PHÒNG GIÁO DỤC TP HÀ TĨNH TRƯỜNG THCS NAM HÀ ===== o0o= = = = = CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ===== o0o= = = = = Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 8 năm 2010 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG HAI KHÔNG VỚI 4 NỘI DUNG Năm học 2010 - 2011 Thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về thực hiện cuộc vận động “Hai không” 2010 – 2011 Căn cứ chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Căn cứ quyết định số 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Căn cứ vào sự chỉ đạo của PGD-ĐT thành phố Hà Tĩnh về thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011. Trường THCS Nam Hà xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động 2 không với 4 nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiêu cực trong thi cử , bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhằm lớp là những vấn đề xã hội thường xuyên quan tâm và đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đồng thời tăng cường lập kỷ cương rong dạy học, khuyến khích sức sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, khắc phục của yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo đồng thời sắp xếp lại đúng vị thế của nhà giáo đối với xã hội. - Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử bệnh thành tích trong giáo dục, nói không vi phạm dạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhằm lớp”. Nhằm tiếp tục cụ thể hoá yêu cầu về “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. II. YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: 1. Đặc biệt coi trọng và thường xuyên tham mưu với các cấp uỷ Đảng nhằm: - Đảm bảo và tăng cường sự lảnh đạo của các cấp uỷ đảng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tiếp tục quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo theo quan điểm của Đảng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân để tích cực tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ và các cuộc vận động phát triển GD-ĐT. - Tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở Đảng ở các cơ quan quản lý giáo dục, trường học, cơ sở giáo dục; lãnh đạo sâu sát việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và phòng, chống tiêu cực trong ngành. - Tập trung lãnh đạo việc huy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng. 2. Khơi vậy và phát huy niềm tự hào, lòng tự trọng nghề nghiệp, chức năng, nhiệm vụ cao quí của mỗi nhà giáo; khơi dậy ý thức trách nhiệm của HS về tương lai của bản thân và trách nhiệm lớn lao của gia đình đối với sự nghiệp phát triển của con mình; thống nhất nhận thức trong cộng đồng, xã hội về chống gian dối trong học tập, thi cử và xác định được việc học tập, rèn luyện để có năng lực thực chất là con đường tốt nhất để chuẩn bị cho HS vào đời. - Phát hiện và biểu dương các GV đã chủ động chống tiêu cực trong thi cử, hết lòng vì HS thân yêu và là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và HS noi theo. 3. Phát huy sáng kiến, tinh thần chủ động của mỗi nhà giáo, các phong trào thi đua có tác dụng thiết thực nhằm tạo thêm điều kiện, động lực phát triển toàn diện GD&ĐT; kiên quyết không chấp nhận bệnh thành tích trong giáo dục và vi phạm đạo đức nhà giáo. 4. Khuyến khích và khai thác tối đa mọi nguồn lực xã hội để giải quyết những khó khăn chung của ngành, của mọi địa phương, góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT. 5. Công tác kiểm tra phải được tăng cường và đổi mới, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho cuộc vận động. Củng cố mở rộng cuộc vận động 2 không với 4 nội dung trong năm học 2010-2011 và các năm tiếp theo một cách bền vững. 7. Cuộc vận động phải được chỉ đạo và triển khai khẩn trương, sâu rộng tập trung vào hai khâu: Tổ chức kiểm tra,thi cử và thi đua trong ngành GD. Kết quả của vận động nhằm giải quyết cơ bản và nhanh chóng vấn đề tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong GD, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc HS ngồi nhằm lớp. Đồng thời tạo tiền đề quan trọng để mỗi nhà giáo tiến hành các nhiệm vụ thường xuyên, thực hiện kế hoạch phát triển GD với kết quả thực chất và vị trí người thầy mà xã hội tôn vinh. III. GIẢI PHÁP: 1. Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, HS, cha mẹ HS và các tầng lớp XH hiểu mục đích, yêu cầu của cuộc vận động, nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí, hành động và quyết tâm thực hiện trong quản lý GD các cấp, các trường học đồng thời tạo sự đòng thuận trong XH. 2. Gắn việc thực hiện kế hoạch với GD nghề nghiệp, đđổi mới công tác thi, tuyển sinh và xây dựng qui trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, bảo đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 3. Tăng cường đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá HS và đánh giá kết quả GD. Xây dựng mô hình, phương án tổ chức kiểm tra phù hợp để bảo đảm kết quả khách quan, chính xác. Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá và thi cử chặt chẽ, không phù hợp với thực tiễn. 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,xử lý nghiêm, kịp thời đối với mọi hành vi và biểu hiện tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong thi đua khen thưởng và những biểu hiện vi phạm đao đức của đội ngũ CB-GV-CNV. 5. Tổ chức thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Lắng nghe ý kiến phản ánh từ nhiều phía, giải quyết nahnh, dứt điểm, nghiêm túc các vụ việc tiêu cực đã được phát hiện. Bảo vệ, biểu dương các nhà giáo có đóng góp tích cực vào việc chống tiêu cực, bệnh thành tích, nhiệt tâm với nghè nghiệp. 6. Chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị XH trong và ngoài trường nhằm triển khai có hiệu quả cuộc vận động. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Đối với trường: Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận trong trường để thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động trong việc chống tiêu cực, bệnh thành tích vi phạm đạo đức và để HS ngồi nhằm lớp. Trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của đội ngũ GV-CNV. Định kỳ cuối học kỳ báo cáo kết quả về Phòng GD&ĐT. 2. Đối với GV-CNV: Mỗi CB-GV-CNV trường phải quán triệt được ý nghĩa của cuộc vận động và cam kết với Hiệu trưởng là không vi phạm các nội dung của cuộc vận động Phối hợp với Đoàn-Đội thông qua các cuộc tuyên truyền, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp để HS nắm bắt được ý nghĩa của cuộc vận động để các em có ý thức học tập tốt hơn. Tiến hành rà soát các HS yếu kém để báo về BGH trường để có biện pháp phụ đạo cho các em. Đổi mới nội dung kiểm tra để đánh giá khách quan chất lượng thật sự của HS. Trên đây là kế hoạch thực hiện cuộc vận động “ Hai không” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mà trường đã cụ thể hoá để toàn thể CB-GV-CNV trường căn cứ thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướn mắc kịp thời báo cáo về BGH trường để giải quyết. HIỆU TRƯỞNG . HOẠCH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG HAI KH NG VỚI 4 NỘI DUNG Năm học 2010 - 2011 Thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về thực hiện cuộc vận động Hai kh ng”. quyết kh ng chấp nhận bệnh thành tích trong giáo dục và vi phạm đạo đức nhà giáo. 4. Khuyến khích và khai thác tối đa mọi nguồn lực xã hội để giải quyết những khó kh n. cuộc vận động 2 kh ng với 4 nội dung trong năm học 2010-2011 và các năm tiếp theo một cách bền vững. 7. Cuộc vận động phải được chỉ đạo và triển khai kh ̉n trương, sâu rộng