1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 99 chuyển đổi câu bị động

14 871 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

* Mục đích chuyển đổi: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất Câu 2: Xác định câu chủ động, câu bị động trong các câu sau đây và cho biết mục đích của việc ch

Trang 2

Kiểm tra bài cũ

1 Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động )

Ví dụ: Mẹ khen em.

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động ).

Ví dụ: Em được mẹ khen.

Đáp án

Trang 3

Kiểm tra bài cũ

a Ông ấy đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm qua “hoá vàng”.

b Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được ông ấy hạ xuống từ hôm qua “hoá vàng”.

c Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm qua

“hoá vàng”.

* Mục đích chuyển đổi: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất

Câu 2: Xác định câu chủ động, câu bị động trong các câu sau đây và cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại ) ?

( Câu chủ động )

( Câu bị động ) ( Câu bị động )

Trang 4

Mục tiêu bài học

1 Kiến thức:

- Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiếu

câu bị động.

2 Kỹ năng:

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao

tiếp.

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

Trang 5

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

I Cách chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động:

* Xét các câu sau:

a.Ông ấy đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm qua “hoá vàng”

b.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được (ông ấy) hạ xuống từ hôm qua “hoá vàng”.

c.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống

từ hôm qua “hoá vàng”

H.So sánh hai câu b,c trên có gì giống và khác nhau?

H Xác định từ (cụm từ)chỉ chủ thể hoạt động, từ chỉ hoạt động, từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trong mỗi câu trên?

-Có cùng nội dung miêu

tả

-Cùng là kiểu câu bị động

-Câu b có dùng từ được

và có mặt chủ thể của hoạt động

-Câu c không dùng từ

được và lược bỏ chủ thể của hoạt động

được

(Câu CĐ)

(Câu BĐ) (Câu BĐ)

ĐT HĐ

CT

ĐT HĐ

CT

Trang 6

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

I Cách chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động:

* Xét các câu sau:

a.Ông ấy đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm qua “hoá vàng”

b.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được (ông ấy) hạ xuống từ hôm qua “hoá vàng”.

c.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống

từ hôm qua “hoá vàng”

được

1.Quy tắc chuyển đổi:

* Ghi nhớ: ( SGK )

(Câu CĐ)

(Câu BĐ) (Câu BĐ)

Ví dụ:

*Câu chủ động:

Chàng kị sĩ buộc con ngựa bên gốc đào

C1: Con ngựa được (chàng kị sĩ) buộc

bên gốc đào

C2: Con ngựa buộc bên gốc đào

ĐT HĐ

CT

ĐT HĐ

CT

H Từ việc phân tích ví dụ trên , em hãy rút ra quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

-C1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị (được) vào sau từ(cụm từ)

ấy

-C2: Chuyển từ (cụm từ)chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu

* Chuyển sang câu bị động :

Trang 7

Ông lão thả cá vàng xuống biển

( Câu Chủ động)

Cá vàng được thả xuống biển

(Câu bị động)

Cá vàng được ông lão thả xuống biển ( Câu bị động) Bài tập nhanh: Xem hình đặt câu

(1)

Trang 8

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

I Cách chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động:

1.Quy tắc chuyển đổi:

* Ghi nhớ: ( SGK )

Câu 1 Những câu sau có phải là câu bị động không?

Vì sao?

* Hai câu a,b tuy có dùng bị/được nhưng không phải

là câu bị động vì chủ ngữ của câu không được hoạt động người, vật khác hướng vào

2.Lưu ý:

-Không phải câu nào có các từ bị hoặc

được cũng là câu bị động

Câu 2 Cho biết sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa trong mỗi câu bị động sau?

(Tỏ thái độ hài lòng) (Tỏ thái độ không hài lòng)

H Vậy em rút ra những kết luận gì từ việc phân tích hai bài tập trên?

- Khi dùng câu bị động có chứa từ bị

hoặc được ta cần chú ý đến sắc thái ý

nghĩa của chúng trong văn bản

II Luyện tập:

Bài tập thảo luận

nhóm 2

a Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi

b Tay em bị đau

a Em bị thầy giáo phê bình

b Em được thầy giáo phê bình

Trang 9

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

LUYỆN TẬP

Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau

a Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII

a Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim

- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII

- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII

- Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim

- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim

Trang 10

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

LUYỆN TẬP

Bài 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau đây thành hai câu bị động ( một câu dùng từ được; một câu dùng từ bị ) Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ bị với câu dùng từ được có gì khác nhau?

a Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi

b Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn

- Ngôi nhà ấy đã bị (người ta) phá đi

- Ngôi nhà ấy đã được (người ta) phá đi

- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp

- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp

•Nhận xét:

- Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu

- Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu

(là không hợp lí) (là hợp lí)

(là không cần thiết) (là cần thiết)

Trang 11

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

LUYỆN TẬP

Bài 3: Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu), nội dung tự chọn, trong đó em có

dùng ít nhất một câu bị động

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, là người bạn đồng hành với con người trong

quá trình sinh tồn và phát triển Rừng luôn cung cấp một bầu dưỡng khí trong

lành để con người và muôn loài hít thở Rừng còn giúp cho con người dựng nhà,

dựng cửa, làm những vật dụng trong đời sống tinh thần hằng ngày, làm thuốc

chữa bệnh, làm chất đốt để nấu ăn, sưởi ấm, Rừng có rất nhiều lợi ích cho con

người Vậy mà, rừng bị con người tàn phá một cách nặng nề Hãy biết quý trọng

và bảo vệ rừng như chính cuộc sống của chúng ta !

( Trích từ bài viết của học sinh)

Trang 12

Tiết 99 Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo )

1 Thế nào là câu chủ động, câu bị động?

2 Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu

bị động?

3 Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

- Có 2 cách chuyển đổi.

- Phân biệt câu bị động với câu bình thường.

- Sắc thái ý nghĩa của câu bị động dùng từ “ được”

và “bị”.

Trang 13

- Học kĩ lí thuyết, tiếp tục đặt câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động ( và ngược lại), viết đoạn văn ngắn sử dụng các kiểu câu chủ động và bị động.

- Chuẩn bị bài mới ( tiết 100) LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH.

( Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và tập viết đoạn văn đề 8 ( SGK/ 66).

Trang 14

Giờ học kết thúc XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY

CÔ ĐÃ VỀ THAM DỰ TIẾT HỌC NÀY.

Ngày đăng: 23/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w