Tiết 32: Cấu tạo trong của cá chép I.Mục tiêu 1. Kiến thức : - Nắm được vị trí ,cấu tạo trong các hệ cơ quan của cá chép -Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống ở nước 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát - Kĩ năng hoạt động nhóm II. Đồ dùng : - Tranh cấu tạo trong của cá chép - Tranh sơ đồ hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, não cá chép -Máy chiếu, máy chiếu hắt -Bảng phụ Bảng 1: Phiếu học tập Các bộ phận của ống tiêu hoá Chức năng 1. 2. 3. 4. Bảng 2: Phiếu học tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: và , nối với các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín. Khi tâm thất co tống máu vào từ đó chuyển qua , ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu O 2 , theo đến cung cấp O 2 và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quản theo trở về Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín. III. Hoạt động dạy học : A/ ổn định : Giới thiệu: Cô xin trân trọng giới thiệu với các em. Về dự giờ và thăm lớp trong tiết sinh học của chúng ta ngày hôm nay có các thầy cô giáo trong ban giám khảo cùng các thầy cô giáo của các trường trong huyện Yên Khánh về dự, Đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng. - Mời các thầy cô giáo và các em ngồi xuống. B/ Kiểm tra bài cũ: Gv: Ở tiết trước các em đã cùng cô nghiên cứu bài 31: Cá chép. Đây là đại diện của các lớp cá thuộc ngành động vật có xương sống. Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ. Vậy em nào xung phong trả lời cho cô giáo câu hỏi: ? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. 1 Trả lời: 1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân giúp giảm sức cản của nước khi bơi. 2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước làm cho màng mắt không bị khô 3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy giúp giảm sự ma sát với môi trường nước. 4. Sự xắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang. 5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với nhau có vai trò như bơi chèo. C/ Bài mới : Gv: Những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Vậy còn đặc điểm cấu tạo trong của cá chép ntn giúp cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Điều này sẽ được giải đáp trong tiết học ngày hôm nay: Tiết 32: Cấu tạo trong của cá chép 2 Hoạt động của Gv và Hs Gv: Và bây giờ cô cùng các em đi vào tìm hiểu phầnI Ghi bảng …………………………………………………… Gv:(chiếu) Các em hãy quan sát sơ đồ cấu tạo trong của cá chép và ghi nhớ vị trí các cơ quan trên sơ đồ và tự ghi nhớ ->rồi thảo luận theo cặp trong thời gian 2 phút cho biết. ? Số 1,2,3,4,5,6,7 ghi chú cho những bộ phận nào của hệ tiêu hoá. Gv: À, với câu hỏi này cô quan sát thấy tuy chưa hết thời gian mà đã có rất nhiều bạn có câu trả lời. Cô mời em OANH trả lời câu hỏi này _ Hs: (Đứng tại chỗ trả lời) 1-Miệng; 2-Hầu; 3-Thực quản;4-Dạ dày;5-Gan; 6-Mật; 7- Ruột; 8- Hậu môn ? Các em cho ý kiến nhận xét về câu trả lời của bạn. Cô mời em…… Gv: Cô cảm ơn em. Cô mời em ngồi xuống. Có bạn nào có ý kiến khác không. Gv: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em Gv: (chiếu) Các em tiếp tục thảo luận theo nhóm đã phân công hãy hoàn thành phiếu học tập sau trong vòng 2 phút Phiếu học tập Các bộ phận của ống tiêu hoá Chức năng 1. 2. 3. 4. Nội dung ghi bảng I. Các cơ quan dinh dưỡng 1. Tiêu hoá Gv: Phát phiếu học tập - Các nhóm thảo luận-> hoàn thành bài Gv: Đã hết thời gian, các nhóm dừng bút và nộp phiếu học tập của nhóm mình. (Gv đi thu)- Nhớ chuyển sang hệ video Gv trình chiếu phiếu học tập của nhóm 1 Cô mời đại diện nhóm 1 đọc đáp án của nhóm mình Cô mời đại diện nhóm 2 nhận xét Trình chiếu phiếu học tập nhóm 2 Gọi nhóm 3 nhận xét. Gv xem phiếu của 2 nhóm còn lại. Nói nhận xét. (nếu có sự khác nhau thì phải chiếu tiếp) Gv: Cô quan sát thấy đáp án của nhóm 3 giống như đáp án của nhóm 1. Cô nhất trí với ý kiến của các em (tắt hệ video-chuyển sang trình chiếu). -Gv :(chiếu) Các em hãy theo dõi đáp án trên màn chiếu Các bộ phận của ống tiêu hoá Chức năng 1.Miệng Lấy, cắn, nghiền thức ăn 3 Các em vận dụng kiến thức vừa học hoàn thành bài tập sau: Gv: (Chiếu) Gv: Đây là một bể nuôi cá cảnh. ? Em hãy giải thích Vì sao người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinhtrong bể nuôi cá cảnh? Hs: Vì trong quá trình quang hợp chúng lấy cacbonic và nhả oxi vào nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cá. ? Có em nào có ý kiến khác Gv: Cô cũng nhất trí với ý kiến của các em. V. Dặn dò: Để nắm chắc bài học hôm nay và thuận lợi cho bài học sau về nhà các em (Chiếu) - Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK - Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép - Viết sơ đồ vòng tuần hoàn của cá chép - Sưu tầm tranh, ảnh về các loài cá. Giờ học của chúng ta đến đây là kết thúc. Xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ công tác tốt, các em học giỏi.Mời quý thầy cô và các em nghỉ. Xin chân thành cảm ơn. F. Rút kinh nghiệm. 4 . ntn giúp cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Điều này sẽ được giải đáp trong tiết học ngày hôm nay: Tiết 32: Cấu tạo trong của cá chép 2 Hoạt động của Gv và Hs Gv: Và bây giờ cô cùng các. học : A/ ổn định : Giới thiệu: Cô xin trân trọng giới thiệu với các em. Về dự giờ và thăm lớp trong tiết sinh học của chúng ta ngày hôm nay có các thầy cô giáo trong ban giám khảo cùng các thầy. giáo và các em ngồi xuống. B/ Kiểm tra bài cũ: Gv: Ở tiết trước các em đã cùng cô nghiên cứu bài 31: Cá chép. Đây là đại diện của các lớp cá thuộc ngành động vật có xương sống. Trước khi vào