Bản chất của hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinhdoanh làm phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sử dụng tài sản, phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp 3
1.1.2 Phân loại tài sản 4
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 9
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 11
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 12
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 22
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 23
1.3.2 Các nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DÂU KHÍ IMICO 37
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO 37
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 38
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO 39
2.2.1 Thực trạng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 39 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 41
Trang 22.3.1 Những kết quả đạt được 55
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO 61
3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO 61
3.1.1 Định hướng phát triển công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 61 3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO 63
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO 64
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 65
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 67
3.3 KIẾN NGHỊ 72
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm 41
Bảng 2.2: Bảng Cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/N 43
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản qua các năm 44
Biểu 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 45
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH 46
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính 47
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản & nguồn vốn 48
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản ngắn hạn 49
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 50
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng HTK 52
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 53
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Điểm lại tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam trong những nămgần đây, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đếnnền kinh tế trong nước với số lượng các doanh nghiệp giải thể và phá sản tăngvọt Thực tế đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không cócách nào khác là phải đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mở rộng thị trường… Tuy nhiên,trong điều kiện năng lực tài chính có hạn, thiếu vốn, thiếu cán bộ, chuyên giagiỏi đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những thách thức lớn Làm thếnào để vượt qua những khó khăn đó, một trong những nhân tố tạo đà cất cánhcho các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề quản lý tài sản đi đôi với nâng caohiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Trong sản xuất kinh doanh, một trong những nhân tố quan trọng đảmbảo cho sự vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tàisản Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu thì hiệu quả sửdụng tài sản luôn là vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâmnghiên cứu Thực tế hiện nay hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệpViệt Nam vẫn còn chưa cao như vòng quay tài sản thấp, tỷ suất lợi nhuậnkhông cao… Và công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO cũng không
là ngoại lệ
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang là
câu hỏi bức xúc của thực tiễn Chính vì lý do đó mà đề tài “Nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO” đươc lựa chọn nghiên cứu nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết đó.
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần đầu
tư xây lắp dầu khí IMICO, từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyênnhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảncủa Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phầnđầu tư xây lắp dầu khí IMICO từ năm 2010 đến năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, kết hợp phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh và nghiên cứutình huống
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phầnđầu tư xây lắp dầu khí IMICO
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổphần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà không cótài sản, đó là cơ sở và là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể duy trìhoạt động của mình
Tài sản của doanh nghiệp được hiểu là những nguồn lực do doanhnghiệp kiểm soát, có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thuđược các khoản lợi ích trong tương lai Để đầu tư mua sắm tài sản, doanhnghiệp phải bỏ ra một khoản vốn tương ứng với giá trị tài sản đó qua việcmua bán, hoặc góp vốn, tự sản xuất hay được cho, biếu tặng Vốn và tài sản
có mối quan hệ mật thiết với nhau, vốn của doanh nghiệp là giá trị tài sảncủa doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền còn tài sản là biểu hiện bên ngoàicủa vốn
Một khoản mục được coi là tài sản khi nó có thể đem lại lợi ích kinh tếtrong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, được biểu hiệndưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóahoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.Lợi ích kinh tế ở đây được hiểu là nguồn lực kinh tế, tức là nó vừa phải bảođảm tính khan hiếm vửa đảm bảo đặc tính sử dụng Nếu thiếu một trong cácđiều kiện này vật đó không được xếp vào nguồn lực kinh tế Đặc tính sử dụngcủa một khoản nào đó được thể hiện thông qua khả năng cung cấp dịch vụ của
nó trong tương lai hoặc quyền lợi kinh tế trong tương lai
- Thứ hai, một khoản được coi là tài sản khi nó phải được doanh nghiệpkiểm soát Tính kiểm soát ở đây được hiểu là quyền sử dụng hoặc kiểm soát
Trang 7một vật, không phải là tính sở hữu nó Điều này lý giải vì sao tài sản thuê tàichính lại được báo cáo trên bảng cân đối kế toán của bên thuê cho dù quyền
sở hữu thuộc về bên cho thuê
- Thứ ba, tài sản là kết quả của nghiệp vụ quá khứ Điều kiện này là bắtbuộc để đảm bảo những tài sản ngẫu nhiên không được coi là tài sản củadoanh nghiệp Rõ ràng một thiết bị đã được đơn vị mua thì đó là tài sản củađơn vị nhưng nếu thiết bị đó mới chỉ là “sẽ được mua” thì nó không được báocáo là tài sản của đơn vị
Như vậy, khái niệm tài sản của doanh nghiệp hội tụ ba điều kiện cầnthiết trên để được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: khả năngcung cấp lợi ích kinh tế trong tương lai được đơn vị kiểm soát và kết quả củanghiệp vụ quá khứ
1.1.2 Phân loại tài sản
Tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại là tài sản ngắn hạn vàtài sản dài hạn
1.1.2.1 Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thời gian thu hồi vốn ngắn, thời gianthu hồi vốn phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Thôngthường, đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng
12 tháng thì những tài sản có khả năng thu hồi vốn hay thanh toán trước 12tháng kể từ khi kết thúc kế toán năm được coi là tài sản ngắn hạn
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận động theo một sơ
đồ T – H – SX - … - H’ – T’
Giai đoạn 1, T-H: doanh nghiệp bỏ tiền mua tư liệu lao động (thiết bị,
công cụ dụng cụ…) và đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu…) để sửdụng cho quá trình sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2, SX - … - H’: các tư liệu lao động thông qua lao động của
Trang 8con người tác động vào làm cho các đối tượng lao động thay đổi và chuyểnsang hình thái vật chất khác (thành phẩm hoặc sản phẩm dở dang).
Giai đoạn 3, H’ – T’: Doanh nghiệp tiếp tục công việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm, đóng gói, vận chuyển, bán hàng và thu tiền
Tương ứng với ba giai đoạn của một chu trình sản xuất cho thấy sựtham gia tương ứng của tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- TSNH trong quá trình dự trữ sản xuất: bao gồm nguyên vật liệu, nhiênliệu, phụ liệu, phụ tùng thay thế, vật tư đóng gói, công cụ lao động…
- TSNH trong quá trình sản xuất: gồm các sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm và chi phí chờ phân bổ - là những chi phí chưa tính hết vào giá thànhsản phẩm trong kỳ mà sẽ tính dần vào giá thành các kỳ sau
- TSNH trong quá trình lưu thông: bao gồm thành phẩm, hàng hóa chờtiêu thụ, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vayngắn hạn…), các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán và các khoản phảithu ngắn hạn
Như vậy, trong cả 3 khâu dự trữ - sản xuất – lưu thông doanh nghiệpđều phải đảm bảo tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất được tiến hành bìnhthường, tránh tình trạng tài sản ứ đọng ở các khâu của quá trình sản xuất
Tương ứng với các yếu tố trong Bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp, tài sản ngắn hạn được chia thành:
- Tiền và các khoản tương đương tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển, chứng khoán dễ thanh khoản
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
- Các khoản phải thu ngắn hạn như các khoản nợ phải thu của kháchhàng, các khoản tạm ứng, phải thu về việc trả trước cho người bán, các khoảnphải thu nội bộ…
- Hàng tồn kho bao gồm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công
Trang 9cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm, hàng gửi bán, hàngmua đang đi đường …
- Các tài sản ngắn hạn khác như chi phí trả trước ngắn hạn, các khoảnthuế phải thu của nhà nước nhưng chưa thu về…
Giá trị các loại tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản, nghĩa là chúngchiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, Quản trị
và sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng đốivới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Việc cân nhắc kỹlưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay tài sản dàihạn cần chú ý đến bản chất của tài sản để có thể đánh giá mỗi tài sản một cách
rõ ràng, cụ thể:
Thứ nhất, các loại tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh hơn so với
tài sản dài hạn Chẳng hạn, nếu một khoản đầu tư cần thiết ban đầu đối vớimột tài sản cố định là X giá trị thì doanh nghiệp không thể đầu tư ít hơn haynhiều hơn vào dự án đó Tuy nhiên, với các loại tài sản ngắn hạn thường dễdàng biến đổi hoàn toàn (nếu là tiền mặt) hay gần như hoàn toàn (nếu dướidạng hàng tồn kho)
Thứ hai, không như đầu tư vào tài sản dài hạn, các khoản đầu tư vốn
ngắn hạn thường có thể bị hủy bỏ tại bất cứ thời điểm nào mà không phải chịuchi phí lớn, trong khi đó việc chuyển đổi hay hủy bỏ dự án đầu tư cho tài sảndài hạn thường gây ra nhiều phiền phức và chi phí cao
Thứ ba, chức năng của tài sản ngắn hạn là nhằm tạo cho doanh nghiệp
khả năng thanh khoản cần thiết đề duy trì khả năng thanh toán trong cả nhữnggiai đoạn suy thoái kinh tế
Chính vì chức năng này mà trong quản lý tài sản ngắn hạn, doanh
nghiệp luôn phải đánh đổi giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán.
Trang 10Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinhvấn đề tài chính mà còn nảy sinh cả vấn đề sinh lợi Rõ ràng doanh nghiệpluôn phải lực chọn, cân nhắc cũng như chấp nhận sự đánh đổi giữa mục tiêuđạt được thanh toán với sự giảm sút về khả năng sinh lời.
Có thể nói, tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng thuộc tài sảnsản xuất của doanh nghiệp, thường được phân bổ ở khắp giai đoạn của quátrình sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau Tài sản ngắn hạn được tiêuhao hoàn toàn vào quá trình sản xuất trong một lần chu chuyển, thay đổi hìnhthái vật chất và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra Do vậy
để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phântích từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Nói cách khác, sử dụng tài sản ngắn hạn tiết kiệm, hiệu quả làm rút ngắnthời gian của một lần chu chuyển hoặc tăng số vòng chu chuyển của nó trongmột năm là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.1.2.2 Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn đó là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sửdụng dài, thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp Thông thường, đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanhbình thường trong vòng 12 tháng thì những tài sản có khả năng thu hồi vốnhay thanh toán sau 12 tháng kể từ khi kết thúc năm kế toán được coi là tài sảndài hạn
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm nhiều loại có vai trò và vị tríkhác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thườngxuyên biến đổi về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật Tài sản dài hạn củadoanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,TSCĐ thuê tài chính ,Bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạnnhư đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu tư chứng khoán
Trang 11Bộ phận quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dàihạn là khoản mục TSCĐ của doanh nghiệp Trong điều kiện phát triển nhưhiện nay, khi khoa học và sức lao động đang ngày càng trở nên vô cùng quantrọng đối với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp thì khái niệm vềtài sản của doanh nghiệp không chi gồm hình thái vật chất mà cả phi vật chất.
Đó là khi mọi khoản chi thực tế mà doanh nghiệp đã đầu tư, bỏ bao công sức,tiền bạc như chi phí thành lập, triển khai hoạt động doanh nghiệp, chi phí phátminh sáng chế, chi phí mua/đăng ký bản quyền, chi phí về ưu thế kinhdoanh mà thỏa mãn các điều kiện quy định về tài sản cố định theo Thông tư45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính nhưng không hình thành tài sản cố địnhhữu hình thì sẽ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp
Theo đó các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn 4tiêu chuẩn:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS+ Tiêu chuẩn về thời gian: có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị
từ 30 triệu đồng trở lên
Như vậy, TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất banđầu cho đến khi được nâng cấp, sửa đổi hay bị hư hỏng, sa thải khỏi quá trìnhsản xuất, tuy nhiên giá trị của chúng thì bị hao mòn dần do quá trình sử dụng(hao mòn hữu hình) hoặc do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật khôngngừng đổi mới (hao mòn vô hình) làm cho giá trị của tài sản giảm so với tàisản mới nếu mang thay thế Phần giá trị của TSCĐ được tính toán và phân bổvào chi phí sản xuất kinh doanh tương ứng thời gian sử dụng gọi là khấu haoTSCĐ Việc trích lập khấu hao định kỳ tạo thành quỹ khấu hao để tái đầu tưvào TSCĐ mới
Trang 12Bên cạnh đó hoạt động đầu tư dài hạn ngày càng đóng vai trò quantrọng và trở thành một khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục tàisản dài hạn của doanh nghiệp Đầu tư được hiểu là hoạt động bỏ vốn ở hiệntại nhằm mục đích sinh lời trong tương lai Tùy theo mức độ góp vốn vàquyển kiểm soát mà hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được phân loại thành
Hoạt động đầu tư vào công ty con: Khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50%vốn chủ sở hữu (nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết) và có quyền chi phốicác chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích
từ các hoạt động của doanh nghiệp đó
Góp vốn liên doanh: Liên doanh là thỏa thuận bằng hợp đồng của haihoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế mà hoạt động này đượcđồng kiểm soát bởi các bên liên quan
Đầu tư vào công ty liên kết: Khoản đầu tư được xác định là đầu tư vàocông ty liên kết khi nhà đầu tư giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sởhữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) của bên nhận đầu tư mà không
có thỏa thuận khác
Đầu tư dài hạn khác: Hoạt động đầu tư trái phiếu, cổ phiếu hoặc đầu tưvào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyềnbiểu quyết) và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn trên 1 năm
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả lĩnh vựckinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo định nghĩa chung, thì hiệu quả chỉ mốiquan hệ kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ
ra để có kết quả trong điều kiện nhất định
Hiệu quả kinh tế của một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực (nhân tài, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
Trang 13định, đó có thể là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, chiếmlĩnh thị trường, mục tiêu chất lượng sản phẩm…
Quan điểm này đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọiđiều kiện “động” của hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào quy mô vàtốc độ biến động khác nhau của các hoạt động kinh tế
Bản chất của phạm trù hiệu quả sử dụng tài sản chỉ rõ trình độ sử dụng,năng lực khai thác và việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời giúpdoanh nghiệp tìm ra các nhân tố, biện pháp thích hợp làm tăng khả năng sửdụng tài sản đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sửdụng tài sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phântích hoạt động sản xuất nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để doanh nghiệp đạtđược kết quả như mục tiêu đã định
Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn các cuộc khủng hoảng kinh
tế, kinh nghiệp thực tế cho thấy các doanh nghiệp có tổng số tích lũy tài sảnlớn thường chiếm ưu thế Doanh nghiệp có tổng tài sản tích lũy lớn sẽ thu hútđược nhiều nhà đầu tư do tổng tích lũy tài sản tăng thể hiện sự mở rộng củadoanh nghiệp, giá trị cũng như giá cổ phiếu có xu hướng tăng, thu hút đượcnhà đầu tư đồng thời giảm được chi phí phát hành chứng khoán Điều đó cònthể hiện tiềm lực tài chính lớn mạnh của doanh nghiệp, có khả năng vượt quanhững biến động của thị trường, tăng độ an toàn cho vốn của nhà đầu tư
Tóm lại, tùy theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mà đặt ra yêucầu cho việc sử dụng tài sản và các chỉ tiêu đánh giá phù hợp Hiểu ngắn gọnthì hiệu quả sử dụng tài sản là cách sử dụng tốt nhất tài sản nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra Tuy nhiên xét cho đến cùng, mục tiêu bao trùm lâu dài củadoanh nghiệp vẫn chính là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu trên cơ sởnhững nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp
Trang 14phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau – phân tích hiệu quả sử dụng tàisản là một trong những công cụ đó.
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản không chỉ là mối quantâm mà là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện trong công tác quản lý bởisuy cho cùng sử dụng tài sản là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả caonhất trong quá trình sản xuất kinh doanh Tất cả những cải tiến,những đổi mới
về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong việc sử dụng tài sản chỉthực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả Hiệu quả sử dụngtài sản không những là thước đo vè chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lýkinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp
Bản chất của hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinhdoanh làm phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sử dụng tài sản, phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giúp nhà quản lýcủa doanh nghiệp đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã
có thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời trên cơ sở đó doanhnghiệp phát huy ưu điểm trong quá trình sản xuất kinh doanh, đề ra các biệnpháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản là công cụ quản trị kinh doanh, không nhữngcho biết trình độ sản xuất mà còn giúp tìm ra các biện pháp nâng cao kết quả
sử dụng tài sản
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tức là đã nâng cao khả năng sử dụngcác nguồn lực khan hiếm Trong cơ chế thị trường, việc nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Trang 151.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cáchtoàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt
nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựngđược hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, phù hợp với đặcđiểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biếtvận dụng phương pháp phân tích thích hợp Việc phân tích phải được tiếnhành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra cácbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm khai thác hết công suất cáctài sản đã đầu tư
1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Mô hình tài chính Dupont được xem là một trong các mô hình phổ biếnđược vận dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trongmối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào – tổng tài sản và kết quả đầu ra– chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp Mục đích của mô hình này là đánh giá khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng.
Sức sinh lời của
Lợi nhuận
TS bình quân =
Lợi nhuânDoanh thu x
Doanh thu
TS bình quânSức sinh lời của
Hệ số sinh lời củadoanh thu x
Số vòng quay củatài sản bình quânTrong đó:
* Chỉ tiêu doanh thu được lấy từ chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ” trên Báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ phân tích
* Chỉ tiêu Tài sản bình quân được xác định bằng trung bình giữa tài sảncuối năm và đầu năm của “Tổng cộng tài sản” trên Bảng cân đối kế toán
* Chỉ tiêu Lợi nhuận bằng tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch
Trang 16vụ và các khoản thu nhập khác nếu có trừ đi tổng chi phí (gồm chi phí sảnxuất và chi phí ngoài sản xuât), là chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trướcthuế” trên Báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ phân tích.
- Số vòng quay của tài sản binh quân : cho biết trong một kỳ phân tíchcác tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sức sảnxuất của các tài sản càng nhanh, là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản.Trên thực tế, chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng tài sản bình quân thường quan hệcùng chiều, khi tổng tài sản bình quân tăng thì tổng doanh thu cũng có chiềuhướng tăng Trên cơ sở đó, nều doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tàisản cần tìm biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân
- Hệ số sinh lời của doanh thu: doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lờicủa doanh thu cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích nhữngnhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp, đồng thời tìmmọi biện pháp để nâng cao doanh thu, bằng cách nâng cao chất lượng sảnphẩm để tăng giá bán, giảm các khoản giảm trừ
Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần quan tâm đếnmức tăng của vốn chủ sở hữu, bởi lẽ muốn tăng lợi nhuận trong tương laicũng cần phải đầu tư thêm vốn Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợinhuận và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, do vậy cần phảikết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài
Tóm lại, đánh giá tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựavào mô hình tài chính Dupont cho thấy một cái nhìn sâu sắc trên mọiphương diện Đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng tài sản để từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Trang 17Quá trình vận động của tài sản ngắn hạn bắt đầu từ giai đoạn cung cấpdùng tiền để mua nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất, sau đó tiếnhành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Muốn cho quá trình sản xuất liêntục, doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để đầu tư vào từng giaiđoạn của quá trình sản xuất Quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn sẽ góp phầngiảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận chodoanh nghiệp Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta thường sửdụng các chỉ tiêu sau:
* Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn:
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn: được xác định như sau:
Số vòng quay của
tài sản ngắn hạn =
Doanh thu thuầnTSNH bình quân
Trong đó: Chỉ tiêu TSNH bình quân được xác định bằng trung bình
giữa TSNH cuối năm và đầu năm của mục “Tài sản ngắn hạn” trên Bảng cânđối kế toán
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSNH đầu tư trong kỳ thì thu được baonhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNHtrên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và sốTSNH bình quân bỏ ra trong kỳ, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ TSNH vận độngtốt là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận
- Thời gian luân chuyển TSNH:
Thời gian 1 vòng
quay của TSNH =
Số ngày ước tính trong kỳ phân tích
Số vòng quay của tài sản ngắn hạnChỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển củaTSNH hay số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện một vòng quaytrong kỳ Ngược với chỉ tiêu số vòng quay TSNH trong kỳ, thời gian luânchuyển TSNH càng ngắn chứng tỏ TSNH càng được sử dụng có hiệu quả
Trang 18Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận TSNH cần phải dựatheo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyểncho từng bộ phận vốn Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khu nguyên, vật liệu đượcđưa vào sản xuất thì mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây làtổng số chi phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ Tương tự như vậy,mức luân chuyển bộ phận sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoànthành nhập kho, mức luân chuyển của bộ phận TSNH lúc này là tổng giáthành tiêu thụ sản phẩm.
* Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Trong quản lý tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp luôn phải đánh đổi giữa
khả năng sinh lời và khả năng thanh toán Đây thực sự là bài toán khó đối với
mỗi doanh nghiệp, làm sao để cân đối hai hoạt động này
Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần đểduy trì cân bằng tài chính Lợi nhuận là động lực hoạt động và là thước đophản ánh sự thành công của doanh nghiệp Chính lợi nhuận cung cấp nguồntiền chủ yếu để trả nợ - là kết quả của doanh thu bán hàng trừ đi các loại chiphí Do vậy, việc phân tích khả năng sinh lời đòi hỏi phải hiểu các nhân tốảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và các chi phí của công ty
Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đếnhạn bất cứ lúc nào Đó là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chicủa doanh nghiệp hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có Việc quản
lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ cho những nhàcung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ theo thời hạn với các nguồn tiền mặtkhác nhằm tránh mất khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh = TSNH
Trang 19toán nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năngđáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngắnhạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một nămhay một chu kỳ kinh doanh Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tàichính là bình thường hoặc khả quan Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản
nợ ngắn hạn Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh" là chỉ tiêu được dùng để đánh giákhả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) vàcác khoản tương đương tiền (bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gianthu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành một lượngtiền xác định Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanhnghiệp mà chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” có trị số khác nhau.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toánnhanh” không nhất thiết phải bằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năngthanh toán nhanh; bởi vì, trị số của tử số trong công thức xác định chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được xác định trong khoảng thời gian tối
đa 3 tháng trong khi trị số của mẫu số lại được xác định trong khoảng 1 nămhoặc một chu kỳ kinh doanh Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: nếutrị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp
có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì
Trang 20không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bángấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ
số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệpbảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đươngtiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làmgiảm hiệu quả kinh doanh
Việc sử dụng, đánh giá các hệ số thanh toán đòi hỏi vận dụng và liênkết trong mối liên hệ với các thông tin khác
* Chỉ tiêu về vòng quay khoản phải thu
Các khoản phải thu là số vốn (tài sản) của doanh nghiệp nhưng bị người mua và người bán chiếm dụng, Các khoản này tăng hay giảm đều tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp luôn cần quan tâm, đôn đốc đến tình hình thu hồi công nợ, xác định được số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp.
Số vòng luân chuyển
các khoản phải thu =
Doanh thu thuầnCác khoản phải thu bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay đượcbao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiềnhàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên cũng cần xem xét, nếu đôi khichỉ tiêu này cao quá do phương thức thanh toán quá chặt chẽ cũng sẽ ảnhhưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý cáckhoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.Thời gian 1 vòng quay
các khoản phải thu =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải thuChỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh,doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Và ngược lại
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu để xác định các nguyên nhân ảnhhưởng đến tình hình thu hồi các khoản công nợ và khả năng thanh toán củadoanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp áp dụng nhằm nhanh chóng thu
Trang 21hồi nợ mà vẫn đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng luôn là vấn đềđặt ra cho mọi doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu về vòng quay dự trữ hàng tồn kho:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nhận thấy hàng tồn kho có ý nghĩa rấtlớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa các giai đoạn khácnhau của chu kỳ sản xuất từ dự trữ, sản xuất cho đến tiêu thụ Hàng tồn khođảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, giảm bớt rủi ro, thiệt hại trướcnhững biến động của thị trường Tương ứng với ba giai đoạn của quá trìnhsản xuất thì hàng tồn kho cũng được phân chia thành ba loại tương ứng là tồnkho nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và dự trữ, tồn kho sảnphẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất và tồn kho dạng thànhphẩm đã được sản xuất xong chuẩn bị đem tiêu thụ
Khi phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho thường sử dụng các chỉtiêu sau:
- Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn khotrong kỳ phân tích Số vòng luân chuyển càng lớn chứng tỏ vốn đầu tư hàngtồn kho vận động không ngừng, cho thấy tính hiệu quả càng cao trong việcquản lý vật tư, hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp
Số vòng luân chuyển
HTK
=
Giá vốn hàng bán(Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)/2
- Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho: chỉ tiêu này được xác định:Thời gian 1 vòng
quay của HTK =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của HTKChỉ tiêu này cho biết một vòng quay của HTK mất bao nhiêu ngày, chỉtiêu này càng thấp chứng tỏ HTK vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 22Để phân tích chi tiết tốc độ luân chuyển HTK, ta có thể đi vào phântích các bộ phận của hàng tồn kho như giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tồnkho, SPDD, NVL, CCDC cho sản xuất… Đồng thời, doanh nghiệp luôn quantâm đến vấn đề tồn kho tối ưu – tức là cân nhắc, so sánh giữa lợi ích mà tồnkho đem lại với những chi phí phát sinh của hàng tồn kho như chi phí đặthàng, chi phí lưu kho và những thiệt hại có thể xảy ra do việc hết hàng dự trữphục vụ cho sản xuất gây gián đoạn.
HTK đồng nghĩa với việc ứ đọng vốn và phát sinh chi phí lưu kho, bảoquản Chính vì vậy mục tiêu tăng tốc độ luân chuyển HTK là điều kiện quantrọng để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sảnxuất mà không cần tăng thêm vốn đầu tư Mặt khác, góp phần giảm chi phí,
hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thỏa mãn các nhucầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các chỉ tiêu trên đây phản ánh một cách chung nhất về hiệu quả sửdụng TSNH của doanh nghiệp Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một mặt của hiệuquả sử dụng tài sản, vì vậy để có thể đánh giá đúng đắn một cách toàn diệncần phải đánh giá đồng thời các chỉ tiêu và phân tích chúng trong những điềukiện riêng của doanh nghiệp, cũng như cần thiết phải xem xét đặc điểm, cáchquản lý và hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm nhiều loại có vai trò và vị tríkhác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thườngxuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật Do vậy phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để đầu tư tài sản dài hạn hợp lýgóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH thường chia ra các nội dung sau:
* Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyền TSDH:
Trang 23- Số vòng quay của tài sản dài hạn:
- Sức sinh lợi của tài sản dài hạn:
Sức sinh lợi của tài
sản dài hạn =
Lợi nhuận trước thuếTài sản dài hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSDH bình quân sử dụng trong kỳ thìtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng TSDH của doanh nghiệp là tốt, đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính:
- Hệ số tự tài trợ TSDH:
Hệ số tự tài trợ
Vốn chủ sở hữuTSDH
Hệ số tự tài trợ TSDH là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải TSDHbằng vốn chủ sở hữu Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải TSDH và dovậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạnđến hạn Do đặc điểm của TSDH là thời gian luân chuyển dài (thường làngoài một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp không đủ tài trợ TSDH của mình mà phải sử dụng cácnguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn,doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ TSDH củadoanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn
Trang 24Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quảkinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào TSDH, ít sử dụng vàokinh doanh quay vòng để sinh lợi.
Ngoài ra, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính riêngcho từng bộ phận tài sản dài hạn (các khoải phải thu dài hạn, TSCĐ đã vàđang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ phậnTSCĐ đã và đang đầu tư vì TSCĐ là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ
cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp không thể
dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý được vì đây chính là điều kiện cầnthiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
“Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức sau:
Hệ số tự tài trợ
Vốn chủ sở hữuTSCĐ đã và đang đầu tưTSCĐ đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định”trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm TSCĐ đã đầu tư (TSCĐ hữu hình, vôhình, thuê tài chính) và TSCĐ đang đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang)
Hệ số đầu tư = Tài sản dài hạn – Phải thu dài hạn
Tổng tài sản
Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của TSDH trong tổng
số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ TSDH sau khi trừ đi cáckhoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng quát) hay tính riêng cho từng bộphận của tài sản dài hạn (hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chínhdài hạn ); trong đó, hệ số đầu tư tài sản cố định được sử dụng phổ biến, phảnánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu.Trị số này phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn:
Trang 25Đầu tư tài chính dài hạn (ĐTTCDH) của doanh nghiệp bao gồm: đầu tưvào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào cơ sở kinh doanhđồng kiểm soát, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn…Khi phân tíchhiệu quả các khoản đầu tư tài chính dài hạn ta xác định chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận so
với giá trị thuần của
ĐTTCDH
=Lợi nhuận của hoạt động ĐTTCDHGiá trị thuần bình quân của ĐTTCDH
x 100
Lợi nhuận của hoạt động ĐTTCDH được tính:
(+) Doanh thu của hoạt động ĐTTCDH gồm lãi đầu tư chứng khoán dàihạn, lãi tiền vay cho vay dài hạn, cổ tức, lợi nhuận được phân chia từ hoạtđộng liên kết, liên doanh…
(-) Chi phí hoạt động đầu tư tài chính bao gồm chi phí môi giới về cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn, lỗ các khoản đầu tư tài chính dài hạn…
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồngtài sản cho hoạt động ĐTTCDH thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉtiêu này càng cao đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyếtđịnh đầu tư dài hạn vào các nội dung cụ thể của doanh nghiệp
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài việc tính toán và phân tíchcác chỉ tiêu liên quan, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tác động tớihiệu quả sử dụng tài sản, vì có như vậy doanh nghiệp mới đưa ra được cácquyết định phù hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra trên cơ sở vẫn đảm bảomục tiêu chung của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài Thông thường
Trang 26người ta xem xét những yếu tố sau:
1.3.1.1 Đặc điếm sản xuất kinh doanh
Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như địnhhướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại Với ngành nghề kinhdoanh đã chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơcấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao.Nguồn tài trợ cho những tài sản đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dàicho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không? Tài sản của doanhnghiệp sẽ được sử dụng như thế nào cho hiệu quả
1.3.1.2 Giải pháp huy động vốn (hay chính sách tài trợ tài chính)
Trong tài chính, tồn tại nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tàichính là “Tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gianchuyển hóa tài sản ấy” hay nói cách khác :” Thời gian của nguồn vốn tài trợphải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ” Như vậy, khi tính đến
độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi:Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn (nguồn tài trợ thườngxuyên); nguồn vốn ngắn hạn (nguồn tài trợ tạm thời) chỉ tài trợ cho tài sảnngắn hạn
Doanh nghiệp huy động vốn là để sử dụng, tài trợ cho các nhu cầu vềvốn ngắn hạn hoặc dài hạn khi mà vốn chủ sở hữu không đáp ứng ngay lậptức Các tài sản ngắn hạn thường được tài trợ bằng các loại nợ ngắn hạn khácnhau và có thời hạn tương tự nhau Còn với tài sản dài hạn, nếu vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ thì phải sử dụng thêm các nguồn vốnkhác và các khoản vay này đều phải gánh chịu mức phí Nếu doanh nghiệp sửdụng vốn không đúng mục đích sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao và rủi ro
Doanh nghiệp cần đánh giá cụ thể điều kiện kinh doanh để có thể đưa
ra quyết định huy động nguồn vốn nào, với mức độ bao nhiêu là hợp lý để
Trang 27bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu tư mởrộng kinh doanh, doanh nghiệp nên huy động tất cả các nguồn vốn có thể,nhất là nguồn vốn vay (bao gồm vay ngân hàng, vay các đối tượng khác vàvay bằng phát hành trái phiếu) và sử dụng vốn góp Doanh nghiệp cần đưa racác nguyên tắc góp vốn, chuyển nhượng vốn rõ ràng để tránh khi có sự bấtđồng dẫn đến việc rút vốn ồ ạt gây bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huyđộng, hình thành nguồn tài trợ tài sản:
- Nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được hình thành trước hết từnguồn vốn của bản thân chủ sở hữu: vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổsung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợinhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơbản… Đây là biện pháp đơn giản và ít tốn kém đối với doanh nghiệp
- Nguồn tài trợ có thể được hình thành từ nguồn vốn vay: vay ngắn hạn,trung hạn hay dài hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác
Hiện nay, những nguồn tài trợ trong nước còn những hạn chế và chi phícao, vì vậy việc lựa chọn, tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài đang mở rathêm một hướng mới cho các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, để đạt đượcđiều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự đưa ra được các ý tưởng về sảnphẩm, chiến lược kinh doanh… thực sự có tính thuyết phục và hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng nhưcác đạo luật ban hành về cổ phần đã mở ra thêm một hướng mới về huy độngvốn cho các doanh nghiệp, bên cạnh nguồn đóng góp của nhân viên là mộtyếu tố tiềm năng đánh kể trong việc huy động vốn cho doanh nghiệp
Nhưng dù cho doanh nghiệp có lựa chọn hình thức huy động vốn nào
Trang 28thì điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với doanh nghiệp để có thể thu hút sựquan tâm của nhà đầu tư cũng như chính là sự chứng tỏ được sản phẩm củadoanh nghiệp đạt hiệu quả, tiềm năng về thị trường sản phẩm và triển vọngtăng trưởng trong tương lai là rất khả quan.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ, xây dựng cơ cấu vốn bất hợp lý
sẽ làm tăng chi phí và gây rủi ro cao cho doanh nghiệp Do vậy, đảm bảo mộtchính sách huy động vốn hợp lý nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn mà không
để xảy ra tình trạng thừa, thiếu vốn hoặc đầu tư không đúng mục đích sẽ giúpdoanh nghiệp ổn định sản xuất, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản của doanh nghiệp
1.3.1.3 Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì tàisản trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sựnghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng Đồng thời trong quá trình sản xuất kinhdoanh, tình hình sử dụng tài sản luôn được theo dõi một cách thường xuyên
và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí
Doanh nghiệp ban hành được quy trình quản lý sản xuất kinh doanhhợp lý là một điều rất khó nhưng hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp vô cùnglớn Xây dựng các chính sách quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý còn gópphần rút ngắn thời gian tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vòng quay của vốn, tănghiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đạtđược mục tiêu đó, doanh nghiệp cần ban hành các chính sách quản lý cụ thể:
* Chính sách đầu tư của doanh nghiệp
Chọn mục tiêu đầu tư là xác định rõ doanh nghiệp sẽ đầu tư cho nănglực sản xuất hay đầu tư tài chính, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn xác định rõmục tiêu đầu tư cần đạt được về kinh tế, tài chính giúp doanh nghiệp tránhđược tình trạng đầu tư tràn lan, không có trọng tâm và mang lại hiệu quả
Trang 29không cao.
Khi có nhu cầu đầu tư, nhà quản lý phải xem xét kỹ các yếu tố trực tiếpảnh hưởng tới quyết định đầu tư của mình Đó là chính sách kinh tế của nhànước, thị trường và sự cạnh tranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh,
sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ và khả năng tài chính của doanh nghiệp
Để thực hiện kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp phải huy động vốn từ cácnguồn khác nhau Doanh nghiệp tùy theo khả năng và nhu cầu cần vốn củamình có thể huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư cơ bản,huy động vốn qua liên doanh, liên kết Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần
có chính sách sử dụng vốn để đầu tư, tái sản xuất đảm bảo sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp
* Chính sách quản lý tài sản cố định:
Khi xem xét chính sách quản lý TSCĐ cần liên hệ đến ngành nghề vàlĩnh vực kinh doanh, chính sách đầu tư, chu kỳ kinh doanh và phương phápkhấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn Nếu đối với các doanh nghiệp đang cóchính sách đầu tư mới (cả chiều sâu và chiểu rộng), hay trong giai đoạn mớiđầu tư thì tỷ trọng TSCĐ thường cao do lượng vốn đầu tư lớn và mức khấuhao chưa nhiều
Bên cạnh đó, trong chính sách quản lý TSCĐ cũng cần xem xét thêmvai trò của từng bộ phận TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuêtài chính) trong tổng số tài sản để có thể đánh giá chính xác hơn tình hình đầu
tư cũng như cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có phù hợp không, trên cơ sở đóđưa ra những kiến nghị phù hợp
* Chính sách quản lý hàng tồn kho:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nhận thấy hàng tồn kho có ý nghĩa rấtlớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa các giai đoạn khácnhau của chu kỳ sản xuất từ dự trữ, sản xuất cho đến tiêu thụ Hàng tồn kho
Trang 30đồng nghĩa với việc ứ đọng vốn và phát sinh chi phí lưu kho, bảo quản Chính
vì vậy mà doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề tồn kho tối ưu – tức là cânnhắc, so sánh giữa lợi ích mà tốn kho mang lại với những chi phí phát sinhcủa hàng tồn kho như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho và thiệt hại do việc hếthàng dự trữ phục vụ cho sản xuất Vì khi đó doanh nghiệp buộc phải đối mặtvới chi phí cao do đặt hàng khẩn cấp và các thiệt hại về ngừng trệ sản xuất dokhông có đủ vật liệu, còn nếu là thiếu tồn kho sản phẩm dở dang thì doanhnghiệp sẽ chịu thiệt hại do kế hoạch sản xuất thay đổi, sản xuất bị ngừng trệ.Nếu là tồn kho thành phẩm không đủ cho nhu cầu bán hàng thì doanh nghiệpphải chịu ảnh hường trước mắt là lợi nhuận bị mất do khách hàng bỏ đi sangngười cung cấp khác, và điều đó làm giảm uy tín của doanh nghiệp cho nhữnghoạt động kinh doanh trong tương lai
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn đưa ra được lượng hàng tồn kho dựtrữ hợp lý sao cho vừa đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa khônggia tăng chi phí tồn kho, nhờ vậy tiết kiệm được vốn trong khâu dự trữ và cácchi phí liên quan đến kho tàng, bến bãi góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiện nói chung
* Chính sách quản lý ngân quỹ:
Một trong những chức năng trọng yếu của TSNH là nhằm tạo chodoanh nghiệp khả năng thanh khoản cần thiết để duy trì khả năng thanh toántrong cả những giai đoạn suy thoái kinh tế Do đó mức độ và thành phần củatài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn chịu sự chi phối của những tình trạng khókhăn có thể xảy ra và mức độ khắc nghiệt do môi trường kinh doanh đem lại
Hơn nữa, quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn gắn liền với nhau.Chẳng hạn, thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơnthì nhu cầu đối với những tài sản có thanh khoản cao thường ít hơn so với khithời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn ngắn hơn Tương tự
Trang 31như vậy, khi số lượng trung bình của một khoản tín dụng thương mại nhiềuhơn thì nhu cầu cân đối tiền mặt đòi hỏi phải lớn hơn
Quản trị tiền mặt đề cập tới việc quản lý tiền giấy tồn quỹ và tiền gửingân hàng Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tíchsản gần với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao –
là những công cụ tài chính được mua bán trên thị trường tiền tệ hay thị trườngvốn có tính lưu hoạt cao
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền là để làm thông suốt quá trìnhtạo ra các giao dịch kinh doanh trong khi nếu sử dụng một loại tài sản khác cóthanh khoản thấp có thể làm tăng chi phí giao dịch, mất nhiều thời gian hơnhay chỉ là mục đích phòng ngừa Đơn giản là nếu doanh nghiệp sử dụng tiềnmặt thanh toán việc mua hàng ngay sẽ có thể được hưởng chiết khấu, hoặc tậndụng những cơ hội mua hàng giá rẻ hay thậm chí tiền mặt có đủ giúp doanhnghiệp có khả năng thanh toán tức thời trong những trường hợp khẩn cấp
Có một số mô hình để áp dung xác định lượng tồn quỹ tối ưu:
* Mô hình tồn trữ tiền mặt và chứng khoán chuyển đổi được tối ưu ( EOQ)
Lượng tiền mặt dự trữ cũng được xác định dựa trên mô hình xác địnhlượng tồn kho tối ưu vì tiền mặt là một loại hàng hóa đặc biệt
M* =
Trong đó:
M* : lượng dữ trữ tiền mặt tối ưu
M n : tổng mức tiền mặt thanh toán hàng năm
C b : chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán thanh khoản
Trang 32chứng khoán để đảm bảo thanh toán Nếu lãi suất thấp, chi phí bán chứngkhoán thanh khoản cảo thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp giữ tiền mặtnhiều hơn.
* Mô hình quản lý tiền mặt của Miller Orr
Mô hình này không xác định điểm dự trữ tiền mặt tối ưu mà xác định khoảng các giữa giới hạn trên – là điểm mua chứng khoán làm giảm dự trữ tiền mặt và giới hạn dưới của dự trữ tiền mặt – là điểm bán chứng khoán làm tăng dự trữ tiền mặt
Khoảng cách
giữa hai biên = 3 (
34
Phí giao dịch x phương sai thu chi ngân quỹLãi suất
Mô hình này có ưu điểm là đã tính đến phương sai chi chi ngân quỹ,tức là tính đến chênh lệch giữa thu chi ngân quỹ từng lần và thi chi ngân quỹbình quân Hơn nữa, mô hình đưa ra điểm giới hạn trên và điểm giới hạn dưới
cụ thể để doanh nghiệp tham khảo và ra quyết định, chẳng hạn nếu phì giaodịch chứng khoán cao thì khoảng cách giữa hai biên trên và biên dưới nênrộng ra, và ngược lại nếu lãi suất cao thì nên thu hẹp khoảng cách hai biên…
Do tiền mặt biến động hầu như liên tục nên doanh nghiệp phải lựachọn và thiết lập một mô hình phù hợp để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mụctiêu làm chuẩn mực cho các quyết định tài chính ngắn hạn như đầu tư tiềnnhàn rỗi vào các loại chứng khoán sinh lợi, mức đầu tư nào là hợp lý và khinào thì bán chúng để bổ sung làm cân bằng cán cân tiền mặt
* Chính sách tín dụng thương mại:
Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động mua chịu và bán chịu là côngviệc thường ngày đối với bất kỳ doanh nghiệp nào do đó khoản phải thu (vàphải trả) là điều tất yếu đối với doanh nghiệp
Độ lớn của khoản phải thu của một doanh nghiệp thay đổi theo thờigian, tùy thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, cũng như sự tácđộng của những điều kiện kinh tế chung nằm ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát được, có thể tác động đến độ lớn
Trang 33cũng như “chất lượng” của khoản phải thu được các doanh nghiệp quan tâm
đó là “chính sách tín dụng thương mại” Nếu chính sách tín dụng thương mại
áp dụng cho các khách hàng quá cao sẽ có thể loại bỏ các khách hàng tiềmnăng còn nếu các tiêu chuẩn đặt ra quá thấp có thể thúc đẩy doanh số tăngnhưng sẽ có rất nhiều khách hàng có mức rủi ro tín dụng cao, làm tăng cáckhoản nợ khó đòi và doanh nghiệp phải chịu những chi phí thu tiền cao hơn
Doanh nghiệp cần thiết nắm được khoản phải thu, cũng như nắm vững
kỳ hạn phải thu – phải trả để tránh dẫn tới mất khả năng thanh toán mà đi tớiphá sản do nợ chồng chéo Vì thế, nhà quản trị tài chính luôn phải theo dõithường xuyên các khoản phải thu để xác định đúng trực trạng của chúng vàđánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền mà doanh nghiệp đang ápdụng thông qua:
- Thiết lập hồ sơ theo dõi nợ cho từng khách hàng
- Phân tích “tuổi của các khoản phải thu” để có biện pháp thu hồi nợthích hợp Yếu điểm của phương pháp này là chịu sự chi phối rất mạnh mẽcủa doanh số bán theo mùa vụ
- Theo dõi tổng số nợ mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng để biếtđược lượng vốn mà doanh nghiệp đã dành cho tín dụng thương mại là baonhiêu
- Theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng số nợ của doanh nghiệp để biếttồng quát tình hình nợ khó đòi
- Theo dõi kỳ thu tiền bình quân để biết thời gian thu hồi được khoảnphải thu
- Đưa ra chính sách chiết khấu, khuyến khích khách hàng trả nợ đúng
kỳ hạn
1.3.1.4 Năng lực, trình độ cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng đối với bất cứ hoạt động nào
Trang 34của doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảntrong doanh nghiệp Con người ở đây được hiểu bao gồm cả bộ máy quản lý
và bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất có mối quan hệ tác độngqua lại Bộ phận quản lý đóng vai trò đưa ra định hướng, quyết định hướngphát triển của doanh nghiệp, hướng dẫn các bộ phận khác cùng thực thi nhiệm
vụ chung
Một doanh nghiệp vững mạnh nếu có bộ phận quản lý với trình độchuyên môn nghiệp vụ cao, trách nhiệm, năng động, sáng tạo đưa ra nhữngquyết định đúng đắn kịp thời, đồng thời cần thiết có sự phối hợp hiệu quảgiữa các bộ phận, phòng ban sẽ làm giảm tình trạng chồng chéo công việc,nâng cao tính trách nhiệm, tính năng động cho từng bộ phận Một bộ máyhiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ từ bộ phận quản lý đến bộ phận sảnxuất Rõ ràng là nếu đội ngũ quản lý (bộ phận gián tiếp sản xuất) có trình độhọc vấn cao nhưng bộ phận sản xuất lại thiếu lao động lành nghề thì doanhnghiệp cũng không thể nào vận hành nhịp nhàng và hiệu quả được
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì bộ phận trực tiếp đóng một phần vôcùngquan trọng, vì đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên đượcxem là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra chấtlượng sản phẩm và góp phần thực hiện mục tiêu giảm chi phí, nâng cao chấtlượng công việc của từng bộ phận cũng chính là nâng cao năng suất chấtlượng của toàn doanh nghiệp Để có thể hướng người lao động làm việc ổnđịnh, khoa học rất cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ của đội ngũ quản lý, bộ phậngián tiếp sản xuất như bộ phận hành chính nhân sự đảm bảo chính sách phúclợi, bộ phận mua bán đảm bảo tiến độ cung cấp vật liệu cho sản xuất, bộ phậnbán hàng thúc đẩy hàng hóa tiêu thụ…
Như vậy, để có được các bộ máy nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp
Trang 35ngày càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý vànhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động và sáng tạo.
1.3.1.5 Tiến bộ khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ hiện nay được xem là một trong những nhân tốquyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nóichung và của từng doanh nghiệp nói riêng Việc ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí,rút ngắn thời gian sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Tuy nhiên hiện nay vấn đề hao mòn vô hình đang là nỗi lo đối với các doanhnghiệp do tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật làm cho vòng đời của thiết bịngắn đi hoặc mất giá nhanh chóng do việc ra đời các thiết bị mới ưu việt hơnvới giá thành giảm
Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc thiết bị không đúng theo công suấtthiết kế vừa làm tăng mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu mà còn làm giảm tuổithọ của máy Đây là một hiện tượng phổ biến ở các nước kém phát triển, trongkhi phải bỏ ra lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc phục vụ cho sản xuấtnhưng không sử dụng hết công suất của máy, thường chỉ đạt ở mức dưới 50%,trong khi đó công suất sử dụng ở các nước phát triển có thể đạt đến trên 80%
Để đáp ứng nhu cầu trang bị thiết bị hiện đại cho mục đích sản, doanhnghiệp trước hết phải xác định được quy mô và chủng loại tài sản cần thiếtcho hoạt động sản xuất trước khi quyết định mua thiết bị Đây là vấn đề thuộcđầu tư xây dựng cơ bản lâu dài, giá trị lớn, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phảicân nhắc kỹ càng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở các nguyên tắc vàquy trình phân tích dự án đầu tư Doanh nghiệp phải tận dụng tối đa thời gian
và hiệu suất của tài sản, trên cơ sở vận hành máy an toàn, tiết kiệm, khấu haomáy nhanh tạo điều kiện doanh nghiệp đuổi kịp khoa học công nghệ mới,cung cấp những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường
Trang 36Đồng thời với việc nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ, doanh nghiệp cầnquản lý tài sản liên tục và có hệ thống, đảm bảo:
- Số sách phải phản ánh đầy đủ số lượng, giá trị tài sản của doanh nghiệp
- Luôn theo dõi công suất sử dụng thực tế của máy so với công suất thiết kế
- Theo dõi chất lượng sản phẩm sản xuất định kỳ
- Lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy
Để có thể phát triển và chiếm lĩnh thị trường thì nhu cầu chú trọng hoạtđộng nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao cải tiến và áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào đổi mới sản xuất là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp Hoạtđộng này giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những tiến bộ khoahọc kỹ thuật đang ngày càng phát triển không ngừng, từ đó giúp doanh nghiệpgiảm được các ảnh hưởng của hao mòn vô hình tài sản cố định, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm…
1.3.2 Các nhân tố khách quan
Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhữngđặc trưng riêng Bản thân những đặc trưng đó trở thành những nhân tố kháchquan, có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp:
1.3.2.1 Hệ thống chính sách quản lý của nhà nước
Những thay đổi thuộc môi trường kinh tế - chính trị luôn có tác độngđến doanh nghiệp Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước thì sự cần thiết can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh ở các nội dung như duy trì sự ổn định của nền kinh
tế và chính trị, định hướng nền kinh tế phát triển thông qua hệ thống phápluật, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thu hút các nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, hệ thống tài chính-tín dụng, lạm phát và cácchính sách tài khóa của chính phủ có tác động tới quyết định kinh doanh vàkết quả hoạt động của doanh nghiệp
Nội dung của chính sách kinh tế như chính sách đất đai, chính sách thu
Trang 37hút vốn đầu tư nước ngoài nếu phù hợp sẽ thực sự có ảnh hưởng đối vớidoanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam Đó là yếu tố củng cố, tạoniềm tin và sự ổn định cho doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư lâu dài
và phát triển trên thị trường Việt Nam
Ngoải ra, với những doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau vàđối tượng khách hàng khác nhau thì chính sách tín dụng thương mại cũng sẽ
áp dụng khác nhau, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu khác nhau
Nếu những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn, lànguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khác và khách hàng lại lànhững công ty bán buôn, công ty phân phối thì doanh nghiệp sẽ phải chấpnhận tình trạng số dư nợ phải thu lớn Và ngược lại, nếu hàng hóa có giá trịthấp, là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, khách hàng chỉ đơn thuần là nhữngngười bán lẻ thì doanh nghiệp sẽ bị nợ rất ít
Nói tóm lại, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng làmột nhân tố khách quan tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanhnghiệp do có ảnh hưởng đến dữ liệu về cơ cấu tài sản và hệ số sinh lời của tàisản doanh nghiệp
Những thay đổi mang tính khách quan nhưng có tác động ngày càngmạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, những tác động đó có thể mang lạinhững thuận lợi cũng như khó khăn, do vậy doanh nghiệp cần có những dựđoán, xây dựng phưong án dự phòng để giảm thiểu những rủi ro và tận dụngđược những cơ hội mới từ những thay đổi có lợi mang đến cho doanh nghiệp
1.3.2.2 Tác động của khoa học công nghệ
Với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực công nghệ thông tin như hiệnnay thì giá trị của thông tin mang lại cho doanh nghiệp hết sức đáng quý.Doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin trên tất cả lĩnh vực sản xuất, đầu
tư, kinh doanh, mua bán… để kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh
Trang 38hợp lý, kịp thời trước những biến động của thị trường.
Đi đôi với yếu tố thông tin, có thể nói yếu tố khoa học công nghệ cũng
là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sảnxuất của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng Sự phát triển nhanhchóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là sức ép đối với doanh nghiệptrong công cuộc sử dụng hiệu quả tài sản cũng như đầu tư đổi mới cho phùhợp với yêu cầu Mặt khác, các nước trên thế giới cũng luôn đối mặt với cácchính sách thương mại, sự bất ổn của nền kinh tế các nước có tác động đếngiá cả nguyên vật liệu nhập khẩu, là đầu vào của sản xuất nên tác động đếngiá bán sản phẩm Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ bắt đầu ở Thái Lan và lan nhanh các nước Đông Nam Á vào cuối năm
1997 đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến cả thị trường Châu Âu và Châu
Mỹ Và gần đây nhất, những đợt tăng giá dầu trên thế giới đã tác động đến giáxăng dầu trong nước và kéo theo đó là một loạt giá cả hàng hóa tăng theo, gâykhó khăn cho các doanh nghiệp, buộc hầu hết các doanh nghiệp trong nướcphải tăng giá bán sản phẩm
1.3.2.3 Tốc độ phát triển của thị trường
Một sản phẩm của doanh nghiệp sở dĩ phát triển được trong cơ chế thịtrường là do sản phẩm ấy đáp ứng được các nhu cầu của thị trường Đồngthời với yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ, giá bán cạnhtranh với những sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới Sự ảnhhưởng tổng quát của nhân tố thị trường đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trên ba yếu tố là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra vàthị trường tài chính
Các doanh nghiệp sản xuất không thể nào lường hết được những khókhăn gặp phải như khan hiếm về nguồn nguyên liệu gây khó khăn cho hoạtđộng sản xuất, thay đổi nhu cầu thị hiếu tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến tiến
Trang 39độ bán hàng hay những thay đổi trên thị trường tài chính mà gần đây là tìnhhình tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng trong năm 2008 là thực sự khókhăn cho các doanh nghiệp nếu muốn huy động vốn bẳng nguồn vay từ ngânhàng Trong nền kinh tế kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh giữa những nhàsản xuất là vô cùng gay gắt vì vậy doanh nghiệp phải tìm cách tận dụngnhững lợi thế có được để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Ngoài ra, thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển đồng
bộ, mới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn mà chưa nhiều các hoạtđộng trên thị trường vốn dài hạn, lại chỉ tập trung vào vào khu vực kinh tế nhànước gây nên sự mất cân đối trên dịch vụ thị trường tài chính, cụ thể tình hìnhhiện nay là sự khan hiếm vốn kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trongkhi lại quá dư thừa nguồn vốn trong khối thành phần kinh tế nhà nước
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DÂU KHÍ IMICO
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ IMICO
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp Dầu khí IMICO là thành viên củaTổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam - một trong những Tập đoàn kinh tế lớn mạnh hàng đầu