1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề môn Lịch sử Lớp 5

7 2,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM VÀ GIÚP HS SỬ DỤNG, TRÌNH BÀYLƯỢC ĐỒ BẢN ĐỒ VÀ BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 I.. Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các em chưa

Trang 1

LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM VÀ GIÚP HS SỬ DỤNG, TRÌNH BÀY

LƯỢC ĐỒ ( BẢN ĐỒ) VÀ BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU

MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Cũng như các môn học khác, trong trường học phương pháp dạy học “ lấy HS làm trung tâm” là định hướng thay đổi rất cần thiết và phù hợp với tình hình dạy

học thực tế hiện nay trên cả nước.Tuy nhiên, cũng cần xem xét những yếu tố thuộc đặc trưng của bộ môn Môn lịch sử cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho con người Việt Nam nói chung và tư duy cho HS TH nói riêng

Như Bác đã nói “Dân ta phải biết sử ta” thực tế là đúng như vậy, con người

sinh ra và lớn lên phải hiểu rõ nguồn cội, gốc tích của mình

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật , là tồn tại khách quan trong quá khứ Do đó, chúng ta không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức

lịch sử một cách mơ hồ mà phải thông qua những “Dấu tích” của quá khứ, chứng

cứ của tồn tại hiện thực Vì vậy, muốn cho các em học tốt môn học này là cần giúp các em phải có cách học theo trình tự một cách hợp lý, xác định mục tiêu mình cần làm gì ? Học như thế nào và học từ đâu? Theo tôi thấy , có nhiều phương pháp để các em tái tạo và dựng lại quá khứ hình ảnh lịch sử thông qua cách dạy sau :

+ Tường thuật, miêu tả, kể chuyện : Giúp các em hình dung lại những hình ảnh ,sự việc, sự kiện, đối tượng….đã tồn tại trong lịch sử

+ Các phương tiện trực quan :Tranh ảnh, bản đồ (Lược đồ) bảng thống kê của sự kiện qua các thời kỳ hay qua phim ảnh, tư liệu…v v

Môn lịch sử không phải chỉ nhìn và nhận thức một khía cạnh mà phải thông qua nhiều mảng tri thức từ khái quát và cụ thể rồi tổng hợp lại từ việc làm độc lập, sáng tạo của mỗi cá nhân HS Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học : Chung cả lớp , theo nhóm, học cá nhân, đối thoại thầy-trò, trò- trò; chơi trò chơi đóng vai v v Quan tâm tổ chức các cuộc thảo luận ở nhóm HS hoặc chung cả lớp để HS trình bày kết quả làm việc của mình với các tư liệu lịch sử, phát huy tinh thần độc lập,suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái phát biểu và biết cách bảo vệ ý kiến của mình và đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác Tuy nhiên qua tham khảo các thông tin về số liệu các kỳ thi, cho thấy đa số các em đạt điểm thấp trong môn học này, cũng trên thực tế thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thao giảng, trao đổi đồng nghiệp thì HS chưa đạt kết quả cao là có một số nguyên nhân dẫn đến các em chưa nắm bắt được cách môn lịch sử là do:

+ Chưa hướng cho các em tiếp cận các nguồn sử liệu ( kênh chữ, kênh hình) trong SGK để có những hình ảnh, sự kiện cụ thể Cách để tìm hiểu thông tin từ bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh , lược đồ…………

Trang 2

+ Tổ chức các hình thức dạy học chung, một cách máy móc, chạy theo thời gian hay dạy theo một cách áp đặt từ đó giờ học lịch sử biến thành giờ giảng văn, cứng nhắc

+ Đa số HS còn thụ động , ít tham gia vào các hoạt động cụ thể,hoặc không biết tham gia vào công việc gì hay chỉ tham gia cho có, hiểu một cách chung chung, mơ hồ không khắc sâu được nội dung bài học

Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các em chưa ham học, thích thú với môn lịch sử.Từ những thực tế trên, tôi xin nêu lên một số biện pháp

nhằm giúp các em học và sử dụng tốt ở hai mảng kiến thức đó là : Sử dụng được lược đồ và bảng thống kê các số liệu trong chương trình lịch sử lớp 5

II NỘI DUNG :

1 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

a Mục tiêu :

-Kiến thức:

Cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản,thiết thực về : Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷXIV đến nay

-Kỹ năng:

Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu ở nhiều

nguồn thông tin khác nhau

Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử

Trình bày kết quả nhận được của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê… Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống

-Thái độ và thói quen:

Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc.Yêu thiên nhiên con người, quê hương đất nước

Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử địa phương và thế giới

b Chương trình :

Gồm 35 tiết ,trong đó có:

-26 bài học và 3 bài ôn tập

- 4 tiết kiểm tra và 2 tiết dành cho địa phương

Gồm 4 chủ điểm lớn:

- Hơn 40 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

- Bảo vệ chính quyền no trẻ,trường kỳ kháng chiến,chống thực dân Pháp (1945-1954)

- Xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)

- Giai đoạn XDCNXH trong cả nước ( Từ năm 1975 đến nay)

c Phương pháp hình thức tổ chức “Lấy HS làm trung tâm” “Học tốt bản đồ (lược đồ) và bảng thống kê số liệu”

Trang 3

- Chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động là chủ yếu nghe và ghi nhớ kiến thức đã học để đối phó với thi cử sang tích cực học tập, chủ động, sáng tạo dưới sự hướng dẫn,giúp đỡ của các GV

- Giúp các em biết tự học, từ tìm tòi và phát triển khả năng tự có của mình

- Coi trọng việc khuyến khích tự học tích cực chủ động sáng tạo đúng lúc, đúng nơi, đúng mức cần phải phối hợp đa dạng các mặt mạnh của phương pháp truyền thống

- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong bài thông qua các tình huống có vấn đề liên quan nội dung bài học

- Tổ chức khai thác tư liệu trong SGK, tranh ảnh, bản đồ(lược đồ) bảng thống kê…v v Giúp các em hình dung được các biểu tượng về sự kiện, hiện tượng, nhân vật…v v

- Đặt câu hỏi, đưa ra các bài tập và vận dụng hình thức dạy (theo nhóm, cả lớp, cá nhân) giúp các em so sánh các điểm giống nhau và khác nhau, đặc điểm chung và tổng hợp các sự kiên, hiện tượng, nhân vật lịch sử đơn giản

d Đánh giá:

- Dựa theo kết quả thực tế, tình hình lớp học mà đánh giá một cách khách quan,không áp đặt máy móc bằng nhiều hình thức :Nói, viết, vẽ v v v

- Báo cáo bài làm cần có phân tích, tổng hợp, khái quát, nhưng chỉ mức độ đơn giản, phù hợp khả năng nhận thức của một sự kiện, nhân vật lịch sử

- Đánh giálẫn nhau, tự đánh giá và kiểm tra kết quả học tập của mình

- GV nhận xét bài làm của HS, phải động viên, khuyến khích và giúp đỡ kịp, nêu gương những em có khả năng am hiểu nhiều về lịch sử Đồng thời lựa chọn thêm một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, trò chơi phù hợp khả năng lớp mình Giúp các em mạnh dạn, tự tin về khả năng trình bày bằng ngôn ngữ của mình Đánh giá qua nhiều giai đoạn học tập rồi tổng hợp chung

2 THỰC TRẠNG:

Đối với học sinh hiện nay của trường nói chung và học sinh của lớp tôi nói riêng các em thuộc vùng nông thôn sâu, điều kiện học tập của các em gặp nhiều khó khăn Các em chưa có phương pháp học tập tốt nhất Đặc biệt là phương pháp học tập môn lịch sử của các em còn nhiều hạn chế.Từ đó ảnh đến chất lượng học tập các môn học khác của các em

Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi tiến hành điều tra tình hình học sinh thông qua GV chủ nhiệm năm trước, tìm hiểu lí lịch HS, kết quả học tập của các

em Đặc biệt là khảo sát kiến thức lịch sử của học sinh như sau :

+ Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm thông qua đó, tôi nắm kết quả học tập của các em và nắm thực trạng học tập của từng em nhất là phương pháp học lịch sử, kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh của các em

+ Khảo sát kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh của học sinh

* Kết quả ghi nhận :

Tổng số học sinh : 30 / 13 nữ , trong đó : 03 em có kĩ năng sử dụng và cách

Trang 4

sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh,

ở các mức độ khác nhau Số HS còn lại kĩ năng sử dụng còn yếu

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân là do các em viết sai :

- Đa số HS nông thôn,hạn chế mặt giao tiếp,chưa mạnh dạn phát biểu trước đám đông, trình độ trong lớp chưa đồng đều Dụng cụ học tập cá nhân nhiều (tư liệu tham khảo,sách báo,phim ảnh….) emchưa có phương pháp học lịch sử, kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh -Ở lớp chưa được giáo viên hướng dẫn phương pháp học lịch sử, kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh kịp thời

- HS tích cực chủ động học :10%

- HS có tham gia ở mức độ thầp:40%

- HS không tham gia: 50%

4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM :

Từ những thực trạng của trường lớp nói trên, bản thân đã mạnh trao đổi lãnh đạo chuyên môn nhà trường đã đưa ra một biện pháp nhằm giúp các em khắc phục được những thiếu sót trong quá trình học tập như sau:

a Ví dụ minh hoạ:

Bài “ Thu Đông 1947 ” : Mồ chôn quân Pháp Bài này giúp các em củng cố

lại kiến thức sử dụng bảng thống kê số liệu

+Bước 1: Xác định thế nào là bản đồ ( lược đồ)

+Bước 2 : Xem kỹ bảng chú giải có biểu tượng cần tìm trên lược đồ

+Bước 3: Tìm đúng vị trí đối tượng trên lược đồ qua ký hiệu

+Bước 4:Trình bày diễn biến sơ lược về các trận đánh của quân ta và quân Pháp

- Xác định mục đích làm việc với lược đồ là:Trình bày, xác định các địa điểm mà quân Pháp tấn công và địa điểm quân ta chặn đánh

- Đọc kỹ bảng chú giải là dựa vào các ký hiệu (mũi tên)màu sắc ( mũi đỏ chỉ quân Ta trận đánh) màu đen chỉ quân địch tấn công, hình chiến dù chỉ quân pháp tập trung)

- Địa bàn mà quân pháp tấn công gồm những đường nào?( Đường không, đường bộ, đường thuỷ ở những đâu?)

Tiến hành như sau:

+ Chia lớp thành 4 nhóm ( 5 em)

+ Giao nhiệm vụ( phát phiếu học tập)

+ Qui định thời gian, gọi đại diện báo cáo

+ Các nhóm khác lần lượt đóng góp bổ sung

+ Cho các em trao đổi, bình luận nhiều ý khác nhau

+ Rút ra tiểu kết ý chung, cho nhắc lại

b.Ví dụ : Bài “Thà hi sinh tất cả ,chứ không chịu mất nước”.

Giúp các em nắm được các số liệu thống kê về sự kiện mà thực dân pháp ép buộc quân và dân ta buộc phải cầm súng đứng lên theo lời kêu gọi của Bác Hồ và chính phủ ta nói chung và quân và dân Hà Nội nói riêng

Tiến hành như sau:

Trang 5

Chia thành các nhóm thảo luận đọc kĩ thông tin trong SGK, nêu chính xác các số liệu thống kê các sự kiện và nêu nguyên nhân vì sao nhân dân ta tiến hành kháng chiến toàn quốc

- Nêu lên các mốc thời gian chính xác

- Trình bày đầy đủ chi tiết và nêu rõ nguyên nhân

+ Ngày 23/11/1946 quân ta đánh chiếm Hải Phòng

+ Ngày 17/12/1946 Quân ta đánh phá một số khu phố ở Hà Nội

+ Ngày 18/12/1946 quân Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, đe doạđòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ…

+ Ngày 20/12/1946 sẽ đảm nhận việc trị an ở thành phố Hà Nội

Từ những số liệu trên giúp các em tự trình bày và phát hiện vì sao mà quân ta tự cầm súng đứng lên

Sau khi thực nghiệm đã giúp các em tự tin hơn trong học tập khi gặp bài học có liên quan đến bảng số liệu hay lược đồ của môn lịch sử và môn địa lí lớp 5

c Kết quả thực nghiệm :

Số học sinh tham gia hoạt động tích cực: 60 %

Số học sinh tham gia hoạt động: 30%

Số học sinh không tham gia hoạt động:………

III KẾT LUẬN :

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu một số biện pháp học lịch sử và rèn luyện kĩ

năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh cho HS là một công việc thường xuyên của GV, nhưng đòi hỏi mỗi GV phải có niềm say mê nghiên cứu tìm hiểu từng bài dạy của mình, từng đối tượng HS là một vấn đề hết sức khó khăn Trên thực tế, nhiều năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tổ dạy học giúp học có biện pháp học lịch sử và rèn luyện kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh luôn đạt hiệu quả, tỉ lệ học sinh học tập từng bước được nâng lên rõ nét, đặc biệt kĩ năng kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh của HS

Qua thực tế nghiên cứu thực hiện giúp học sinh Sử dụng được lược đồ và bảng thống kê các số liệu trong chương trình lịch sử lớp 5 Tôi rút ra bài học kinh

nghiệm như sau :

* Đối với giáo viên :

Phải thật sự say mê nghiên cứu tìm hiểu các hình thức và biện pháp dạy học Có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lựong học tập của học sinh

Nắm rõ từng đối tượng học sinh của mình đạt trình độ kiến thức và kĩ năng ở mức độ nào

Tham gia tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, học tập trao đổi cùng đồng nghiệp

* Đối với học sinh :

Cần được giáo viên rèn luyện trên lớp Muốn đạt hiệu quả về phương pháp học lịch sử, kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh của các em Ngoài việc rèn luyện phương pháp học vàkĩ năng ở lớp, các em phải rèn luyện ở nhà thật nhiều theo yêu cầu của từng bài

Trang 6

* Kiến nghị

Để có chất lượng dạy học cao hơn nữa tôi cũng xin vài kiến nghị hỗ trợ như sau :

+ Các cấp, các ngành lãnh đạo đẩy mạnh công tác tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề hội giảng cụm, để mỗi GV được trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy

+ Cung cấp thêm nhiều tư liệu, tranh ảnh và nhiều đồ dùng trực quan để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp học lịch sử và rèn luyện kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh cho học sinh, với lòng mong muốn nâng cao chất lượng học tập của các em, cũng như kĩ năng sử dụng và cách trình bày lược đồ ( Bản đồ ), bảng số liệu thống kê hay tranh ảnh của học sinh một cách vững chắc Trong quá trình nghiên cứu thực hiện được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của tập thể GV trường Đặc biệt là sự giúp đỡ của BGH Chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của lãnh đạo, quí thầy cô ở các đơn vị bạn để cho tôi sau này khi giảng dạy đạt yêu cầu cao hơn

Vĩnh Lợi, ngày 19 Tháng 11 năm 2008

Duyệt của BGH Người thực hiện

Võ Văn Thanh

Trang 7

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THẠNH TRỊ

TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI

DỰ THI CÁN BỘ CÔNGĐOÀN GIỎI LẦN THỨ I/2008

CHỦ ĐỀ: “ĐOÀN KẾT – ĐẠI ĐOÀN KẾT”

Thí sinh : VÕ VĂN THANH

Chức vụ : UVBCH Công Đoàn

Đơn vị : Trường TH Vĩnh Lợi

T háng 11 / 2008

Dạ y

tố t

Họ

c tố t

Ngày đăng: 20/05/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w