Bản đồ địa chất

4 1.1K 13
Bản đồ địa chất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Modul 6: Cơ sở địa chất cấu tạo 5. Bản đồ địa chất 5.1. Các loại bản đồ địa chất Bản đồ địa chất là loại bản đồ mà trên nền của bản đồ địa hình người ta biểu diễn sự phân bố của các loại đá ở trên mặt đất; các đá này được phân chia theo tuổi và thành phần. Trên bản đồ địa chất có thể biểu diễn cả sự phân bố của các khoáng vật hoặc các nguyên tố riêng biệt trong đá. Các kết quả khoan sâu và địa vật lý cũng có thể được thể hiện để trên cơ sở đó các nhà địa chất có được những khái niệm về thành phần và dạng nằm của các đá bên dưới mặt đất và nêu ra các kết luận về cấu trúc sâu của vỏ Trái Đất. Trên bản đồ địa chất, tuổi và thành phần các đá được biểu diễn bằng màu sắc, các chữ cái, chữ số hoặc các đường gạch. Tùy theo tỉ lệ, bản đồ địa chất được chia thành 4 loại bản đồ chính là khái quát, khu vực, chi tiết và tỉ lệ lớn. Bản đồ địa chất khái quát cho ta những khái niệm về cấu trúc địa chất của một lãnh thổ rộng lớn, của một nước, của toàn bộ một lục địa hoặc cả thế giới. Tỉ lệ của loại bản đồ này có thể khác nhau, lớn nhất là 1:1.000.000. Cơ sở địa hình của các bản đồ địa chất khái quát được đơn giản đi rất nhiều. Trên đó người ta thường chỉ vẽ các sông chính, các điểm dân cư lớn, biển và hồ mà theo tỉ lệ có thể biểu diễn được. Bản đồ địa chất khu vực biểu diễn các đơn vị cấu trúc địa chất điển hình của một vùng, một khu vực. Ví dụ, bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 v.v Tỉ lệ của bản đồ địa chất khu vực thay đổi từ 1:1.000.000 đến 1:200.000. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất khu vực cũng được đơn giản hoá đi nhiều. Trên đó chỉ biểu diễn mạng lưới thuỷ văn và các đường giao thông chính, các điểm dân cư và hệ thống đường bình độ giản lược. Bản đồ địa chất chi tiết có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:25.000, được thành lập theo từng tờ; khung của mỗi tờ bản đồ này tương ứng với mạng lưới địa hình đã được phân định. Các bản đồ này phản ánh chi tiết cấu trúc địa chất trên diện tích của tờ bản đồ. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất chi tiết phải chính xác, trên đó có hệ thống đường bình độ, chỉ lược bỏ đường giao thông phụ, điểm dân cư nhỏ, v.v §  ê n g d è c §  ê n g p h  ¬ n g 55 gãc dèc a b c d 20 40 Hình 6. Các dấu hiệu quy ước để biểu diễn các yếu tố thế nằm. Thế nằm: thẳng đứng (a); nghiêng (b); đảo (c); ngang (d) 2 Bản đồ địa chất tỉ lệ lớn được thành lập với tỉ lệ từ 1:25.000 đến 1:1000 và 1:500. Cơ sở địa hình của các bản đồ này được thành lập riêng cho các diện tích cần lập bản đồ địa chất. Bản đồ địa chất tỉ lệ lớn được thành lập cho những vùng hoặc những khu vực có các mỏ. Trên bản đồ này, tương ứng với đặc điểm cấu trúc của mỏ ta có thể biểu diễn tài liệu chuyên môn khác để nhờ đó có thể theo dõi được cấu trúc và đặc điểm mỏ. Ngoài bản đồ địa chất thông thường đã nêu, ta còn cần thành lập các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ các thành tạo Đệ Tứ, bản đồ thạch học, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, bản đồ khoáng sản, bản đồ dự đoán các loại khoáng sản v.v 5.2. Các dấu hiệu quy ước trên bản đồ địa chất Trên bản đồ địa chất, tuổi, thành phần và nguồn gốc của đá được thể hiện bằng những dấu hiệu quy ước: 1) màu sắc; 2) đường vạch; 3) chữ cái và chữ số. - Màu sắc để biểu diễn tuổi của đá trầm tích, phun trào và biến chất, tuổi càng cổ gam màu càng đậm. Đối với đá xâm nhập thì màu sắc thể hiện thành phần của đá. - Đường vạch dùng để biểu diễn thành phần đá; trường hợp các bản đồ địa chất không có điều kiện dùng màu thì tuổi và thành phần các đá được biểu thị bằng các đường vạch và sọc khác nhau. - Dấu hiệu quy ước chữ cái và chữ số dùng để chỉ tuổi và nguồn gốc các đá được quy định như sau: Cấp giới ký hiệu gồm hai chữ cái cùng viết hoa – Giới Arkei: AR; Giới Proterozoi: PR; Giới Paleozoi: PZ; Giới Mesozoi: MZ; Giới Kainozoi: KZ. Các phụ giới được ký hiệu bằng các chữ số ả Rập 1, 2 hay 3 và được viết ở bên phải ký hiệu giới nhưng hơi thấp xuống. Ví dụ – Paleozoi hạ: PZ 1 ; Paleozoi trung: PZ 2 ; Paleozoi thượng: PZ 3 Cấp hệ ký hiệu bằng một chữ cái viết hoa như sau – hệ Cambri:  ; hệ Ordovic: O; hệ Silur: S; hệ Devon: D; hệ Carbon: C; hệ Permi: P; hệ Trias: T; hệ Jura: J; hệ Kreta: K; hệ Paleogen: E; hệ Neogen: N; hệ Đệ Tứ: Q. Cấp thống được biểu diễn bằng chữ số ả Rập, viết ở bên phải ký hiệu hệ nhưng đặt thấp hơn một chút. Các hệ thường được chia thành ba thống, khi đó ta dùng số 1, 2, 3 lần lượt chỉ thống dưới, thống giữa và thống trên. Khi hệ được chia thành hai thống, ta 3 dùng số 1 và 2 lần lượt chỉ thống dưới và thống trên. Ví dụ : hệ Devon chia thành ba thống, ta có: D 1 - thống hạ; D 2 - thống trung và D 3 là thống thượng. Hệ Neogen được chia thành hai thống: N 1 - thống hạ hay Miocen; N 2 - thống thượng hay Pliocen. Hệ Đệ Tứ (Q) gồm hai thống là Pleistocen và Holocen (Hiện đại). Hiện nay các nhà địa chất Việt Nam theo thói quen thường dùng 4 phân vị của hệ Đệ Tứ theo cách phân chia và ký hiệu của giới địa chất Nga là thống Holocen (Hiện đại): Q IV ; thống Pleistocen thượng: Q III ; thống Pleistocen trung: Q II ; thống Pleistocen hạ: Q I . Ký hiệu bậc được ghi bên phải ký hiệu thống, phụ thuộc vào tên gọi của bậc đã được latin hoá và được viết tắt bằng hai hay một chữ in thường là chữ đầu tên bậc. Ví dụ: T 1 i là hệ Trias, thống hạ, bậc Indi. C 1 v là hệ Carbon, thống hạ, bậc Visei. Ký hiệu các phân vị thạch địa tầng Theo quy phạm địa tầng Việt Nam 1994 hệ thống cấp bậc từ lớn đến nhỏ của các phân vị thạch địa tầng gồm loạt, hệ tầng, tập, lớp (hệ lớp); trong đó hệ tầng là phân vị cơ bản của hệ thống phân loại thạch địa tầng. Ngoài ra còn có phức hệ là một loại phân vị mang tính tạm thời trong bước đầu nghiên cứu. Ký hiệu của phân vị hệ tầng được thành lập từ hai chữ cái latin không viết hoa tương ứng với chữ đầu của từ thứ nhất và từ thứ hai trong tên gọi hệ tầng. Ký hiệu này đặt bên phải ký hiệu bậc và phải viết nghiêng; ví dụ hệ tầng Mia Lé thuộc bậc Praga của Devon hạ được ký hiệu là D 1 p ml. Chú ý là để tránh sự nhầm lẫn khi đọc, không dùng một nguyên âm liền một phụ âm ; ví dụ để ký hiệu hệ tầng Kiến An tuổi Silur muộn không nên viết ký hiệu S 2 ka mà viết S 2 kn. 5.3. Cột địa tầng, mặt cắt địa chất Trên các bản đồ địa chất tỉ lệ lớn, cột địa tầng và mặt cắt địa chất thường được thành lập kèm theo, nhằm thể hiện những thông tin ngắn gọn về bản đồ. Cột địa tầng là một cột có bề rộng từ 2-4 cm (Hình 28). Trong cột này ta dùng các dấu hiệu quy ước đường vạch để biểu diễn thành phần của các đá trầm tích, phun trào và biến chất phát triển trong vùng lập bản đồ. Trong cột địa tầng các thể 4 a cht c phn nh tng ng vi cỏc th ú ó c th hin trờn bn a cht. Bờn trỏi ct a tng th hin cỏc phõn v thi a tng (gii, h, thng, bc, h tng v.v ) v cỏc ký hiu ca chỳng; bờn phi ct ta ghi b dy, mụ t c im thch hc v hoỏ thch tỡm thy. T l ca ct a tng cú th khỏc nhau v ph thuc vo b dy tng hp ca cỏc th a cht c trỡnh by trờn bn . Ranh gii chnh hp c biu din bng mt ng thng, cũn ranh gii bt chnh hp biu din bng mt ng ln súng. Vớ d c th v mt ct a tng xem trờn hỡnh 28. Mt ct a cht l mt mt ct tng tng, theo chiu thng ng qua v Trỏi t t trờn b mt n mt sõu no ú. Nú cú th c thnh lp theo bn a cht, cỏc ti liu l khoan, ti liu a vt lý hoc cỏc ti liu khỏc. Mt ct a cht lp theo bn a cht c tin hnh theo mt ng thng ct xuyờn t mộp ny n mộp kia ca t bn gi l ng mt ct. Hng ca ng mt ct phi chn nh th no ta nhn c thụng tin nhiu nht v th nm ca cỏc ỏ ó biu din trờn bn . ~ Tuổi T 1 P 2 C - P 2 1 C 1 D g 2 D e 2 D 1 O Cột địa tầng Bề dày (m) Thành phần thạch học và hoá thạch 150 200-400 800-1000 250-8000-400 400-1000 700-1000 Đá phiến sét vôi phân lớp mỏng Đá vôi màu xám đen phân lớp, đá phiến sét chứa Nakinella Đá vôi dạng khối, trứng cá màu xám chứa: Neoschwagerina Graticuliphera Đá vôi dạng trứng cá, xen phiến sét Đá vôi sọc dải nhiễm silíc màu sặc sỡ Đá vôi phân lớp có dolomit, bitum xen kẽ đá phiến sét vôi Đá vôi silíc phiến hoá có mangan, đá phiến sét vôi,cát kết chứa Otracoda Đá phiến sét vôi xen kẽ bột kết vôi Hỡnh 28. Ct a tng gin lc ca trm tớch Paleozoi vựng Lụ - Gõm . 1 Modul 6: Cơ sở địa chất cấu tạo 5. Bản đồ địa chất 5.1. Các loại bản đồ địa chất Bản đồ địa chất là loại bản đồ mà trên nền của bản đồ địa hình người ta biểu diễn sự phân. Ngoài bản đồ địa chất thông thường đã nêu, ta còn cần thành lập các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ các thành tạo Đệ Tứ, bản đồ thạch học, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất thuỷ. diễn được. Bản đồ địa chất khu vực biểu diễn các đơn vị cấu trúc địa chất điển hình của một vùng, một khu vực. Ví dụ, bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, bản đồ địa chất tỉ lệ

Ngày đăng: 22/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan