1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GD kĩ năng sống cho HS Tiểu học

2 353 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Việt Tiến số 2 Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học I/các quan niệm về kỹ năng sống: 1. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. 3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. II/ Phân loại kỹ năng sống: Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. a) Dựa vào môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học - Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống tại nơi làm việc b) Dựa vào các lĩnh vực tâm lý: - Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động… - Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát… 5. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ( từ 6 -> 15 tuổi), người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: Giờ học kỹ năng sống: "Thăm người ốm trong bệnh viện" ở trường Tiểu học hanoi Academy III/Trong các chương trình giáo dục KNS cho trẻ( 6 tuổi đến 15 tuổi) - Người ta thường nhắc đến những nhóm KNS sau đây: a) Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhận thức bản thân Xây dựng kế hoạch Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo b) Nhóm kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Kỹ năng giao tiếp không lời Kỹ năng thuyết trình và nói được đám đông Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi Kỹ năng từ chối Kỹ năng hợp tác Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng Kỹ năng ra quyết định c) Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng làm chủ cảm xúc Phòng chống stress Vượt qua lo lắng, sợ hãi Khắc phục sự tức giận Quản lý thời gian Nghỉ ngơi tích cực Giải trí lành mạnh Chương trình giáo dục môn Đạo đức và Giáo dục công dân ở cấp tiểu học và THCS có một số nội dung trùng hợp với nội dung của môn giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn. 1 GV: Vũ Trọng Khiêm Trường Tiểu học Việt Tiến số 2 Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống như Đạo đức và Giáo dục công dân. Chương trình giáo dục kỹ năng sống chúng tôi đề xuất này là chương trình tích hợp, dựa trên cơ sở những đòi hỏi của cuộc sống, tiếp thu nội dung giáo dục kỹ năng sống của các chương trình nước ngoài, có tham khảo và lồng ghép một số nội dung của môn Đạo đức và Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục Việt Nam. IV/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường: 1/KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. - KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. - GDKNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. 2/Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: - Vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Lứa tuổi Hs là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, nếu không có KNS các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. 3/Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: - Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. - Giáo dục KNS cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực phù hợp trước các tình huống của cuộc sống, rõ ràng là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. 4/Giáo dục KNS trong nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới: - Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chình khóa. - Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình thức + KNS là một môn học riêng biệt. + KNS được tích hợp vào một vài môn học chính. + KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình. V/ Mục tiêu giáo dục KNS trong môn đạo đức: 1/ Khái niệm đạo đức( Có nhiều cách hiểu khác nhau) +Đạo đức là những việc làm tốt đẹp có giá trị được xã hội và cộng đồng chấp nhận, đạo đức là một mặt của nhân cách, là những chuẩn mực, hành vi đạo đức. 2/Mục tiêu: Giúp cho học sinh - Bước đầu giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ. - Sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt của xã hội. VI/ Mô hình dạy và học kỹ nằng sống: - Có 4 giai đoạn dạy và học KNS 1/Giai đoạn 1: Khám phá - Tìm hiểu kỹ năng hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện diễn ra trong cuộc sống. 2/ Giai đoạn 2: Kết nối - Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “ đã biết” và “ chưa biết”. 3/Giai đoạn 3: Vận dụng. - Tạo cơ hội cho người học vận dụng KT và KN mới học vào hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa. 4/Giai đoạn 4: Thực hành. - Nâng cao hơn mức độ vận dụng KT và KN - Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch. - Luyện tập thành kỹ năng. 2 GV: Vũ Trọng Khiêm . vẫn cần học kỹ năng sống. II/ Phân loại kỹ năng sống: Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. a) Dựa vào môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học - Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống. Trường Tiểu học Việt Tiến số 2 Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học I/các quan niệm về kỹ năng sống: 1. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân. lý: - Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

Ngày đăng: 22/05/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w