1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị rủi ro Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

56 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 186,23 KB

Nội dung

Vì mục tiêu an toàn và pháttriển bền vững, ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn đã có những biệnpháp phòng ngừa rủi ro tín dụng song trong thời gian thực tập tại ngân hàng em thấyv

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống NHTM nước ta đang trong quá trình đổi mới để bắt kịp với xu thếphát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Ngân hàng đãthực sự trở thành ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế Đặc biệttrong những năm qua, ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực trong việc huy độngvốn, mở rộng vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút vốn đầu

tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước Ngành ngân hàng xứng đáng là công

cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả

Song song với với quá trình đó, vấn đề rủi ro tín dụng cũng đang diễn ra hết sứcphức tạp, gây ra những tác động to lớn không thể lường hết được cho nền kinh tế Do

đó phải có sự đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằmngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra

Hiện nay các NHTM Việt Nam đang tích cực xây dựng chính sách, chiến lược

và những biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng Vì mục tiêu an toàn và pháttriển bền vững, ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn đã có những biệnpháp phòng ngừa rủi ro tín dụng song trong thời gian thực tập tại ngân hàng em thấyvẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được giải quyết

Do vậy em lựa chọn đề tài :”Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PTViệt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn” cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đíchphân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, đồng thời đề xuất nhữnggiải pháp khắc phục những hạn chế

Việc nghiên cứu đề tài đáp ứng nhu cầu hiện nay của Chi nhánh, phù hợp vớichuyên ngành đào tạo khoa Tài chính – Ngân hàng và mức độ của một khóa luận

2 Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trang 2

- Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngânhàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn.

- Một số hướng đề xuất phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT ViệtNam Chi nhánh Bỉm Sơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Thời gian từ năm 2009-2011

4 Phương pháp nghiên cứu:

 Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng về tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng,

em tiến hành thực hiện các cuộc khảo sát sau:

• Điều tra trắc nghiệm bằng bảng câu hỏi về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

• Phỏng vấn một số ý kiến của ban quan lý và cán bộ tín dụng của ngân hàng

 Các phương pháp được sử dụng trong bài viết khóa luận: thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu các loại để so sánh, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng

5 Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý thuyết về phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHTM

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn.

Chương 3: Một số hướng đề xuất nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn.

CHƯƠNG 1: M ỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Rủi ro tín dụng

Đứng về phương diện quản lý, khi phân tích rủi ro, các nhà kinh tế đặt rủi ro tíndụng dưới tầm nhìn của người cho vay Những gì đã được phân tích, luận giải, truyềnđạt trong các công trình nghiên cứu, giảng dạy cho thấy một quan điểm rằng, chỉ có

người cho vay – NHTM mới đối mặt với rủi ro trong quan hệ tín dụng Về lý luận, rủi

ro tín dụng được xem như là khả năng khách hàng không trả được nợ vay và lãi sử dụng tiền vay mà nguyên nhân là từ những tình huống không “phát hiện” khi cho vay

và phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc quy định phân

loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động TCTD thì: “Rủi

ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà trình bày trong giáo trình “Quản trị ngân hàng

thương mại” của Nhà xuất bản Đại học giao thông vận tải thì “Rủi ro tín dung là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi”.

Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng.

1.1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Trang 4

Theo giáo trình “Quản trị rủi ro tín dụng” của tác giả Ngô Minh Châu - Đại học

Kinh tế TP Hồ Chí Minh thì “Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những hoạt động mà ngân hàng thực hiện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi”.

Theo ThS Phạm Anh Tuấn (Đại học Kinh tế Huế), phòng ngừa rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình thực hiện các biện pháp kiểm soát tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng trong hoạt động cho vay của mình”

1.2 Nội dung lý thuyết về phòng ngừa rủi ro tín dụng

1.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

cơ cấu tài sản của NHTM, và đem lại phần lợi nhuận lớn nhất cho NHTM Nhưng đâycũng là hoạt động luôn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro RRTD là loại rủi ro gắn liềnvới việc không thu được nợ khi đến hạn hoặc ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn

RRTD được phân loại dựa vào các tiêu thức sau đây:

Căn cứ vào tích chất của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro sai hẹn: là rủi ro mà người vay không trả được nợ gốc và lãi đúng hẹn trong

- Rủi ro đối với nợ cần chú ý: Đó là những khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày,

các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổchức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủgốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

Trang 5

- Rủi ro đối với nợ dư ớ i tiêu chuẩn: Là những khoản nợ đã quá hạn từ 91 đến 180

ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ cần chú ý; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi

do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Rủi ro đối với nợ nghi ngờ: Là những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

- Rủi ro đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn: Là những khoản nợ đã quá hạn

trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đựoc cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

1.2.2 Dấu hiệu nhận biết RRTD

Một số dấu hiệu nhận biết RRTD trong hoạt động của ngân hàng:

Khách hàng có biểu hiện:

+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm thanh toán.+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ

+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ

+ Vốn vay được sử dụng với mục đích khác so với thỏa thuận trong hợp đồng

+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng

+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm,mục đích, cách thức quản lý

+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng người không hiệuquả, và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏi công ty

+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực

Trang 6

+ Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý.

+ Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm

+ Thu nhập không ổn định và thiếu tính thường xuyên

+ Chậm trễ không thanh toán lương cho nhân viên

+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm

+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường

+ Chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chínhkhông hợp lý hoặc thiếu chuẩn xác

+ Tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm hoặc lỗ

+ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm

+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch

+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề khôngthuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao

+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu tăng, không nhập đượcnhững nguyên liệu đặc chủng

+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích như: sử dụngvốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xưởng

+ Chi phí của doanh nhgiệp không hợp lý

+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp theo chiều hướng bất lợi

+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá RRTD

Trang 7

Tuy RRTD là khách quan, song ngân hàng phải quản lý RRTD nhằm hạn chế đếnmức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhân nảy sinh RRTD, ngânhàng cụ thể hóa thành những dấu hiệu phát sinh trong hoạt động tín dụng phản ánhRRTD:

(1) NQH và NQH/ Tổng dư nợ

(2) Nợ khó đòi và Nợ khó đòi/ Tổng dư nợ

(3) Tính đa dạng của tài sản

(4) Tình hình tài chính và phương án của người vay

(5) Đảm bảo tiền vay

(6) Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng

(7) Môi trường hoạt động của người vay

Do thời gian và mức độ giới hạn của chuyên đề nên chỉ xét hai chỉ tiêu chính vàchủ yếu sau: NQH và Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ, Nợ khó đòi và Nợ khó đòi/ Tổng dưnợ

- NQH là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận trênhợp đồng

- Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ

Nợ quá hạn

- NQH/ Tổng dư nợ = * 100

Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn là chưa được thanh toán đãchuyển thành nợ quá hạn Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngânhàng, tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn

Nợ khó đòi

- Nợ khó đòi/ Tổng dư nợ = *100

Tổng dư nợ

Trang 8

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả công tác xử lý RRTD của ngân hàng, cho biết baonhiêu NQH không xử lý được.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ RRTDkhác nhau Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đếnthanh khoản: chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợpđồng

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến RRTD của NHTM

Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường tự nhiên: Khi khách hàng vay vốn gặp thuận lợi từ môi trường tự nhiên

thì khả năng thanh toán khoản vay được bảo đảm bởi hiệu quả sử dụng vốn trong sảnxuất kinh doanh tốt, ngược lại khi xảy ra những biến cố bất lợi từ môi trường tự nhiên,hoạt động sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh có nguy cơ tổn thất, từ đó đe dọakhả năng thanh toán khoản vay của khách hàng đối với NHTM

+ Môi trường chính trị, pháp luật: Trong điều kiện kinh tế chính trị, xã hội ổn định,

hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hóa, làm tăng hiệu quảhoạt động của toàn hệ thống tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn

hệ thống tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của các khách hàng sử dụngvốn vay; ngược lại khi có những xáo trộn môi trường chính trị, pháp luật làm cho hoạtđộng kinh doanh và tài sản của khách hàng bị đe dọa, từ đó gây ra nguy cơ khách hàngmất khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng

+ Môi trường kinh tế: Kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn

hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vàotình trạng suy thoá, mất ổn định làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tronghoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hóa bị ứ đọng

+ Môi trường quan hệ quốc tế: Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo sự ràng

buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống Một mặt nó tạo điều kiện

Trang 9

giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tạo rasức cạnh tranh khốc liệt Nếu doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì ngay lập tức

sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng

+ Khách hàng: Nếu khách hàng không có ý thức về trách nhiệm phải trả nợ, họ cố tình

chiếm dụng vốn của ngân hàng thì dù ngân hàng có nhận thức và thực hiện nhiều biệnpháp chặt chẽ để hạn chế rủi ro, kiểm soát khoản vay của khách hàng một cách sát saothì khách hàng vẫn tìm được kẽ hở để luồn lách, lừa đảo Ý thức khách hàng là yếu tốkhách quan gây nên rủi ro tín dụng, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng

Khách hàng có ý thức trả nợ nhưng nếu thiếu năng lực, làm ăn thua lỗ thì cũngkhông có khả năng thanh toán nợ ngân hàng Vì vậy năng lực khách hàng là yếu tốquan trọng, ngân hàng cần phải xem xét trước khi quyết định cho vay Nhưng việcđánh giá đúng năng lực khách hàng là điều không phải dễ, đây chính là trở ngại đối vớingân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng

Nguyên nhân chủ quan:

+ Đội ngũ cán bộ ngân hàng: Trình độ của cán bộ tín dụng thấp, đây là một trở ngại

lớn đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Một ngân hàng có hệ thốngquy trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ nhưng nếu nhân viên tín dụng không có khả năngthì họ có thể đưa ra những quyết định sai lầm, gây tổn thất cho ngân hàng

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố không kém phần quantrọng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng Cán bộ tín dụng vì mưu lợi

cá nhân thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng thì ngân hàng khókiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng được

Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, bên cạnh phải xây dựng các văn bản luật tín dụng,cẩm nang tín dụng một cách hoàn chỉnh và đầy đủ thì ngân hàng còn cần phải quantâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin: Hoạt động trong ngành ngân hàng, yếu

Trang 10

tố thông tin là vô cùng cần thiết Nhưng ở Việt Nam hiện nay, việc cung cấp thông tintín dụng còn chậm, chưa đầy đủ, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời và đôi khi chưachính xác, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng Thiếu nguồn thông tin để phântích tín dụng, thông tin trong nội bộ ngân hàng còn đơn giản, chưa đầy đủ.

Cán bộ tín dụng thường chỉ có thông tin từ phía khách hàng cung cấp nên độ chínhxác không cao, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến những quyết đinh sai lầm củacán bộ trong quá trình thẩm định dự án và quyết định cho vay

1.2.5 Những nguyên tắc của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

Các nhà kinh tế thường gọi Ngân hàng là ngành “kinh doanh rủi ro” Thực tế đãchứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn tới rủi ro lại lớn như trong lĩnhvực kinh doanh tiền tệ - tín dụng Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những

do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hànggây ra Vì vậy rủi ro tín dụng ngân hàng không những là cấp số cộng mà còn là cấp sốnhân của nền kinh tế

Khi rủi ro xảy ra trước tiên lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.Nếu rủi ro xảy ra ở mực độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi

ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức

độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin củakhách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng Vì vậy việc phòng ngừa vàhạn chế rủi ro tín dụng là việc cần thiết đối với các NHTM

Nguyên tắc của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng:

+ Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách hàng

+ Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngườivay vốn

+ Mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng

Trang 11

+ Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

+ Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao

+ Cho vay phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.+ Phải quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề

Từ các nguyên tắc trên, các NHTM cần thực hiện:

+ Thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng: Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhấtcủa mỗi cán bộ tín dụng Để thực hiện được những giải pháp này thì nhiệm vụ đặt rađầu tiên cho các NHTM là phải đặt ra một quy trình tín dụng hợp lý đảm bảo độ antoàn cao và phải thực thi được tại ngân hàng đó

+ Đa dạng hoá các danh mục cho vay: Với mỗi khoản vay, việc cho vay đối với cácdoanh nghiệp nhỏ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn, song việctập trung cho vay một khách hàng lại dễ gây tổn thất nghiêm trọng khi các yếu tố bấtthường xảy ra

+ Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ ngân hàng: Đây là một giảipháp quan trọng bởi nó có thể giải quyết tận gốc nhiều vấn đề Khả năng nắm vữngcông việc cũng như khả năng quản lý nhân viên của người lãnh đạo sẽ hạn chế rủi rotín dụng xảy ra

+ Tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường hệ thống thông tin về kháchhàng Đây là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra

về phía họ Đồng thời nhờ đó mà ngân hàng có sự tin cậy và yêu mến của khách hàng,

từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng Ngân hàng cũng nên mở rộng các kênh thông tinkhác để hiểu rõ hơn về khách hàng

+ Lập quỹ dự phòng rủi ro: Nó là nguồn đển bù đắp thiệt hại quan trọng trong trườnghợp rủi ro xảy ra với ngân hàng Nó có thể giúp ngân hàng tránh được nguy cơ mất khảnăng thanh toán

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM CHI NHÁNH BỈM SƠN 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Tên đơn vị: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Tên viết tắt: BIDV

Địa chỉ: Số 117 Trần Phú - P Ba Đình - TX Bỉm Sơn - Thanh Hóa

Lọai hình: Ngân hàng thương mại cổ phần

2.1.1 Lịch sử phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Ngày 01/09/2006, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơnchính thức khai trương hoạt động, Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam Với vị thế mới, diện mạo mới và tính tự chủ cao, điều kiện quản

lý hoạt động kinh doanh tốt, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bỉm Sơn sẽ có sức pháttriển mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động kinh doanh của các bạn hàng và phục vụtốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương

Ngay từ khi được nâng cấp Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo, ổn định

tổ chức, củng cố các Phòng/ Tổ và các Quỹ tiết kiệm Triển khai các giải pháp, biệnpháp và điều hành sâu sát với mục tiêu: Phấn đầu hoàn thành và hoàn thành vượt mứccác chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với chất lượng tốt nhất đảm bảo an toàn và đạt hiệuquả cao trên cơ sở ổn định và tăng trưởng bền vững

Qua 05 năm hoạt động từ khi được nâng cấp, Chi nhánh không ngừng mở rộngquy mô hoạt động , đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong tất cả các chỉ tiêu chủ yếu

so với thời điểm nâng cấp như: lợi nhuận trước thuế tăng 797%, nguồn vốn tăng 318%.Tín dụng tăng 690%, dịch vụ ròng tăng 948% làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.Thường xuyên chăm lo đời sống cán bộ nhân viên, chăm lo đến công tác an sinh xãhội, ủng hộ người nghèo và đối tượng chính sách

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh

Trang 13

Đơn vị: Triệu đồng

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Số tiền Tỷ

trọng(%)

- Thu phí dịch vụ & lãi

kinh doanh ngoại tệ 7.595 9,23 10.131 7,91 14.900 7,58

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trang 14

 Sử dụng phiếu điều tra câu hỏi phỏng vấn: Phân thành ba loại câu hỏi: câu hỏi lựa chọn đánh giá mức độ cần thiết của vấn đề nghiên cứu, câu hỏi cho điểm đo lường mức

độ đánh giá của người trả lời để từ đó phát hiện ra những mặt tích cực và hạn chế củacông tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, câu hỏi mở xin ý kiến của cácchuyên gia về hướng giải quyết vấn đề và các ý kiến đóng góp cho sinh viên khi thựchiện nghiên cứu

 Giám sát điều tra hiện trường: Quan sát tình hình về hoạt động tín dụng của ngânhàng, nghiên cứu công tác phòng ngừa rủi ro tìn dụng tại Chi nhánh

Quy trình thu thập dữ liệu, sàng lọc dữ liệu, phân loại thông tin thứ cấp

Bước 1: Thiết kế mẫu phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm ba nội dung chính: Phần một

là các thông tin của người tham gia phỏng vấn; Phần hai là nội dung chính gồm các câuhỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên ba loại câu hỏi phỏng vấn; Phần ba là phần cáccâu hỏi mở đánh giá các ý kiến của chuyên gia

Bước 2: Phát phiếu điều tra phỏng vấn cho các phòng ban: Ban giám đốc: 3 phiếu;

Phòng quan hệ khách hàng: 1 phiếu; Phòng quản trị RRTD:5 phiếu; Phòng quản lý RR:

1 phiếu

Bước 3: Thu hồi và tổng hợp phiếu điều tra, phân tích các dữ liệu thu được từ đó đưa

ra những kết luận về vấn đề phòng ngừa RRTD

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dựa trên nguồn nội bộ phân tích báo cáo kết quả sơ kết hoạt động năm 2009-2011tại Chi nhánh được tổng hợp tại phòng quản trị rủi ro tín dụng Từ đó tiến hành phântích các chỉ tiêu về đo lường chất lượng tín dụng, đánh giá mức độ RRTD tại Chinhánh Dựa trên nguồn dữ liệu ngoại vi: Tổng hợp từ một số bài báo điện tử về tìnhhình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa RRTD tại ngân hàng

2.3 Thực trạng phòng ngừa RRTD tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Trang 15

2.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về vấn đề nghiên cứu và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

2.3.1.1 Mô tả phiếu điều tra

 Tiến hành phát phiếu điều tra cho ban quản lý ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Bỉm Sơn và các phòng ban chính trong chi nhánh: Phòng quan hệ khách hàng,Phòng quản trị rủi ro tín dụng, Phòng quản lý rủi ro

Số phiếu phát ra: 10 phiếu; Số phiếu hợp lệ: 10 phiếu

 Danh sách tham gia điều tra phỏng vấn:

Bảng 2.2: Danh sách tham gia điều tra phỏng vấn

T

 Kết cấu phiếu điều tra gồm 3 phần:

+ Phần A: Phần thông tin cá nhân

+ Phần B: Phần điều tra trắc nghiệm

+ Phần C: Phần phỏng vấn ý kiến

2.3.1.2 Kết quả cuộc điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

 Kết quả điều tra trắc nghiệm

của ngân hàng

Trang 16

Bảng 2.3: Vai trò của công tác phòng ngừa RRTD

Thang trả lờiRất cần thiết Cần thiết Không hoàn toàn cần thiết

Khi RRTD xảy ra, nó không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà còn có thể dẫntới sự mất ổn định cho nền kinh tế Công tác phòng ngừa RRTD là hoạt động rất cầnthiết và không thể thiếu đối với mỗi ngân hàng, rất được ban lãnh đạo quan tâm và đầu

tư để thực hiện

nhân tố đó đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Bảng 2.4: Tác động của nhân tố khách quan đến RRTD

Nhân tố khách quan Mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Rấtcao

thường

Thấp Không tác

động

Môi trường tự nhiên

Thanh Hóa là khu vực nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, bêncạnh đó là các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản Đặc điểm củangành nghề này là nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và dịch bệnh và ThanhHóa lại là nơi bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tương đối lớn Các hộ gia đình vayvốn tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn để kinh doanh nông sản,chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán,thiên tai, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay Ngân hàng buộcphải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hay cho vay tiếp giúp khách hàng khắc phụckhó khăn để trả nợ

Môi trường chính trị, pháp luật

Trang 17

Môi trường chính trị, xã hội ổn định, hành lang pháp lý chặt chẽ giúp tăng hiệuquả hoạt động của toàn hệ thống tín dụng Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, NHNN và những cơ quan liên quan đã ban nhiềuluật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngânhàng Tuy nhiên những văn bản này được triển khai vào hoạt động ngân hàng hết sứcchậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập

Môi trường kinh tế

Những năm gần đây kinh tế Thanh Hóa ngày càng phát triển, đạt được nhiềuthành tựu đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên lạm pháttăng nhanh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, hoạt độngcho vay gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay cao trong khi đối tượng vay chủ yếu làcác hộ sản xuất không có đủ điều kiện để theo kịp Các khoản nợ cũ gặp nhiều khókhăn trong việc thu hồi và xử lý làm cho RRTD khó kiểm soát hơn

Môi trường quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế phát triển một mặt mang lại sự phát triển cho đất nước nhưng

mặt khác nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là những rủi ro về kinh tế Khi rủi ro

về kinh tế xảy ra sẽ liên quan đến nhiều vấn đề khác, trong đó có rủi ro tín dụng của ngân hàng.Và lúc đó ngân hàng sẽ gặp phải những thiệt hại không lường trước được

Bảng 2.5: Tác động của nhân tố khách hàng đến RRTD

Nhân tố khách hàng Mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Rấtcao

thường

Thấp Không tác

độngKhách hàng sử dụng vốn sai

mục đích

Trang 18

bộ tín dụng phải trực tiếp đi xuống doanh nghiệp, giám sát tình hình sử dụng vốn vàbáo cáo thực tế sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ.

Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn vay một phần thực

sự được sử dụng vào việc kinh doanh nhưng một phần lại sử dụng vào mục đích khácnhư sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí tiêu xài cá nhân Đến khi phần vốn kinhdoanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ quáhạn

Năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém

Khi các doanh nghiệp vay tiền Chi nhánh để mở rộng quy mô kinh doanh, đaphần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổimới cung cách quản lý Quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyênnhân đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành côngtrên thực tế Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài không thểthanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng

Khách hàng cố ý lừa đảo

Đây là nỗi lo lớn của ngân hàng Chi nhánh Bỉm Sơn và bản thân những người làmcông tác tín dụng Ngay cả khi cán bộ tín dụng không bị mua chuộc và móc ngoặc, rủi

Trang 19

ro này vẫn có thể xảy ra Tổng hợp các thông tin nội bộ của Chi nhánh về các vụ lừađảo trong các năm qua có thể đúc kết như sau:

+ Các thủ đoạn ngụy tạo uy tín, tín nhiệm để vay tiền ngân hàng

+ Các mánh khóe lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn: khách hàng dùngchính tài sản đảm bảo của mình để lừa đảo ngân hàng; khách hàng dùng tài sản khôngthuộc sở hữu của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng; tạo bằng chứng giả, hiện vậtgiả làm vật thế chấp để vay vốn ngân hàng; tạo các hồ sơ, tài liệu giả, hiện trường giả

để chứng minh về hoạt động kinh doanh của mình

Khách hàng chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng

Nhiều cá nhân và tổ chức vay vốn của ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

bằng các kế hoạch kinh doanh đầy khả thi Khi đến hạn trả nợ thì tìm cách trì hoãn, lầnlượt hứa hẹn, ngân hàng mời họp nhiều lần mà không đến, đưa ra nhiều nguyên nhân,

lý do trì hoãn trả nợ mặc dù sau khi trả nợ cho thấy vẫn có đầy đủ khả năng trả nợ.Điều này liên quan đến thiếu sót khi thẩm định tư cách khách hàng vay, các kháchhàng đến vay lần đầu thiếu thông tin thẩm định Khách hàng còn có quan điểm xemvốn ngân hàng là vốn Nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì ngân hàng chịu,ngân hàng thua lỗ thì Nhà nước chịu

đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Bảng 2.6: Tác động của nhân tố chủ quan đến RRTD

Ảnh hưởng nhân tố chủ quan Mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Rấtcao

thường

Thấp Không tác

độngCán bộ ngân hàng không tuân

Trang 20

Một số vụ việc nợ xấu tại Chi nhánh có liên quan đến sự tiếp tay của một số cán

bộ tín dụng cùng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay như: cho vay nhiều hơn nhucầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, rút ruột kho hàng cầm cố thay thế bằng hàng tạpchất kém chất lượng, thậm chí không có hàng giá trị của những tổn thất này không hềnhỏ

Đạo đức của cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đềhạn chế rủi ro tín dụng RRTD do nhân viên tín dụng thiếu trung thực và có ý đồ gianlận sẽ dễ dàng xảy ra khi ngân hàng quản lý tín dụng lỏng lẽo, sơ hở và các điều kiệncám dỗ nhân viên tín dụng quá thuận lợi Hầu hết các cán bộ quản lý tại Chi nhánhđược phỏng vấn đều bày tỏ lo ngại về vấn đề này vì nếu nhân viên tín dụng cố ý gianlận, thông đồng với khách hàng thì nhà quản lý khó có thể phát hiện ra được

Cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ thông tin thấp

Hoạt động trong ngành ngân hàng yếu tố thông tin là rất cần thiết Tại Việt Nam hiện nay nói chung và của Chi nhánh Bỉm Sơn nói riêng, việc cung cấp thông tin tíndụng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng Cán bộ tín dụng chủ yếuthường chỉ có thông tin từ phía khách hàng cung cấp nên độ chính xác không cao, điềunày có thể là nguyên nhân dẫn đến những quyết đinh sai lầm của cán bộ trong quá trìnhthẩm định dự án và quyết định cho vay

Bảng 2.7: Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ảnh hưởng

Trang 21

hoạt động này không chỉ tạo sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân hàng kia màcòn tạo sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng Hậu quả của việc

mở rộng mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn vànguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa cácchi nhánh trong cùng một ngân hàng Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không íttrường hợp Chi nhánh thực hiện các biện pháp như: thực tế có một số khách hàng cókhả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinhdoanh có lãi thấp hoặc lỗ, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu nhưng Chi nhánhvẫn cho vay

(1) Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết liên quan đến phòng ngừa RRTD tại Chi nhánh Bỉm Sơn

+ Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ hiệu quả hơn nữa: Khi xét hồ sơ xin vay cầnxem xét phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng ở thời điểm hiện tại và tươnglai xem có khả thi hay không Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn củakhách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.+ Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn: Trước hết phải hạn chế việc phát sinh

nợ quá hạn mới, đồng thời tích cực tiến hành rà soát những khoản nợ quá hạn cũ vàdựa vào những thông tin thu được về tình hình tài chính của khách hàng để đề ra nhữngbiện pháp xử lý thích hợp

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn vàđạo đức nghề nghiệp: Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định vàpháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ

(2) Những gợi ý của chuyên gia cho sinh viên để giải quyết vấn đề trên

+ Thực hiện nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hiện đại trongnước và một số nước trên thế giới

Trang 22

+ Tích cực rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên ngành tài chính - ngân hàng, dựa trênnhững kiến thức đã được đào tạo để áp dụng vào thực tế, phát hiện ra cái mới, giảiquyết vấn đề.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn cho các cán bộ làm công tác tín dụng

về kiến thức chuyên môn và kiến thức pháp luật

2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

2.3.2.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

(1) Thực trạng tín dụng phân theo thời gian

Bảng 2.8: Tín dụng phân theo thời gian

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Qua số liệu trên ta thấy, năm 2010 mức dư nợ tín dụng tăng 43,33% so với năm

2009 Đến 31/12/2011 tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 1.200.000 triệu đồng

Trang 23

tăng 18% so với năm 2010 Xu hướng giảm dần mức tăng trưởng dư nợ nằm trongđịnh hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Từ năm 2009-2011 sự thay đổi theo cơ cấu thời gian là không đáng kể, trong đóchủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 65%, cho vay dài hạn chiếm trên 19% tỷtrọng tổng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với nợ trung hạn Tỷ trọng dư nợ ngắnhạn tăng từ năm 2009-2011 chứng tỏ nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với tổng dư nợ Tỷtrọng dư nợ dài hạn giảm từ năm 2009-2011 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏrằng tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với nợ dài hạn

Trong những năm gần đây, ngân hàng tập trung chủ yếu vào khoản nợ ngắn hạn,

có khẳ năng thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãi suất, tỷ giá Mặt khác còn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay quá lâu, khó kiểm soát

(2) Thực trạng tín dụng theo loại tiền cho vay

Bảng 2.9: Cho vay bằng đồng Việt Nam

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chi nhánh duy trì cơ cấu cho vay bằng đồng ViệtNam khá ổn định, chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn chiếm trên 69%, trung hạn trên19%, dài hạn trong khoảng 5-10% Con số tuyệt đối trong cho vay ngắn hạn và trunghạn tăng dần từ năm 2009-201, song về số tương đối thì cho vay ngắn hạn vẫn tăng dầnnhưng cho vay trung hạn lại giảm dần từ 20,87% xuống 19,62%

Bảng 2.10: Cho vay bằng ngoại tệ quy đổi

Trang 24

Bảng 2.11: Cho vay theo loại tiền

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng từ năm 2009-2011 Năm 2011 dư nợ ngoại tệ

là 606.240 triệu đồng tăng về số lượng tuyệt đối so với năm 2010 tăng 8,7%, nhưng lạichỉ chiếm 50,52% tổng dư nợ, trong khi năm 2010 chiếm 54,86% Sở dĩ như vậy là vì

dư nợ ngoại tệ tăng nhưng mức tăng trưởng chậm hơn so với tổng dư nợ nên có sựgiảm trong cơ cấu so với năm 2010

Chi nhánh có nguồn ngoại tệ lớn, chi phí rẻ Nắm bắt lợi thế cạnh tranh này, Chinhánh đã đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã nângcao hệ số sử dụng nguồn vốn ngoại tệ thông qua đầu tư các dự án lớn của Chính phủ

Trang 25

Với thế mạnh lớn về vốn và khả năng quản lý tài chính, Quản lý dự án Chi nhánh đãtập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đến những dự án trọng điểm quốc gia.

(3) Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.12: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là khách hàngdoanh nghiệp Nhà nước Tỷ trọng DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ(chiếm trên 50%) Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch một cách

từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2009-2011 Năm 2009 dư nợ của doanh nghiệp quốcdoanh chiếm 60,7% tổng dư nợ, gấp 1.85 lần so với dư nợ của DN ngoài quốc doanh.Nhưng đến năm 2011 khoảng cách giữa dư nợ DNQD và DN ngoài QD đã thu hẹp lại,

dư nợ của DNQD là 489.600 triệu đồng, gấp 1,26 lần dư nợ của DN ngoài QD; còn lại

là cho vay đối với các hộ cá thể, chiếm 7,7% tổng dư nợ

2.3.2.2 Thực trạng RRTD tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn

Trang 26

Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh

Bảng 2.13: Tình hình Nợ quá hạn của Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Hình 2.1 Nợ quá hạn của Chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Trang 27

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướngtăng theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ Năm 2009 nợ quá hạn là16.603 triệu đồng, với tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ là 2,34%; đến cuối năm 2010 là25.220 triệu đồng, tỷ lệ là 2,48% Năm 2011 con số này đã là 32.040 triệu đồng, với tỷ

lệ nợ quá hạn là 2,67% (ở các ngân hàng thế giới tỷ lệ này là 5% được coi là báo động,còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động trong khoảng 8-9%) Nguyên nhân của sự gia tăng

nợ quá hạn nhanh chóng như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh trong năm tănglên, một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được thu hồi, đã được cơ cấu lại vàchuyển sang năm sau

Xu hướng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Chi nhánh nhưng cũng

là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh xuất hiện nhiều biểu hiện xấu

Do vậy cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quảnhằm hạn chế những khoản nợ quá hạn

Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ:

Bảng 2.14: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ

Trang 28

Bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng

nợ quá hạn của Chi nhánh, đó là do nguồn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nguồnngắn hạn, chiếm trên 55% vào năm 2009; năm 2010 tỷ lệ này là khá cao, lên tới74,05% Đến năm 2011 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 57,68%, giảm cả về số tuyệtđối và và số tương đối Còn nợ quá hạn trung và dài hạn tăng dần qua các năm, song tỷtrọng lại biến đổi, đều đạt cao nhất vào năm 2011 và thấp nhất vào năm 2010 Chứng

tỏ rằng nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2010 chủ yếu là nợ ngắn hạn, sang năm

2011 thì nợ ngắn hạn đã chuyển thành nợ trung và dài hạn làm cho số lượng nợ ở trung

và dài hạn tăng lên Nhìn chung nguồn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nguồn ngắnhạn nên nợ quá hạn chủ yếu cũng là nợ ngắn hạn

Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi

Bảng 2.15: Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi

( Nguồn báo cáo tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn)

Ta thấy nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào NQH dưới 180 ngày vàNQH từ 180-360 ngày

+ NQH <180 ngày: Năm 2009 là 12.538 triệu đồng, chiếm 75,52% tổng nợ quá hạn.

Năm 2010 là 17.964 triệu đồng, chiếm 71,23% Năm 2011 tăng lên là 24.475 triệu

Ngày đăng: 20/05/2015, 08:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w