Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng khối Nhà hàng của Dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN CICILIAL 2015 (Trang 55)

5. Tình hình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường tại khu vực dự án

3.1.1.Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng khối Nhà hàng của Dự án

- Khí thải, bụi phát sinh từ phương tiện thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng đến dự án và bụi, khí thải từ hoạt động xây dựng;

- Nước thải phát sinh từ sinh hoạt vệ sinh, toilet của công nhân, nước thải phát sinh do vệ sinh vật dụng thi công và nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án;

- Chất thải rắn phát sinh từ quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân;

- Các tác động khác: Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung (từ phương tiện vận chuyển, máy móc thi công tại công trường); ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội (ùn tắc giao thông, an ninh trật tự…).

3.1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

a. Bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công tại khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

Bảng 15: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel (g/xe.km)

Chất ô nhiễm Bụi SO2 NO2 CO VOC

Chạy không tải 611x10-3 582x10-3 1.620x10-3 913x10-3 511x10-3

Chạy có tải 1.190x10-3 786x10-3 2.960x10-3 1.780x10-3 1.270x10-3

Nguồn: GEMIS V.4.1.

Căn cứ vào khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn xây dựng, số lượt phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công tại khu vực dự án được dự báo khoảng 5÷10 lượt phương tiện/ngày.

Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công trong giai đoạn xây dựng với quãng đường vận chuyển trong khu vực dự án khoảng 500m.

Bảng 16: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển

Bụi (kg/ngày) SO2 (kg/ngày) NO2 (kg/ngày) CO (kg/ngày) VOC (kg/ngày)

0,009÷0,036 0,085÷0,230 0,24÷0,88 0,13÷0,53 0,08÷0,38

Nhận xét: Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển tại khu vực dự án không đáng kể.

Để xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải động cơ, có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm. Giả sử ta xét nguồn đường có độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường phát thải liên tục, sử dụng mô hình Sutton để xác định nồng độ ô nhiễm như sau:

( )

[ ] [ ( ) ]

{ z h z h } ( u)

E

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại độ cao z so với mặt đất, cách đường giao thông x km (mg/m3).

E: Tải lượng nguồn thải (mg/ms). Z: Độ cao tại điểm tính toán.

u : Tốc độ gió trung bình so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi (3,2 m/s)

z

σ : Hệ số khuyếch tán theo phương z(m), là hàm số của khoảng cách x theo

phương gió thổi và độ ổn định của khí quyển, σz =0.53×x0,73

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy bằng 1m). x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi.

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1997)

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm theo trục x, z ở hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường như sau:

Bảng 17: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán trong không khí khi có gió thổi

Chất ô nhiễm Khoảng cách (m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT Z = 0 Z = 1 Z = 2 Z = 3 Z = 4 SOx 0 0,006 7 0,0062 0,0050 0,003 4 0,0020 0,35 2 0,0042 0,004 0,003 7 0,0032 0,0026 4 0,0035 0,003 4 0,0032 0,0029 0,0027 6 0,003 1 0,003 0 0,0029 0,0027 0,0024 8 0,0029 0,0028 0,0027 0,0025 0,0023 NOx 0 0,019 0 0,017 0,014 0 0,0090 0,0050 0,2 2 0,0120 0,011 0 0,010 0 0,0080 0,0070 4 0,0097 0,0095 0,0089 0,0080 0,006 9 6 0,008 6 0,0084 0,0080 0,0074 0,006 6 8 0,0078 0,0077 0,0074 0,006 9 0,006 3 CO 0 0,0094 0,0087 0,006 9 0,0057 0,0054 0,3 2 0,0058 0,0057 0,0052 0,0049 0,003 6

4 0,0049 0,0048 0,0057 0,0052 0,0049 6 0,0044 0,004 3 0,004 1 0,003 8 0,003 6 8 0,0040 0,003 9 0,003 7 0,0035 0,0032 Bụi 0 0,001 4 0,001 3 0,001 0 0,0007 0,0004 0,3 2 0,0008 0,0008 0,0007 0,000 6 0,0005 4 0,0007 0,0007 0,000 6 0,0005 0,0005 6 0,000 6 0,000 6 0,000 6 0,0005 0,0005 8 0,000 6 0,000 6 0,0005 0,0005 0,0004

(QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh)

* Hiện trạng giao thông và hoạt động của các phương tiện ra vào khu vực dự án trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Diện tích khu đất xây dựng khối nhà hàng (296,1 m2), các phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động xây dựng dự án đều đậu xe trên đường Đỗ Bá để bốc dỡ nguyên vật liệu.

- Tuyến đường Võ Nguyên Giáp – Đỗ Bá đã được trải nhựa (loại đường đô thị). - Trung bình hằng ngày tại dự án có khoảng 5-10 lượt xe các loại (từ 3,5-16 tấn) ra vào khu vực dự án. Tuy nhiên, các phương tiện này không ra vào cùng một lúc (do cách bố trí phân luồng giao thông của đơn vị thi công và chủ đầu tư để tránh gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông tại khu vực dự án).

Đánh giá chung:

Qua khảo sát hiện trạng giao thông, hoạt động của các phương tiện ra vào khu vực dự án và kết hợp với các kết quả tính toán ở trên, có thể kết luận mức độ tác động của các phương tiện đến môi trường tại khu vực dự án như sau:

- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công có nồng độ thấp hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép.

- Đây là các nguồn ô nhiễm di động nên rất khó kiểm soát và sẽ có thể gây các tác động xấu đến môi trường xung quanh nếu các phương tiện không được bảo dưỡng tốt cũng như không có những biện pháp quản lý thích hợp.

- Nồng độ bụi phát sinh trên thực tế có thể cao hơn so với kết quả tính toán nếu mặt đường giao thông tại dự án bị phủ đất, cát.

- Nhìn chung, ô nhiễm môi trường không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO) mang tính tạm thời và cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc dọc theo đường giao thông). Do đó, các biện pháp giám sát tại các vị trí có khả năng bị ô nhiễm không khí sẽ giúp chủ dự án đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đã thực hiện và yêu cầu các biện pháp tăng cường nếu cần thiết.

- Tác động do hoạt động của phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dự án có thể giảm thiểu được. Các biện pháp giảm thiểu cụ thể sẽ được đề cập trong chương 4.

b. Bụi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình

Đối với bụi phát sinh từ mặt đường do các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và đất, đá,... thải lượng và nồng độ bụi phụ thuộc vào các yếu tố như: Tốc độ của phương tiện, tải trọng, chất lượng và chiều dài quãng đường, số lốp xe và điều kiện thời tiết,… Theo WHO, hệ số ô nhiễm bụi phát tán từ mặt đường (trong mùa nắng) do hoạt động của xe vận chuyển như sau:

Bảng 18: Hệ số phát sinh bụi do xe vận chuyển trên đường

Nguồn phát

sinh Loại đường Đơn vị

Hệ số phát sinh bụi (kg/1.000 km/xe)

Hoạt động vận chuyển nguyên liệu

Đường rãi sỏi 1.000km 3,7 x S x W0,7 x w0,5

Đường lát đá, nhựa rộng < 10m 1.000km 15 Đường lát đá, nhựa rộng > 10m 1.000km 4,4

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993.

Bụi đất phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và vận chuyển có thành phần chủ yếu là các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10µm, thuộc loại bụi nặng nên khả năng lắng nhanh, không phát tán đi xa. Lượng bụi này chỉ phát sinh nhiều trong những ngày khô hanh, khi trời có gió mạnh.

Thông thường trong quá trình vận chuyển đất, nồng độ bụi phát tán sẽ vượt tiêu chuẩn quy định trong phạm vi bán kính khoảng (10 ÷ 15) m sẽ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, người dân sống xung quanh khu vực dự án.

Do đặc điểm dự án nằm ở khu vực thành phố, nằm sát tuyến đường giao thông du lịch của thành phố Đà Nẵng nên có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu vực nếu không có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời. Tuy nhiên mức tác động của dự án đối với môi trường không khí trong hoạt động này gián đoạn và không liên tục nên có thể kiểm soát, giảm thiểu được bằng các biện pháp được thể hiện chi tiết tại chương 4.

c. Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình hoàn thiện công trình

Quá trình hoàn thiện công trình thường phát sinh bụi do: Trát và đánh matit tường nhà bên trong, phun sơn vecni, dung môi sơn các thiết bị nội thất của Công trình.

Hiện nay, chưa có định mức cũng như công thức cho phép tính toán lượng phát thải của các loại chất thải này, tuy nhiên qua thực tế khảo sát nhiều công trình cho thấy mức ô nhiễm các nguồn này thường cao, phạm vi ảnh hưởng chủ yếu ở bên trong công trình, đối tượng chịu tác động thường là công nhân trực tiếp thực hiện các công đoạn này. Do vậy, cần có các giải pháp thích hợp để che chắn, giảm thiểu các nguồn tác động như đã nêu trên.

d. Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công

Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới. Việc sử dụng máy móc thi công, xe vận tải... sẽ gây tiếng ồn và rung cho các khu vực lân cận, dọc đường giao thông dẫn đến công trường và khu vực dự án.

Lp(x) = Lp(xo) + 20 log10(xo/x) Trong đó:

Lp(xo): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) xo = 1m

Lp(x): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) x: Vị trí cần tính toán (m)

Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới được trình bày trong bảng dưới.

Bảng 19: Bảng tính mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới

TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m Lp(xo) Mức ồn cách nguồn 10m Lp(x1) Mức ồn cách nguồn 20m Lp(x2) Mức ồn cách nguồn 40m Lp(x3 Mức ồn cách nguồn 80m Lp(x4) Mức ồn cách nguồn 100m Lp(x5) 1 Máy ủi 93 73,00 66,98 60,96 54,94 53,00 2 Xe lu 73 53,00 46,98 40,96 34,94 33,00 3 Máy kéo 86.5 66,50 60,48 54,46 48,44 46,50 4 Máy cạp đất 86.5 66,50 60,48 54,46 48,44 46,50 5 Xe tải 88 68,00 61,98 55.96 49,94 48,00 6 Máy nén khí 81 61,00 54,98 48,96 42,94 41,00 TC Bộ Y tế 85 QCVN 26:2010 (6-21h) 70

Nhận xét: Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 20m nhỏ hơn giới hạn tiêu chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Từ bảng trên ta thấy, giả sử các thiết bị thi công tại khu vực là một nguồn điểm thì tổng mức ồn của các thiết bị thi công là:

Lo=10.log ∑n Li 1 . 1 , 0

10 (Theo Phạm Ngọc Đăng - Môi trường không khí, 1997)

Trong đó: Lo: Nguồn ồn tổng hợp; n: Tổng số nguồn ồn; Li: Nguồn ồn thứ i.

Từ công thức trên có thể tính được mức ồn tổng hợp lớn nhất tại công trình so với khoảng cách máy 20 m là: 69,78 dBA.

Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Trong phạm vi bán kính 20m trở lại tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép đối với khu vực thông thường vì vậy khu vực dân cư lân cận sẽ chịu tác động bởi tiếng ồn tại khu vực công trường.

Tuy nhiên, đây là dự báo trong giai đoạn thi công xây dựng tập trung nhiều máy móc, thiết bị. Đối với công trình có tính chất như Dự án thì số lượng máy móc, thiết bị tham gia thi công là khá nhỏ, phần lớn là thi công thủ công bằng tay nên mức ồn tương đối thấp. Các hoạt động này xảy ra chủ yếu bên trong khu vực dự án, do vậy mức độ ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh cũng như người dân là không đáng kể và nguồn gây ô nhiễm này có thể kiểm soát, giảm thiểu được bằng các biện pháp được thể hiện chi tiết tại chương 4.

3.1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

a. Nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải trong giai đoạn thi công chủ yếu phát sinh là từ công nhân thi công. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu gồm: Chất rắn lơ lửng (SS); các chất hữu cơ (COD, BOD); vi sinh vật (vi khuẩn, nấm…); dinh dưỡng (N, P…).

Với quy mô xây dựng của công trình, số lượng công nhân xây dựng tại công trường thời điểm cao nhất khoảng 20 người. Trong đó, bố trí 2 bảo vệ trực 24/24, còn toàn bộ công nhân đều phải rời khỏi công trình sau giờ làm việc chính. Có thể tính lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng như sau:

 Nhu cầu dùng nước trực tiếp của 2 người là:

Q1 = 2 người x 150 lít/người/ngày = 300 lít/ngày.

 Nhu cầu dùng nước bán trực tiếp là:

Q2 = 18 người x 60 lít/người/ngày = 1.080 lít/ngày

Như vậy: tổng lượng nước sử dụng cả công trình bình quân khoảng 1.380 lít/ngày đêm. Lượng nước thải tối đa: 1.080 lít x 80% = 1.104 lít/ngày đêm = 1,1 m3/ngày.đêm.

Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt được thể hiện như sau: Bảng 20: Các thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm ĐVT Nồng độ QCVN 14:2008 /BTNMT (B) Thấp Trung bình Cao Tổng chất rắn hòa tan mg/l 350 700 1.200 1.000 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 100 250 350 100 BOD5 mg/l 100 200 300 50 Tổng ni tơ mg/l 20 45 85 10 Tổng Coliform MPN/100ml 106-107 107-108 107-109 5.103

Nguồn: Wastewater Engineering Treatment, Disposal and Reuse - Mc. Grawl International Edition. Third Edition, 1991

các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Từ bảng trên cho thấy, đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa nhiều cặn bã, chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh; Nguồn thải này có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao và có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh nếu thải trực tiếp ra môi trường. Do đó, đối với nước thải sinh hoạt dự án sẽ có biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài (được trình bày ở chương 4).

b. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa có thể bị ô nhiễm khi chảy qua các khu vực sân bãi có chứa các chất ô nhiễm như bãi chứa nguyên liệu, khu vực thi công ngoài trời… Tính chất ô nhiễm của nước mưa trong trường hợp này bị ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ và dầu mỡ. Vấn đề ô nhiễm nước mưa sẽ kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước tại khu vực. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5-1,5 mgN/l; 0,004- 0,03 mgP/l; 10-20 mgCOD/l và 10-20 mgTSS/l. Tuy nhiên, so với Quy chuẩn nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT) thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa chảy tràn ra khỏi đường nước thải và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ.

Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo

“TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế” có công thức như sau:

Q = q.C.F (l/s) Trong đó:

q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

F - Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ cho toàn diện tích Dự án (F = 878,1 m2 = 0,08781 ha)

C - Hệ số dòng chảy (là giá trị trung bình của 02 loại bề mặt thoát nước tại bảng dưới: mái nhà, mặt phủ bê tông và mặt cỏ, vườn công viên độ dốc nhỏ 1-2%; với chu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN CICILIAL 2015 (Trang 55)