Trong văn học và báo chí, thể loại ký xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực sôi động của cuộc sống, con người, sự vật, hiện tượng được đề cập đến trong ký đều có thật
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
-TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH VÀ LÀM SÁNG TỎ SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÁC PHẨM KÝ VĂN HỌC (VĂN KHOA CHÂN DUNG KÝ) VỚI
MỘT SỐ TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ KHÁC
Hà Nội, 04-2008
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong văn học và báo chí, thể loại ký xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực sôi động của cuộc sống, con người, sự vật, hiện tượng được đề cập đến trong ký đều có thật Do vậy, sức thuyết phục của ký một phần lớn do chính sự việc, con người được phản ánh trong tác phẩm
Bài tiểu luận: “Phân tích và làm sáng tỏ sự giống nhau và khác nhau giữa tác phẩm ký văn học (Văn khoa Chân dung ký) với một số tác phẩm ký báo chí” sẽ đem lại ít nhiều lợi ích trong việc học tập và
nghiên cứu
Trang 3THỂ LOẠI VÀ NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU.
Theo các tài liệu nghiên cứu lý luận học, loại thể ký bắt đầu hình thành ở phương Tây từ công nghệ khai sáng với những tác phẩm nổi tiếng như : Ngôn ngữ bức tranh Pari” của Méc-xi-ê, “Tự thú” của Rút-xô Những thời kỳ sau này tuy có lúc thăng trầm nhưng nhìn chung ký vẫn tồn tại và phát triển trong đời sống văn hóa
Nhiều nhà văn thuộc các khuynh hướng, các phương pháp sáng tác khác nhau đều có viết ký, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng thế giới như: Dic-kenx, Tha-cơ-rây, xin - de, Dô-la, Mô-roa, Ger-ki, Rai-xnơ… Nhiều nhà báo cũng đã trở thành những tác phẩm ký đã thu hút sự chú ý của toàn nhân loại như thiên phóng sự của nhà báo Mỹ Giôn-rít “Mười ngày rung chuyển thế giới” Nhận xét về tác phẩm này Lênin đã từng viết : “Tôi ao ước rằng, tác phẩm này sẽ được phổ biến hàng mấy triệu bản và được dịch ra đủ thứ tiếng, vì tác phẩm đã mô tả một cách đúng và sinh động lạ thường những sự kiện có một tầm quan trọng rất lớn để hiểu
rõ cách mạng là gì và chuyên chính vô sản là gì?”
Trong lịch sử văn học Việt Nam, những tác phẩm thuộc ký cũng đã xuất hiện từ rất sớm với “thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê Nhất, Huống Chí của Ngô Gia Văn phái, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ… Văn học trước cách mạng có các tác phẩm ký của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp Nền văn học cách mạng đã sinh ra những tác giả với hàng chục tác phẩm ký có giá trị mà mở đầu là những tác phẩm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người còn đang hoạt động ở nước ngoài Trong những bài viết của Nguyễn Ái Quốc hầu hết là những tác phẩm thuộc thể ký
Trong qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, cùng với sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học và nền báo chí cách mạng Việt Nam, thế kỷ ngày càng khẳng định vị trí của nó bằng những đóng góp xuất sắc Nhiều tác phẩm đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong công chúng như các tác phẩm: Ở rừng Nam Cao, Ký sự Cao Lạng
Trang 4Nguyễn Huy Tưởng Ngược sông Thao Tô Hoài, Hai lần vượt ngục -Trần Đăng Ninh, Sông Đà - Nguyễn tuân, Sống như Anh - -Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng- Nguyễn Đình thi, Rất nhiều ánh lửa - Hoàng Như Ngọc Tường, Họ sống và chiến đấu - Nguyễn Khải… Nhiều nhà báo cũng
có những tác phẩm ký được công chúng chú ý như: Thép Mới, Hồng Hà, Phan Quang
Đặc biệt những năm nửa cuối của thập kỷ 80 đến nay, đang xảy ra
sự bùng nổ của Ký Các cuộc thi ký có quy mô rộng lớn được tổ chức thường xuyên Với hàng loạt tác phẩm được công chúng quan tâm đặc biệt: Chị Ba Thi và bát cơm người thành phố, ông già ở cửa ngõ Đồng Tháp Mười, Anh hùng khi đã sa cơ, Những kẻ săn vàng, cái đêm hôm ấy… Đêm gì?…
Sự đổi mới toàn diện trên đất nước ta - Trong đó có sự đổi mới văn học và đổi mới báo chí từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay
là nguyên nhân gắn liền với sự phát triển và nở rộn của tác phẩm ký Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng khác, đó là thái độ của người cầm bút trước hiện thực - Một thái độ tích cực trước quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
Các nhà lí luận văn học cho rằng: Ký là một loại văn xuôi lấy người thật việc thật làm đối tượng miêu tả và phản ánh Sức hấp dẫn, sức thuyết phục của ký trước hết là chủ yếu, chính do sự việc và con người có thật được phản ánh trong tác phẩm Với những ưu thế như khả năng cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở các thể trực tiếp nhất,
ký có khả năng đem đến cho công chúng những nét tươi mới và sinh động của hiện thực Những thông tin đáng tin cậy
Về phương diện văn học, với tư cách là những ghi chép tư liệu, những phác thảo còn giữ nguyên được vẻ tươi rói của hiện thực “ký góp phần giải phóng xã hội ra khỏi cái khung cốt truyện, khung tính cách vốn
đã được định hình chặt chẽ và trở lên cứng nhắc trong loạt văn học nêu gương văn học minh họa” (Võ Hồng Ngọc - Báo Văn Nghệ số 19/1988)
Trang 5(…) Đối với báo chí, loại thể ký tạo ra một không gian sáng tạo giúp tác giả có thể thông tin thời sự một cách sinh động, hấp dẫn Với những đặc điểm về kết cấu và bút pháp, đặc biệt là sự xuất hiện của cái tôi trần thuật
- tác giả - nhân chứng, ký tỏ ra có ưu thế hơn so với những thể loại báo chí khác nhau trong việc trình bày sự thật một cách sinh động, có chiều sâu Sức hấp dẫn ấy còn được bổ sung thêm vai trò của nhà báo…
1 Đặc điểm:
Trong quá trình hình thành và phát triển của ký nhìn chung có những đặc điểm lớn như sau:
- Ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người có thật, điển hình, luôn cố gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác của nội dung
- Ký có hình thức thể loại co giãn, linh hoạt, giọng điệu phong phú
- Cái tôi trần thuật trong tác phẩm ký là nhân chứng thẩm định hiện thực
Xung quanh sự tồn tại và phát triển của ký có cả những ý kiến tranh luận, những câu hỏi được đặt ra: Ký có phải là văn hóa không, trong ký có
hư cấu không, nếu là văn hóa, ký đứng ở vị trí nào trong hệ thống? Đặc trưng của ký là gì? Liệu có thể phân chia ký văn học và ký báo chí…
Quan niệm: Để hiểu rõ ràng và thấu đáo hơn vấn đề này chúng ta hãy so sánh “Văn khoa chân dung ký” - Hữu Đạt với một số tác phẩm báo chí khác để thấy sự giống và khác nhau của ký văn học và ký báo chí
2 Sự giống nhau:
2 1 Cái tôi trần thuật:
Trong “Văn khoa chân dung ký” cái tôi trần thuật được diễn ra trong cả 14 hồi Ở hồi nào cũng thế những yếu tố trần thuật cũng được kể một cách chi tiết sâu sắc Như ở hồi 1: “Hoàng Xuân Nhị đại phá “nhân văn” Nguyễn Hàm Dương qua Thái Lan buôn súng” có đoạn trần thuật
“hội thoại)
Hồi 2 Trần thuật - kể:
Trang 6Khi khoa Văn còn ở Mễ Trì, hàng ngày các sinh viên đi học từ Hà Nội vào thường nhìn thấy một người nhỏ bé, nhanh nhẹn, mặc bộ quần áo
gụ đi thoăn thoắt từ bến xe vào ký túc xá Đó chính là Phó Giáo sư Nguyễn Văn Tu, vị Phó chủ nhiệm khoa mà tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với những tháng ngày chiến tranh gian khổ trong bước trưởng thành của khoa Văn từ khu sơ tán ở vùng núi Đại Từ, Thái nguyên đến khắp các miền như Ứng Hòa, Văn Giang, Hà Bắc…
Trần thuật trong báo chí cũng thế, cũng có khi là trần thuật - kể
“Hắn làm ăn tháo vát, lại tằn tiện đến mức người khác Vậy nên tiền nong rủng rỉnh Giữa thời buổi bây giờ nhà nhà đều có điện thoại Hắn đâu chỉ thua kém bạn bè, hàng xóm chỉ vì mình không có được điện thoại riêng
Có được rồi, hắn tìm gặp bạn bè báo tin, cho số điện thoại của mình và ghi vào sổ những số điện thoại của từng người bạn
2.2 Tôn trọng tính xác thực và tính thời sự
“Văn khoa chân dung ký”- là một cuốn ký chân dung lấy con người
là đối tượng phản ánh Do vậy cộng đồng của những con người trong
“Văn khoa chân dung ký”
Hiện là chân thực, tiêu biểu
Ở hồi thứ 12 “Đức Quyết thấy dân, Tân Dung kỵ chuẩn” tác giả đã cho chúng ta thấy xác thực cộng đồng của GS.TS Lê Văn quán - Đi từ nghèo khổ với nghề đánh cá vươn lên trở thành GSTS với những công trình quan trọng
Hay ở hồi 10 “Lê Đức Niệm, trồng chuối giữa khoa- Nguyễn Kim Đính thà buồn hơn khổ của những con người hiên lên thật chân thực như đang trước mặt chúng ta Qua ngòi bút tài này của tác giả Qua đó cho ta thấy được đời sống của những vị “lai đó” tài ba của văn khoa
Trong “Cu Tèo” trung hiếu - Báo tin tức buổi chiều 07/11/97 viết về cuộc sống khó khăn thiếu thốn của gia đình xóm chài thuộc Sóc Tăng Tác giả với bút pháp hiện thực chân thực nhiều khi đến phũ phàng
Trang 7“Bây giờ thì Tèo hiểu, khi mẹ có bầu thằng Ti, dì Ba cũng nói vậy Không biết lần này cha mẹ nó đặt tên cho em nó là gì, nó thấy tên Tị hay Teo gì cũng được nhưng mà ngán ẵm em lắm rồi Trên mặt Tèo bỗng chảy hay hàng nước mắt, không biết là nó thương mẹ nó nằm bệnh hay là nghĩ tới ba cái tát hồi nãy?
Trang 82.3 Sự giao thoa.
Ký văn học và ký báo chí có sự giao thoa, chuyển hóa giao lưu lẫn nhau Quá trình giao thoa đó được thể hiện bằng những tác phẩm mà trong thực tế rất khó phân biệt rạch ròi những tính chất của các thể loại Sự xâm nhập này có thể là khách quan nhưng cũng có thể là do tác giả hoàn toàn
có ý thức nhằm tạo cho tác phẩm của mình những phẩm chất khác lạ Tất nhiên trong trường hợp này, tác giả phải là người hiểu biết cặn kẽ đặc trưng của loại và thể “Sự sáng tạo chân chính và kinh nghiệm phong phú, cộng với tài năng “Văn khoa chân dung ký” nhiều lúc ta thấy nổi lên cuộc đời chân thực của những con người tài năng với những tính cách lạ thường và cũng nhiều khi thấy được tính cách, những bình phẩm của tác giả về những con người đó Sự đan xen giao thoa đó càng làm “Văn khoa chân dung ký” hấp dẫn và thú vị hơn
3.Sự khác biệt:
3 1 Mục đích sáng tác:
Như đã đề cập ở phần trước, mặc dù đều xuất phát từ người thật, việc thật nhưng mục đích của ký văn học và ký báo chí có sự khác nhau
Ký văn học nhằm tạo ra văn bản đa nghĩa Nói cách khác, cũng giống như các thể loại văn học chung, ký văn học nhằm tái tạo hiện thực khách quan thông qua những cảm xúc thẩm mỹ Nhà văn không bao giờ chỉ dừng lại ở chỗ trình bày sự thực Hiện thực chỉ là xuất phát điểm, là cái cớ để tác giả thông qua đó trình bày quan điểm thẩm mỹ của mình Sự thẩm định có thể
là những ý kiến phát biểu trực tiếp, những hình ảnh, hình tượng hoặc cũng
có thể là cách lựa chọn, trình bày chi tiết
Trong “Văn khoa chân dung ký” những yếu tố đó càng được thể hiện rõ hơn: Việc kể lại những câu truyện về các thầy của mình chỉ là bước đầu tiên Điều quan trọng mà ta thấy được là sự kính trọng, tài năng,
sự cảm thông sâu sắc với những con người tài năng mà nhiều khi lại chịu nhiều thiệt thòi của tác giả
Trang 9Ở hồi 13: “Ngăn Ngữ tác ra, tài chính, văn thư không còn nguyên cả giáp - Năm trường hợp nhất, giáo trình, giáo án lại thêm lương” kể về cộng đồng nhà giáo Nguyễn Xuân Lương - Một đảng viên luôn mẫn cán nhưng lại chịu quá trình thiệt thòi Tác giả cảm thông chia sẻ hay cùng một phần phê phán thói đời xấu xa “câu đáng được tôn vinh thị lại không”
3 2 Hư cấu:
Hư cấu - Một biện pháp nghệ thuật thường được các tác giả ký văn học sử dụng Đó là một tất yếu xuất phát từ quy luật đặc thù của sáng tạo nghệ thuật Tất nhiên, mức độ, liều lượng của hư cấu trong ký văn học không giống như trong những loại thể văn học khác Hư cấu ở đây được hiểu với nghĩa là nhà văn có thể sử dụng những “hình thức không xác định” để trình bày cái xác định Nói về vấn đề này, GS Hà Minh Đức cho rằng : “Trên cơ sở hiểu biết được cốt lõi của sự kiện và tính cách, người viết vẫn có thể bồi đắp thêm những chi tiết khác miễn là vẫn giữ được tính xác thực của câu truyện Và không làm mất lòng tin ở người thưởng thức” Cũng cần phải nhắc lại rằng: Hư cấu nghệ thuật không phải là sự bịa đặt hay thêm thắt về căn cứ Nó là quá trình lựa chọn, sắp xếp và tổ chức các tư liệu, chi tiết, dự kiện mà tác giả đã có trong tay và trong một chừng mực nào đó Nhà văn sáng tạo thêm những dữ kiện mới với mục đích trình bày hiện thực một cách chân thực hơn, đúng với bản chất của
nó hơn
Hư cấu nghệ thuật được sử dụng trong ký văn học coi có nguyên do
ở chỗ: Trong thực tế, tác giả không thể đồng thời chứng kiến tất cả các khía cạnh của sự việc đã, đang xảy ra Muốn có được bức tranh toàn cảnh
về sự việc, nhà văn phải hỏi những người khác và thông qua đó, sử dụng
sự hồi tưởng hay trí tưởng tượng để tái tạo hiện thực Trong nhiều trường hợp, nhà văn còn phải đọc tài liệu có liên quan Thực tế cho thấy hầu hết các tác phẩm ký văn học được viết ra đều thông qua sự hồi tưởng - mà hồi tưởng đương nhiên có sự hư cấu - sự sắp xếp, tổ chức, chọn lọc tư liệu
Trang 10Trong “Văn khoa chân dung ký” cũng vậy - những giai thoại về cộng đồng của mỗi con người có thể cũng có thật, nhưng chắc chắn sự hư cấu sẽ làm cho tầm vóc của mỗi “bức chân dung” thêm phần hấp dẫn thú
vị hơn ở hồi thứ 9
“Bùi Duy Tân đổ nước mộng giường - Hoàng Trọng Phiến vén màn
tế độ” Có giai thoại về PGS Bùi Duy Tân Chuyện kể rằng vào khoảng
1973 - 1974 khi GS Tân còn phụ trách giáo vụ của khoa Ngữ văn đã xảy
ra một vụ phức tạp trong xử lí một sinh viên Đó là sinh viên Nguyễn Văn Lập - Lập đen - Anh hay bỏ học bị GS Tân tuyên cáo trước Khoa vào sáng thứ 2 Khi ăn cơm trưa xong, khi qua bể nước giữa hai nhà C1 - C2 ông dừng lại để rửa chân Đúng lúc đó Lập đen xách dao xuống Mài ở cạnh
bể nước Vừa mài anh vừa nói “Mày sẽ chết Ông sẽ cắt cổ…” GS Bùi Duy Tân tưởng Nguyễn Văn Lập hận mình tìm cách … Những sự hiểu lầm đó khiến cho “Văn khoa chân dung ký” thêm nhiều màu sắc thú vị
Có thể coi hư cấu là một tiêu chí quan trọng trong việc phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí Ký báo chí (và các thể ký báo chí nói chung) không chấp nhận hư cấu dưới bất cứ hình thức nào Các thể ký báo chí dù có kết cấu linh hoạt và bút pháp sinh động như thế nào đi chăng nữa, cũng không được phép vượt qua nguyên tắc mang tính quy luật loại hình này Thông tin báo chí phải đạt tới sự xác thực tối đa - đây là điều hiển nhiên
3 3 Thông tin - Thời sự:
Cũng như các thể loại báo chí khác, các thể ký báo chí xuất hiện trước hết là do nhu cầu truyền đạt thông tin, nhu cầu phản ánh thực tiễn Với tư cách là người truyền đạt thông tin tới công chúng, nhà báo luôn tìm tòi những hình thức mới để vượt ra khỏi cái khung của lối văn thông tấn mà vẫn đảm bảo được tính xác thực, tính thời sự của nội dung được phản ánh Các thể ký báo chí đã đáp ứng được nhu cầu đó Với hình thức kết cấu tương đối co giãn, với bút pháp đa dạng giúp nhà báo có thể
Trang 11truyền đạt thông tin một cách phong phú, hấp dẫn hơn so với các thể loại báo chí khác
3.4 Nhân vật trần thuật - cảm hứng trữ tình
Điểm khác biệt được coi là căn bản hơn nhất giữa ký báo chí và ký văn học có lẽ ở chỗ: Mặc dù đều xuất hiện cái tôi trần thuật, nhưng cái tôi trong ký báo chí không phải là cái tôi thẩm mỹ Nhà báo không thẩm định hiện thực trên cơ sở của những cảm xúc thẩm mỹ Do phải chịu sự chi phối của yêu cầu thông tin thời sự, thông tin xác thực nên mặc dù tác giả vẫn có cơ hội trình bày sự thẩm định của mình, sự thẩm định ấy phải là kết quả của tư duy logic Hiện thực được trình bày trong ký báo chí phải luôn đảm bảo độ chính xác tối đa và lập luận phải xuất phát từ logic của
sự thực Cái tôi trong ký báo chí phải là cái tôi - nhân chứng tỉnh táo và lí trí Ở đây không loại trừ cảm xúc, nhưng phải là cảm xúc trước sự thật để phản ánh đúng sự thật
Với các thể ký văn học, tình hình không hẳn như vậy chất suy nghĩ
và tình cảm của chủ thể như một chất men Hiện thực đã được lên men trong tác phẩm đem đến cho công chúng những cách nhìn cách cảm đa dạng nhiều chiều Bài thơ “Đêm Giao thừa” là một nốt nhạc thể hiện đầy
đủ những cảm xúc đó
“Em đành đón Giao thừa trên tàu
Nỗi nhớ quê hương làm em muốn khóc
Ngoài cửa sổ mênh mông màu tuyết
Ở quê nhà tiếng pháo đã sang xuân
Em xa nhà đã được mấy năm?
Mờy Tết xa quê để bạn bè mong nhớ
Bên bếp nàh em nồi bánh chưng luộc giở
Mẹ em ngồi thức đến sang canh…
Ôi ! Những người con xa quê hương