Trường THCS Yên Lạc ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn 9 – Năm học: 2010 – 20011 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm). Hãy viết vào tờ giấy thi chỉ một chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nhận xét nào đúng với hình tượng trung tâm của bài thơ “Con cò”? A. Hình tượng con cò được gợi từ ca dao. B. Hình ảnh con cò trong ca dao. C. Hình ảnh con cò trong ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng. D. Hình ảnh con cò trong ca dao được phát triển thành biểu tượng ca ngợi tình mẹ con. Câu 2: Câu thơ nào mang hµm ý? A. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng. C. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. B. Đêm này rừng hoang sương muối. D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Câu 3: “Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù dọa càng không phải để làm ngã lòng.” (Lê Trí Viễn) Đoạn văn trên dùng: A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng. Câu 4: Trong các câu sau câu nào chứa thành phần tình thái? A. Trời ơi, chỉ còn năm phút. B. Với sự nỗ lực của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới. C. Ôi, bông hoa đẹp quá! D. Ngày mai, chúng mình đi câu. II. Phần tự luận. (8 điểm). Câu 1: (3 điểm). Những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tảo hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 2: (5 điểm). … Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc … (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời chung – cho đất nước. Họ và tên thí sinh:………………………………………SBD:……………………. Trường THCS Yên Lạc HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn 9 – Năm học: 2010 – 20011 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm – mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Ý trả lời D C B B II. Phần tự luận. Câu 1: (3 điểm) Học sinh viết đoạn văn ngắn rõ ràng mạch lạc với các ý cơ bản sau: - Những suy nghĩ: + Khổ thơ nói về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi nghĩ đến giờ phút chia tay. Tâm nguyện của nhà thơ thì muốn được ở mãi bên lăng Bác nhưng lại biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam nên chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác như muốn làm con chim cất tiếng hót, muốn làm bông hoa tỏa hương, và hơn hết, muốn làm “cây tre trung hiếu” trong hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Cái khách thể đã hoà vào chủ thể + Biện pháp tu từ điệp ngữ, cách liệt kê các hình ảnh mang ý nghĩa ứng chiếu với khổ 1 đã thể hiện ước nguyện đó một cách tha thiết và chân thực - Học sinh nêu cảm xúc khi đọc đoạn thơ, về tình cảm cảm nhà thơ, của nhân dân đối với Bác: + Qua những dòng thơ chân thực mà không thô tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người đọc đồng cảm với tác giả bởi nỗi thương nhớ, xót xa, ân hận khi đến trước Bác nào của riêng ai. Nhà thơ nói cho mình, cũng là nói hộ ý nguyện của mỗi chúng ta. + Khổ cuối càng khẳng định chất suy tưởng, trữ tình đằm thắm, âm điệu phong phú. Vì thế bài thơ đã được phổ nhạc và trở nên quen thuộc với mọi người. Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu: - Bài viết phải có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc không sai ngữ pháp và chính tả. - Biết phân tích thơ. - Cần trả lời các ý cơ bản sau: * Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. - Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời. Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong cảnh hòa ca. - Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường. + Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời. + Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh túy, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước. + Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong hòa ca chung. Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người. + Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ, thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. + Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ. * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao. Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Hết . Yên Lạc ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn 9 – Năm học: 20 10 – 20 011 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm). Hãy viết vào tờ giấy thi chỉ một chữ cái. SÁT GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn 9 – Năm học: 20 10 – 20 011 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm – mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Ý trả lời D C B B II Hình ảnh con cò trong ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng. D. Hình ảnh con cò trong ca dao được phát triển thành biểu tượng ca ngợi tình mẹ con. Câu 2: Câu thơ nào mang hµm ý? A. Sao mờ kéo lưới kịp