1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quy tac ung xu hoc sinh tieu hoc

6 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT CHIÊM HOÁ TRƯỜNG : TH TRUNG HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY TẮC Ứng xử văn hoá của học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 15 ngày 25/3/2010 của Hiệu trưởng trườngTH Trung Hà) Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Đối tượng áp dụng : Học sinh trường THTrung Hà. 2. Phạm vi áp dụng: Là quy tắc ứng xử văn hoá của học sinh trường TH Trung Hà trong các mối quan hệ với Thầy cô giáo, bạn bè ở trường, ông bà, cha mẹ, người thân ở gia đình, với cộng đồng ngoài xã hội, ứng xử nơi công cộng. Điều 2. Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường. 1. Ứng xử khi chào, hỏi, xưng hô với thầy, cô giáo, công nhân viên nhà trường, khách đến thăm, làm việc tại trường, phải kính trọng, lễ phép, lịch sự, đúng mực, không rụt rè, không làm các cử chỉ gây phản cảm. 2. Ứng xử khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới phải “thưa” trước khi hỏi; phải “dạ” trước khi trả lời. 3. Ứng xử khi làm phiền thầy cô giáo, nhân viên nhà trường : Phải xin lỗi và có thái độ ăn năn, sửa lỗi nghiêm túc. 4. Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy cô: phải có thái độ chân thành và ngược lại. Điều 3. Đối với bạn bè. 1. Ứng xử khi xử khi xưng hô phải tôn trọng, đúng mực, tế nhị, thân ái, không xuồng sã, không gọi tên bạn gắn với tên cha mẹ bạn. Tôn trọng cảm thông với các bạn nghèo, bạn bị khuyết tật 2. Ứng xử khi chào hỏi, bắt tay phải chân thành không khách sáo, lạnh nhạt. 3. Ứng xử khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn cần có thái độ cảm thông, chia sẻ chân thành, không được tỏ thái độ khinh bỉ, coi thường, hoặc ban ơn. 4. Ứng xử khi tranh luận, đối thoại, nói chuyện với bạn bè cần có thái độ thân mật, mềm mỏng giọng nói đủ nghe. 5. Ứng xử khi trao đổi trò chuyện với bạn khác giới phải đúng mực, không suồng sã, hoặc thân mật quá mức bình thường. 6. Ứng xử trong học tập phải có thái độ nghiêm túc, tự giác, giúp đỡ bạn bè, khiêm tốn không tự kiêu, ham học hỏi, không dấu dốt. Điều 4. Đối với gia đình 1 1. Ứng xử trong gia đình phải kính trên, nhường dưới, quý trọng ông bà, cha mẹ, người trên, trong xưng hô, mời, gọi đúng mực, không được nói trống hay trả lời cộc lốc. 2. Khi đi, khi về phải chào hỏi ông bà cha mẹ, người trên; khi ăn uống, sinh hoạt phải từ tốn, nhường nhịn… 3.Ứng xử với anh chị em trong gia đình, phải đảm bảo trật tự họ hàng, có thái độ vị tha, quan tâm, chia sẻ, an ủi chân thành. 4. Khi có khách đến thăm nhà phải lễ phép chào hỏi, khi khách ra về phải chào, tiễn khách lịch sự. 5. Thường xuyên tham gia công việc gia đình, cần cù, chịu khó, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, tuỳ theo sức của mình. Điều 5. Đối với thôn, xóm, bản, tổ dân phố nơi cư trú 1. Có thái độ thân ái giúp đỡ người già, người tàn tật, em nhỏ, thân tình, không cãi cọ, gây xích mích, thù vặt, không làm phiền hà người khác. 2. Thực hiện đúng các quy ước của thôn, xóm, bản không gây mất trật tự an ninh, giữ gìn, bảo vệ môi trường, trật tự thôn xóm. Điều 6. Ở nơi công cộng 1. Tích cực, tự giác, nhanh nhẹn khi tham gia các hoạt động chung ở trường, không hò hét gọi nhau ầm ĩ, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi 2. Ứng xử khi ở nơi công cộng phải tuân thủ mọi nội quy quy định về trật tự nơi công cộng, ứng xử văn minh, lịch thiệp, không nói tục, chửi bậy, chửi thề, làm mất vệ sinh 3. Ứng xử khi đến cơ quan, công sở để giao dịch, liên hệ công việc phải tuân thủ các quy định, nội quy cơ quan, nội quy công sở, ứng xử đúng pháp luật, không làm mất trật tự nơi công cộng. 4. Ứng xử khi ở ký túc xá phải thực hiện đúng các nội quy nhà trường, nội quy kí túc xá. Quan tâm giúp đỡ bạn yếu sức khoẻ, các em nhỏ . Giữ gìn, bảo vệ của công, tài sản cá nhân, không lấy cắp, hoặc tự ý mượn, làm hư hỏng tài sản của người khác. Điều 7. Ở trong lớp học 1.Ứng xử trong lớp học phải có tác phong nghiêm túc, trật tự, tôn trọng thầy, cô giáo, bạn bè cùng lớp.Không làm các cử chỉ như vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, khạc nhổ, quay ngang, ngửa, nói tự do, không sử dụng điện thoại cá nhân 2.Ứng xử khi mượn đồ dùng học tập phải được sự đồng ý của bạn, trả đồ dùng học tập phải có thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến giờ học. 3. Khi trao đổi thảo luận về nội dung bài giảng phải có thái độ cầu thị, không bảo thủ. Lễ phép, tôn trọng ý kiến của người khác, không chê bai mỉa mai những ý kiến khác với ý kiến của mình. 4. Trước khi kết thúc giờ học phải đảm bảo tôn trọng thầy cô giáo, chào thầy, cô giáo trước khi thầy cô giáo ra khỏi lớp không xô đẩy bàn ghế, giữ vệ sinh chung. 2 5. Khi bị đau, ốm đột xuất phải kín đáo tế nhị, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; giữ vệ sinh cá nhân tránh làm lây bệnh sang người khác. Điều 8. Tổ chức thực hiện Quy tắc này áp dụng từ ngày 25 tháng 3 năm 2010 và là một trong các căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật học sinh hàng năm. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký ) Trương Văn Bình 3 PHÒNG GD & ĐT CHIÊM HOÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY TẮC Ứng xử văn hoá của cán bộ, giáo viên, nhân viên (Ban hành kèm theo Quyết định Số: 16 ngày 25/3/2010 của Hiệu trưởng trườngTH Trung Hà) Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Đối tượng áp dụng : Đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. 2. Phạm vi áp dụng. Quy tắc ứng xử văn hoá được trường TH Trung Hà xây dựng và áp dụng cho toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. Điều 2: Về trang phục và thời gian làm việc 1.Ứng xử trong việc thực hiện những yêu cầu về trang phục của cán bộ giáo viên, công nhân viên khi đến phòng họp, lên lớp tước học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, chỉnh tề đĩnh đạc, trang trọng, không loè lẹt, rườm rà, không gây phản cảm. Trong lúc họp, khi lên lớp không mặc quần hoa, quần áo ngủ, quần bò mài, quần bò nhăn, quần bò trễ, không đi dép lê lên lớp; đối với giáo viên dạy thể dục: quần áo thể thao chỉ được mặc khi dạy thực hành ngoài sân bãi. 2.Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc, khi có tình huống có vấn đề sảy ra ảnh hưởng đến thời gian làm việc, phải chân thành, nghiêm khắc nhưng không nặng nề thô lỗ. Điều 3: Về chào hỏi, xưng hô, xã giao 1.Trong chào hỏi, phải thân mật, đúng mực, tôn trọng cấp trên, người có chức vụ công tác, người hơn tuổi, phụ nữ, không dùng tiếng bồi, tiếng lóng 2.Trong, xưng hô phải thân mật, không suồng sã, tôn trọng theo cương vị công tác, tuổi đời, giới tính 3. Khi bắt tay xã giao phải đúng mực, tôn trọng, nhưng không hời hợt, không khúm núm không suồng sã, không vồ vập 4. Khi cần giới thiệu giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên, với cấp trên với người hơn tuổi cần tôn trọng, đảm bảo tính thân mật, đúng mực. Điều 4: Khi tiếp đón khách, tiếp dân. Khi đón tiếp khách đến thăm và làm việc phải có thái độ trọng khách, mến khách, chu đáo, tôn trọng người có chức vụ, người hơn tuổi. Ứng xử khi đưa đón, dẫn khách khách phải có thái độ vui vẻ, tôn trọng, khéo léo. Khi tiếp đón cha mẹ học sinh đến liên hệ công việc phải tận tình, niềm nở. Điều 5: Sử dụng điện thoại 4 Ứng xử khi nghe, gọi điện thoại phải lịch thiệp từ tốn, trung thực, ngắn gọn, rõ ràng, đủ nghe không làm ảnh hưởng đến người người xung quanh. Điều 6: Liên hoan, chiêu đãi Ứng xử trong mời cơm chiêu đãi, rót mời đồ uống đối với cấp trên, người hơn tuổi, phụ nữ phải trân trọng, thân mật, nhưng không xô bồ, rụt rè Điều 7: Hội nghị, mít tinh 1.Trong Hội nghị Hội thảo đảm bảo tính nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn, tôn trọng chủ toạ, ý kiến của các thành viên. 2.Ứng xử khi tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỉ niệm đảm bảo tính nghiêm túc, trang trọng, khi giới thiệu đại biểu, đọc diễn văn, đáp từ, lời cảm ơn phải đúng văn phong. Điều 8: Nhận và tặng vật lưu niệm Ứng xử khi tặng hoa, quà lưu niệm, phải chân thành, lịch thiệp, thể hiện lòng biết ơn, tác phong tự tin, đĩnh đạc, không khúm núm. Điều 9: Đối với những bất đồng, mâu thuẫn Ứng xử trong giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn, đảm bảo từ tốn, có lý có tình,không kiêu căng thách thức, hiếu thắng, biết lắng nghe trên tinh thần xây dựng, đoàn kết. Điều 10: Quan hệ với người khác giới Ứng xử với người khác giới đảm bảo trong sáng lịch thiệp, tôn trọng, mô phạm, không gây phản cảm, gây đàm tiếu cho người xung quanh. Điều 11: Công bố, tiếp nhận thông tin 1.Ứng xử khi viết công bố, thông báo văn bản thông tin phải rõ ràng, mạch lạc, dung văn phong hành chính. Không phản ứng tiêu cực. 2. Khi chỉnh sửa văn bản cho người khác tham mưu phải đảm bảo tính chân thành, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, khiêm tốn, lịch sự. Điều 12. Tổ chức thực hiện Quy tắc này áp dụng từ ngày 25 tháng 3 năm 2010 và là một trong các căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm. HIỆU TRƯỞNG (đã ký) Trương Văn Bình 5 6 . TH TRUNG HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY TẮC Ứng xử văn hoá của học sinh (Ban hành kèm theo Quy t định số: 15 ngày 25/3/2010 của Hiệu trưởng trườngTH Trung. và phạm vi áp dụng 1. Đối tượng áp dụng : Học sinh trường THTrung Hà. 2. Phạm vi áp dụng: Là quy tắc ứng xử văn hoá của học sinh trường TH Trung Hà trong các mối quan hệ với Thầy cô giáo,. vệ sinh chung. 2 5. Khi bị đau, ốm đột xu t phải kín đáo tế nhị, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; giữ vệ sinh cá nhân tránh làm lây bệnh sang người khác. Điều 8. Tổ chức thực hiện Quy

Ngày đăng: 20/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w