Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thay đổi lớn, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện với nhiều thành công rực rỡ
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thay đổi lớn, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện với nhiều thành công rực rỡ. Để thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội mà Đảng đề ra, chúng ta cần phải một lượng lớn vốn đầu tư. Để có được số vốn lớn này, tốt nhất là vốn được huy động từ trong nước qua kênh ngân sách và hệ thống tín dụng. Do đó, kế hoạch nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Bước vào giai đoạn kế hoạch 2006 – 2010, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn mở ra cho tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn này có sự kiện hết sức quan trọng, đó là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Ta thấy rõ đất nước đang chuyển mình tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Nhiều thuận lợi như vậy nhưng cũng không ít khó khăn. Giai đoạn này được đánh giá có sự bùng nổ trong thị trường tài chính – tiền tệ. Nhiều nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam, nhu cầu sử dụng vốn sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ thành lập kéo đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt, gay gắt trên thị trường vốn, đặc biệt là thị trường huy động vốn. Chi nhánh Láng Hạ đã đánh giá trong giai đoạn này, kế hoạch huy động vốn là kế hoạch quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với chi nhánh. Do đó để tồn tại phát triển được trong bối cảnh mới, kế hoạch huy động vốn của chi nhánh cần được triển khai với các giải pháp linh hoạt, hợp lý. Trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ” Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nội dung của bài gồm có 3 chương: Chương 1: Vai trò của công tác huy động vốn đối với hoạt động của ngân hàng Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ. Chương 3: Giải pháp huy động vốn trong giai đoạn 2008 – 2010. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và Phát triển, đặc biệt là thầy Phạm Văn Vận đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề này. Đồng thời, em xin cảm ơn các cô chú, anh chị ở Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ, đặc biệt là các cô chú, anh chị ở Phòng Kế hoạch nguồn vốn và Phòng Tín dụng đã giúp đỡ trong việc thu thập và tổng hợp số liệu cho bài chuyên đề này. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niêm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người Ngân hàng và nghề Ngân hàng không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Nếu như trong thời kỳ sơ khai hoạt động của Ngân hàng chỉ giới hạn trong việc giữ hộ của cải hoặc thanh toán hộ thì cho đến nay hoạt động của Ngân hàng đã được mở ra trên rất nhiều các lĩnh vực với công nghệ ngày càng hoàn thiện. Thực tế nhiều năm qua đã chứng tỏ cho thấy rằng : Ngân hàng là một ngành nghề không thể thiếu được trong nền kinh tế, nó đóng vai trò làm môi giới, làm trung gian cho sự gặp gỡ của cung và cầu tiền tệ, thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xãa hội rồi cho vay lại đối với cá nhân, các tổ chức đang có nhu cầu về vốn. Điều này góp phần đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biền tiền nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tránh lãnh phí của cải vật chất cho xã hội. Qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà tình hình hoạt động của Ngân hàng phản ánh rất chính xác tình hình nền kinh tế, sự vững mạnh, phồn vinh hay yếu kém của nền kinh tế được phản ánh rất rõ qua hoạt động của Ngân hàng. Sự ra đời của hệ thống ngân hàng thương mại đã đánh dấu một bước phát triển trong đời sống kinh tế xã hội loài người. Hệ thống Ngân hàng hiện nay là quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp với tiến trình phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá và được xem là bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ở các nước khác nhau, quan niệm về ngân hàng thương mại cũng có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên điểm chung là đều coi ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp chuyên nghề kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam theo pháp lệnh “Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính” ban hành tháng 5 năm 1990 đã ghi: “ Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. “Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1997 xác định “Ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan”, trong đó “hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng tư nhân với chức năng chính là kinh doanh thông qua hoạt động trung gian tài chính và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước thông qua các quy chế, quy định về hoạt động và thông qua việc thực hiện các văn bản, chế độ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các định hướng trong chính sách tiền tệ tài chính của Nhà nước. 1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua một thời gian dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên bước vào cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề lo đủ vốn để phát triển kinh tế được đưa lên hàng đầu. Đối với một Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nền kinh tế như nước ta thì vốn cần cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức lớn và không ngừng tăng lên. Công cuộc đổi mới mở ra toàn diện và bắt đầu đi vào chiều sâu, yêu cầu phải có vốn để tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế thưo chiều hướng công nghiệp hoá và hiện đại hóa, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, tạo sự phát triển kinh tế quan trọng cho các năm tới. Đối với ngân hàng thương mại, nó thể hiện được sự đáp ứng này đối với nền kinh tế, thông qua vai trò của mình là : 1.2.1. Ngân hàng thương mại là nơi huy động tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế : Như chúng ta đã biết trong xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn về sự thừa và sự thiếu vốn một cách tạm thời, tức là có tình trạng một thời kỳ nào đó người thì thừa tiền, trong khi lại có những người cần tiền. Đối với những người, những tổ chức có tiền tạm thời nhãn rỗi, thì vấn để đối với họ là làm sao bảo quản được số tiền đó được an toàn và nếu có thể sinh lợi được thì càng tốt. Nhưng để thực hiện được điều này, nó còn phụ thuộc vào khả năng, vào mối quan hệ của từng người, và thông thường những người có tiền tạm thời nhàn rỗi luôn tìm cách cho những người hay những tổ chức đang có nhu cầu về vốn vay trong một thời hạn nhất định chứ không trực tiếp đầu tư vào sản xuất do sự giới hạn và khả năng thu hồi tiền mặt. Tuy nhiên điều này hầu như rất khó thực hiện được. Do vậy, trong xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn này. Xét về mặt kinh tế thì lượng tiền này nếu được tập trung lại để cho vay với những người đang có nhu cầu sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn nói riêng và đem lại hiệu quả kinh tế cho cả nền kinh tế nói chung, ngân hàng thương mại chính là người thực hiện chức năng cầu nối này. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động của mình ghóp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là cho vay có hoàn trả với một mức lãi suất nhất định và với một thời hạn nhất định. Chính điều này đã bắt buộc mọi cá nhân và doanh nghiệp khi vay vốn của ngân hàng phải cân nhắc và phải sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả nhất, để có thể bảo toàn vào sinh lợi được vốn đó, sau đó phải trả vốn vay và lãi đúng thời hạn. Đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường công tác hạch toán, giảm chi phí sản xuất nhưng phải tăng chất lượng sản phẩm và tăng vòng quay của vốn. Qua đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trước khi quyết định một món vay ngân hàng thường tiến hành thẩm định tín dụng, chỉ thực hiện cho vay đối với những cá nhân, doanh nghiệp phải có sự sắp xếp, bố trí tổ chức sản xuất phù hợp, để có cơ hội vay vốn của ngân hàng, đây chính là động lực, là cơ sở giúp cho việc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, qua đó tăng hiệu quả nền kinh tế. 1.2.3. Ngân hàng thương mại là tổ chức thực hiện phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế của một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển, thì hiện tượng thừa và thiếu vốn giữa các vùng diễn ra thường xuyên. Cho nên một vấn đề cần giải quyết được đặt ra là làm sao thực hiện được việc tập trung vốn từ vùng có nhu cầu nhưng không có nguồn vốn sẽ có đủ nguồn vốn để phát triển kinh tế. Chính ngân hàng thực hiện hoạt động này thông qua hoạt động điều chuyển vốn của ngân hàng thương mại trung ương. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.2.4. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động của mình góp phần quan trọng vào việc chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế. Trong hoạt động của mình, ngân hàng có thể giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất huy động để thu hút tiền mặt vào đồng thời tăng lãi suất ở đầu ra để hạn chế lượng tiền mặt ra trong thời kỳ kinh tế có lạm phát cao. Hoặc các ngân hàng có thể hành động ngược lại khi nền kinh tế có hiện tượng giảm sút. Qua việc thay đổi trong chính sách huy động và cho vay như trên, ngân hàng góp phần làm ổn định sức mua của đồng tiền, ngăn chặn được sự tăng giá đột ngột, kiềm chế làm phát làm ổn định nền kinh tế. 1.2.5. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa kinh tế trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới. Một ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động và quan hệ rộng rãi với rất nhiều tổ chức kinh tế. Nó có khả năng huy động được vốn từ các cá nhân, tổ chức ngoài nước hay tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, qua đó đảm bảo được vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách có hiệu quả hơn, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, tư vấn tài trợ xuất nhập khẩu. Ngân hàng có thể làm đại lý cho các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài qua đó giúp các tổ chức kinh tế trong nước có thể vau vốn các tổ chức này để nhập công nghệ cao, nang cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh trạnh với thị trường quốc tế. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: 1.3.1. Hình thành và phát triển: Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước. Trước yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, các tổ chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc củng cố giữ vững thị trường nông thôn, ngân hàng còn từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng. Vì vậy, ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được thành lập. Ngày 17/3/1997, Chi nhánh Láng Hạ chính thức hoạt động. Nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, được bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo nay là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (hay còn được gọi là Chi nhánh Láng Hạ) đã từng bước trưởng thành, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn ban đầu của Chi nhánh chỉ có hơn 10 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 1997, Chi nhánh đã huy động được 202 tỷ đồng và đến nay là 7275 tỷ đồng. Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và trải khắp trên địa Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 bàn Hà Nội. Tính đến nay, Chi nhánh đã có 2 Chi nhánh cấp II và 9 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Chi nhánh đã từng bước nâng cao và giữ vững uy tín trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ có các phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ như sau: - Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Thực hiện tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự. Phòng lập các kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động. Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, quản lý lao động, ngày công lao động. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy chế, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Ngân hàng. - Phòng kế toán ngân quỹ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, đối chiếu công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế và trích lập các quỹ, quản lý và sử dụng các quỹ. Lập và phân tích các loại báo cáo kế toán. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ của chi nhánh như quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A [...]... 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1.1 Về hoạt động huy động vốn: Bản chất vốn huy động là tài sản của các chủ sở hữu khác nhưng là khách hàng của Ngân hàng nên Ngân hàng được phép sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư … của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo các quy định bắt buộc Nguồn vốn huy động là nguồn... trọng nhất của các ngân hàng thương mại Vì vậy, các ngân hàng luôn luôn tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn này Do đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ rất coi trọng hoạt động huy động vốn Đây được coi là một trong các công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình Chi nhánh luôn coi trọng chi n lược khách hàng trong huy động vốn, đồng thời cũng... Lò Đúc Chi nhánh Bách Khoa Phòng giao dịch Lê Thanh Nghị Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3.3 Đặc điểm hoạt động: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được đánh giá là một trong những Ngân hàng Thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội Chi nhánh thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại Các nghiệp vụ của Chi nhánh Láng Hạ gồm:... kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Đoàn Khánh Linh Kế hoạch 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Dư nợ theo loại tiền: HÌNH 2: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Từ 2003 – 2007, chi nhánh có sự tăng trưởng... của ngân hàng 1.6.5 Chi n lược khách hàng trong huy động vốn : Với sự phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh của ngành ngân hàng, khách hàng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuân lợi hơn chứ không chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời bởi lãi suất Vì vậy, ngân hàng cần có chi n lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng Đầu tiên, ngân. .. BẢNG 1: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: tỷ đồng Năm 1 Tổng nguồn vốn Năm Năm Năm Năm 2003 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 4,030 huy động 2 So với năm trước (%) 4,470 4,023 5,905 7,275 100 110.92 90 146.78 123.20 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 2.1.2 Về công tác tín dụng: Bên cạnh công tác huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế... ổn định, chi phí huy động và quản lý nguồn vốn là những yếu tố giúp đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng Một ngân hàng có công tác huy động vốn hiệu quả khi : 1- Quy mô nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ danh mục tài sản đa dạng và không ngừng tăng trưởng 2- Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn 3- Nguồn vốn tăng trưởng với sự ổn định cao 4- Nguồn vốn có chi phí hợp... tác huy động vốn còn phu thuộc vào nhiều nhân tố khác như : Chi n lược kinh doanh của ngân hàng : Ngân hàng cần dự báo được các thay đổi của môi trường kinh doanh để xây dựng chi n lược kinh doanh phù hợp trong đó có chi n lược về phát triển nguồn vốn Quy mô vốn tự có : Nó giúp củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng và ảnh hưởng đến giới hạn tối đa quy mô nguồn vốn Uy tín của ngân hàng và. .. chỉ toàn là vốn ngắn hạn thì ngân hàng tất phải nghĩ đến việc hạn chế cho vay dài hạn mà tăng cho vay ngắn hạn để có sự cân đối trong huy động và sử dụng vốn Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn đa dạng sẽ góp phần nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn chảy vào ngân hàng Điều này sẽ giúp tăng quy mô nguồn vốn Đồng thời nó cũng giúp ngân hàng kinh doanh thuận lợi hơn, giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Như vậy,... dụng nội địa và quốc tế + Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác 1.4 Các nguồn vốn của ngân hàng: Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, ngân hàng muốn hoạt động được trước hết phải có vốn Nhưng mặt hàng kinh doanh của ngân hàng là đặc biệt nên nhu cầu về vốn của ngân hàng là rất lớn Các nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: 1.4.1 Nguồn vốn tự có: Nguồn vốn này được hình thành từ các bộ phận sau: Vốn điều . tác huy động vốn đối với hoạt động của ngân hàng Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ. . của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được thành lập.