1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vội vàng (ngữ văn 10)

19 929 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Văn bản V I Ộ V NGÀ XUÂN DIỆU Trường THPT Thái Bình Tiết 43 I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. XUÂN DIỆU:  Vài nét về tiểu sử: • Xuân Diệu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. • Xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. • Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông làm công chức ở Mỹ Tho rồi ra Hà Nội gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn, sống bằng nghề viết văn. • Tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước CMT8 và là một trong những trụ cột của Hội nhà văn Việt Nam. • Được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.  Sự nghiệp sáng tác: Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là các tập thơ: • Thơ thơ (1938) • Gửi hương cho gió (1945) • Riêng chung (1960)…  Phong cách thơ: • Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. • Thơ Xuân Diệu thể hiện một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. • => Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của tình yêu”, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. (Hoài Thanh) 2. TÁC PHẨM • Vội vàng in trong tập “Thơ thơ”. • Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu… “Nắng hạ mới hoài xuân” => Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. + Phần 2: Tiếp theo… “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…” => Nỗi băn khoăn trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian và sự ngắn ngủi của kiếp người. + Phần 3: Còn lại => Lời giục giã mọi người hãy tận hưởng những giây phút quý giá, tươi đẹp của cuộc sống. 2. Phân tích THẢO LUẬN NHÓM + Nhóm 1: Tìm tất cả những danh từ chỉ sự vật, thiên nhiên. Từ “xuân” được sử dụng bao nhiêu lần trong bài thơ? + Nhóm 2: Tìm tất cả những động từ tác giả đã sử dụng trong bài thơ và nhận xét về hệ thống động từ ấy? + Nhóm 3: Tìm tất cả những tính từ tác giả đã dùng và nhận xét về những tính từ ấy? 2.1 Tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” => Mở đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện những mong muốn táo bạo, mãnh liệt của mình (tắt nắng, buộc gió) để giữ mãi những vẻ đẹp, hương sắc của trần gian. + Từ “này đây” được nhắc lại 5 lần trong những câu tiếp theo có tác dụng nhấn mạnh, thể hiện sự say mê, tha thiết của nhân vật trữ tình (tôi) trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. + Hệ thống hình ảnh: “ong bướm- tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”, “yến oanh”, “ánh sáng”… đã cho thấy một bức tranh thiên nhiên của mùa xuân tươi mới, căng tràn sức sống, với tất cả sự “xanh non, biếc rờn” của cỏ cây, hoa lá. + “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”; “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của 1 giai nhân => Cách cảm nhận mới mẻ, hiện đại của Xuân Diệu. Tiểu kết => Đó là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, của tuổi trẻ và của lòng người. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ, nhờ vậy mà thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ. Xuân Diệu đã phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất mà không hề xa lạ với chúng ta. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” • Câu thơ bị ngắt nhịp một cách bất ngờ, đột ngột (dấu chấm giữa dòng thơ) + từ “nhưng” => báo hiệu cho một sự biến đổi tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong những câu thơ tiếp theo. • Đó là sự chuyển biến từ trạng thái say mê, vội vàng, cuốn quýt sang tâm trạng băn khoăn, hoài nghi của tác giả trước bước đi nhanh chóng của thời gian. [...]... khao giao cảm với đời” TIỂU KẾT Không thể níu kéo được thời gian, vậy thì chỉ còn một cách là hãy mau lên, vội vàng lên, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình cho những giây phút của tuổi trẻ, đừng để hoài phí bất kì một giờ khắc nào => Quan niệm sống mới mẻ, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn “Sống toàn tim, toàn trí, toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (Xuân Diệu) III TỔNG KẾT 1 Về . rồi ra Hà Nội gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn, sống bằng nghề viết văn. • Tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước CMT8 và là một trong những trụ cột của Hội nhà văn Việt Nam. • Được bầu làm Viện. (Hoài Thanh) 2. TÁC PHẨM • Vội vàng in trong tập “Thơ thơ”. • Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bố cục: Bài thơ. ra một thiên đường ngay trên mặt đất mà không hề xa lạ với chúng ta. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” • Câu thơ bị ngắt nhịp một cách bất ngờ, đột ngột (dấu chấm giữa dòng thơ) + từ

Ngày đăng: 22/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w