Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
845,97 KB
Nội dung
Bài thảo luận: Ảnh hưởng của rừng đến nguồn nước Nhóm 5: 1. Nguyễn Thị Minh Hằng 2. Nguyễn Thị Hòa 3. Phan Bá Hoàng 4. Trình Xuân Hồng 5. Hoàng Nguyên Hùng I. Đặt vấn đề 1. Rừng là gì? “Rừng là một HST bao gồm QTTV rừng, ĐVR, VSV rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ TV đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”. Điều 3, Luật BV và PTR (sửa đổi) năm 2004 2. Vai trò sinh thái của rừng Rừng đóng vai trò sinh thái hết sức to lớn và là một trong những thành phần chủ yếu nhất của sinh quyển. Rừng bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, góp phần tích cực vào quá trình điều hòa khí hậu. Rừng cố định CO2 và cung cấp ôxy tự do cho không khí. Rừng đã tạo ra môi trường sống tốt cho sinh vật. Một vai trò chủ đạo phải kể đến là rừng bảo đảm chế độ thủy văn cho hệ thống sông, hồ. II. Vai trò thủy văn của rừng 1. Rừng làm tăng hay giảm sản lượng nước hàng năm? Cân bằng nước ở rừng có thể biểu thị theo công thức X = I + E1 + E2 + T + Y + Z ± W Trong đó: - X = Lượng mưa, mm - I = Lượng nước do tán rừng giữ lại, mm - E1 = Lượng bốc hơi từ bề mặt đất, mm - E2 = Lượng thoát hơi nước của lớp thảm cỏ, mm - T = Lượng thoát hơi nước của quần thụ, cây gỗ non và cây bụi - Y = Dòng chảy bề mặt, mm - Z = Dòng chảy ngầm, mm - W = Sự thay đổi chế độ ẩm trong đất, mm Mưa rơi trên lãnh thổ có rừng bị phân chia thành bốc hơi nước tổng số (bốc hơi nước vật lý và thoát hơi nước của thực vật) và các dòng chảy. Bốc hơi nước tổng số phụ thuộc vào vùng địa lý, còn trong một khu vực nó phụ thuộc vào kiểu rừng, kết cấu và tuổi rừng. Dòng chảy bề mặt ở rừng không lớn hơn 2% so với tổng lượng mưa. Nhưng khi rừng bị phá hủy, dòng chảy bề mặt tăng lên rất lớn. Rừng tạo ra điều kiện tốt để chuyển dòng chảy bề mặt thành dòng chảy ngầm. Tỷ lệ dòng chảy ngầm trong phương trình cân bằng nước của rừng do bốc hơi tổng số chi phối. Nếu bốc hơi nước tổng số càng lớn thì dòng chảy ngầm càng nhỏ. Rừng làm tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ. Một số nhà khoa học tin rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp. Thông tin này được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ thuật khác nhau. Nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nông nghiệp. 2. Rừng làm tăng hay giảm sản lượng dòng chảy mùa khô? Rừng góp phần duy trì độ ẩm đất và làm tăng tính thấm nước của đất nên vào mùa mưa sẽ đóng góp vào dòng chảy ngầm. Dòng chảy ngầm đóng góp vào tính liên tục của dòng chảy sông suối. Rừng làm tăng sản lượng dòng chảy mùa khô. Nơi không có rừng tính thấm của đất thấp, dòng chảy xuất hiện trong và sau cơn mưa là dòng chảy tạm thời. Mặt khác nơi không có rừng thì tốc độ bốc hơi nước của đất cao, đất hút ẩm nên hao hụt nước lớn. Do đó vào mùa khô khu vực có rừng có thể làm xuất hiện và duy trì dòng chảy mùa kiệt nhưng nơi đất trống thì không. [...]...Tài liệu tham khảo: 1 BÁO CÁO MÔN HỌC KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI “RỪNG – VAI TRÒ CỦA RỪNG” -TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM 2 Sự hình thành các dòng chảy 3 Bài giảng môn Sinh thái rừng – PGS.TS Phạm Xuân Hoàn – ĐH Lâm Nghiệp 4 Bài giảng môn Thủy văn sử dụng đất - TS Bùi Xuân Dũng – Bộ môn Quản lý môi trường – ĐH Lâm Nghiệp . luận: Ảnh hưởng của rừng đến nguồn nước Nhóm 5: 1. Nguyễn Thị Minh Hằng 2. Nguyễn Thị Hòa 3. Phan Bá Hoàng 4. Trình Xuân Hồng 5. Hoàng Nguyên Hùng I. Đặt vấn đề 1. Rừng là gì? Rừng là. phương trình cân bằng nước của rừng do bốc hơi tổng số chi phối. Nếu bốc hơi nước tổng số càng lớn thì dòng chảy ngầm càng nhỏ. Rừng làm tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ Lượng mưa, mm - I = Lượng nước do tán rừng giữ lại, mm - E1 = Lượng bốc hơi từ bề mặt đất, mm - E2 = Lượng thoát hơi nước của lớp thảm cỏ, mm - T = Lượng thoát hơi nước của quần thụ, cây gỗ non