1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường dự án NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN CICILIAL 2015

126 985 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 6,93 MB

Nội dung

MỤC LỤCMỤC LỤC1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT4DANH MỤC CÁC BẢNG5DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH7TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG81. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN82. HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN103. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN114. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG135. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG176. CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN18MỞ ĐẦU191. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN192. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM203. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM224. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM23CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN251.1. TÊN DỰ ÁN251.2. CHỦ DỰ ÁN251.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN251.4. NỘI DUNG DỰ ÁN281.4.1. Mục tiêu của dự án:281.4.2. Quy mô các hạng mục của dự án281.4.3. Giải pháp và ý tưởng thiết kế kiến trúc311.4.4. Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật311.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị361.4.6. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu của dự án371.4.7. Tiến độ thực hiện dự án381.4.8. Vốn đầu tư381.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án381.4.10. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án trong thời gian qua40CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN422.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN422.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo422.1.2. Đặc điểm địa chất, địa tầng422.1.3. Điều kiện khí tượng và thủy văn432.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý492.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học512.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI51CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG563.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG563.1.1. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng khối Nhà hàng của Dự án563.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động683.1.3. Mức độ Đối tượng bị tác động773.1.4. Tác động do các rủi ro, sự cố833.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ86CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG884.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA884.1.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng884.1.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động934.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ1044.2.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng1044.2.2. Biện pháp phòng ngứa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động106CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG1115.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG1115.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG113CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG1156.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MỸ AN1156.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG MỸ AN1166.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQVN CẤP PHƯỜNG116KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ CAM KẾT1171. KẾT LUẬN1172. KIẾN NGHỊ1173. CAM KẾT117CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO120PHẦN PHỤ LỤC62

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH 7

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8

1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 8

2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

3 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 11

4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 13

5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 17

6 CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 18

MỞ ĐẦU 19

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 19

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 20

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 22

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 23

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 25

1.1 TÊN DỰ ÁN 25

1.2 CHỦ DỰ ÁN 25

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 25

1.4 NỘI DUNG DỰ ÁN 28

1.4.1 Mục tiêu của dự án: 28

1.4.2 Quy mô các hạng mục của dự án 28

1.4.3 Giải pháp và ý tưởng thiết kế kiến trúc 31

1.4.4 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 31

1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị 36

1.4.6 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu của dự án 37

Trang 2

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 38

1.4.8 Vốn đầu tư 38

1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 38

1.4.10 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án trong thời gian qua 40 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 42

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 42

2.1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo 42

2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa tầng 42

2.1.3 Điều kiện khí tượng và thủy văn 43

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 49

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 51

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 51

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 56

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 56

3.1.1 Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng khối Nhà hàng của Dự án 56

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 68

3.1.3 Mức độ - Đối tượng bị tác động 77

3.1.4 Tác động do các rủi ro, sự cố 83

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ.86 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 88

4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 88

4.1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 88

4.1.2 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 93

4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ .104 4.2.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng 104

4.2.2 Biện pháp phòng ngứa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 106

Trang 3

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 111

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 111

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 113

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 115

6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MỸ AN 115

6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG MỸ AN 116

6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQVN CẤP PHƯỜNG 116

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - CAM KẾT 117

1 KẾT LUẬN 117

2 KIẾN NGHỊ 117

3 CAM KẾT 117

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 120

PHẦN PHỤ LỤC 62

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTT : An ninh trật tự

ATXH : An toàn xã hội

BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTCT : Bê tông cốt thép

BVMT : Bảo vệ môi trường

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

COD : Nhu cầu oxy hoá học

CP : Chính phủ

CTNH : Chất thải nguy hại

DO : Nồng độ oxy hoà tan

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SS : Chất rắn lơ lửng

THCS : Trung học cơ sở

TNMT : Tài nguyên môi trường

VLXD : Vật liệu xây dựng

UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 5

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 24

Bảng 2: Các hạng mục công trình khối khách sạn của dự án 29

Bảng 3: Các hạng mục công trình khối nhà hàng của dự án 30

Bảng 4: Hệ thống phân phối nước của Dự án như sau: 33

Bảng 5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dự án (m3/ngày.đêm) 33

Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị xây dựng 36

Bảng 7: Danh mục máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động 37

Bảng 8: Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 43

Bảng 9: Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng 44

Bảng 10: Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng 45

Bảng 11: Tần suất xuất hiện lặng gió và 8 hướng gió chính ở Đà Nẵng 46

Bảng 12: Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng 46

Bảng 13: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 50

Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án 50

Bảng 15: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 57

Bảng 16: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển 57

Bảng 17: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán trong không khí khi có gió thổi 58

Bảng 18: Hệ số phát sinh bụi do xe vận chuyển trên đường 60

Bảng 19: Bảng tính mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới61 Bảng 20: Các thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 62

Bảng 21: Xác định hệ số dòng chảy C 64

Bảng 22: Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào khách sạn 69

Bảng 23: Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông 69

Bảng 24: Lượng dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng 400 KVA 70

Bảng 25: Hệ số ô nhiễm của các tác nhân ô nhiễm do quá trình đốt dầu 70 Bảng 26: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO cho máy

Trang 6

Bảng 27: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại nhà hàng 72

Bảng 28: Số liệu đo đạc tiếng ồn đặc trưng 72

Bảng 29: Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường mỗi ngày (chưa qua xử lý) 74

Bảng 30: Kết quả tính toán nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 74

Bảng 31: Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt 74

Bảng 32: Các đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 77

Bảng 33: Tóm tắt một số tác hại của khí NO2 78

Bảng 34: Các đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 80 Bảng 35: Tổng hợp mức độ tin cậy của các đánh giá 86

Bảng 36: Kích thước của bể tự hoại 98

Bảng 37: Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải 102

Bảng 38: Tóm tắt kế hoạch quản lý môi trường 112

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực dự án 9

Hình 2: Phương án thoát nước mưa 15

Hình 3: Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung 16

Hình 4: Sơ đồ vị trí khu vực dự án 26

Hình 5: Hình ảnh khu vực thực hiện dự án 26

Hình 6: Sơ đồ hiện trạng khu vực xung quanh Dự án 27

Hình 7: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư 39

Hình 8: Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án giai đoạn đi vào hoạt động 40

Hình 9: Giải pháp xử lý mùi các bể xử lý nước thải 93

Hình 10: Sơ đồ nguyên lý xử lý mùi hôi từ khu vực bếp 94

Hình 11: Sơ đồ bố trí máy phát điện dự phòng 95

Hình 12: Phương án thoát nước mưa 95

Hình 13: Quy trình xử lý nước thải tại dự án 96

Hình 14: Sơ đồ hệ thống tự hoại 98

Hình 15: Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung 100

Trang 8

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

- Tên dự án: NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN CICILIA

- Vị trí dự án: Lô E1-E2-E3, Khu Royal Era 1, phường Mỹ An, quận Ngũ HànhSơn, thành phố Đà Nẵng

- Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH ĐỨC PHÚ GIA

- Người đại diện: Bà Phạm Thị Ngân Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại liên lạc: 0935.674.300

Sinh ngày: 22/9/1986 Giới tính: Nữ

Số CMND: 230675694; Ngày cấp: 16/4/2003; Nơi cấp: Công an tỉnh Gia LaiChỗ ở hiện tại: Tổ 6, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia trước đây là Khách sạn Sand với quy môban đầu 01 khu cà phê, 01 khu nhà hàng, 01 khu spa 36 phòng được xây dựng tại LôE1-E2, Khu Royal Era1, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.(đã lập và được UBND quận Ngũ Hành Sơn chấp nhận đăng ký theo thông báo số 22/TB-UBND ngày 05/3/2014) và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng tại số377/GPXD ngày 17/3/2014 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, Công ty đãnhận thấy được tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng và nhu cầu về dịch vụ nhàhàng-khách sạn ngày càng tăng cao Vì vậy, Công ty đã quyết định đầu tư Dự án Nhàhàng Khách sạn Cicilia, cụ thể: Điều chỉnh thiết kế khối khách sạn tại lô E1-E2, KhuRoyal lên 101 phòng, 01 khu cà phê, 01 khu nhà hàng, 01 khu spa và mở rộng khu nhàhàng tại lô E3, Khu Royal Era1 Hiện nay, Công ty đã gửi tờ trình xin hủy hồ sơ camkết bảo vệ môi trường và đã được UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đồng ý thu hồi, hủy

bỏ hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường của dự án Khách sạn Sand theo công văn số 1589/UBND-PTNMT, ngày 17/11/2014

Dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia gồm khối Khách sạn và khối Nhà hàng.Trong đó:

+ Khối Khách sạn (Dự án Khách sạn Sand cũ) đã được xây dựng xong phần thôvới diện tích 582 m2 gồm 15 tầng 01 tầng hầm+01 tầng lửng tại lô E1-E2, với côngsuất 101 phòng, quy mô khách sạn 4 sao;

+ Khối Nhà hàng (phần mở rộng) có diện tích 296,1 m2 tại lô đất E3, có sứcchứa 100 khách

Trang 9

Ranh giới khu vực dự án như sau:

- Phía Đông giáp : Đường quy hoạch 10,5m

- Phía Tây giáp : Lô E4

- Phía Nam giáp : Đường Đỗ Bá

- Phía Bắc giáp : Lô đất quy hoạch

Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực dự ánPhạm vi đánh giá báo cáo: gồm đánh giá giai đoạn dự án xây dựng khu Nhàhàng, hoàn thiện toàn bộ dự án và đánh giá toàn bộ Dự án Nhà hàng Khách sạn đi vàohoạt động

* Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án

- Giao thông: Tuyến giao thông chính qua khu vực dự án là tuyến đường VõNguyên Giáp – Đỗ Bá Dự án nằm trong vùng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh vàthuận lợi; Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ mất khoảng 10 phút ô tô

- Nguồn cung cấp điện, nước:

+ Cấp nước: Hệ thống cấp nước thủy cục của thành phố, chạy dọc theo tuyếnđường Đỗ Bá Nguồn nước sử dụng trong quá trình thi công xây dựng được lấy từnguồn nước ngầm tại khu vực dự án

+ Cấp điện: Hệ thống lưới điện Quốc gia trung thế đã có trong khu vực chạydọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp – Đỗ Bá

- Nhu cầu điện, nước trong giai đoạn vận hành:

Trang 10

+ Cấp nước: Ước tính lượng tiêu thụ nước của toàn bộ dự án khoảng 100 m3/ngày.+ Cấp điện: Ước tính lượng tiêu thụ điện của toàn bộ dự án khoảng 500 KW/ngày.

- Hệ thống thoát nước mặt: Hiện nay, trong khu vực đã có hệ thống thoát nướcchung của khu vực và được bơm về xử lý tại Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn

- Hệ thống thoát nước thải: Tại khu vực xây dựng dự án đã có hệ thống cốngthoát nước thu gom nguồn nước thải sau khi xử lý của khách sạn đưa về trạm xử lý tậptrung Ngũ Hành Sơn để xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

- Chất thải rắn được hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thịĐà Nẵng thu gom và chở đi xử lý tại bãi rác Khánh Sơn hằng ngày

- Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng:

+ Nguồn cung cấp: Cơ sở bán vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.+ Số lượng:

++ Sắt: 400 tấn

++ Xi măng: 300 tấn

++ Cát: 3000 m3

.++ Bê tông đúc sẵn: 3500 m3.++ Gạch ống: 700.000 viên

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Quý IV/2014: Lập dự án đầu tư xây dựng, phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi công vàtriển khai đấu thầu

+ Quý I/2015: Dự kiến hoàn thành xây dựng công trình

+ Quý II/2015: Hoàn thành lắp đặt thiết bị

+ Quý III/2015: Đưa Dự án đi vào sử dụng

- Nhu cầu lao động: Ước tính nhu cầu sử dụng lao động của toàn bộ Dự ántrong giai đoạn đi vào hoạt động khoảng 50 người

2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Khu đất xây dựng công trình nằm gần khu vực biển, có địa hình tích tụ cồn cátven biển Công trình hiện nay được xây dựng trên khu đất thoáng rộng và bằng phẳng,rất thuận lợi cho công tác khảo sát cũng như vận chuyển và thi công công trình theođường bộ

Khu đất xây dựng dự án thuộc sở hữu của chủ đầu tư nên là khu đất sạch(không cần phải thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng)

Trang 11

Khối Khách sạn của dự án được khởi công xây dựng từ tháng 3/2014

Kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực:

- Môi trường không khí khu vực triển khai dự án chưa bị ô nhiễm Các chỉ tiêuphân tích vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN26:2010/BTNMT

- Nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm Các chỉtiêu phân tích đều cho giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

3 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng

3.1.1 Tác động đến môi trường không khí

- Bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển: Tải lượng ô nhiễmkhông đáng kể (bụi là 0,00090,0036 kg/ngày; SO2 là 0,00850,023kg/ngày; VOC là0,0080,038 kg/ngày)

- Bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển: ở mức độ nhỏ,mang tính tạm thời và cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc dọc theođường giao thông)

- Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công: Trong phạm vibán kính 20m trở lại tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép đối với khu vực thông thường

vì vậy khu vực dân cư lân cận sẽ chịu tác động bởi tiếng ồn tại khu vực công trường

3.1.2 Tác động đến môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Nguồn thải này chủ yếu chứa các chất cặn

bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh sẽ gây

ô nhiễm môi trường nước khu vực nếu nguồn nước thải đổ trực tiếp ra môi trường;ước tính tổng lượng nước sử dụng cả công trình bình quân khoảng 1.380 lít/ngày đêm.Lượng nước thải tối đa: 1.380 lít x 80% = 1.104 lít/ngày đêm = 1,1 m3/ngày.đêm

- Nước mưa chảy tràn: Lượng mưa chảy tràn qua khu vực dự án ước tínhkhoảng 23,21 (l/s); Tuy hàm lượng các chất bẩn trong nước mưa chảy tràn khôngcao nhưng nếu chúng chảy thẳng vào nguồn tiếp nhận cũng góp phần làm ô nhiễmnguồn nước

- Nước thải xây dựng công trường: Ước tính lượng nước sử dụng khoảng 0,5

m3/ngày Lượng nước này một phần phân tán, một phần bốc hơi, một phần thấm quacác lớp cát dày Nhìn chung, mức độ tác động đến môi trường của loại nước thải này

có thể chấp nhận được và có thể kiểm soát được

Trang 12

3.1.3 Tác động do chất thải rắn

- Chất thải rắn từ quá trình thi công xây dựng: Bao gồm xà bần, cát sỏi, xi măng,

gạch, cát, đá, gỗ vụn nguyên liệu ước tính khoảng 50-100 kg/ngày

- Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng lượng chất thải rắn ước tính khoảng 6,0 – 8,0 kg/

ngày Chất thải sinh hoạt dễ bị phân huỷ gây mùi hôi khó chịu và là nguồn lan truyềndịch bệnh đối với công nhân và cộng đồng xung quanh

- Chất thải rắn nguy hại: Chất rắn thải bỏ chủ yếu là thùng đựng sơn, hóa chất

chống thấm với khối lượng khoảng 20-30 kg/ngày, tuy nhiên chỉ tập trung vào côngđoạn hoàn thiện Dự án (khoảng 3 tháng) nên mức độ tác động đến môi trường làkhông lớn, có thể kiểm soát được

3.1.4 Các tác động khác

- Việc tập trung công nhân tại khu vực công trường cũng gây ra tác động xấu đến

hệ động thực vật trong vùng nếu không có biện pháp quản lý tốt

- Sự cố ùn tắc, tại nạn giao thông tại khu vực: có khả năng gây ùn tắc giao thôngtại khu vực, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông tại khu vực

- Dự án sẽ làm thay đổi khả năng thẩm thấu nước bề mặt, thẩm thấu nước trong đất

- Việc tập trung một lượng công nhân trong thời gian xây dựng dự án sẽ gây tácđộng tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội khu vực dự án, phát sinh các tệ nạn xã hội

- Công tác xây dựng dự án sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan trong khu vực

- Hiện tượng xảy ra khi khai đào hố móng qua lớp cát hạt nhỏ, bão hòa nước khikhai đào hố móng qua lớp số 1 thì có khả năng xảy ra hiện tượng cát chảy Còn nhữngvùng bị ảnh hưởng của quá trình khai đào tạo nên các lỗ hổng lớn giữa các hạt đất đá,lúc đó áp lực bản thân giữa các hạt đất đá sẽ mất đi gât sụt lún, biến dạng, nứt nẻ cáccông trình lân cận

3.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.2.1 Tác động đến môi trường không khí

- Tiếng ồn, bụi và khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khu vực dựán: Nồng độ thấp (bụi ≤ 0,006 mg/m3; SO2 ≤ 0,00135 mg/m3; NOx ≤ 0,077 mg/m3;

CO ≤ 0,039 mg/m3), tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép

- Tiếng ồn, khí thải do đốt nhiên liệu chạy máy phát điện 400 KVA khi có sự cốmất điện

- Mùi hôi từ nước thải sinh hoạt, rác thải, bùn thải

- Khói thải từ nhà bếp

Trang 13

3.2.2 Tác động đến môi trường nước

Khi Dự án đi vào vận hành thì:

- Nước thải từ nhà hàng sẽ chứa các thông số ô nhiễm đặc trưng: SS, BOD5,tổng N, tổng P, dầu mỡ, E.coli, coliforms

- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của khách lưu trú và nhân viên tại Dự án sẽ

có các thành phần, tính chất ô nhiễm đặc trưng như sau:

+ Nước thải chứa nhiều cặn bã, rác thải vô cơ

+ Chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ

+ Chứa nhiều vi trùng gây bệnh

Tổng lượng nước thải sinh hoạt mà dự án thải ra trong một ngày vào khoảng 68

m3/ngày.đêm (tính bằng 80 % lượng nước cấp)

- Nước thải từ bể bơi

- Nước mưa chảy tràn

3.2.3 Tác động do chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt từ khách sạn, nhàhàng, từ khách vãng lai ra vào khu vực dự án (khoảng 340,6 kg/ngày đêm) Bên cạnh

đó, còn phát sinh các nguồn chất thải khác như:

- Bùn thải từ HTXL nước thải theo định kỳ (khoảng 15,2 kg/ngày đêm)

3.2.4 Các tác động khác

- Dễ xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông

- Mất an ninh trật tự trong khu vực

3.2.5 Dự báo các khả năng xảy ra sự cố cháy nổ và an toàn lao động

- Sự cố cháy nổ: do tiếp xúc lửa với vật dễ cháy, có thể là do chập điện, hútthuốc và vứt tàn thuốc

- Khả năng sét đánh

4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG

4.1 Giai đoạn thi công xây dựng

4.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Kiểm tra thời hạn đăng kiểm của tất cả các xe vận tải và thiết bị thi công

- Tất cả các loại xe phải có tấm bạt che phủ vật liệu khi vận chuyển để hạn chếphát tán bụi ra môi trường không khí xung quanh

Trang 14

- Thường xuyên tưới nước tại khu vực dự án, trên tuyến đường Đỗ Bá (đoạnphía trước dự án) để giảm bụi.

- Các xe trước và sau khi vào công trình được tưới rửa bánh và gầm

- Thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị

- Trang bị tai đeo chống ồn cho công nhân, tránh thi công trong giờ nghỉ

4.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất

- Sử dụng nhà vệ sinh tạm thời phục vụ nhu cầu vệ sinh của công nhân làm việctại công trường

- Quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, có song chắn ráctrước khi thải ra môi trường

- Đề ra quy định nhằm hạn chế việc vứt rác bừa bãi

- Quy định khu vực tập kết rác thải có nền cao, thông thoát

- Bố trí kho chứa những nguyên vật liệu xây dựng, ngăn cách với khu vực gầnnguồn nước

4.1.3 Biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn

- Chất thải xây dựng: bố trí người thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngàylàm việc để tránh hiện tượng nước cuốn trôi vật liệu Loại chất thải rắn này sẽ được thugom để tận dụng: các loại sắt thép phế liệu được thu gom bán phế liệu

- Chất thải sinh hoạt: thu gom rác thải sinh hoạt và đựng trong thùng chứa đúngnơi quy định, che chắn để tránh nước mưa chảy tràn qua các khu vực tập kết rác gây ônhiễm môi trường, ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng

xử lý

4.1.4 Các biện pháp về kỹ thuật xây dựng cơ bản và an toàn lao động

- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo

- Các công nhân làm việc trên công trường được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác

- Lập rào chắn cách ly các khu vực có khả năng gây nguy hiểm như khu vực chứavật liệu dễ cháy nổ

- Áp dụng các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công

- Tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường…

4.1.5 Các biện pháp khác

- Không tích lũy các nguyên vật liệu thải dễ cháy và thường xuyên vận chuyển ra

Trang 15

khỏi công trường

- Khu vực dự án sẽ được đảm bảo an toàn suốt 24/24 giờ

- Tuần tra, giám sát ngăn chặn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm

- Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại công trường

- Tiến hành vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải tại khu vực

4.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

4.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Bố trí máy phát điện dự phòng đặt trong phòng cách âm, có kết cấu móng đếchống rung, nằm riêng biệt không gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của dukhách

- Thiết kế hệ thống thông gió trong toàn bộ cấu trúc của công trình đảm bảo sựlưu thông của luồng gió

- Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật của các loại máy móc, thiết bị vàđịnh kỳ bôi trơn, bảo dưỡng đúng chế độ (động cơ xe )

4.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước

* Phương án thoát nước mưa

Nước mưa chảy tràn được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước mưa sau đóđược tách rác, cặn bằng song chắn rác và hố ga trước khi thoát ra hệ thống thoát chungcủa thành phố tại hố ga ở đường Đỗ Bá-Võ Nguyên Giáp

Sơ đồ Phương án thoát nước mưaĐịnh kỳ, Công ty sẽ tổ chức cho công nhân nạo vét thu gom rác, cát, đất từ các hầm ga lắng lọc này và đem đổ ở những nơi qui định

* Nước thải sinh hoạt

- Nước thải tắm, rửa được thải trực tiếp vào bể điều hòa của hệ thống xử lý tậptrung được xây ngầm tại tầng hầm khối Khách sạn của Dự án;

- Nước thải từ các bệ xí, âu tiểu được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn (có dungtích 29,7 m3) nhằm phân hủy các chất hữu cơ có nồng độ chất ô nhiễm cao trước khi

Trang 16

- Nước thải từ nhà hàng chứa dầu mỡ được xử lý bằng bể tách dầu mỡ (dungtích 16,8 m3) trước khi đưa về hệ thống xử lý tập trung.

- Nước thải hồ bơi: Hồ bơi được thiết kế có hệ thống bơm nước tuần hoàn kết

hợp với bộ phận lọc nước và khử trùng, tạo cho dòng nước luân chuyển trong hồ.Nước xả đầu ra của hồ bơi được tuần hoàn sử dụng trở lại sau khi qua xử lý ở cácthiết bị lọc áp lực nhiều tầng và khử trùng bằng Clo Thiết bị lọc ở đây gồm nhiều lớpvật liệu khác nhau, có khả năng lọc được những phần tử kích thước lớn (lớn hơn 5cm) Việc kiểm tra hàm lượng Clo và pH được điều khiển tự động bằng thiết bị điện

tử Định kỳ 06 tháng thay nước hồ bơi, lượng nước thải hồ bơi được thải ra ngoài, lượngnước rửa lọc khoảng 1,76 m3/ngày.đêm được dẫn vào bể khử trùng của HTXL nước thảitập trung

Nước thải phát sinh từ hoạt động của toàn bộ Dự án khoảng 70 m3/ngày đêmđược dẫn về hệ thống xử lý tập trung của Dự án có công suất 75m3/ngày đêm để xử lýđạt quy chuẩn cho phép (QCVN 14:2008/BTNMT-cột B) trước khi thải ra cống thoátnước của khu vực

Quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung

Thoát lên caoĐiều hòa

Bể sinh học hiếu khí

Bể lắng

Thải ra cống thoát nước thành phố

Không khí

Bể chứa bùn

Bùn tuần hoàn

Bùn dư

Xe hút bùn

Bể khử trùngChlorine

Khí thoát lên cao

Nước thải từ

chậu xí

Nước thải từ nhà hàng

Nước rửa lọc

bể bơi

Bể tự hoại Bể tách mỡ

Nước thải vệ sinh, rửa

Trang 17

4.2.3 Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn

* Chất thải rắn sinh hoạt: sẽ được phân loại tại nguồn bằng cách bố trí các loạithùng có màu sắc khác nhau và được bộ phận vệ sinh thu gom vào buổi sáng mỗingày; Sau đó được tập trung tại khu vực chứa rác tại tầng hầm của khối Khách sạn,chờ xe của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng đến vận chuyển đi xử lý

* Chất thải nguy hại: bố trí khu vực riêng biệt tại tầng hầm của khối Khách sạn,làm biển báo cảnh báo rõ ràng để mọi người được biết và định kỳ hàng quý sẽ phốihợp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng để thu gom và xử lý Đồngthời, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường

4.2.4 Các biện pháp giảm thiểu khác

- Bùn dư từ trạm xử lý nước thải tập trung sẽ được thu gom vào khu vực chứathích hợp Hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gomvà vận chuyển đem đi xử lý theo các quy định hiện hành

- Thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát môi trường hàng quý trình Sở Tàinguyên và Môi trường thành phố theo đúng quy định

- Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập chotrạm xử lý nước thải

5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1 Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường thực hiện nhằm kiểm soát, ngăn ngừa và ứngphó tốt các nguồn gây ô nhiễm, các sự cố môi trường

5.2 Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường thực hiện trong giai đoạn dự án đi vào hoạtđộng nhằm giám sát, theo dõi liên tục diễn biễn chất lượng môi trường trong suốt quátrình hoạt động của dự án

A Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng

a Giám sát chất lượng không khí xung quanh

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực công trường, trên đường Đỗ Bá

- Thông số giám sát: Bụi, tiếng ồn, độ rung, SO2, CO, NOx

- Tần suất: 6 tháng/lần

b Chất thải rắn

* Rác thải thông thường

Trang 18

- Thông số giám sát: lượng thải.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

* Chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: khu vực tập kết dầu mỡ thải và các chất thải nguy hại Lập sổtay theo dõi lượng chất thải phát sinh, sổ tay giao nhận chất thải nguy hại

- Thông số giám sát: lượng thải

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

B Giám sát môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

1 Giám sát môi trường không khí và vi khí hậu

* Môi trường xung quanh: 01 điểm tại khu vực tầng hầm; Các chỉ tiêu giám sát:Bụi, tiếng ồn, độ rung, CO, NOx; Tần suất: 6 tháng/1 lần

2 Giám sát môi trường nước

- Nước thải: Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung; Các chỉ tiêugiám sát: pH, TSS, BOD5, nitrat, photphat, dầu mỡ, amoni, Coliforms.; Tần suất: 3tháng/1 lần

3 Giám sát chất thải rắn thông thường/chất thải nguy hại:

- Đối với chất thải rắn thông thường: Thường xuyên theo dõi quá trình thu gom,lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt của Dự án

- Đối với chất thải nguy hại: Thường xuyên theo dõi, quá trình thu gom, lưu giữtheo đúng với Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Ngoài ra, Công ty thực hiện giám sát đột xuất khi có sự cố môi trường hoặc cókiến nghị của chính quyền địa phương hay khiếu nại của nhân dân

6 CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

Với trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Du lịch Đức PhúGia cam kết tiếp tục xây dựng các quy chế và duy trì việc thực hiện các biện phápquản lý chặt chẽ, nghiêm cấm tình trạng xả thải chất thải ra môi trường, đồng thời thựchiện việc tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường khu vựcDự án

Cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường,chương trình quản lý và giám sát môi trường được đề xuất trong báo báo ĐTM.Đồng thời, thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường cóliên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Với vị trí địa lý, giao thông và điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong nhữngnăm gần đây, du lịch Đà Nẵng có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là du lịch biển.Với lợi thế bãi biển đẹp cùng nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch độcđáo, Đà Nẵng trở thành điểm du lịch ngày càng hấp dẫn đối với du khách trong vàngoài nước

Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, Thành ủy và UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tưvà phát triển, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm thương mại - côngnghiệp và du lịch của khu vực Miền Trung và cả nước

Dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia trước đây là Khách sạn Sand với quy môban đầu 01 khu cà phê, 01 khu nhà hàng, 01 khu spa 36 phòng được xây dựng tại LôE1-E2, Khu Royal Era1, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.(đã lập và được UBND quận Ngũ Hành Sơn chấp nhận đăng ký theo thông báo số 22/TB-UBND ngày 05/3/2014) và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng tại số377/GPXD ngày 17/3/2014 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, Công ty đãnhận thấy được tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng và nhu cầu về dịch vụ nhàhàng-khách sạn ngày càng tăng cao Vì vậy, Công ty đã quyết định đầu tư Dự án Nhàhàng Khách sạn Cicilia, cụ thể: Điều chỉnh thiết kế khối khách sạn tại lô E1-E2, KhuRoyal lên 101 phòng, 01 khu cà phê, 01 khu nhà hàng, 01 khu spa và mở rộng khu nhàhàng tại lô E3, Khu Royal Era1 Mặt khác, Công ty đã gửi tờ trình xin hủy hồ sơ camkết bảo vệ môi trường và đã được UBND quận Ngũ Hành Sơn đồng ý thu hồi, hủy bỏ

hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường của dự án Khách sạn Sand theo công văn số1589/UBND-PTNMT, ngày 17/11/2014

Dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia sẽ hoà nhập vào chuỗi hoạt động du lịchchung và cảnh quan chung của toàn thành phố Đà Nẵng, nằm trong kế hoạch nắm bắt

cơ hội kinh doanh trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Đà Nẵng

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản pháp luật Nhà nướchiện hành trong lĩnh vực môi trường, Công ty TNHH MTV Du lịch Đức Phú Gia đãphối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng lập báo cáo ĐTM

cho dự án đầu tư “Nhà hàng Khách sạn Cicilia” thuộc địa bàn phường Mỹ An, quận

Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thành phốĐà Nẵng thẩm định và UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt

Trang 20

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 06 năm 2001;

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 và nghị định số

17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của chính phủ về thi hành luật đất đai;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánhgiá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lýchất thải rắn;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tàinguyên Môi Trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tàinguyên Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CPngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giátác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tàinguyên Môi Trường Quy định về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm quyết định số 40/2005/QĐ–BXD ngày17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/07/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoahọc và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;

Trang 21

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việcban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động;

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10/03/2006 của UBND Tp Đà NẵngV/v Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn Tp Đà Nẵng;

- Quyết định 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/08/2010 của UBND thành phốĐà Nẵng về việc Ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phốĐà Nẵng;

- Quyết định số số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2012 của UBNDthành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sửdụng hệ thống thoát nước đô thị và công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 57/2012 /QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của UBNDthành phố Đà Nẵng về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều của quy định về quản lý,vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thoát nước đô thị và công nghiệp trên địa bànthành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13tháng 08 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 00401556718 ngày 18/10/2013 doPhòng Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Đà Nẵng cấp cho Công tyTNHH MTV Du lịch Đức Phú Gia;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liềnvới đất cấp số CT03319, ngày 17/3/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liềnvới đất cấp số CT03320, ngày 17/3/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liềnvới đất cấp số CT03321, ngày 17/3/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng

- Giấy phép xây dựng số 377/GPXD ngày 17/3/2014 của Sở xây dựng thànhphố Đà Nẵng cấp cho Công ty TNHH MTV Du lịch Đức Phú Gia

- Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số22/TB-UBND ngày 05/3/2014 do UBND quận Ngũ Hành Sơn cấp của Khách sạnSand tại thửa Lô số E1, E2, Khu Royal Era 1, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn,thành phố Đà Nẵng

- Công văn số 1589/UBND-PTNMT, ngày 17/11/2014 của Ủy ban nhân dânquận Ngũ Hành Sơn về việc thu hồi, hủy bỏ cam kết bảo vệ môi trường dự án Khách

Trang 22

2.2 Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

Môi trường không khí

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độchại trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côngnghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Môi trường nước

- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp danh mục: Lập bảng danh mục để liệt kê các nguồn gây tác độngtương ứng với từng hoạt động của dự án;

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh trong việc tính toán, sosánh nồng độ ô nhiễm đối với các quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành;

- Phương pháp đánh giá môi trường nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Ytế Thế giới (WHO) thiết lập: Được sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạtđộng xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động;

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Được sử dụng trong quá trình điều tra cácvấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấn lãnh đạo UBND,UBMTTQVN phường Phước Mỹ và cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án

Các phương pháp khác

- Phương pháp thống kê: Thu thập, thống kê các số liệu về điều kiện khí tượngthủy văn, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực dự án; các tài liệu liên quan đến hoạtđộng kinh doanh khách sạn;

- Phương pháp đo đạc, phân tích môi trường: Lấy mẫu, đo nhanh tại hiện trườngvà phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi trường tại phòng thí nghiệm để đánh giáhiện trạng môi trường nền khu vực dự án;

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Khảo sát hiện trạng mặt bằng, điềukiện địa hình, thủy văn tại khu vực dự án và tình hình dân cư tại khu vực dự án

Trang 23

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1 Phạm vi nghiên cứu của báo cáo

Do dự án đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2014, đến nay khu khách sạn đãhoàn thành xong giai đoạn xây dựng Vì vậy, báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu các tácđộng trong giai đoạn xây dựng khu nhà hàng; giai đoạn lắp đặt thiết bị, máy móc củaDự án và giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Phạm vi nghiên cứu chính của dự án bao gồm đánh giá giai đoạn dự án xâydựng khu Nhà hàng, hoàn thiện toàn bộ dự án và đánh giá toàn bộ giai đoạn Dự ánNhà hàng Khách sạn đi vào hoạt động

4.2 Quy trình thực hiện báo cáo

- Khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu có liên quan

- Nghiên cứu trên bản đồ quy hoạch, xác định vị trí cần lấy mẫu phân tích hiệntrạng môi trường khu vực, lập kế hoạch cụ thể

- Triển khai khảo sát thực địa, tổ chức lấy mẫu phân tích khu vực dự án vàKhách sạn đang hoạt động

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường theo kế hoạch lấy mẫu trong phòng thí nghiệm

- Xem xét, phân tích, đánh giá sự thay đổi các tác động do hoạt động của dự án đếnmôi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh

- Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường

- Tham vấn ý kiến cộng đồng thông qua việc lấy ý kiến của UBND,UBMTTQVN phường Mỹ An

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xửlý chất thải và bảo vệ môi trường khu vực

- Hoàn chỉnh báo cáo trình Sở Tài nguyên và Môi trường thành phốĐà Nẵng thẩm định

Trang 24

- Người đại diện: Bà Phạm Thị Ngân Chức vụ: Giám đốc

Sinh ngày: 22/9/1986 Giới tính: Nữ

Số CMND: 230675694; Ngày cấp: 16/4/2003; Nơi cấp: Công an tỉnh Gia LaiNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 6, phường Trà Bá, thành phố Pleiku,tỉnh Gia Lai

Chỗ ở hiện tại: Tổ 6, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

+ Khối Nhà hàng (phần mở rộng) có diện tích 296,1 m2 tại lô đất E3

Ranh giới khu vực dự án như sau:

- Phía Đông giáp : Đường quy hoạch 10,5m

- Phía Tây giáp : Lô E4

- Phía Nam giáp : Đường Đỗ Bá

- Phía Bắc giáp : Lô đất quy hoạch

Trang 25

Hình 4: Sơ đồ vị trí khu vực dự án

* Hiện trạng khu đất thực hiện dự án

Hiện nay, khối Khách sạn (dự án Khách sạn Sand) đã khởi công xây dựng vàotháng 3/2014 và đã hoàn thành xong xây dựng phần thô theo giấy phép xây dựng số377/GPXD ngày 17/3/2014 của Sở xây dựng với nội dung:

+ Diện tích đất 582 m2; Diện tích xây dựng 386 m2; Tổng diện tích sàn 5.858 m2;+ Tổng chiều cao công trình 57 m; Số tầng 15 tầng + tầng hầm + tầng lửng;+ Chỉ giới đường đỏ: Cách bó vỉa hè cả 2 phía đường quy hoạch 10,5m: 5,0m;+ Chỉ giới xây dựng: Da trụ cả 2 phía đường quy hoạch 10,5m xây dựng lùi3,0m so với ranh giới đất; 02 cạnh biên còn lại xây dựng lùi 1,5m so với ranh giới đất

Khối Nhà hàng sẽ được xây dựng tại lô đất trống E3 bên cạnh khối Khách sạn

đã được quy hoạch với diện tích đất 296,1m2

Hình 5: Hình ảnh khu vực thực hiện dự án

Lô E3 (Khối Nhà hàng) Lô E1-E2(Khối Khối khách sạn)

Trang 26

Khu vực thực hiện dự án nằm cách biển khoảng 150m về phía Đông, địa hìnhtự nhiên khá bằng phẳng; mặt tiền giáp đường Đỗ Bá Dự án nằm sát khu dân cư, trongbán kính 1.000m có các khách sạn, quán ăn đang hoạt động kinh doanh với lượngkhách ổn định, cụ thể như sau:

- Phía Đông: Khách sạn Mỹ Khê 3, Danang Beach resort, khách sạn SunSea,cách bờ biển T20 khoảng 100m - bãi biển đông khách du lịch và các quán buôn bánnhỏ lẻ

- Phía Tây: Khách sạn Kiên Cường 2, Trường cao đẳng nghề, khu dân cư…

- Phía Nam: Khách sạn Blue Ocean, Trường văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng,khu dân cư…

- Phía Bắc: Khách sạn Sea Wind, khách sạn SilverSea, khu dân cư…

Hình 6: Sơ đồ hiện trạng khu vực xung quanh Dự án

* Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: Tuyến giao thông chính qua khu vực dự án là tuyến đường VõNguyên Giáp – Đỗ Bá Dự án nằm trong vùng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh vàthuận lợi; Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ mất khoảng 10 phút ô tô

- Cấp nước: Hệ thống cấp nước thủy cục của thành phố, chạy dọc theo tuyếnđường Đỗ Bá Nguồn nước sử dụng trong quá trình thi công xây dựng được lấy từnguồn nước ngầm tại khu vực dự án

Dự án NH-KS Cicilia

Trang 27

- Cấp điện: Hệ thống lưới điện Quốc gia trung thế đã có trong khu vực chạy dọctuyến đường Võ Nguyên Giáp – Đỗ Bá.

- Hệ thống thoát nước mặt: Hiện nay, trong khu vực đã có hệ thống thoát nướcchung của khu vực và được bơm về xử lý tại Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn

- Hệ thống thoát nước thải: Tại khu vực xây dựng dự án đã có hệ thống cốngthoát nước thu gom nguồn nước thải sau khi xử lý của khách sạn đưa về trạm xử lý tậptrung Ngũ Hành Sơn để xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

- Chất thải rắn được Công ty hợp đồng với Xí nghiệp môi trường quận NgũHành Sơn thu gom và chở đi xử lý tại bãi rác Khánh Sơn hằng ngày

Kết luận: Qua phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực thực hiện dự án, nhận

thấy rằng: Khu vực dự án nằm tại vị trí thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thốngthoát nước, cấp nước, điện lưới, thông tin, truyền hình…, khá gần trung tâm thànhphố, gần biển rất thuận tiện trong kinh doanh khách sạn, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng,phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng

1.4 NỘI DUNG DỰ ÁN

1.4.1 Mục tiêu của dự án:

Đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, góp phần cải thiện hình ảnhcủa thành phố Đà Nẵng trong tương lai – một thành phố năng động và hiện đại Bêncạnh đó, dự án còn góp phần khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất, phát huy các tiềmnăng du lịch, mở mang cơ sở hạ tầng đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập chongười lao động và đóng góp một phần cho ngân sách địa phương

1.4.2 Quy mô các hạng mục của dự án

Công trình được xây dựng trên khuôn đất có tổng diện tích là 878,1 m2 với quy

mô 96 phòng (02 người) và 7 căn hộ (04 người) tại khu vực được quy hoạch cho hoạtđộng du lịch thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nhà hàng - Khách sạn Cicilia gồm 02 khối: Khối khách sạn và khối nhà hàng

1 Khối khách sạn đã được xây dựng xong theo giấy phép xây dựng số 377/GPXDngày 17/3/2014 tại lô số E1-E2, gồm: 15 tầng + tầng hầm + tầng lửng; Chiều cao côngtrình 57m; Diện tích đất 582 m2; Diện tích xây dựng 386 m2; Tổng diện tích sàn 5858

m2; Chỉ giới đường đỏ: Cách bó vỉa hè cả 2 phía đường quy hoạch 10,5m: 5,0m Cáchạng mục công trình được thể hiện như sau:

Trang 28

Bảng 2: Các hạng mục công trình khối khách sạn của dự án

Tầng Thông số kỹ

thuật Phân khu, chức năng

Diện tích (m 2 )

Phòng kỹ thuật 6,87Phần còn lại (tiểu cảnh) 63,04

Phòng kỹ thuật 6,87Tầng 4

54,99 2x9=18 phòng

Trang 29

Tầng Thông số kỹ

thuật Phân khu, chức năng

Diện tích (m 2 )

Ghi chú

Thang máy/thang bộ 32,44Phòng kỹ thuật 6,87

1x2=2 căn hộ

Thang máy/thang bộ 32,44Phòng kỹ thuật 6,87

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư xây dựng Dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia, 2014

2 Khối nhà hàng với diện tích với diện tích 296,1 m2 tại lô E3

Bảng 3: Các hạng mục công trình kh i nh h ng c a d ánố à hàng của dự án à hàng của dự án ủ ự

Tầng Thông số kỹ thuật Phân khu, chức năng Diện tích (m 2 )

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư xây dựng Nhà hàng - Khách sạn Cicilia, 2014

Khu vực trồng cây xanh được bố trí phía trước khách sạn, trong các phòng tùytheo mục đích sử dụng, dọc theo các sảnh tầng Tỷ lệ trồng cây xanh tại dự án ướcchừng 5% tổng diện tích dự án, bao gồm các chậu cây cảnh, bồn hoa các loại được lựa

chọn phù hợp mỹ quan của dự án (Bản vẽ bố trí cây xanh kèm theo Phần Phụ lục).

1.4.3 Giải pháp và ý tưởng thiết kế kiến trúc

Trang 30

Chọn khối khách sạn 15 tầng + 1 tầng lửng + 1 tầng hầm làm khối chủ đạo chotoàn bộ các công trình trong khu đất xây dựng Công trình được thiết kế với hình thứckiến trúc không gian mở vừa hiện đại vừa thân thiện với thiên nhiên.

Mặt đứng được thiết kế với những dải ngang mềm mại kết hợp với những ô cửatạo nét sinh động cho công trình Bên cạnh đó, các đường chỉ đứng nhẹ nhàng góp phầntạo thêm sự đa dạng và làm cho công trình thêm sống động và vươn lên cao vút Khốikhách sạn cao tầng với các phòng được thiết kế có hướng nhìn trực tiếp ra bên ngoài

1.4.4 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

1.4.4.1 Giao thông

Giao thông nội bộ trong dự án bao gồm hai lối giao thông chính:

Thang máy: Được xây dựng ở trung tâm tòa nhà với sự liên thông từ tầng hầmđến tầng 15 Đây là lối giao thông chính cho việc di chuyển của du khách và các hoạtđộng của nhân viên trong khách sạn

Thang bộ: Được bố trí bên cạnh thang máy của khối Khách sạn và tại lối đi củakhối Nhà hàng, được dùng trong trường hợp di chuyển ngắn, thang máy bị sự cố hoặctrong trường hợp khẩn cấp

1.4.4.2 Hệ thống cấp điện

Dự án tiến hành đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống cấp điện: Hệ thống điện caothế, hệ thống cấp điện hạ thế đến từng thiết bị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống xử lýnước thải, hệ thống điện nhẹ, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống chốngsét cho khách sạn và các nhóm phụ tải điều hòa, máy bơm sinh hoạt, máy bơm chữacháy, thang máy và trạm biến áp

Ngoài ra, để dự phòng cấp điện cho khách sạn khi có sự cố về điện hoặc bị cúpđiện Công ty đầu tư mua máy phát điện dự phòng có công suất 400 KVA được khởiđộng tự động nhờ tủ ATS Máy phát điện dự phòng đặt tại tầng hầm của khối Kháchsạn, định mức tiêu hao nhiên liệu là 30,4 kg dầu diesel/giờ/máy

b Nhu cầu dùng điện

Trang 31

Tổng công suất tính toán phụ tải chiếu sáng, nước nóng của toà nhà: P1 = 128kW

Nhóm phụ tải điều hòa P2 = 250KW

Máy bơm sinh hoạt: P3 = 7,5kW

Máy bơm chữa cháy: P4 = 20kW

Thang máy: P5 = 7,5*2=15kW

Quạt tạo áp cầu thang: P6 = 9kW

Hệ thống xử lý nước thải: P7 = 5kW

Hệ thống điện nhẹ: P8 = 5kW

Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời: P9 = 30kW

Bếp ăn: P10 = 35kW

Chiếu sáng ngoài nhà: P11 = 4kW

 Tổng công suất tính toán cho toàn bộ công trình: Pđ= 508,5 KW

 Ptt = 508,5 x 0.8=406,8KW (Kđt = 0,8);

Do KW=KVA x Cosφ, với Cosφ = 0,85  Stt = 478,59 KVA

1.4.4.3 Hệ thống cấp thoát nước

a Hệ thống cấp nước

Tuyến cấp nước chính sẽ được lấy từ tuyến cấp nước của thành phố trên đường

Đỗ Bá cấp vào bể chứa nước ở tầng hầm và được tự cắt bằng van phao khi đầy bể

Hệ thống bơm chuyển đặt tại phòng kỹ thuật sẽ bơm nước từ các bể chứa nướcở tầng hầm lên két nước ở tầng mái và phân phối đến các thiết bị dùng nước

Hệ thống phân phối nước sinh hoạt sẽ được phân phối trọng lực qua các ốngđứng phân phối đến các tầng là ống nhựa PPR-PN10 dùng cho cấp nước lạnh và kếtnối nóng chảy bằng điện trở đi trong trục thông tầng trong lõi và các tuyến cấp trongtừng tầng là ống PPR-25, PPR-40, PPR-50

Trang 32

Còn ống nước nóng đều sử dụng ống PPR-PN20 dành cho cấp nước nóng vàkết nối nóng chảy bằng điện trở Tất cả các phụ kiện đều sử dụng loại PPR-ống cấpnước nóng đi phía bên trái thiết bị, ống cấp nước lạnh đi phía bên phải thiết bị.

Bảng 4: Hệ thống phân phối nước của Dự án nh sau:ư

1 Bể chứa nước ngầm dùng cho

mục đích sinh hoạt và chữa cháy

100 m3 (đặt ngầm tầng hầm) (D x R x H = 11,6 x 6,95 x 1,24)

2 Két nước tầng mái 3 két, mỗi két 5 m3

 Nhu cầu sử dụng nước

* Nhu cầu sử dụng nước tại dự án được tính dựa theo TCVN 4513:1988 Cấpnước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

Bảng 5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dự án (m3

/ng y êm)à hàng của dự án đ

T

Nhu cầu (m 3 /ngđ)

1 Khách lưu trú khách sạn 2 người/phòng

4 Nước cấp cho khu vực nhà hàng

(gồm 100 chỗ) * 2 suất/ngày 200 suất ăn 25 lít/suất 55

Nước sinh hoạt của CBCNV (mỗi ca 15

người + 5 nhân viên văn phòng, ngày 03

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư xây dựng dự án Nhà hàng Khách sạn Cicilia, 2014

Ghi chú: Công ty không sử dụng nước để giặt, áo quần bẩn hay các vật dụng như chăn, gối… bên trong dự án, chủ dự án sẽ hợp đồng dịch vụ với bên ngoài.

* Nước cấp cho chữa cháy: Lưu lượng nước cấp cho chữa cháy được tính toán

theo TCVN 6160:1996 – Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế Căn

cứ theo điều 12 – Báo cháy và chữa cháy, khoản 12.9 quy định số họng chữa cháy đượcphun đồng thời là 02 họng, lưu lượng nước cấp chữa cháy là 2,5 lít/giây.họng Vậy khixảy ra sự cố cháy lưu lượng là 2,5 (l/s) tính trong thời gian là 3 giờ thì lượng nước tốithiểu cần là: 10.800 giây x 2,5 lít x 2 họng = 54.000 lít = 54 m3 (1 giờ = 3.600 giây)

Trang 33

Nên lượng nước dự trữ cho chữa cháy: lượng nước tối thiểu phải tính toán căn

cứ vào lượng nước chữa cháy trong 3 giờ: Wcc= 54 m3

b Hệ thống thoát nước

 Hệ thống thoát nước thải

Nước thải bao gồm: Nước thải sinh hoạt tắm giặt, nước thải từ các chậu xí,nước thải từ khu vực bếp được xử lý sơ bộ trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thảitập trung của khách sạn đặt tại tầng hầm khối Khách sạn của Dự án để xử lý đạt tiêuchuẩn QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt,trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của thành phố

* Đường ống thoát nước được thiết kế cụ thể như sau:

- Đường ống nhánh thoát nước:

+ Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí

có đường kính D90, D110, độ dốc 1% về phía ống đứng thoát nước xí

+ Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, rửa sàn, D34, D42,D60, D75 độ dốc 1% về phía ống đứng thoát nước rửa

- Đường ống đứng thoát nước:

+ Đối với ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D110, D125, D150.+ Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D90, D110

+ Ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D90, 60

* Hệ thống xử lý nước thải dự án:

+ Đối với nước thải sinh hoạt của Dự án: Nước thải từ chậu xí được đưa về bể tựhoại xử lý sơ bộ, sau đó được đưa về cùng với nước thải xám từ hoạt động sinh hoạtđến hệ thống xử lý nước thải chung của dự án xử lý đạt quy chuẩn cho phép và đượcđấu nối vào cống chung của thành phố

+ Nước thải từ khu vực bếp ăn (nhà hàng) Nước thải từ nhà ăn được đưa qua bểtách dầu mỡ xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung của dự án xử lýđạt quy chuẩn cho phép, và được đấu nối vào cống chung của thành phố

Vậy, khi dự án đi vào hoạt động, toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ hoạt độngcủa Dự án sẽ được thu gom và xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt giới hạncho phép của QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt Hệ thống XLNT tập trung được xây dựng ngầm tại tầng hầm của khu vực khốiKhách sạn của dự án

 Hệ thống thoát nước mưa: bao gồm Hệ thống phễu thu, ống góp, ống đứng, hố ga

Trang 34

- Nước mưa của Dự án được thu qua các phễu thu chảy vào các ống đứng thoátnước mưa có đường kính D90 Nước từ các ống đứng thoát nước mưa được thu về các

hố ga của hệ thống thoát nước ngoài nhà

- Hệ thống thoát nước mưa dùng ống uPVC-PN10, nối kết bằng keo

- Ống uPVC-PN12 được dùng làm ống nhánh chính thoát nước, nối keo

1.4.4.4 Các hệ thống khác

a Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng

để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình Hệ thống chữa cháy được lắp đặt nhữngnơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Hệ thống báo cháy dùng các đầu báo khói, báo nhiệt cho tất cả các khu vựctrong tòa nhà, phòng nghỉ, nhà nghỉ

Hệ thống chữa cháy vách tường – trụ chữa cháy ngoài nhà

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy… sử dụngthiết bị đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC

b Hệ thống chống sét

Thiết kế theo tiêu chuẩn TCXDVN 46–2007: Chống sét cho công trình xâydựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống, các quy định, quy chuẩn xâydựng hiện hành Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét hiện đại, lắp 01 kim thu séttrên nóc mái Dây dẫn dùng cáp đồng trần 70 mm2, tiếp đất dùng cọc đồng

Tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 và được tách riêng với tiếp đất an toàncủa hệ thống điện

c Hệ thống viễn thông: Sử dụng đấu nối với hệ thống mương cáp viễn thông

ngầm của bưu điện Đà Nẵng đang triển khai xây dựng đồng bộ tại khu vực dự án

Hệ thống điện thoại của toàn khu vực dự án được đấu nối với hệ thống điện thoạicủa thành phố Khi dự án đi vào hoạt động thì thông tin liên lạc được đảm bảo không

bị gián đoạn

d Hệ thống thông báo khẩn cấp: Mục đích thông báo tự động các thông báo

thu sẵn hay do nhân viên trực ban thực hiện Các thông báo hướng dẫn di tản khẩn cấpkhi có cháy xảy ra sẽ được phát nhờ các hệ thống loa bố trí tại hành lang và khu vực

công cộng

e Hệ thống an ninh điện tử: Mục đích kiểm soát các cửa ra vào chính tầng hầm,

trệt, các cửa cầu thang thoát hiểm Theo dõi và ghi hình tại sảnh thang máy, cửa ra vào

Trang 35

chính, tầng hầm để xe.

f Hệ thống điều hòa không khí

Dự án là công trình tòa nhà cao tầng, được xây dựng với kiến trúc hài hoà cóhai phía tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài

Nhiệm vụ của hệ thống ĐHKK: Tạo môi trường nhiệt độ dễ chịu so với thời tiếtbên ngoài

+ Hệ thống sử dụng máy điều hòa trung tâm Các dàn lạnh đặt trên khônggian trần, phối hợp hài hòa với kiến trúc đèn Dàn nóng được đặt trên tầng mái củacông trình

+ Hệ thống gió tươi được cấp qua các cửa gió gắn bên ngoài, dàn lạnh có lỗ cấpgió tươi từ bên ngoài qua không gian trần vào trong phòng

g Nhu cầu sử dụng lao động: Ước tính tổng nhu cầu sử dụng lao động của dự

án khoảng 50 người, được chia làm 3 ca làm việc liên tục 24h mỗi ngày

1.4.4.5 Biện pháp thi công xây dựng công trình dự án

a Giải pháp kết cấu móng: Căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất công trình,

với trọng lượng toàn công trình khoảng 17000T, lớp đất số 1 có Rđ=2kg/cm2 và khảnăng chịu lún nên chọn phương án móng khoan cọc nhồi với tiết diện fi400, sâu 1.7m

(Bản vẽ mặt bằng móng được kèm theo Phần Phụ lục)

b Giải pháp kết cấu phần thân

Căn cứ vào đặc điểm và quy mô công trình, kết cấu phần thân được cấu tạovững bền đảm bảo khả năng làm việc bền vững, ổn định lâu dài cho công trình Chitiết hệ kết cấu như sau:

Hệ chịu lực chính gồm khung và vách cứng kết hợp Tận dụng thang máy làmvách cứng chính Sàn BTCT đổ toàn khối, dùng bê tông mác 300, cốt thép đạt tiêuchuẩn CI và CIII có Rk=2100kg/cm2, Rk=3400kg/cm2 Tùy theo từng vị trí chịu lực sửdụng vật liêu tương ứng Tầng hầm (ga ra ô tô) cấu tạo nền và thành tầng hầm bê tôngmác 300, có xử lý chống thấm

1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị

1.4.5.1 Giai đoạn thi công xây dựng dự án

Bảng 6: Danh m c máy móc thi t b xây d ngục máy móc thiết bị xây dựng ết bị xây dựng ị ự

STT Tên máy móc/thiết bị Số lượng Công suất

1 Máy bơm nước 02 1,1 kW

Trang 36

4 Tời điện 01 500kg

1.4.5.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Bảng 7: Danh m c máy móc thi t b khi d án i v o ho t ục máy móc thiết bị xây dựng ết bị xây dựng ị ự đ à hàng của dự án ạ độngng

STT Tên máy móc/thiết bị Số lượng Công suất

1 Điều hòa hiệu Daikin 11 24000 BTU

2 Điều hòa, Daikin 27 42000 BTU

3 Điều hòa, Daikin 63 12000 BTU

5 Máy phát điện dự phòng 01 400 KVA

6 Tủ lạnh minibar 103 50-100 lít

7 Ti vi Sam sung 103 32 in

1.4.6 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu của dự án

1.4.6.1 Giai đoạn xây dựng dự án

- Sắt: 400 tấn

- Xi măng: 300 tấn

- Cát: 3.000 m3

.

- Bê tông đúc sẵn: 3.500 m3

- Lượng gạch ống khoảng 700.000 viên ống kích thước 180 x 100 x 80, gạchthẻ sử dụng theo nhu cầu thực tế Trong lượng gạch ống sử dụng, chủ đầu tư sẽ xemxét sử dụng một phần gạch bê tông nhẹ

1.4.6.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

- Trong quá trình nấu ăn của dự án, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là gas Gas được

sử dụng để đun nấu thức ăn tại bếp ăn của nhà hàng Gas chứa trong các bình chuyêndụng loại 48 kg/bình được cung cấp bởi các đại lý có uy tín trên địa bàn quận NgũHành Sơn Mọi công tác vận chuyển, lắp đặt đều do đơn vị cung cấp chịu trách nhiệmthực hiện

- Bên cạnh đó, để đề phòng trường hợp mất điện, Dự án đầu tư 1 máy phát điệndự phòng công suất 400 KVA Máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dầu DO Định mứctiêu hao nhiên liệu là 30,4 kg dầu DO/giờ

- Nhu cầu điện, nước trong giai đoạn vận hành:

+ Cấp nước: Ước tính lượng tiêu thụ nước của toàn bộ dự án khoảng 100 m3/ngày.+ Cấp điện: Ước tính lượng tiêu thụ điện của toàn bộ dự án khoảng 500 KW/ngày

Trang 37

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án

- Quý IV/2014: Lập dự án đầu tư xây dựng, phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi công vàtriển khai đấu thầu

- Quý I/2015: Dự kiến hoàn thành xây dựng công trình

- Quý II/2015: Hoàn thành lắp đặt thiết bị

- Quý III/2015: Đưa Dự án đi vào sử dụng

1.4.8 Vốn đầu tư

Nguồn vốn: vốn tự có của chủ đầu tư Cụ thể:

Tổng mức đầu tư của dự án: 120.000.000.000 đồng - Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ đồng chẵn Tổng mức đầu tư bao gồm:

- Chi phí xây dựng: 50.000.000.000 đồng

- Chi phí thiết bị: 60.000.000.000 đồng

- Chi phí quản lý dự án: 5.000.000.000 đồng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 2.000.000.000 đồng

Bộ phận

tổ chức thi công & môi trường

Bộ phận mua sắm thiết bị

Bộ phận đào tạo

Trang 38

Hình 7: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư Công ty TNHH MTV Đức Phú Gia trực tiếp quản lý dự án, cử 1 người làmtrưởng ban quản lý dự án Chuyên gia quản lý dự án là 1 người có chuyên môn tronglĩnh vực các công việc xây dựng tòa nhà và 1 người am hiểu trong lĩnh vực quản lýkinh doanh, người phụ trách các công việc quản lý dự án như sau:

+ Bộ phận tài chính: Mở và theo dõi tài khoản cho dự án, đảm bảo huy độngđúng tiến độ vốn cho dự án, lập dự toán, phân bổ giám sát việc sử dụng các chi phí

+ Bộ phận quản lý, thiết kế, giám sát thi công: Công ty TNHH MTV Đức PhúGia có đội ngũ cán bộ năng lực để quản lý thiết kế và giám sát thi công công trình

+ Bộ phận tổ chức thi công và môi trường: Công ty TNHH MTV Đức Phú Giachọn đơn vị thi công, căn cứ vào thiết kế, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức giám sátviệc thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng hợp lý

+ Bộ phận mua sắm máy móc thiết bị: Đưa ra các phương án, kế hoạch muasắm máy móc thiết bị cho dự án Lựa chọn máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ, chi phíhợp lý, đảm bảo tiến độ, các điều kiện thanh toán và các tiêu chuẩn khác Lựa chọnnhà cung cấp

+ Bộ phận đào tạo: Xây dựng kế hoạch nhân sự, chương trình đào tạo về quảnlý, điều hành, hành chính nhân sự, kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng, nhân viên phục vụ cácdịch vụ vui chơi giải trí, kế toán, tài chính, marketing

b Khi dự án đi vào hoạt động, tùy từng giai đoạn phát triển của dự án mà

số lao động có thể thay đổi Lao động được bố trí cơ bản như sau:

Tổ chức theo mô hình này thuận lợi cho việc điều hành sản xuất kinh doanh.Các bộ phận tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và phối hợp với nhau để giảiquyết vấn đề khi cần thiết

Giám đốc điều hành

Phòng kế

toán

Phòng thị trường

Tổ lễ

tân

Phòng kế hoạch

Tổ buồng

Tổ nhà hàng

Tổ bar

Tổ kỹ

thuật/

Môi trường

Tổ bảo vệ

Đội xe

du lịch

Trang 39

Hình 8: Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án giai đoạn đi và hàng của dự áno hoạt độngng

1.4.10 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án trong thời gian qua

Khối Khách sạn của Dự án (gồm 15 tầng+1 tầng lửng+1 tầng hầm) được khởicông xây dựng từ tháng 3/2014 theo giấy phép xây dựng số 377/GPXD ngày17/3/2014 Trong quá trình thi công xây dựng, Chủ dự án đã chú trọng đến công tác antoàn vệ sinh, môi trường không để xảy ra tình trạng khiếu nại của người dân khu vựcxung quanh dự án Các biện pháp Công ty đã thực hiện cụ thể như sau:

- Làm tường rào che chắn với chiều cao 2,2m; Công ty đã lắp đặt các tấm lướichắn bụi và giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng;

- Trong quá trình thi công xây dựng gặp trời nắng nóng thì phun nước khu vựcchứa nguyên vật liệu, khu vực phía trước khách sạn nhằm giảm lượng bụi phát sinhgây ô nhiễm môi trường không khí; Công ty đã bố trí vòi xịt rửa xe ngay tại cổng ravào công trình (vị trí giáp đường Đỗ Bá) bên trong khu đất của dự án, nước xịt rửa xethấm vào đất

- Không dùng các xe quá cũ và không chở vật liệu tơi - rời quá đầy, quá tải vàphải có bạt che Bảo đảm an toàn, không để rơi vãi khi vận chuyển vật liệu, nguyênliệu rời hay lỏng

- Công ty đã quy hoạch giao thông một cách hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễmmôi trường không khí trong giai đoạn thi công Các tiêu chí để lựa chọn tuyến đườnggiao thông:

 Lựa chọn tuyến đường giao thông vận chuyển gần nhất để vận chuyển vậtliệu xây dựng;

 Lựa chọn tuyến giao thông có dân cư thưa thớt, không đi vào những khu vựcđông dân cư, giao thông chật hẹp, khu vực có nhiều trường học

- Dự án có khối lượng đất đào và san lấp cũng như khối lượng vật tư ra vàocông trình là tương đối lớn, nhà thầu xây dựng đã xây dựng phương án cho các xe vậnchuyển nguyên vật liệu vận chuyển vào ban đêm hoặc trong một khoảng thời gian nhấtđịnh trong ngày được sự tư vấn của chính quyền địa phương như Công an khu vực,UBND phường và đại diện tổ dân phố để đảm bảo, nhằm tránh rủi ro về tai nạn Mặtkhác, khống chế lượng xe ra vào công trường hợp lý bằng cách cắm các biển báo nhằmhạn chế không để xảy ra tai nạn giao thông đáng tiếc nào

- Công ty đã xây dựng nhà vệ sinh tạm thời tại khu vực thực hiện dự án để phụcvụ nhu cầu vệ sinh của công nhân làm việc tại công trường, sau khi dự án hoàn thànhCông ty sẽ hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng đến hút,vận chuyển và xử lý đúng nơi quy định trước khi san lấp nhà vệ sinh tạm thời;

Trang 40

- Công ty đã đặt thùng rác tại khu vực dự án để thu gom rác thải trong quá trìnhxây dựng cũng như rác thải sinh hoạt của công nhân;

- Đã bố trí kho chứa những nguyên vật liệu xây dựng, ngăn cách với khu vựcgần nguồn nước;

- Đối với khối lượng đất đào để làm tầng hầm chủ dự án đã đem đi san lấp mặtbằng các dự án có nhu cầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (như khu đô thị sinh tháiHòa Xuân);

- Đã thực hiện quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, có songchắn rác trước khi thải ra cống chung của khu vực;

- Đối với nước thải phát sinh trong công đoạn khoan cọc nhồi: Khi tiến hành đổ

bê tông vào ống vách, lượng nước trong ống vách sẽ dâng lên tràn ra ngoài được dẫn

về hố lắng trước khi chảy ra cống thoát nước đô thị

- Công ty đã sử dụng bồn chứa nước dung tích 0,5 m3 để chứa lượng nước thảixây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng khách sạn Sau mỗi ngày kếtthúc thi công, các dụng cụ thi công được nhúng vào để cọ rửa sạch Đặc điểm loạinước này là các tạp chất vô cơ nên dễ lắng và kết đông do có vữa hồ Ngày hôm sau sẽ

đổ phần nước trong vào hố lắng trước khi thải ra cống thoát nước khu vực

- Công ty đã ban hành nội quy làm việc tại công trường như: nội qui ra vào làmviệc tại công trường, nội quy về trang phục bảo hộ lao động, nội quy về thiết bị nângcẩu, an toàn điện, phòng chống cháy nổ

- Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực dự án để giảm lượng công nhânở trong lán trại của khu vực dự án Nhằm hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khuvực dự án

Ngày đăng: 20/05/2015, 23:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w