TK 003: Trị giá hàng bán của hàng nhận bán đại lý
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT & các chứng từ liên quan khác, kế toán phản ánh:
Nợ TK liên quan(111, 112, 131,…):
Có TK 331(chi tiết chủ hàng): Số tiền phải trả cho chủ hàng
Đồng thời, xoá sổ hàng đã bán (hoặc trả lại):
Trang 15Có TK 003
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT về hoa hồng được hưởng, kế toán ghi tăng doanh thu:
Nợ TK 331(chi tiết chủ hàng): Hoa hồng được hưởng
Có TK 511: Hoa hồng được hưởng
+ Khi thanh toán tiền cho chủ hàng:
Nợ TK 331(chi tiết chủ hàng): Số tiền hàng đã thanh toán
Có liên quan(111,112,131,…): Số tiền hàng đã thanh toán
Phương thưc bán hàng trả góp, trả chậm: Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo & phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định
Khi bán hàng trả góp, trả chậm giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ & kế toán ghi các bút toán sau:
BT 1) Phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ
Nợ TK 632: Tập hợp GVHB
Có TK 1561
BT 2) Phản ánh giá bán trả góp, trả chậm theo hoá đơn GTGT:
Nợ TK liên quan(111,112,…): Số tiền người mua thanh toán lần đầu
tại thời điểm mua
Nợ TK 131(chi tiết người mua): Tổng số tiền người mua còn nợ
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán trả một lần tại thời điểm giao
Nợ TK 338(3387): Ghi giảm doanh thu chưa thực hiện
Trang 16Có TK 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính về lãi bán
hàng trả góp, trả chậm
Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức mà trong đó người bán đem hàng hoá của mình để đổi lấy hàng hoá của người mua Căn cứ các chừng từ liên quan kế toán ghi các bút toán sau:
Phản ánh trị giá vốn hàng đem đi trao đổi:
Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn
Có TK 1561
Phản ánh giá trao đổi(gia bán tương đương) của hàng đem đi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi
Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đem
đi trao đổi Phản ánh trị giá hàng hoá nhận về:
Nợ TK liên quan(151,156,…): Trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng nhập về
Trường hợp hàng nhận về chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 1561
Có TK 131
Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá cho khách hàng:
Khi hàng hoá đã gia công xong, chuyển giao hàng cho người đặt hàng, nếu chờ kiểm nhận kế toán phản ánh chi phí:
Nợ TK 157
Có TK 1561 Khi người đặt hàng chấp nhận, ghi giá trị của số hàng bàn giao:
Nợ TK 632: tập hợp GVHB
Có TK 157: Nếu kiểm nhận tại sân ga, cầu cảng, biên giới
Có TK 1561: Nếu người đặt hàng trực tiếp tại doanh nghiệp
Trang 17Trị giá hàng hoá gia công cho người đặt hàng đã bàn giao tính theo định mức, ghi:
Có TK 002
b) Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Đầu kỳ kinh doanh: Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ trước,
kế toán lần lượt kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 157
Trong kỳ kinh doanh: Căn cứ vào chứng từ nhập xuất, tiêu thụ hàng hoá, dịch
vụ, kế toán ghi các bút toán sau:
Các bút toán phản ánh giá bán, doanh thu hàng tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bị trả lại: Ghi giống như phương pháp kê khai thường xuyên Riêng với giá vốn của hàng bán bị trả lại kế toán ghi như sau:
Nợ TK 631: Kiểm nhận nhập kho hay gởi tại kho người mua
Nợ TK 138(1388): Quyết định cá nhân bồi thường
Nợ TK 334: Quyết định trừ vào lương
Nợ TK 111,112: Bán hàng hoá thu hồi bằng tiền
Cuối kỳ kinh doanh: Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho chưa tiêu thụ,
kế toán lần lượt kết chuyển giá trị hàng hoá chưa tiêu thụ cuối kỳ:
Nợ TK 157: Hàng gửi bán, ký gửi, đại lý
Nợ TK 156: Hàng hoá tồn kho
Có TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ
Đồng thời, xác định & kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ trong kỳ theo công thức:
Trị giá vốn hàng = Trị giá vốn hàng + Tổng giá thành hàng - Trị giá vốn hàng chưatiêu thụ trong kỳ chưa tiêu thụ trong kỳ hoá trong kỳ tiêu thụ trong kỳ
Trang 18Nợ TK 911
Có TK 632
III/ Hạch toán chi phí mua hàng, chi phi bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp & kết quả tiêu thụ:
1 Hạch toán chi phí mua hàng:
1.1/ Nội dung & tài khoản sử dụng:
- Nội dung: Trong quá trình mua hàng, ngoài số tiền phải trả cho người bán, doanh nghiệp còn phải chi một số tiền để vận chuyển hàng hoá, làm thủ tục mua hàng & đem hàng về nhập kho…Đối với nguồn hàng nhập khẩu & nguồn hàng không tập trung, chi phí mua hàng phát sinh tương đối lớn Để cung cấp thông tin cho quản lý chi phí & lập kế hoạch chi phí, kế toán cần mở sổ theo dõi chi tiết chi phí mua hàng theo từng loại Căn cứ vào nội dung kinh tế, chi phí mua hàng được chia thành các loại sau:
+ Chi phí vận chuyển, bốc dở, bảo quản hàng hoá
+ Chi phí bảo hiểm hàng hoá
+ Chi phí thuê kho, bãi, bến để tập kết hàng hoá trong quá trình mua
+ Chi phí hao hụt hàng hoá trong định mức
+ Chi phí khác: Là những chi phí liên quan đến mua hàng ngoài những nội dung trên, như thủ tục ngân hàng, hải quan, chi phí môi giới, hoa hồng uỷ thác mua hàng
- Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phi mua hàng, kế toán sử dụng tài khoản cấp 2: 1562-chi phí mua hàng Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ & việc phân bổ chi phí mua hàng cho hàng còn lại & hàng bán ra trong kỳ
1.2/ Hạch toán & phân bổ chi phí mua hàng:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Chi phí vận chuyển, bốc dở, thuê kho, thuê bến bãi…căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
+ Nếu hàng hoá thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 156(1562-chi phí mua hàng): Giá chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền thanh toán
Trang 19+ Nếu hàng hoá không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 156 (1562 - chi phí mua hàng): Giá chưa có thuế
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
Chi phí hàng hoá trong quá trình mua hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng hoá,
kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1562- chi phí mua hàng)
Có TK 156(1561- giá mua hàng hoá)
Chi phí hao hụt trong định mức trong quá trình mua hàng, căn cứ vào biên bản nhận hàng hoá, kế toán ghi:
Công thức phân bổ chi phí mua hàng như sau:
Chi phí mua hàng + chi phí mua hàng
phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ
tồn đầu kỳ
chi phí mua hàng Tiêu thức phân bổphân bổ cho hàng = * của hàng bán rabán ra trong kỳ tổng tiêu thức phân bổ của hàng trong kỳ
bán ra & còn lại trong kỳ
Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng Chi phí mua hàngphân bổ cho hàng = phân bổ cho hàng + phát sinh trong - phân bổ cho hàngtồn cuối kỳ tồn đầu kỳ kỳ bán ra trong kỳ Căn cứ vào kết quả tính chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 156 (1562- chi phí mua hàng)
Trang 20 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Đầu kỳ hạch toán, kế toán chuyển chi phí mua hàng của hàng tồn đầu kỳ:
Nợ TK 611(6112- chi tiết chi phí mua hàng)
Có TK 156(1562- chi phí mua hàng)
Trong kỳ, khi các khoản chi phí mua hàng phát sinh, kế toán ghi:
+ Nếu hàng hoá thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 611(6112- chi tiết chi phí mua hàng)
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,221: Tổng số tiền thanh toán
+ Nếu hàng hoá không thuộc đối tượng nộp thuế hoặc thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 611 (6112- chi tiết chi phí mua hàng)
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền thanh toán
Cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tồn cuối kỳ, căn cứ vào kết quả tính được kế toán ghi:
+ Kết chuyển chi phí mua hàng cho hàng tồn cuối kỳ:
Nợ TK 156 (1562- chi phí mua hàng)
Có TK 611 (6112- chi tiết chi phí mua hàng)
+ Kết chuyển chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ:
+ Chi phí nhân viên bán hàng
+ Chi phí vật liệu, bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hoá
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng
+ Chi phi khác bằng tiền
Trang 212.2/ Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 641”chi phí bán hàng” TK 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí kể trên tương ứng với các tài khoản cấp 2:
+ TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng
+ TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì
chuyển phục vụ bán hàng CP SCL TSCĐ vào KH kỳ này dùng để xác kỳ trước dùng đễ xđ kết định kết quả kỳ sau quả kỳ trước
Trang 223 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
3.1/ Nội dung & tài khoản sử dụng: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến toàn
bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như:
+ Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn bộ doanh nghiệp
+ Thuế, phí, lệ phí
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí khác bằng tiền
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 642”chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản 642 được
mở chi tiết theo từng nội dung chi phí nêu trên tương ứng với các tài khoản cấp 2:+ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
+ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
Trang 233.2/ Sơ đồ hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
TK 152,153,111,112,… TK 642 TK 152,153…
Nguyên vật liệu, CCDC dùng cho QLDN Các khoản làm giảm chi phí QLDN
TK 142,242 TK 139 CCDC, bao bì luân phân bổ CCDC, bao bì Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
chuyển phục vụ cho luân chuyển hoặc chi
QLDN phí SCL TCSĐ KH
TK 334,338 TK 142(2)
Chi phí nhân viên phục vụ QLDN kết chuyển CPQL kỳ này để kết chuyển CPQL kỳ
xác định kết quả kỳ sau trước để xđ kết quả
kỳ này
TK 335
Trích trước hoặc trích bổ sung chi phí
sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành
4 Hạch toán kết quả tiêu thụ:
4.1/ Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả tiêu thụ, kết toán sử dụng tài
khoản 911”xác định kết quả kinh doanh”
TK 911 được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường…) Trong từng loại hoạt động có thể chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng kinh doanh, từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành kinh doanh, từng loại hình dịch vụ…
Trang 24 Kết cấu & nội dung phản ánh của tài khoản 911:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
+ Chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 25Xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả = (Doanh thu thuần - giá vốn) + Doanh thu – chi phí – chi phí – chi phíkinh doanh (về BH &CCDV hàng bán) HĐTC tài chính bán hàng QLDN Nếu kết quả kinh doanh >0 thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, khoản lãi được kết chuyển:
kết chuyển chi phí kỳ trước
vào kết quả kỳ này
TK 421
kết chuyển lãi về tiêu thụ
Trang 26PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V
A/ GIỚi THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V:
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V
1 Sơ lược về quá trình thành và phát triển của Công ty Xăng dầu khu vực V:
Ngày 21/08/1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Trung Bộ đã ra quyết định thành lập Công ty Xăng dầu Đà Nẵng &
nó là tiền thân của Công ty Xăng dầu ngày nay
Ngày 10/11/1975 để thống nhất chỉ đạo quản lý ngành xăng dầu, Bộ Vật Tư
ra quyết định số 807/VT_QĐ chuyển Công ty Xăng dầu Đà Nẵng trực thuộc tổng Công ty Xăng dầu_ Bộ Vật Tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực V Hiện nay Công ty Xăng dầu khu vực V được công nhận là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam_Bộ Thương Mại
Vào tháng 08/1988 cơ cấu tổ chức của ngành xăng dầu có sự thay đổi & cần sắp xếp lại, hai xí nghiệp xăng dầu Nghĩa Bình & Phú Khánh được tách ra khỏi Công ty & trực thuộc tổng công ty xăng dầu Như vậy, địa bàn hoạt động của Công
ty chỉ còn từ Bình Trị Thiên đến Quãng Ngãi Đầu năm 1994, địa bàn hoạt động của Công ty Xăng dầu khu vực V bị thu hẹp chỉ còn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng & Quảng Ngãi, do Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế được thành lập
Do có sự cố gắng trong thời gian qua Công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh, đó là các đơn vị trực thuộc chi nhánh xăng dầu Quảng Ngãi, Quảng Nam, xí nghiệp xây lắp & vận tải, xí nghiệp Gas Đà Nẵng Bên cạnh đó, Công ty còn có rất nhiều cửa hàng có thiết bị cột bơm điện tử được đặt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tóm lại, qua 30 năm thành lập Công ty Xăng dầu khu vực V đã xây dựng & phát triển mạnh mẽ những bước đáng kể tạo cho mình một thế đứng vững chắc
Trang 27trong thị trường xăng dầu miền Trung Công ty là một doanh nghiệp có đầy đủ cơ
sở vật chất kỹ thuật về kinh doanh sản phẩm đặt thù xăng dầu, có lực lượng lao động nhiều kinh nghiệm, thị trường khách hàng trên địa bàn & ngoài khu vực trên suốt chiều dọc của chu trình nhập khẩu, tái xuất tiếp nhận, tồn chứa vận chuyển đến tận nơi người tiêu dùng Điều đó chứng tỏ sự vận động của Công ty là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường & có xu thế phát triển trong tương lai gần
Mặt khác, Công ty đã góp phần không ngừng vào việc tăng cường nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động & Công ty đã tự khẳng định mình trên thị trường cạnh tranh
Tuy nhiên, để phát triển cao hơn nữa & để trở thành một doanh nghiệp lớn, có
uy tín vững chắc trên thị trường cạnh tranh đòi hỏi Công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường ngày càng đổi mới này
2 Chức năng & nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty:
2.1/ Chức năng của Công ty:
Việc kinh doanh các loại khí đốt, xăng dầu, sản phẩm hàng hoá trên thị trường trong nước & xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, bao gồm các sản phẩm sau:
+ Dầu Diezel
+ Dầu hoả
+ Dầu Mazut
+ Hơi đốt (Gas), nhựa đường
+ Các loại dầu nhờn thông dụng & công nghiệp
+ Các loại mở máy & bôi trơn
+ Các chất phụ gia
+ Các loại xăng: Mogas 92, Mogas 83
Thu mua, xuất nhập các loại hình trong nước nhằm tạo nguồn bổ sung cho việc nhập khẩu Công ty đăng ký tại Bộ Thương Mại & Du lịch
Kinh doanh kho cầu cảng
Khảo sát thiết kế, tư vấn thiết bị kỹ thuật đang dùng cho ngành xăng dầu
Trang 28Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức quốc tế & cá nhân tổ chức sản xuất & gia công các mặt trong phạm vi kinh doanh của Công ty.
2.2/ Nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu khu vực V:
Để tăng năng lực & mở rộng mạng lưới kinh doanh Công ty cần thực hiện chính sách, chế độ pháp luật Nhà nước trong việc giao dịch, đàm phán ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế, xây dựng & phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật & công nghệ mới
Để sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư, tiền vốn trong kinh doanh thì Công ty thực hiện nghĩa vụ đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước,thực hiện thanh toán, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê & kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh & các hoạt động khác của đơn vị & tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đó
Sử dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật & lao động một cách hợp lý
Thực hiện đầy đủ các chính sách về tiền lương, BHXH, an toàn bảo hộ lao động đối với công nhân viên Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty
Quản lý & chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo qui chế hiện hành của Nhà nước & của tổng công ty xăng dầu Việt Nam Giám đốc của Công ty căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, nhu cầu thị trường từng khu vực để giao vốn, xác định sử dụng vốn, quyết định phân công thị trường kinh doanh & tiêu thụ sản phẩm với trực thuộc tương ứng trong thời kỳ kế hoạch