TOÁN TẠi CÔNG TY:
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu về tình hình hoạt động của Công ty cũng như việc tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, kết hợp với những kiến thức cơ bản dã học ở trường em xin nêu ra một số vấn đề mà theo chủ quan của em đó là những tồn tại cần khắc phục để công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được tốt hơn.
Thông qua đó em cũng đề xuất một số ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ, làm tốt hơn vai trò kế toán trong việc kiểm tra, cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý.
1. Trị giá vồn hàng xuất bán:
Để tính giá vốn của hàng xuất bán Công ty sử dụng giá hạch toán. Cuối tháng phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
Trong trường hợp chênh lệch giữa giá vốn với giá hạch toán là quá lớn. Công ty không sử dụng hệ số giá để điều chỉnh giá hạch toán mà thường dựa vào giá vốn mà tổng công ty giao để điều chỉnh giá hạch toán vào cuối kỳ. Vì vậy theo em để phù hợp với tình hình hiện nay, biến động của giá dầu trên trế giới tăng và cũng đảm bảo tính chính xác khi tính trị giá vốn của hàng tồn kho Công ty có thể sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước để tính trị giá vốn của hàng xuất kho:
Ví dụ: Ngày 02/07/2004 nhập 600.000l Mogas92 với giá 6.450đ/l Ngày 05/07/2004 nhập 500.000l Mogas92 với giá 6.530đ/l Ngày 06/07/2004 xuất 300.000l Mogas92
Vậy theo phương pháp nhập sau xuất trước, ta có: Giá vốn hàng xuất bán ngày 06/07/2004 là:
300.000l * 6.530đ/l = 1.959.000.000đ
Cũng tương tự như mặt hàng Mogas92 các mặt hàng khác cũng có thể tính toán giá vốn hàng xuất bán theo giá nhập sau xuất trước.
Việc tính giá vốn hàng xuất bán theo giá nhập sau xuất trước có chính xác hơn trong trường hợp giá dầu luôn biến động theo chiều hướng tăng, vì theo phương
pháp này thì việc tính giá làm cho giá vốn được bảo tồn, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, hàng tồn đọng trong kho với giá thấp hơn so với trước. So vớiviệc tính giá củ của Công ty thì có chính xác hơn, điều chỉnh ngay thời điểm đó không cần cuối kỳ mới điều chỉnh chênh lệch.
2. Công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Trên trực tế hiện nay Công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi xăng dầu là sản phẩm dể bay hơi. Do đó, vấn đề xãy ra hao hụt là tất yếu. Định mức hao hụt do tổng công ty qui định một mức cho Công ty và đưa vào chi phí nghiệp vụ kinh doanh. Khi hao hụt vượt quá mức giá trị thực tế của hàng tồn kho giảm thì tổn thất đó Công ty cũng phải đưa vào chi phí mà không tính đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo em Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm chuyển chi phí phát sinh năm sau vào năm nay. Tài khoản sử dụng là TK 159”dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, chi phí dự phòng giản giá hàng tồn kho cho năm sau được tính vào giá vốn hàng bán của năm nay và được hạch toán như sau:
Nợ TK 632 Có TK 159
Ví dụ: Ngày 31/12/2004 có giá trị gốc của mặt hàng dầu hoả là 42.530.000. Giá trị thuần có thể thực hiện được của mặt hàng này là:42.130.000
Vậy số tiền dự phòng cần phải trích lập sẽ là: 42.530.000 – 42.130.000 = 400.000
Ngày 31/12/2005:
- Trị giá gốc của mặt hàng dầu hoả là: 41.300.000
- Trị giá thuần có thể thực hiện được của mặt hàng này là: 41.100.000
Do số dự phòng cho mặt hàng này ở niên độ trước (31/12/2004) là 400.000, số cần lập ở niên độ mày (31/12/2004) là 200.000 nên cần phải hoàn nhập là:
400.000 – 200.000 = 200.000Định khoản: Định khoản:
a) Ngày 31/12/2004:
Nợ TK 632: 400.000 Có TK 159: 400.000
b) Ngày 31/12/2005: Nợ TK 632: 200.000 Có TK 159: 200.000
Cũng tương tự như mặt hàng dầu hoả, các mặt hàng còn lại cũng cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3. Hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả theo từng mặt hàng:
Xăng dầu chính:
- Doanh thu: Theo em Công ty có thể chi tiết xăng dầu chính thành Mogas92, Mogas90, dầu hoả, Diezel, Mazut. Để dể sử dụng và quản lý, dể dàng biết được trong kỳ báo cáo doanh thu từng mặt hàng là bao nhiêu. Chi tiết các tài khoản như sau: + TK 511111: Doanh thu xăng Mogas92
+ TK 511112: Doanh thu xăng Mogas90 + TK 511113: Doanh thu dầu hoả
+ TK 511114: Doanh thu Diezel + TK 511115: Doanh thu Mazut
- Chi phí: Cũng như doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí nghiệp vụ kinh doanh ta cũng có thể chi tiết cho từng mặt hàng để biết được trong kỳ báo cáo giá vốn hàng bán, chi phí nghiệp vụ kinh daonh cho từng loại là bao nhiêu để theo dõi. Cụ thể: + TK 632111: Giá vốn Mogas92
+ TK 632112: Giá vốn Mogas90 + TK 632113: Giá vốn dầu hoả + tK 632114: Giá vốn Diezel + TK 632115: Giá vốn Mazut
+ TK 64111: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh Mogas92 + TK 64112: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh Mogas90 + TK 64113: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh dầu hoả + TK 64114:Chi phí nghiệp vụ kinh doanh Diezel + TK 64115:Chi phí nghiệp vụ kinh doanh Mazut
Gas, bếp, phụ kiện:
- Doanh thu: Theo em Công ty có thể chi tiết doanh thu gas, bếp, phụ kiện thành từng loại doanh thu riêng lẻ cho từng loại trên để dể sử dụng và quản lý, dể dàng
biết được trong kỳ báo cáo doanh thu của từng loại là bao nhiêu. Như chi tiết TK 51115 thành các tài khoản sau:
+ TK 511151: Doanh thu gas + TK 511152: Doanh thu bếp + TK 511153: Doanh thu phụ kiện
- Chi phí: Cũng như doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí nghiệp vụ kinh doanh ta cũng có thể chi tiết cho từng mặt hàng để biết được trong kỳ báo cáo giá vốn hàng bán, chi phí nghiệp vụ kinh daonh cho từng loại là bao nhiêu để theo dõi. Cụ thể như sau:
+ TK 632151: Giá vốn gas + TK 632152: Giá vốn bếp + TK 632153: Gi á vốn phụ kiện
+ TK 64151: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh gas + TK 64152: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh bếp + TK 64153: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh phụ kiện
Từ việc chi tiết doanh thu hay chi phí các mặt hàng như vậy, khi lên sổ cái TK 911 chúng ta thấy rỏ hơn vì sổ cái là căn cứ vào Nhật biên từng mặt hàng.
Tóm lại, công đoạn cuối cùng của việc kinh doanh là xác định kết quả, xác định lãi lỗ để giúp Công ty có thể tiếp tục và khắc phục được những hạn chế trong quá trình kinh doanh, để giúp Công ty có thể phát triển và đứng vững trên thị trường. Nếu lãi thì tiếp tục phát huy năng lực, còn nếu lỗ thì phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục. Nhưng Công ty sẽ không thể có một biện pháp tốt nhất nếu cứ gộp chung các mặt hàng lại với nhau, vì vậy việc phân chia các mặt hàng thành những mặt hàng chi tiết hơn là thật sự cần thiết. Như trong quý III/2004 Công ty kinh doanh có lãi 17.051.997.600, đó là một điều đáng mừng, nhưng trong tất cả những mặt hàng trên, mặt hàng nào đem lại cho Công ty lợi nhuận nhiêu nhất thì không thể nhận ra được. Trường hợp Công ty kinh doanh có lãi như quý III/2004 thì không thành vấn đề, nhưng nếu đặt giả thiết ngược lại là Công ty kinh doanh bị lỗ thì thật khó xác định mặt hàng nào lỗ nhiều để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.