1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập tài chính vi mô

38 2,5K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Câu 1 : Trình bày các quan niệm về nghèo? Các chuẩn nghèo? Phân tích tác động của đói nghèo đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? Bạn có nhận xét gì về tình trạng đói nghèo của Việt Nam trong thời gian qua? các quan niệm về nghèo: Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hiện nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nghèo:- quan niệm 1 : nghèo đồng nghĩa với thu nhập thấp: Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có mức thu nhập thấp. Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo là rất hạn chế. Hầu hết các nhu cầu cơ bản,tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp,thậm chí còn không đủ. Chính vì vậy mà họ dùng thu nhập để đánh giá đói nghèo ví dụ: ngân hàng thế giới xem thu nhập 1USD/ngày là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo, 2 USD cho khu vực mỹ la tinh.quan niệm 2: hội nghị chống đói nghèo khu vực châu á- thái bình dương do ESCAP tổ chức tại băng cốc thái lan đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau: +Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.+Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng có thể đục xem như việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội.quan điểm 3: theo WB đưa ra nghèo là đói là thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ không được đến trường không biết đọc biết viết, không có việc làm lo sợ co cuộc sống tương lai mất con do bệnh hoạn ít đực bảo vệ quyền lợi và tự do. quan điểm ở việt nam thừa nhận rằng đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.Các chuẩn nghèo: chuẩn nghèo: là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo Dựa vào các phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu đã đưa ra các chuẩn nghèo sau đây: (chuẩn nghèo do tộc cục thống kê ban hành ) + nghèo lương thực thực phẩm tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thục thực phẩm làm sao để đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100kcal/ngày đêm. +nghèo chung:tổng chi dùng cho giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu đc xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ 70% chi dùng dành cho lttpham 30% cho các khoản còn lại. +chuẩn nghèo theo thu nhập: giai đoạn 2010-2015 khu vực nông thôn là ≤562500 đ/ng/th khu vực thành thị ≤812.500 đ/ng/th + theo qđ 09/2011-ttg thì chuẩn hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân tù 400.000đ/ng/th trở xuống,còn ở nông thôn là 500.000đ/ng/th Tác động của đói nghèo đến sự tăng trương kinh tế của một quốc gia: + nếu tỷ lệ nghèo đói cao sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế cũng như ngăn cản tăng trưởng kinh tế của một đất nước vì người nghèo làm năng suất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao động bất cập sẽ làm sói mòn năng lực sản lượng sản xuất của nền kinh tế. + nghèo đói cũng làm suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tu làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần.=>việc giảm nghèo rất có lợi cho tăng trưởng kinh tế: khi mức nghèo tuyệt đối giảm đáng kể thì chúng ta thường chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế cao. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho giảm nghèo chứ chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng kinh tế thì chưa thể khẳng định là có thể xóa đói giảm nghèo. Nếu tỷ lệ nghèo đói thấp sẽ rất đến kinh tế tăng trưởng làm GDP/đầu người cao hơn, từ đó làm tăng thu ngân sách nhà nước. ngân sách nhà nước lớn, chính phủ thực hiện phúc lợi xã hội cao và khi đó sẽ làm tăng mức sống của người dân trong nước. Tình trạng đói nghèo của VN trong thời gian qua: việc đánh giá tình trạng nghèo đói phụ thuộc vào tiêu chuẩn nghèo do nhà nước đưa ra từng thời kỳ. theo chuẩn đói nghèo của tổng cục thống kê thì tỷ lệ hộ nghèo đói của VN đã giảm từ 70% năm 1990 xuống còn 32% năm 2000 và xuống năm 28.9%. So với mục tiêu giảm ½ tỷ lệ đói nghèo giai đoạn năm 1990-2015 thì VN đc đánh giá là nước có tỷ lệ giảm hộ nghèo tốt. Tỷ lệ đói nghèo ở VN có xu hướng phân theo vùng, khu vực vùng núi và hải đảo đặc biệt khu vực nông thôn thì tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Trong những năm vừa qua việt nam đã và đang rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo. Cho đến nay chúng ta đạt được những thành tựu ấn tượng nhất định như: năm 2011 VN đạt được những thành công lớn trong việc giảm nghèo do tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho người dân thông qua chương trình xóa đói giảm nghèo. Những thành tựu đó đã tạo được sự dồng thuận trong xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. vào năm 2011 với những bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cộng với hậu quả nặng nề của bão lụt nên đời sống người dân kho khăn, thiếu thốn. đứng trước tình hình mới của đất nước chính phủ đã kịp thời đề ra các chủ trương với nền kinh tế như thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm sắp xếp lại đầu tư công , ưu tiên tập trung phát triển phúc lợi xã hội và kết quả là đem lại tỷ lệ giảm nghèo vào cuối năm 2011 giảm trên 2% còn 14%.Trong những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhưng tuy nhiên có một số thực trạng xảy ra trong việc giảm nghèo của nhà nước đó là tỷ lệ tái nghèo trở lại và sự ko muốn thoát nghèo của một số hộ gia đình làm công tác xóa đói giảm nghèo ở việt nam chưa thực sự hiệu quả.công tác hạn chế tái đói nghèo là một trong những nội dung được chính phủ quan tâm. Bên cạnh giảm nghèo thì chính phủ còn hỗ trợ đào tạo nghề tạo việc làm phù hợp cho các hộ nghèo để đảm bẻo thoát nghèo một cách bền vững. sau khi trở thành thanh viên của WTO, thì việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta lại đặt ra những vấn đề mới, chính phủ luôn phải nắm bắt đực tình hình đời sống của dân cư để đưa ra những chính sách phù hợp cho từng thời kỳ phát triển, phù hợp mục tiêu của nhà nước trong từng giai đoạn. Mỗi một giai đoạn phát triển thì nhà nước có những tiêu chuẩn nghèo khác nhau và ở việt nam thì tiêu chuẩn đánh giá nghèo dần nâng cao Câu 2: Hãy phân tích đặc điểm của tín dụng vi mô? Mô tả một sản phẩm tín dụng vi mô cụ thể? Bạn biết tới những chương trình tín dụng vi mô nào đã và đang thực hiện ở Việt Nam? Đặc điểm của tín dụng vi mô: tín dụng vi mô là tín dụng tài chính cung cấp cho người nghèo. Mục đích là giúp họ có thể tham gia hoạt động sản xuất hay tiến hành kinh doanh. Tài chính vi mô sẽ là trung gian tài chính để đưa vốn đến người nghèo với vai trò trung gian này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ không phải là làm từ thiện nhưng tín dụng vi mô là một dịch vụ đặc biệt nên có các đặc điểm riêng biệt so với sản phảm tín dụng tài chính thông thường. Tín dụng vi mô có các đặc điểm như sau:+ giành cho người nghèo : ngay từ mục đích đầu tiên của sản phẩm này đã nói lên đặc điểm riêng có này của sản phẩm, sản phẩm này là sản phẩm tài chính đặc biệt dành cho người nghèo, là những người có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống thiếu thốn, bản thân họ thiếu vốn để phát triển. họ là những người khó khăn trong việc tiếp cận các tổ chức tín dụng thông thường. Với 1 tổ chức tín dụng thương mại thông thường thì người nghèo là những đối tượng cho vay có rủi ro tín dụng rất cao (tỷ lệ vỡ nợ rất cao). Họ là những người có thu nhập thấp, là người không có tài sản thế chấp đề đảm đảm bảo việc trả nợ cho các khoản vay, thậm chí không có đất sản xuất. là những người không có khả năng làm ăn, phát triển sản xuất, khả năng sử dụng vốn hiệu quả còn hạn chế.Theo góc nhìn này, thì họ cho răng người nghèo cần những sự giúp đỡ mang tính chất từ thiện nhiều hơn là thu lợi nhuận. Việc cho họ vay chỉ mang ý nghĩa phúc lợi và nhân đạo là chính chứ không được coi là khách hàng tiềm năng trong kinh doanh. Nhưng ngược lại thì tổ chức tài chính vi mô khi cung cấp sản phẩm tín dụng lại xác định đây chính là các khách hàng chính cho hoạt động kinh doanh của ho, là những khách hàng sẽ gắn bó với tổ chức lâu dài. + là những món tiền nhỏ: bắt nguồn từ chính đặc điểm đầu tiên mà đặc điểm khác biệt tiếp theo của sản phẩm chính là cung cấp các khoản tiền vay nhỏ. Người đi vay là người nghèo, những người mà chưa có khả năng sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả cao hay nói đúng hơn là nếu cho họ vay quá nhiều tiền thì họ chưa chắc đã biết cách sử dụng nó ra sao. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ chỉ đơn lẻ, ít vốn thường là hình thức cá nhân và hộ gia đình, khoản vay của họ có quy mô thấp hơn rất nhiều so với tín dụng thông thường. ngoài ra còn do tâm lý khoản vay lowbs thì đè nặng gánh nặng kho trả nợ .+lãi suất hợp lý trả dần khoản nhỏ, tiết kiệm nhỏ và đc rút một món tiền lớn hơn: nếu lãi suất quá thấp thì hoạt động kinh doanh của tổ chức gặp khó khăn thậm chí có thể bị phá sản do lợi nhuận ko đủ bù đắp chi phí. Nhưng nếu lãi suất quá cao thì lại có thể làm cho người nghèo đi vay chị lãi quá cao dẫn đến khả năng trả nợ của họ gặp khó khăn vì vậy mà tổ chức cần có mức lãi suất phù hợp vừa duy trì được mức an toàn cho hoạt động vừa ko gây khó khăn cho người nghèo. Người nghèo thì thu nhập hàng thàng hàng tuần của họ tương đối là thấp vì vậy mà việc trả nợ có được trả dần bằng khoản nhỏ, để ko gây áp lực cho họ về trả nợ vay. +Là hình thức vay vốn có thể không yêu cầu có thế chấp: khách hàng của tcvm thường k có tài sản ký quỹ-vật đc các ngân hàng TM sử dụng làm ts thế chấp cho các khoản vay.cũng có trường hợp khách hàng phải có ts thế chấp nhưng giá trị của tài sản đó rất nhỏ. Do vậy thông thường đối với các chương trình tín dụng vi mô hay các sản phẩm vi mô thì tài sản thế chấp sẽ đc thay thế bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc. + Là “ cần câu” chứ không phải “ con cá”: mục đích của TCVM là giúp ng nghèo thoát nghèo bền vững, do vậy ngoài việc cung cấp vốn cho họ tín dụng vi mô còn hướng dẫn cách họ sử dụng vốn hiệu quả,giúp họ kế hoạch trả nợ và tiết kiệm hiệu quả, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu vì mục tiêu cộng đồng, xã hội. +Dành cho cá nhân vay, thường thông qua một tổ chức hay nhóm người( hình thức vay tín chấp): do đặc điểm đối tượng khách hàng là những ng nghèo, ng có thu nhập thấp … mỗi người nghèo lại có 1 phương thức sx-kd và nhu cầu vốn khác nhau nên tín dụng vi mô là dành cho vay cá nhân, mặt khác họ lại sống tập trung trong 1 khu vực địa bàn, cùng nhóm xh như hội phụ nữ, nông dân, đồng hương… nên để thuận tiện cho vay và thu nợ thì thường thông qua 1 tổ chức hay nhóm ng. +Chi phí hoạt động của 1 hệ thống tài chính vi mô khá là lớn, ẩn chưa nhiều rủi ro: do đây là tín dụng cho người nghèo nên mạng lưới phân bổ khá rộng, bao phủ tất cả mọi nơi có người do vậy để quản lý được mạng lưới này cần 1 hệ thống tài chính lớn và mạnh, mặt khác cũng vì cấp tín dụng cho ng nghèo, thành phần ít có tài sản, tiền nên việc cho vay cũng gặp khó khăn, việc thu nợ vay lại càng khó khăn hơn, địa bàn, phương tiện đi lại cũng k thuận lợi…do đó nó ẩn chưa nhiều rủi ro Mô tả 1 sản phẩm tín dụng vi mô cụ thể: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên:Thứ nhất, về đối tượng vay vốn, theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm: - Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. - Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. - Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn nói trên là rất rộng, khoảng 2,2 triệu học sinh, sinh viên, mức cho vay là 1,1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên (được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên) thì quy mô của chương trình khoảng 40.000 tỷ đồng. Nguồn vốn để cho vay bao gồm nguồn cấp từ ngân sách nhà nước, trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phát hành. Thứ hai, về lãi suất cho vay, theo Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng (7,8%/năm), bằng mức lãi suất cho vay hộ nghèo, thấp hơn lãi suất cho vay các đối tượng chính sách. Việc quy định lãi suất cho vay nói trên không hàm ý đánh đồng cho vay học sinh, sinh viên với hộ nghèo mà là sự sắp xếp vào nhóm được hỗ trợ cao hơn. Ngoài ra, nếu HSSV trả nợ trước hạn sẽ được giảm 50% lãi suất cho vay .Thứ ba, về cơ chế, thủ tục vay vốn, quy trình và thủ tục vay vốn :chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, đảm bảo đơn giản, thuận lợi, phù hợp với yêu cầu thực tế, tránh phiền hà trong nhân dân. NHCSXH đã phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cải tiến cơ chế cho vay, giải ngân như: giải ngân qua tài khoản thẻ, rà soát, bình xét đối tượng theo quy định làm căn cứ phê duyệt cho vay, tuyên truyền sâu rộng chính sách vay vốn từ nhà trường đến chính quyền địa phương, tiến hành giải ngân ngay khi hồ sơ, thủ tục được phê duyệt đầy đủ. Thứ tư, về hỗ trợ giãn nợ hoặc khoanh nợ cho học sinh, sinh viên ra trường không có công ăn việc làm, Trong thời gian học tập học sinh, sinh viên được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; học sinh, sinh viên được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học; đến kỳ trả nợ cuối cùng, học sinh, sinh viên có khó khăn chưa trả được nợ, nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. những chương trình tín dụng vi mô nào đã và đang thực hiện ở Việt Nam: ở việt nam các chương trình tín dụng vi mô đang ngày càng phát triển, người nghèo có thể tiếp cận tín dụng vi mô qua các tổ chức tài chính vi mô chính thức: quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các khu vực bán chính thức như: tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hôi. Các khu vực phi chính thức như cho vay tương hỗ cá nhân: họ hụi, cho vay nặng lãi.ỏ mỗi một khu vực luôn có những chương trình tín dụng vi mô riêng:+ngân hàng chính sách xã hội: có chương trình cấp tín dụng vi mô cho vay đối với hộ gia đình, đối tượng chính sách( chủ yếu đối tượng này là sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Cấp tín dụng vi mô hỗ trợ học phí cho sinh viên): áp dụng phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội trên cơ sở thiết lập các tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản làng, xã. Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu nhưng ko đc vượt quá số cho vay tối đa theo quy định của pháp luật.+ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: cung cấp tín dụng ưu đãi cho các đối tượng như: cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn, hợp tác xã, các chủ trang trại nông lâm trường. các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. +quỹ tín dụng nhân dân: cung cấp các dịch vụ và chương trình tín dụng vi mô cho các thành viên nhằm mục đích tương trợ, tạo điều kiện hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cai thiện đời sống cho các thành viên trong quỹ.+ tín dụng vi mô bán chính thức: là các tín dụng đc cung cấp dựa trên các chưng trình, dự án của các tổ chức quốc tế or trong nước như hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh… Các dự án tín dụng việt-bỉ, dự án hoạt động tiết kiệm cua UNLCEF. Chương trình tín dụng này tham gia hoạt động tín dụng nhưng chưa chịu sự quản lý của nhà nước theo luật tổ chức tín dụng. +các chương trình tín dụng phi chính thức thường thấy ở nông thôn như: hụi, họ,mượn, mua chịu, vay nóng… Câu 3 Khái/niệmtài chính vi mô là:có nhiều q/đ về k/n TCVM:+Tcvm đc coi là một pp phát triển kinh tê nhằm mang lại lợi ích cho dân cư thu nhập thấp( theo cẩm nang hoạt động tài chính vi mô)+ theo quỹ đầu tư và phát triển liên hợp quốc: TCVM là việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những người không tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức.+ theo ADB:TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như gửi tiền cho vay các dịch vụ thanh toán chuyển tiền và bảo hiểm tới các hộ nghèo hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.+theo nghị định 28/2005/NĐ-CP về tỏ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại việt nam : TCVM đc hiểu là tài chính quy mô nhỏ đó là hoạt động cung cấp một số dvu tài chính quy mô nhỏ nhận tền gửi tiết kiệm bắt buộc tiền gửi tự nguyện, một số dịch vụ thanh toán cho các hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo=>TCVM đem lại lợi ích cho người nghèo không tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức. TCVM bao gồm những dvuj tài chính nhỏ như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các dịch vụ khác.Đặc điểm của tài chính vi mô: + khoản vay nhỏ, đặc trưng vốn lưu động: TCVM cấp tín dụng thường xuyên cho những khách hàng có thu nhập thấp(hội phụ nữ, nông dân…) vì vậy mà các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời gian ngắn và không có tài sản bảo đảm. chu kỳ vay lại thường xuyên với lãi suất áp dụng thường cao hơn so với khoản vay thông thường, cao hơn so với cho vay thương mại, thời gian vay ngắn để kiểm tra được chất lượng hoàn trả của khách hàng đồng thời cho khách hàng thấy hiệu quả của món vay.+ thay thế tài sản thế chấp bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc: khách hàng thường không có tài sản thế chấp nếu có thì giá trị cũng rất thấp vì thế nếu sử dụng theo cách có tài sản ký quỹ để cấp tín dụng thì khách hàng những người thu nhập thấp sẽ ko có khả năng đáp ứng yêu cầu và không thể đi vay tín dụng được. chính vì vậy mà thay thế tài sản bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc.+những khoản vay lớn và tiếp theo phụ thuộc vào tình hình hoàn trả: khách hàng của TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác nên họ phụ thuộc vào các tổ chức tài chính vi mô hiện đại. TCVM sử dụng các chương trình khuyến khích để động viên khen thưởng cho những khách hàng thực hiện việc hoàn trả khoản vay tốt như tạo điều kiện vay dễ dàng với các khoản vay tiếp, giá trị khoản vay lớn hơn.+tổ chức điểm thu phát vốn thuận tiện ngay tại khu dân cư sinh sống: để khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất và tốt nhất với TCVM thì tổ chức TCVM phải có những mạng lưới thu/phát ngay tại khu sinh sống của dân cư, thuận lợi tốt nhất cho việc sử dụng các sản phẩm vì nếu như ở xa khu dân cư thì việc đi lại để đến các phòng giao dịch sẽ khó khăn chi phí tốn kém mà điều đó làm giảm kahr năng sử dụng sản phẩm của khách hàng với TCVM.+phương pháp hoàn trả dần với luồng tiền mặt của người dân: khách hàng là những người nghèo thường vay vốn nhỏ và đầu tư làm ăn với quy mô nhỏ. Để giảm thiểu rủi ro tài chính và giúp người nghèo tính toán hoạt động kinh doanh thì tổ chức TCVM thường sủ dụng phương pháp hoàn trả dần phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng và vòng quay vốn ở đây thường rất ngắn có khi là 1 ngày, 1 tuần.+các sản phẩm tiết kiệm tin cậy: cung cấp ccas sp tiết kiệm tin cậy để người nghèo coa thể hiểu về dịch vụ tiết kiệm có ý thức tiết kiệm và tích kuyx lại dù cho số tiền họ tích lũy được là rất nhỏ có thể chỉ là vài nghìn. + nâng cao sự gắn kết cộng đồng: khách hàng TCVM có thể lập thành các nhóm, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau tạo ra môi trường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Câu 4: vai trò của các bên liên quan trong hoạt động tài chính vi mô: các bên liên quan trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô gồm các tổ chức tài trợ cho hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và các tổ chức phối hợp, khách hàng của tổ chức TCVM. Mỗi một bên liên quan thì đều có những vai trò riêng đối với hoạt động của TCVM như:+ các tổ chức tài trợ cho hoạt động của tổ chức tài chính vi mô: gồm chính phủ các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế. tất cả các nhà tài trợ đều tài trợ cho hoạt động TCVM theo một or 1 số các dvu như tài trợ cho xây dựng năng lực thể chất, tài trợ để trang trải những thiếu hụt trong quá trình hoạt động, tài trợ vốn vay or tài sản, cấp vốn vay để cho vay, các hạn mức tín dụng, bảo lãnh vốn thương mại, trợ giúp về kỹ thuật=>là bên đón vai trò cung cấp vốn đầu tiên cho các hoạt động TCVM( do phần lớn các tổ chức TCVM ko huy động tiết kiệm và chưa tự bền vững về mặt tài chính để có thể vay vốn từ nguồn vốn thương mại cho hkd of mình).+ các nhà cung cấp dịch vụ TCVM: gồm tổ chức phi chính phủ tổ chức cho vay và tiết kiệm các hiệp hội tín dụng các ngân hàng quốc doanh các ngân hàng thương mại or các tổ chức tc phi ngân hàng. Gồm –khu vực chính thức: là những tổ chúc đc chính phủ ủy quyền và tuân theo các qđ và sự kiểm soát của nghành ngân hàng, đây là những tổ chức lớn có uy tín thuộc sở hữu chính phủ, huy động đc số lượng lớn lượng tiền gửi lớn nhất từ đại bộ phận dân cư.có vai trò cung cấp dịch vụ ở cả đô thị ở cả nông thôn-khu vực bán chính thức :ko tuan theo các quy định của ngân hàng nhưng do chính phủ cấp giấy phép hđ chịu sự giám sát của cơ quan này( htx tín dụng-tiết kiệm ) va trò phục vu cho nhóm khách hàng trung bình , nhóm khách hàng này ở cùng địa phương, cung cấp các dv nằm giữa khu vực chính thức và bán chính thức, chú trọng đến huy động tiền gửi-khu vực ko chính thức: hoạt động ngòai kiểm soát của chính phủ( các công ty tài chính phi chính thức) +các tổ chức phối hợp: gồm các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ các nhóm=>hỗ trợ về tài chính cho tổ chức tài chính vi mô or tham gia hỗ trợ hđ cho các tổ chức TCVM (giới thiệu khách hàng, nhận làm đơn thu phát vốn cho TCVM) [...]... bắt buộc luôn là một quy định trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô Câu 9: Hãy mô tả những rủi ro mà các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt? Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tài chính vi mô ở Vi t Nam là gi? Biện pháp phòng tránh? Những rủi ro mà các tổ chức tài chính vi mô gặp phải: tài chính vi mô đã được công nhận chính thức ở Vi t Nam và trở thành một phần của hệ thống tài chính quốc... gian lận của các tổ chức tài chính vi mô: do vi c cung cấp thông tin một cách bất cân xứng các tổ chức tài chính vi mô sẽ ko nắm rõ được tình hình thực tế của khách hàng do khách hàng cố tình giấu thông tin vi c kiểm soát các hoạt động sử dụng vốn của khách hàng còn chưa kiểm soát đc triệt - rủi ro an ninh của các tổ chức tài chính vi mô +rủi ro bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô như: rủi ro về hành... các hoạt động tài chính và phi tài chính cho người nghèo của tổ chức tài chính vi mô mà công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vi t nam đã có những thành tựu vai trò của tổ chức tài chính vi mô trong tiến trình xóa đói giảm nghèo: +tạo ra một kênh tiếp vốn quan trọng cho người nghèo tại các địa bàn khó khăn nhất là chị em phụ nữ: hiện nay các tổ chức tài chính cung cấp rất nhiều các dịch vụ tài chính cho khahcs... quả đó chính là biện pháp tốt nhất để giúp nghèo một cách bền vững Câu 6: Người ta nói: Các tổ chức Tài chính vi mô đã cho người nghèo “cái cần câu”, chứ không phải cho người nghèo “con cá” Bạn hãy bình luận câu nói trên? Các tổ chức tài chính vi mô ra đời có tác động và vai trò rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo của đất nước.Nhờ vào các sản phẩm đa dạng của các tổ chức tài chính vi mô mà công... thống tài chính quốc gia Đây chính là sự ghi nhận của Nhà nước về những đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước .Vi c phát triển các tổ chức tài chính vi mô Vi t Nam hoạt động bền vững, theo đúng các chuẩn mực và có trách nhiệm xã hội là mục tiêu hướng tới của các tổ chức tài chính vi mô và của cơ quan quản lý... cách bền vững cần có giải pháp tốt giải quyết về vấn đề thiếu nguồn lực sự tiếp cận với hệ thống tín dụng vi mô là một biện pháp tốt nhất để giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững.tín dụng vi mô chính do các tổ chức tài chính vi mô cung cấp, bên cạnh sự cung cấp vốn cho người nghèo thì tổ chức tài chính vi mô còn tổ chức các dịch vụ phi tài chính như dạy nghê, cung cấp tri thức về các lĩnh vực... bảo hiểm vi mô tại Vi t Nam Ở nước ta hiện nay vi c đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến với người có thu nhập thấp cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, vì nó hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo Ở nước ta, bảo hiểm vi mô đã bắt đầu triển khai độc lập với các chương trình tài chính vi mô từ cuối thập niên 90 Năm 1998, Bảo hiểm Xã hội Vi t Nam thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ Vi t Nam... nghèo và phát triển kinh tế, Vi t Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ giảm nghèo chưa bền vững Một trong những trở ngại lớn là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực nông thôn Ba tổ chức chính cung cấp tài chính vi mô cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp là: Các tổ chức tài chính vi mô, NHCSXH, hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân Trong đó, các TCTCVM và NHCSXH tập trung nhiều hơn vào đối... của tổ chức tài chính vi mô là những người nghèo, là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn Họ là những người có thu nhập thấp và không có tài sản thế chấp, họ ko có kiến thức và khả năng biết sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả Sự đảm bảo của họ trong các khoản vay thường là uy tín với các tổ chức tài chính vi mô và sự tin tưởng của tổ chức với họ vì vậy mà các tổ chức tài chính vi mô khi áp dụng... cũng là mối quan tâm chung của các tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở VN.Cùng với đó, vấn đề quản lý rủi ro cũng là chủ đề nổi bật được đề cập đến.Là một tổ chức tài chính, TCTC vi mô khi cung cấp các sản phẩm của mình cũng gặp một số các rủi ro sau đây: + rủi ro hoạt động:trong hoạt động tài chính của mình, khi triển khai các sản phẩm cung cấp cho khách hàng, nếu ko đc thực . hoạt động tài chính và phi tài chính cho người nghèo của tổ chức tài chính vi mô mà công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vi t nam đã có những thành tựu. vai trò của tổ chức tài chính vi mô trong tiến. động cho vay của tổ chức tài chính vi mô Câu 9: Hãy mô tả những rủi ro mà các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt? Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tài chính vi mô ở Vi t Nam là gi? Biện pháp. tránh? Những rủi ro mà các tổ chức tài chính vi mô gặp phải: tài chính vi mô đã được công nhận chính thức ở Vi t Nam và trở thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia. Đây chính là sự ghi nhận của

Ngày đăng: 22/05/2015, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w