Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
302 KB
Nội dung
Nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung và chất lượng môn tập làm văn lớp 4 nói riêng đang là vấn đề mà anh chị em giáo viên trong Tổ Khối Bốn rất quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy các môn học như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ? Trong các môn học của chương trình lớp 4, Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chư- ơng trình lớp 4 cũng như cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức “nói – viết”. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây chính là hướng chỉ đạo của Ban Giám Hiệu trường Tiểu học Thạnh Đông A4 xây dựng chuyên đề “Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ” Mục tiêu của chuyên đề nhằm giúp cho giáo viên hiểu và thực hiện việc giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các lớp nói chung và ở lớp 4 nói riêng có chất lượng. Mặt khác, giúp cho công tác quản lý, công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học, hoạt động chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm trong mỗi nhà trường hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giới hạn của chuyên đề xây dựng về chương trình Tập làm văn lớp 4 cũng khá rộng nên không sao tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý kiến của Ban Giám Hiệu, của các đồng nghiệp để giúp cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Ngày 24 tháng 10 năm 2009 Tổ Khối Bốn Trường Tiểu học Thạnh Đông B1 Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 1 A. Phần mở đầu I. Lý do chọn chuyên đề: Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây cũng chính là lý do mà Tổ khối Bốn trường Tiểu học Thạnh Đông A4 chỉ đạo giáo viên dạy khối 4 nghiên cứu chuyên đề: “ Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để dáp ứng được yêu cầu đổi mới ”. II. Cơ sở lý luận: Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn, phải coi trọng yếu tố thực hành nói và viết trong suốt quá trình dạy (chú trọng luyện nói). Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp). Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ thể là: Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 2 + ở Tiểu học, các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể chuyện, miêu tả, viết thư Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái “hồn”. Do vậy, giáo viên phải luôn luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội ở cả 9 môn học. + Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi kể chuyện, khi viết thư, khi miêu tả Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh (lối nói và viết), giả tạo, già trước tuổi (biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu) mà cần nhẹ nhàng chỉ cho học sinh những thiếu sót và hướng cho các em cách sửa, cách làm bài phù hợp với tâm lý lứa tuổi. III. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi Nhà trường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thay sách đạt kết quả tốt, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn được nâng cao, xây dựng được nề nếp tự học, bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3, các mô đun để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao tay nghề cho giáo viên. Ban giám hiệu quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên học tin học, tự làm đồ dùng dạy học để thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên giảng dạy đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và các phương tiện phục vụ cho việc dạy học. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 là những giáo viên có năng lực sư phạm, yêu nghề nên khi tiếp cận những đổi mới trong giảng dạy giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tương đối linh hoạt và ngày một hiệu quả. Học sinh đã quen với cách học mới từ các lớp 1,2,3 cho nên các em biết cách thực hành luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. 2. Khó khăn. Phân môn Tập làm văn là phân môn khó dạy so với các môn học khác, giáo viên dạy còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 3 tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết cho các em qua các phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác chưa được chú trọng. Mặt khác, do đặc điểm của cư dân vùng địa lý, tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu SGK và dụng cụ học tập, thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả, kể chuyện -hoặc không biết cách diễn đạt về đối tượng cần kể, cần tả. B. Nội dung chuyên đề I. Nội dung chư ơng trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4: 1. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: * Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I. * Văn miêu tả gồm có 30 tiết được phân bố như sau: - Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. * Các loại văn bản khác : + Viết th : 3 tiết. + Trao đổi ý kiến : 2 tiết. + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết. + Tóm tắt tin tức : 3 tiết. + Điền vào giấy tờ in sẵn : 3 tiết. Như vậy chương trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. 2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 4 2.1 Yêu cầu kiến thức: * Yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn TLV là: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện? - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện . - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác. - Viết thư : Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương : Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi, lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền): Biết cách tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 2.2 Yêu cầu kỹ năng: Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 5 2.2.1 : Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹ năng làm văn: * Kỹ năng định hướng hoạt động trong giao tiếp: + Nhận diện loại văn bản. + Phân tích đề. * Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. * Kỹ năng hiện thực hoá, hoạt động giao tiếp: + Xây dựng đoạn văn. + Liên kết các đoạn văn thành bài văn * Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 2.2.2 : Yêu cầu đối với giáo viên. - Giáo viên phải nắm được quan điểm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn theo Chương trình và sách giáo khoa mới. - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Tập làm văn. - Lên lớp hội thảo tiết dạy và rút kinh nghiệm. - Phải thiết kế được một kế hoạch bài học thể hiện sự đổi mới của phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn. Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt được và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. II. Qui trình dạy tiết Tập làm văn lớp 4: Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 6 Dạy bài lý thuyết 1. Kiểm tra bài cũ : 3-5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút. Dạy bài lý thuyết b) Hình thành khái niệm :13 - 15 phút Phân tích dữ liệu ở phần I , II để hình thành khái niệm cho học sinh. c) Hướng dẫn luyện tập :17 -19 phút. - Từng bài tập tiến hành 4 bước : + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa - Chấm - Nhận xét kết quả. d) Giáo viên dặn dò: 2-3 phút (cả ghi vở). Dạy bài thực hành 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút. b) Hướng dẫn thực hành : 28 - 30 phút. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo thứ tự chung. - Từng bài tập hướng dẫn học sinh theo 4 bước: + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa - Chấm - Nhận xét kết quả. c) Giáo viên dặn dò: 2- 4 phút (cả ghi vở). III. Các ph ương pháp dạy Tập làm văn lớp 4: (07 phương pháp) Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, ngời giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp để hình thành Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 7 kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Song theo chúng tôi những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập cần được phát huy trong dạy Tập làm văn lớp 4 là: 1. Phương pháp thực hành giao tiếp. 1.1 Khái niệm : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ, phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. 1.2. Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tính tự tin khi đưa ra chính kiến của minh. 1.3. Yêu cầu sử dụng : Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông qua giao tiếp, giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, tự tin. 1.4. Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn “ Thế nào là miêu tả ? ” (Tuần 14) Bài tập 2 : Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây ? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó. Chớp Ngọn mùng tơi Mù trắng nước Rạch ngang trời Mưa Mưa chéo mặt sân Khô khốc Mưa Sủi bọt Sấm ù ù như xay lúa Cóc nhảy chồm chồm Ghé xuống sân Lộp bộp Chó sủa Khanh khách cười Lộp bộp Cây lá hả hê Cây dừa Rơi Bố em đi cày về Sải tay Rơi Đội sấm Bơi Đất trời Đội chớp Ngọn mùng tơi Đội cả trời mưa Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 8 Một số học sinh đã viết những câu văn miêu tả một trong những hình ảnh trong đoạn trích “ Mưa” như sau : + ánh chớp đùng đùng nổi giận rạch ngang bầu trời bằng một nhát kiếm chói loà. Rồi cả góc trời sáng chói lên làm em giật nảy mình. + Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi càng mạnh hơn, những hạt mưa đan chéo nhau tạo lên những “hàng rào nước” kín cả mặt sân. Mặt sân ngập nước, sủi bọt tạo thành muôn vàn cái bong bóng to nhỏ khác nhau. Qua bài làm của học sinh, giáo viên cho các em khác nhận xét, so sánh tìm ra cái đúng cái hay, sửa chỗ chưa được đó chính là đã tạo cho các em được giao tiếp với nhau. Tóm lại : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp đặc trưng để dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 vì : Phân môn Tập làm văn lớp 4 chỉ có 5 bài văn viết hoàn chỉnh còn chủ yếu là văn nói và viết đoạn. Mặt khác, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kỹ năng tạo lập ngôn bản cho học sinh. 2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: 2.1. Khái niệm : Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên tiến hành tim hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. 2.2. Mục đích : Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ của Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho bài nói, bài viết của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn. 2.3. Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói (đúng ngữ điệu) và viết (đúng ngữ pháp) cho phù hợp với nội dung từng bài tập. 2.4. Ví dụ : Học sinh làm bài tập 2 trong tiết tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện theo tranh. ở bức tranh 5 một học sinh làm như sau: Lần thứ ba, cụ già vớt lên lưỡi rìu bằng sắt và hỏi: “ Lưỡi rìu này có phải của con không? ” Chàng trai nói : “Đây mới chính là lưỡi rìu của cháu”. Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 9 Học sinh nhận xét như sau: + Bạn dùng cụm từ “chàng trai nói” là chưa hay vì : Khi cụ già tìm được lưỡi rìu thì chàng trai phải hết sức mừng rỡ và phải reo lên, Theo em nên thêm thay từ “ nói” bằng cụm từ “mừng rỡ reo lên”. + Cách xưng hô của chàng trai “cháu” mà bạn sử dụng là chưa hợp lý, vì cụ già gọi chàng trai là “con”. Đoạn văn nên sửa như sau: Lần thứ ba, cụ già vớt lên lưỡi rìu bằng sắt và hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?”. Chàng trai vui mừng reo lên: “ Đây mới chính là lưỡi rìu của con”. * Tóm lại : Phương pháp phân tích ngôn ngữ cũng là một trong những phương pháp quan trọng cho việc dạy Tập làm văn, bởi dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh cách dùng từ, cách đặt câu, cách dựng đoạn một cách chân thực, hấp dẫn và phải phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Do đó giáo viên phải giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh để bài làm đạt kết quả cao. 3. Phương pháp gợi mở vấn đáp. 3.1. Khái niệm: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. 3.2. Mục đích : Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả năng suy nghĩ, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp học sinh hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn và còn biết chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm. 3.3. Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học. Những câu hỏi đa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời (tự nguyện hoặc giáo viên gọi). Các học sinh nhận xét bổ sung và rút ra kết luận, giáo viên chốt lại kiến thức. Kiến thức phân môn Tập làm văn lớp 4 cung cấp cho học sinh đều được hinh thành dưới dạng bài tập. Do đó phương pháp gợi mở vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài (dạy lý thuyết và dạy thực hành) Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 10 . kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 4 2.1 Yêu cầu kiến thức: * Yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn TLV là: + Thể loại văn kể chuyện trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4: 1. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: . những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. II. Qui trình dạy tiết Tập làm văn lớp 4: Chuyên đề TLV lớp 4 – TĐB1. Trang - 6 Dạy bài lý thuyết