Tóm tắt 10 nguyên tắc của sam walton

57 930 1
Tóm tắt 10 nguyên tắc của sam walton

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT 10 nguyên tắc của Sam Walton CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Tác giả Michael Bergdahl vừa là một diễn giả có tâm huyết, vừa là tác giả, nhà tư vấn và nhà văn. Michael Bergdahl từng làm việc ở Bentonville, Arkasas cho tập đoàn Wal-Mart ở vị trí Giám đốc nhân lực của văn phòng chính Wal-Mart, tại đây ông đã làm việc trực tiếp với Sam Walton. Trước khi gia nhập Wal-Mart, Michael Bergdahl đã làm việc cho bộ phận Frito- Lay của công ty PepsiCo với nhiệm vụ tổ chức kinh doanh và điều phối nhân viên ở văn phòng chính. Tác phẩm đầu tay của ông có nhan đề Những điều tôi học từ Sam Walton: Làm thế nào để cạnh tranh và phát triển mạnh trong một thế giới Wal-Mart. 1.2. Tác phẩm Sam Walton là cha đẻ của Wall-Mart – công ty lớn nhất, thành công nhất trên thế giới. Từ một người bán hàng tạp hóa ở Arkansas, ông đã vươn lên để trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại. Là người không ngừng học hỏi, ông đã thách thức những học thuyết và mô hình kinh doanh thời bấy giờ, triển khai và thực hiện một nhóm các quy tắc mới và sau đó cho áp dụng cho cả tập đoàn Wall-Mart để cải thiện tập đoàn về mọi mặt. 10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về Sam Walton với những câu chuyện cụ thể để chứng minh cho từng quy tắc. Mỗi quy tắc của Sam đều rất dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể mô phỏng để áp dụng vào công việc và vào cuộc sống riêng tư. Song giống như bao điều tập đoàn Wall-Mart đã làm, mười quy tắc này đòi hỏi tính kỷ luật cao khi thực hành. CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM Quy tắc 1: Cam kết phải đạt được thành công và lúc nào cũng nhiệt tâm Điều khác biệt ngay từ đầu trong suốt một thời kì vô cùng khó khăn. Sự tận tâm và lòng say mê là hai nhân tố quan trọng cần thiết cho bất cứ ai đang nỗ lực để thành công, đồng thời cũng giúp xác định rõ ràng hướng đi hay mục tiêu. Với Sam Walton, ông thích nâng những mục tiêu lên để chúng không dễ đạt đến, nhưng đồng thời lại theo đuổi chúng bằng cả sự nhiệt tình và thú vị. Trong tất cả mọi việc, ông đều dốc hết mọi khả năng mà làm. Bằng niềm say mê và tận tâm đó ông đã truyền được cảm hứng cho những người khác để họ cũng say mê và tận tâm CAM KẾT phải đạt được thành công và lúc nào cũng nhiệt tâm. Sam Walton đã dành cả đời mình để dựng nên một công ty lớn nhất và thành công nhất trên thế giới từ trước đến nay. Sở dĩ làm được những thành tựu vĩ đại như thế là vì ông có khả năng tập trung cao độ vào công việc và động viên người khác giúp ông thực hiện ước mơ. Là một người không ngừng học hỏi ông sẵn sàng đón nhận những lời chỉ dẫn, chương trình huấn luyện hay ý tưởng mới từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn. Ông biết định ra mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu để cuối cùng bước lên tột đỉnh vinh quang trong thế giới kinh doanh. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên hết sức quan trọng và là tiền đề cho sự phát triển của tập đoàn trong số 10 nguyên tắc ông đặt ra là: “CAM KẾT phải đạt được thàng công và lúc nào cũng nhiệt tâm” nguyên tắc này ông dựa trên kinh nghiệm của những ngày đầu lập ra Wal-Mart. Ông cho rằng những gì thiếu hụt trong mảng kiến thức, kỹ năng và khả năng thì có thể bù đắp bằng sự quyết tâm không bao giờ chịu chết. Ý chí và thái độ quyết làm cho được của ông đi cùng với sự say mê thành ra mục tiêu thì họ sẽ có khuynh hướng đặt ra những mục tiêu cao hơn cả nhà lãnh đạo, và cũng công và những cam kết vững vàng “nhất định phải thành công” đã làm nên như mình. Bằng cách nêu gương đó ông có được sự kính trọng và quý mến của tất cả mọi người. Ông tin rằng chính những con người làm việc tận tâm, tận lực cùng hướng về mục tiêu chung đó mới làm nên chiến thắng. Và ông cũng không ngần ngại khi tuyên bố triết lý của mình về thắng lợi trong kinh doanh là “đồng đội thắng chứ không phải cá nhân”. Một trong những cách để ông đạt được sự cam kết tập thể là làm cho mọi người cùng tham gia khi đưa ra mục tiêu. Mr. Sam gọi đó là “quyền làm chủ”. Ông nghiệm ra rằng, một khi các cộng sự cùng tham gia vào việc định chính vì thế mà cảm giác làm chủ để được làm bất cứ điều gì là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Nói cách khác, ông tin ở cộng sự còn hơn là cộng sự tin ở chính họ. Ông tin rằng cũng giống như ông, họ là những con người bình thường nhưng lại có những cam kết phi thường rằng mình nhất định phải thành công. Ông tạo cơ hội, hỗ trợ họ khám phá ra tiềm năng của chính mình và truyền nhiệt huyết để họ có thể hoàn thành được nhiều công việc hơn là họ nghĩ. Nhưng nếu có ai đó không đủ năng lực, Wal-Mart sẽ không gạch tên họ, không đuổi họ và cũng không nói “hãy tìm cho tôi một người khác” mà những người lãnh đạo của Wal-Mart sẽ giúp đỡ họ tìm ra những rào cản và vượt qua những rào cản ấy. Wal-Mart sẽ phải cân nhắc, đắn đo, dốc hết mọi suy nghĩ trước khi để ai đó phải rời công ty. Còn với những cá nhân có kỹ năng dùng người tốt, có đạo đức nghề nghiệp vững vàng và không ngừng học hỏi thì Wal-Mart sẽ cho họ cơ hội để phát triển những kỹ năng ở những vị trí lãnh đạo cao hơn. Sam Walton là người tiên phong trong việc đề bạc những người thiếu kinh nghiệm. Ông truyền nhiệt huyết cho họ, mang lại cho họ sự tự tin cần thiết để đạt được mục tiêu. Bởi vì hơn ai hết ông biết rằng sự tập trung, lòng nhiệt tâm và sự tận tâm đối với công việc là một yếu tố hết sức quan trọng để đi đến thành công. Chính vì vậy mà ở Wal-Mart, hoặc là bạn thuộc nhóm tận tâm để hoàn thành mục tiêu, hoặc là không. Ở Wal-Mart bạn không thể đi hai hàng trong việc cam kết; hoặc là bạn phải bỏ cả hai chân vào, hoàn toàn cam kết và tận tâm; hoặc là bỏ cả hai chân ra ngoài, và như thế bạn rời khỏi công ty để theo đuổi ý thích riêng của mình. Sự cam kết nửa vời, quan niệm chân trong chân ngoài không hề giúp quản lý thành công một công ty có quy mô nhất thế giới. Trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình không có một ngày nào mà ông không suy tính tới những vấn đề về kinh doanh. Ông vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần kiên định và tận tụy với giấc mơ quyết làm cho Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất cho đến ngày ông qua đời. Sự chuyên tâm làm việc, có ý tưởng, có ước mơ, có lòng đam mê và sẵn sàng làm bất cứ mọi việc cần thiết để biến ước mơ thành sự thật. Và bằng chứng để đảm bảo sự cam kết của ông là: “SamWalton thường đi làm trước 4 giờ sáng để có thể xem lại các báo cáo kinh doanh của ngày hôm trước, trước khi các thành viên khác trong ban điều hành đến!”. Vì ông muốn có được những khoảng thời gian riêng tư, không bị gián đoạn trước khi các thành viên khác đến văn phòng mỗi buổi sáng để có thể tập trung suy nghĩ cho công việc sắp tới. Những người trong ban điều hành của Wal-Mart cũng bắt đầu làm việc lúc 5 giờ sáng. Điều đó cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của công ty. Thử nghĩ mà xem khi mà ban điều hành của các đối thủ cạnh tranh của Wal-Mart mới đến văn phòng của họ và uống tách cà phê đầu tiên trong ngày vào lúc 9 giờ sáng thì ban giám đốc của Wal-Mart đã ngồi vào bàn làm việc hoặc đã họp được 2, 3 hay có thể là 4 tiếng đồng hồ. Với áp lực điều hành công việc kinh doanh trên khắp thế giới, trải từng múi giờ trên hành tinh đã khiến cho những người lãnh đạo tận tâm phải “hy sinh vì toàn đội” theo tinh thần làm việc bất kể thời gian, giờ nào cũng là giờ cần thiết để theo kịp khối lượng công việc. Nhiều nhân viên điều hành và các thành viên trong ban giám đốc thuộc các cửa hàng, trung tâm phân phối làm việc từ 75 đến 90 giờ một tuần và thậm chí còn hơn thế nữa. Sự cam kết của những người lãnh đạo Wal-Mart hôm nay cũng giống như sự cam kết của Sam Walton khi ông mở cửa hàng đầu tiên. Những nhân viên Wal-Mart hiện nay vẫn áp dụng quy tắc “CAM KẾT để đạt được thành công và lúc nào cũng nhiệt tâm”. Họ vẫn đến làm việc lúc 6 giờ hay 6 giờ 30 sáng mỗi ngày, họ vẫn đi thăm các cửa hàng, điều hành các cuộc họp vào sáng thứ 7. Họ hăng hái noi theo gương của Mr. Sam – làm việc cật lực để vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Sam Walton vẫn tận tâm ngay cả khi ý tưởng của ông đi ngược và đối lập với sự sáng suốt đã thành thông thường, tận tâm với ước mơ ngay cả khi người khác có nói rằng ý tưởng của họ không khả thi và cho dù tất cả mọi người đều bỏ đi thì họ vẫn tập trung vào công việc, vẫn say sưa làm việc ngay cả những tháng ngày cuối đời của mình trên giường kiểu bệnh viện đặt ở văn phòng. Điều này cho ta thấy Sam Walton đã tận tâm như thế nào cho ước mơ của mình. Và bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể học được từ ông là: nếu sẵn lòng tập trung vào mục tiêu và bản thân quyết định làm tất cả những gì cần làm để đạt được những mục tiêu ấy, nhất định bạn sẽ thành công. Muốn thành công, bạn phải có một cam kết chắc chắn và tin tưởng ở bản thân, tuy chưa đủ chuyên môn thì bạn vẫn có thể vừa học vừa làm nhưng nếu không có niềm tin, không có quyết tâm thì sẽ không bao giờ bạn đạt được điều gì. Niềm tin ấy của Sam Walton được thể hiện qua câu nói “kẻ bi quan thấy khó khăn trong các cơ hội; còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong những khó khăn”. Như Sam Walton, ông đã dám ước mơ và tận tâm để thực hiện ước mơ ấy. Ông thú nhận rằng không ngày nào là ông không suy tính về những vấn đề kinh doanh. Ông nỗ lực làm tất cả những gì cần thiết để công việc kinh doanh của mình được thành công. Vì ông tin rằng “không gì trên đời có thể thế chỗ cho sự kiên định. Năng lực cũng không; chẳng có gì lạ khi một người đầy tài năng mà vẫn thất bại. Thiên tài cũng không; chuyện các thiên tài không được ghi công đâu phải là hiếm. Giáo dục cũng không nốt; thế giới cũng đầy rẫy những người học thức bị lãng quên. Chỉ riêng lòng quyết tâm và kiên định là có sức mạnh vô hạn”. Sam Walton đã có một mơ ước là biến Wal-Mart thành một cơ sở bán lẻ tốt nhất trên thế giới và điều đó đã thành sự thật. Và song hành với quá trình thực hiện ước mơ đó, ông đã trở thành thương nhân thành công nhất trên thế giới từ trước đến nay. Ông phải khổ luyện, chuyên tâm làm việc, vượt xa đối thủ cạnh tranh của mình cả về phương pháp, cách nghĩ và cách thực hiện. Trong lúc ấy, công ty của ông đã trở thành công ty bán lẻ tốt nhất nước Mỹ và là công ty lớn nhất trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở chiến lược kinh doanh mà nguyên tắc của Sam đã vượt ra khỏi khuôn khổ đó, bạn có thể áp dụng chúng vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ví dụ như bạn muốn trở thành người chơi golf giỏi thì bạn cần đặt ra những mục tiêu khác nhau cho mỗi ngày, tin rằng mình sẽ làm được bằng cách thực tập, thực tập và thực tập hôm nay phải nhiều hơn hôm qua….hay muốn trở thành một nghệ sĩ dương cầm tài hoa bạn phải hy sinh các dự định cá nhân của mình để tận tâm tận lực và miệt mài tập luyện để tin chắc rằng đến một lúc nào đó mình sẽ thành công. Bởi vì “điều gì bạn dành phần lớn thời gian để suy nghĩ thì cũng chính là điều mà bạn sẽ đạt được”. Vì vậy hãy bỏ thời gian suy nghĩ xem làm cách nào để vượt qua những trở ngại và sẵn sàng học những kĩ năng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu, hoàn toàn có khả năng bạn sẽ thành công. Mr. Sam đã từng chia sẽ rằng: “tôi vượt được qua thiếu sót của mình bằng sự đam mê tuyệt đối với công việc. Tôi không biết liệu bạn có sẵn tính cách đó không hay liệu bạn có thích học được điều đó nhưng tôi biết chắc rằng bạn cần phải có điều đó. Nếu bạn yêu công việc của mình, bạn tự tin vào bản thân, bạn sẽ làm mọi cách có thể để đạt được kết quả tốt nhất”. Chính những cam kết cùng với sự nổ lực và niểm tin vào bản thân đã giúp ông có được ngày hôm nay. Quy tắc 2: Chia sẻ thành công với những ai giúp đỡ bạn Đây là chiến lược quan trọng nhất được ông thực hiện trước khi Wal-Mart lần đầu tiên trở thành công ty cổ phần. Ông tin rằng những ai sở hữu cổ phần của công ty cũng sẽ đóng góp vào sự thành công của công ty đó. Và khi chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên, tức là bạn đang cư xử với họ như những người cộng sự. Khi đó mối quan hệ thông thường giữa giám đốc và nhân viên sẽ có sự thay đổi và cư xử với họ như người góp vốn và trao quyền được phục vụ khách hàng cho họ tức là sẽ tạo ra một chất xúc tác mạnh trong kinh doanh gọi là quyền làm chủ. Một khi được trao quyền nhân viên cảm thấy có quyền và thực thi trách nhiệm trong công việc một cách nghiêm túc, nhiệt tình. Sam Walton đã thành công trong việc tạo niềm hãnh diện cũng như tạo sự phấn khích cho họ để định ra mục tiêu và đạt được mục tiêu.Và ông cũng được đền đáp bằng lòng trung thành vô hạn từ các cộng sự của mình, ngoài ra doanh thu, dịch vụ khách hàng và kiểm soát chi phí tốt quá mức mong đợi. Vậy Sam đã áp dụng nguyên tắc này trong Wal-Mart như thế nào? Ban đầu Sam chỉ chia lợi nhuận cho ban giám đốc, đến sau năm 1970 ông mới bắt đầu thực hiện kế hoạch chia lợi nhuận cho tất cả các nhân viên hưởng lương theo giờ ở Wal-Mart. Cách chia lợi nhuận của ông được thiết kế như sau: lấy một tỷ lệ phần trăm nào đó làm lơi nhuận cho Wal-Mart, phần còn lại cho vào quỹ chung và chia số tiền này cho nhân viên vào một thời điểm nào đó khi kết thúc năm tài chính. Cách để các nhân viên tham gia chương trình này là: mỗi nhân viên làm việc cho công ty ít nhất một năm với thời gian ít nhất 1000 giờ một năm thì đủ điều kiện bỏ 6% lương của họ vào tài khoản kế hoạch chia lợi nhuận cá nhân. Khi rời công ty họ có thể nhận tài khoản ấy theo bất cứ hình thức nào trong kế hoạch của họ, tiền mặt hoặc cổ phần của Wal-Mart. Sau này Sam Walton còn có một chương trình nữa gọi là “tiền thưởng của người có phần hùn”, đây là chương trình chia lợi nhuận ở cấp cửa hàng. Hàng tháng các cửa hàng sẽ giám sát chương trình này và mỗi nhân viên đều có khối lượng việc phải làm. Mỗi tháng khi nhận được bản báo cáo lãi lỗ, các nhân viên trong cửa hàng sẽ cập nhật và theo dõi các con số về doanh thu, biên lợi nhuận, bao nhiêu phần trăm từ chỗ ấy là lợi nhuận, phải trích ra cái gì từ lợi nhuận ấy. Cuối cùng bất kể lời được bao nhiêu thì cũng có một tỉ lệ phần trăm nào đó được đưa vào kế hoạch dành cho những người có phần hùn của cửa hàng. Đến cuối năm, có bao nhiêu thì cũng được chia cho cộng sự hưởng lương theo giờ và các trợ lí giám đốc trong cửa hàng. Chính chương trình chia sẻ lợi nhuận này đã giúp Wal-Mart huy động được lòng nhiệt tình vô hạn của hàng triệu cộng sự ở khắp các cửa hàng và mọi nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Vì ngay khi thông báo tuyên bố chia lợi nhuận thì tất cả mọi người đều nghĩ rằng “Tôi đã được lợi trong việc này!”. Từ đó những nhân viên mang tư tưởng cầu tiến sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để công ty thành công theo đúng nghĩa của nó. Bởi những nhân viên này sẽ có được thứ mà không một người nào khác trong ngành kinh doanh có thể cho họ được. Giống như rằng họ đang làm chủ một phần công ty. Những người chủ này sẽ làm bất cứ điều gì để đưa doanh nghiệp của mình đi đến thành công và tăng thêm giờ làm chỉ là một phần trong công việc mà họ yêu thích. Làm việc 12 đến 14 giờ một ngày, 7 ngày một tuần là chỉ tiêu của họ. Họ cũng tự nguyện hi sinh sự cân bằng ấy để đạt được thành công trong kinh doanh. Cũng hệt như Sam Walton, những mẫu doanh nhân trên có tất cả những phẩm chất mà ông thấy có ở chính mình: giàu nghị lực, quyết tâm, bền chí, đam mê, tận tâm, tự tin định hướng mục tiêu, định hướng hành động, học hỏi không ngừng, biết truyền nhiệt tâm cho người khác, biết định hướng, biết chấp nhận rủi ro, biết định hướng cho toàn đội, toàn nhóm, bên cạnh đó ông còn là người tìm việc chứ không phải tìm lỗi. Ông khuyến khích triết lý sống rằng ai ở Wal-Mart muốn thành công cũng được, miễn là họ có đầu óc doanh nhân và sẵn sàng làm việc theo tinh thần đồng đội, sẵn sàng hòa nhập, sẵn lòng làm việc đến cùng. Công thức chia lợi nhuận ở Wal-Mart gồm một phần là để định mục tiêu, một phần là trao quyền cho cá nhân, một phần là tạo sự liên kết nhóm và một phần là để quản lý sát sao những chỉ tiêu quan trọng, tất cả những điều này sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu, chia sẻ lợi nhuận và lòng trung thành mãi mãi của cộng sự. Đây thực sự là một quy trình hai bên đều có lợi khá dễ hiểu, quy trình này cho phép Sam Walton áp dụng quan điểm coi cộng sự như những người góp vốn, và xem đây là cách để nắm giữ trái tim và khối óc của cộng sự Wal-Mart. Chiến lược này giúp công ty thu hút và giữ được những nhân viên giỏi nhất và sẵn sàng đáp ứng cho thị trường trong nước. Hơn nữa những nhân viên ở đây luôn được làm việc với tâm lý phấn khởi, vui vẻ mỗi ngày và sẵn sàng tham gia vào quá trình định ra mục tiêu khi nắm bắt được tình hình tài chính của công ty và sẽ thường xuyên cung cấp phản hồi tạo ra những khích lệ đồng đội để cùng nhau nổ lực, khi đó mục tiêu lợi nhuận sẽ đạt được và công ty sẽ phát đạt. Sam Walton nhận thức rằng, những người chủ thực sự sẽ dốc hết tâm lực vào mọi hoạt động kinh doanh vì họ có phần hùn tài chính. Họ làm chủ doanh nghiệp và thu hoạch những thành quả lao động nếu doanh nghiệp của họ ăn nên làm ra. Và họ cũng nhận thất bại nặng nề nếu công ty thua lỗ. Và như thế Wal-Mart đã đạt được những mục tiêu lớn và các nhân viên nhận được những phần thưởng. Thật không khỏi ngạc nhiên khi những nhân viên ở các cửa hàng, các trung tâm phân phối và thậm chí là tài xế xe tải, họ giàu đến mức mà chính họ cũng không dám mơ ước tới, nhiều người trong số họ đã trở thành triệu phú, một số nhân viên khác thì được hưởng lợi nhiều lần. Còn nếu các nhân viên không hoàn thành công việc ở mức độ chấp nhận được thì những người làm việc chểnh mảng đó sẽ không được tha thứ. Những người lãnh đạo Wal-Mart được dạy phải cứng rắn với những nhân viên không chịu làm việc và những nhân viên làm việc kém. Ngoài ra, áp lực từ những nhân viên khác vì sợ món tiền thưởng của mình bị đe dọa cũng đủ làm cho những nhân viên nào không chịu làm việc quay lại làm việc hoặc rời khỏi công ty. Việc thưởng phạt phân minh như vậy làm cho cỗ máy Wal-Mart vận hành tốt. Đây là một phiên bản củ cà rốt và cây gậy của Sam Walton. Và tất nhiên chương trình chia lợi nhuận này không phải là thứ “không phải làm gì mà vẫn được”. Triết lý chia sẻ lợi nhuận này dựa trên niềm tin rằng “Toàn đội thắng chứ không phải cá nhân” và đối với Wal-Mart thành công đòi hỏi sự nổ lực của tất cả những ai có hưởng lương của công ty. Vì thế các nhà lãnh đạo phải mạnh tay chấn chỉnh, sửa sai cho nhân viên có ý thức làm việc kém, phân chia công việc không công bằng. Tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”. Bởi vì đội ngũ nhân viên của Wal-Mart liên kết chặt chẽ với nhau như những mắc xích, tất cả đều đồng lòng với nhau nên những con sâu đó có thể gây tác động phá hoại nhuệ khí chung. Ngoài ra chương trình sẽ không thực hiện được nếu không cho nhân viên cập nhật thông tin một cách thường xuyên, chương trình sẽ mất đi tính minh bạch, rõ ràng. Vì vậy các nhà lãnh đạo phải nói về vấn đề này quanh năm, giúp những nhân viên hiểu rõ quyền lợi của mình trong chính sách chia sẻ lợi nhuận nếu như họ đạt được mục tiêu của mình. Mr. Sam vẫn thường nói: “Nếu bạn chăm sóc người của bạn, thì người của bạn sẽ chăm sóc khách hàng của bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ tự thế mà ổn”. Đó là quan niệm “WIIFM” (What’s in it for me) có nghĩa là “tôi được lợi gì trong đó”. Vì người ta chỉ tận tụy với công việc vì những lý do của họ chứ không phải của ai khác. Mr. Sam vẫn hay nói với các cộng sự của mình rằng “Nếu ai đó hỏi bạn ‘Ai làm chủ Wal-Mart?’, hãy nhìn thẳng vào mắt họ và trả lời rằng BẠN làm chủ”. Chính lòng trung thành của cộng sự và quyền làm chủ mà quy tắc chia sẻ thành công này đem lại đã góp nên thành công quan trọng cho Wal-Mart. Vậy hiện nay các công ty áp dụng nguyên tắc này như thế nào? Các công ty hiện nay cũng đã và đang áp dụng nguyên tắc này của Sam Walton. Đa số các công ty hiện nay đều thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Ngoài các cổ đông lớn là những người nắm giữ phần lớn số cổ phần là những người trực tiếp điều hành và hưởng lợi từ công ty thì các nhân viên nếu có nhu cầu đều có thể mua cổ phiếu của công ty. Ngoài ra, các công ty hiện nay thường không thưởng tiền mặt cho nhân viên của mình mà họ thường quy đổi ra cổ phiếu của công ty để thưởng cho nhân viên, như vậy nhân viên của họ cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty nên họ sẽ nổ lực hết mình làm việc vì công ty. Đối với nhân viên ở các cửa hàng thì ngoài mức lương cơ bản mà họ nhân được, họ còn được nhân thêm một tỉ lệ phần trăm hoa hồng từ doanh số bán hàng của mình. Tất cả những điều này sẽ khích lệ tất cả mọi người cùng nhau nỗ lực làm việc, hoàn thành mục tiêu của tổ chức và mang lại lợi nhuận cho cá nhân của họ. Quy tắc 3: Tạo động lực cho chính mình và cho người khác để đạt được điều mình mơ ước “ Tạo động lực cho chính mình và của cho người khác để đạt được điều mình mơ ước” là bí quyết thứ 3 của Mr. Sam để đạt được những kỳ tích. Quy tắc thứ 3 nêu nên tầm quan trọng của việc có một đội ngũ giám đốc và nhân viên giàu động lực nhằm đạt được mục tiêu của bất cứ tổ chức nào. Sam Walton nhận ra rằng bản thân tiền bạc không động viên được con người; chỉ có con người mới động viên được [...]... HỌC KINH NGHIỆM 10 quy tắc của Sam Walton đã mang lại sự khác biệt cho “gã khổng lồ bán lẻ” trên thế giới, Wal-Mart thật sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành Vậy doanh nghiệp nước ta có thể học tập những gì từ những nguyên tắc vàng của người cha đẻ “gã không lồ Wal-Mart” ? Quy tắc đầu tiên -Tâm huyết với công việc của mình - toàn tâm và tin tưởng vào công việc của mình là một... Mục tiêu của Sam Walton là làm cho mọi người biết đến dịch vụ khách hàng tuyệt vời của Wal-Mart Dịch vụ khách hàng tạo nên sự khác biệt giữa các công ty Ông xây dựng doanh nghiệp bằng cách thu hút khách hàng và cách làm của ông là sự phục vụ chu đáo, tận tình và giá rẻ nhất Mục tiêu của ông là trong cửa hàng của mình luôn có mọi thứ mà khách hàng có thể cần đến Quy tắc phục vụ khách hàng của Wal-Mart:... hàng của ông, sản phẩm và hàng hóa của ông, nhưng có một điều họ không tạo ra bản sao được đó chính là nét văn hóa kỳ diệu của Wal-Mart Quy tắc 7: Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ Mr Sam tin vào việc lắng nghe cộng sự là những người gần gũi với khách hàng nhất vì cộng sự hiểu nhiều hơn bất cứ người nào khác khách hàng muốn gì và cần gì Sam Walton thấy việc đi thực tế các cửa hàng của. .. hóa “lắng nghe” Quy tắc 8: Vượt hơn mong đợi của khách hàng và của người khác Sự khác biệt giữa đạt được kết quả tốt và đạt được kết quả tuyệt vời trong cuộc sống là ở mức độ bạn cam kết để được xuất sắc Sam Walton quay ngược sơ đồ tổ chức hình tháp của Wal-Mart làm cho nhân viên trở thành quan trọng nhất đó là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Mr Sam thích gọi nhân viên của mình là “cộng... cách kế tục học thuyết của ông và tiếp tục cam kết giúp ông đạt được ước mơ đưa Wal-Mart lên vị trí công ty bán lẻ tốt nhất thế giới Quy tắc 6: Tổ chức mừng thành tựu của bạn và của người khác Sam Walton nghĩ nên vui vẻ và tổ chức mừng tất cả các loại sự kiện quan trọng như đạt mục tiêu, sinh nhật hay sự ra đời của một đứa bé! Bạn có bao giờ nghe chuyện một vị giám đốc hỏi nhân viên của mình, “Sự khác... nhận tiền và huấn luyện nhân viên Kiểm kê sản phẩm: Nguyên tắc của Wal-Mart là không để cái gì trong kho, không để hàng lâu ở trung tâm phân phối Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, họ phải chuyển giao hết mọi thứ ở trung tâm phân phối của họ Sam Walton luôn thách thức cách làm thông thường trong kinh doanh bán lẻ Với hệ thống giao nhận không lưu kho, Sam Walton đã hạ cho phí lưu kho, đồng thời nâng cao khả... thích nói chuyện và lắng nghe cộng sự trong lúc đến thăm các cửa hàng Mục tiêu của ông là tự mình lấy được thông tin của đối thủ cạnh tranh, nói chuyện và học hỏi ở khách hàng và điều quan trọng nhất là ông bỏ thời gian nói chuyện với cộng sự của mình Quy tắc thức 7 của Sam Walton là “lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ” Không phải bất kì nhà lãnh đạo nào cũng biết cách lắng nghe cộng sự và... công việc Sam Walton tin rằng nếu bạn đáp ứng mong mỏi của người khác, thể hiện sự quan tâm đến họ, ghi nhận nỗ lực của họ, thì họ cũng sẽ đáp lại những mong mỏi của bạn Đến nay, đội ngũ giám đốc và cộng sự trung thành của ông vẫn thương yêu và kính trọng ông Cả cuộc đời, ông hết sức tránh việc ghi nhận công lao cho cá nhân mình, nhưng những môn đồ trung thành vẫn thừa nhận năng lực lãnh đạo của ông... nhân viên thì người nhân viên kia cũng sẽ quan tâm đến nhu cầu của doanh nghiệp, nhân viên sẽ không quan tâm việc nhà quản trị của mình hiểu mọi việc đến đâu cho đến khi họ hiểu được con người đó quan tâm đến họ mức nào Sam Walton nhận thấy rằng công việc của người quản lý là đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty thông qua nỗ lực và kết quả của đội ngũ nhân viên, rằng ban điều hành, ban giám đốc, các... nhã nhặn và chu đáo do chúng ta cung cấp • Người mua sản phẩm của chúng ta và trả lương cho chúng ta • Nguồn sống của công ty của chúng ta và mọi công ty khác Những quy tắc đó giúp cho cộng sự của ông có thể cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của ông ở mức cao nhất Với suy nghĩ khách hàng là “người chủ”- là người quyết định tới thành bại của công ty Ông luôn đưa ra phương pháp để phục vụ khách hàng . nhóm các quy tắc mới và sau đó cho áp dụng cho cả tập đoàn Wall-Mart để cải thiện tập đoàn về mọi mặt. 10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về Sam Walton với. chính. Tác phẩm đầu tay của ông có nhan đề Những điều tôi học từ Sam Walton: Làm thế nào để cạnh tranh và phát triển mạnh trong một thế giới Wal-Mart. 1.2. Tác phẩm Sam Walton là cha đẻ của Wall-Mart. TÓM TẮT 10 nguyên tắc của Sam Walton CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Tác giả Michael Bergdahl vừa

Ngày đăng: 21/05/2015, 10:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Quy tắc thứ 5 - Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác, người cha đẻ của Wall-Mart nhận thức rằng chỉ có trả lương, tăng tiền thưởng, chi sẻ lợi nhuận không thôi cũng chưa đủ để hình thành sự trung thành của người cộng sự, cộng sự phải biết rằng bạn quan tâm đến họ với tư cách là cá nhân. Tất cả các nhân viên bao gồm người làm việc kém, tốt, rất tốt và xuất sắc đều cần nhận được ý kiến phản hồi. Đối với những cộng sự có hành vi tích cực, Sam Walton thích “công khai khen ngợi” và lấy đó làm gương, ông tin vào hiệu quả của việc “chớp” được người đang làm tốt thay vì “tóm” được người đang làm sai. Đồng thời, ông cũng không ngần ngại đối mặt với việc uốn nắn những cộng sự nào không làm tốt hay có hành vi tiêu cực qua các cuộc đối thoại trực tiếp riêng tư.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan