1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kết Quả thực hiện trung tâm học tập cồng đồng (Hay )

4 543 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Trung tâm học tập cộng đồng Là một loại thiết chế giáo dục thường xuyên được tổ chức trên địa bàn xã, phường và thị trấn, Trung tâm học tập thật sự là tổ chức giáo dục được đưa đến tận những người dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, những người trong các nhóm yếu thế rất ít có cơ hội học tập. Có thể khẳng định ngay từ đầu rằng, không có các Trung tâm học tập cộng đồng (và những thiết chế giáo dục thường xuyên) cắm sâu trên địa bàn xã, phường và thị trấn, bắt rễ vào từng thôn, ấp, bản, làng, phun, sóc…. thì không thể nói đến việc thực hiện khẩu hiệu “ai cũng học tập”, và không thể xây dựng thành công xã hội học tập. Tổng Giám đốc UNESCO khu vực, ông Victor Ordonez, đánh giá như sau: “Trung tâm học tập cộng đồng có thể coi là phát minh quan trọng nhất mà bấy lâu nay thế giới đang tìm kiếm”. Chính vì vậy, UNESCO đang nỗ lực biên soạn nhiều tài liệu tập huấn nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo ở địa phương nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng, giúp cho họ có năng lực quản lý và điều hành các Trung tâm. Trong khoảng mươi năm lại đây, Trung tâm học tập cộng đồng được hầu hết các nước ở Châu Á chú ý và xây dựng ngày càng nhiều. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. UNESCO quan niệm rằng, Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng. Trung tâm học tập cộng đồng là thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng. Trung tâm học tập cộng đồng khác với nhà trường chính quy ở mấy điểm sau đây: - Do cộng đồng thành lập chứ không do Chính phủ. - Ban quản lý, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên là những người tự nguyện, không lương (có thể hưởng phụ cấp). - Phục vụ cộng đồng. - Không chặt chẽ về thời gian (phục vụ suốt đời). - Phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi. - Không định hướng bằng cấp. - Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cộng đồng. - Đa mục tiêu học tập. - Đa dạng về tổ chức, tuỳ thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng. Ở Việt Nam, Trung tâm học tập cộng đồng được khẳng định tại Điều 46 (thuộc mục 5 - Giáo dục thường xuyên) Luật Giáo dục 2005. “Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên, được tổ chức tại xã, phường, thị trấn” 1. Mục đích của Trung tâm học tập cộng đồng Cũng giống nhiều nước trong khu vực, việc tổ chức các Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam có 3 mục đích chính: a) Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng. b) Tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học nấy”, giáo dục suốt đời cho mọi người. c) Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở nhằm ai cũng được học hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng. 2. Chức năng của các Trung tâm học tập cộng đồng Trung tâm học tập cộng đồng có 4 chức năng chính: a) Chức năng giáo dục và huấn luyện - Để tạo cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng, nhất là người lao động đang thiếu thông tin, những người thiệt thòi nhiều trong cuộc sống như nghèo đói, ở vùng hẻo lánh, trẻ mồ côi không có điều kiện đi học vv…. Trung tâm học tập cộng đồng phải có nhiều chương trình học tập để ai cũng tìm được một chương trình phù hợp. Mặt khác, Trung tâm phải biết tư vấn và tìm thông tin để cung ứng cho người dân. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là muốn nhập học, người dân không phải thực hiện những thủ tục chặt chẽ, không có yêu cầu về bằng cấp và không cấu tạo chương trình học với tính liên tục khiến cho học viên khó theo hết một bài học hoặc một chuyên đề. - Sự đa dạng về chương trình, về bài học, về chuyên đề là hết sức cần thiết cho “cần gì học nấy”. Hiện các Trung tâm học tập cộng đồng thường thể hiện chức năng giáo dục và huấn luyện ở những chương trình sau: • Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn. • Các lớp học tình thương cho trẻ em thất học. • Các chương trình sau xoá mù chữ. • Các chương trình tương đương (giáo dục bổ túc tiểu học, trung học cơ sở) • Các chương trình tạo thu nhập (dạy nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…). • Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (chuyên đề về sức khoẻ, dinh dưỡng, dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật…). • Các chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (chụp ảnh, cắm hoa, thêu ren, nấu nướng, vẽ…). • Các chương trình chuẩn bị cho tương lai (ngoại ngữ, tin học…). Sự phối hợp trong giáo dục là rất cần, bởi cán bộ trong biên chế của Trung tâm thì rất ít, mà những vấn đề huấn luyện giáo dục lại rất đa dạng. Do vậy, Trung tâm luôn phải phối hợp với các lực lượng khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, trại chăn nuôi, cán bộ khuyến nông v.v để tiến hành các bài giảng, các chuyên đề khoa họccông nghệ v.v… b) Chức năng thông tin và tư vấn Nhu cầu thông tin và cách thức tìm kiếm thông tin của nhân dân là rất đa dạng. Để cung ứng thông tin, giới thiệu nguồn tin, cách thức tiếp cận với thông tin thường phải dựa vào đội ngũ làm công tác văn hoá, khoa học, kỹ thuật ở địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia ở gần Trung tâm. Việc tiến hành công việc này càng bức thiết khi địa phương không có thư viện hoặc bưu điện văn hoá. Ở nhiều tỉnh, thành phố, các trung tâm học tập cộng đồng có tủ sách. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí của trung tâm rất hạn hẹp, số sách báo thường rất ít ỏi. Những vấn đề mà người dân thường cần được trung tâm tư vấn là bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh, cách dùng thuốc, tìm kiếm việc làm, giá cả thị trường, tín dụng, hôn nhân - gia đình, chăn nuôi, trồng trọt. Các hình thức cung cấp thông tin cũng nhiều vẻ, ví dụ: - Tổ chức giới thiệu sách; - Thông báo về các nguồn tin; - Sử dụng hệ thống truyền thanh của xã, phường; - Làm bảng tin… c) Chức năng phát triển cộng đồng Thực hiện chức năng này, trung tâm học tập cộng đồng thường tổ chức các hoạt động như: - Biểu diễn thể dục, thi đấu thể thao, luyện tập dưỡng sinh; - Tổ chức trao đổi, mạn đàm về công việc; - Tổ chức nói chuyện theo các chủ đề; - Xem chiếu bóng, băng Video, phim đèn chiếu; - Dịch vụ khám chữa bệnh; - Hỗ trợ các dự án đang triển khai ở địa phương.v.v… Các chương trình, các dự án cần trung tâm hỗ trợ có thể là chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án cho vay vốn với lãi suất thấp, chương trình xây dựng quỹ khuyến học của xã, phường, chương trình chống suy dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng dự phòng… d) Chức năng liên kết phối hợp Rất nhiều công việc ở địa phương cần được tiến hành với sự liên kết hoặc phối hợp giữa trung tâm với các tổ chức khác. Hiện nay, có nhiều công việc cần được Trung tâm phối hợp, liên kết với các tổ chức, các lực lượng xã hội để thực hiện như phối hợp với Hội người cao tuổi điều tra nhu cầu học tập của các cụ về hưu, phối hợp với Đoàn Thanh niên để tổ chức huấn luyện cho thanh niên làm trang trại, phối hợp với Hội Phụ nữ về kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em v.v… 3. Quy trình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng Như trên đã trình bày, Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính quy, bám chắc vào cộng đồng dân cư xã, phường, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của dân, cho nên các Trung tâm thường có quy trình hoạt động như sau. a) Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng. Để chuẩn bị cho chương trình hàng năm, trung tâm tiến hành việc đăng ký yêu cầu về nội dung mà nhân dân muốn học. Thông qua các bản đăng ký, Trung tâm nắm được tổng thể những vấn đề cần đưa vào chương trình học trong năm. Từ đó, Trung tâm lên kế hoạch hoạt động. b) Xác định mục tiêu của chương trình hoạt động Việc hệ thống hoá những nhu cầu học tập do dân đã đăng ký sẽ giúp cho Trung tâm xác định được chương trình hoạt động từng quý và cả năm, từ đó xác định được mục tiêu của từng công việc trong chương trình chung. c) Sắp xếp thứ tự các hoạt động, các công việc, định ra những vấn đề ưu tiên Hầu hết các Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam đều gặp khó khăn về tài chính nên buộc phải tính đến những việc chính của Trung tâm để giải quyết trước. Những vấn đề thứ yếu có thể liên kết, phối hợp với các tổ chức khác để cùng làm. d) Tổ chức thực hiện và điều chỉnh công việc Việc tổ chức thực hiện chương trình phải quy định thành kế hoạch của từng tháng, từng quý. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi lại có những vấn đề mới nảy sinh mà trung tâm không thể bỏ qua. Do vậy, sau một giai đoạn làm việc, trung tâm phải có sự đánh giá công việc một cách kịp thời và điều chỉnh nội dung, kế hoạch khi cần thiết. 4. Sự phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở nước ta Tính từ khi xây dựng những Trung tâm học tập cộng đồng đầu tiên cho tới nay, thời gian vừa tròn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, số lượng trung tâm học tập cộng đồng đã tăng lên rất nhanh. Năm học 1998 - 1999, cả nước chỉ có 10 Trung tâm được xây dựng thí điểm với sự hỗ trợ kinh phí của Nhật Bản. Tính đến năm học 2008 - 2009, số trung tâm tăng lên trên 9.500, trung bình mỗi năm có thêm 900 Trung tâm mới. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo, ta có bảng số liệu sau: Tình hình phát triển của trung tâm học tập cộng đồng Năm học 1998- 1999 1999- 2000 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 Số lượng TTHTCĐ 10 78 155 370 1409 3567 5331 7384 8340 9010 9551 9600 Theo quyết định 112/2005/QĐ - TTg (Ngày 18/5/2005) của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2010 phải phấn đấu để 80% số xã phường trong cả nước có trung tâm học tập cộng động. Nhưng chỉ đến cuối năm 2008, chỉ tiêu nay đã được thực hiện, vượt quá mức qui định về thời gian là 2 năm. Hiện tượng đó nói lên rằng, nhân dân ta rất quan tâm đến loại hình giáo dục này. 5. Tác dụng của Trung tâm học tập cộng đồng Sau 10 năm phát triển, hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng đã tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng và ngày càng phong phú về nội dung và hình thức phục vụ giáo dục người lớn tại cộng động. Tổng kết về hoạt động, đến nay có thể khẳng định những tác dụng tích cực của hệ thống giáo dục này như sau: a) Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động kỹ thuật cho người dân, giúp họ tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới, mang lại cho họ những thông tin cần thiết để thay đổi cách nghĩ, cách làm theo truyền thống . đã thực sự có tác dụng xoá đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư, nhất là những cộng đồng trong lĩnh vực “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân). Những chuyên đề, những lớp tập huấn, những cuộc mạn đàm về kỹ thuật liên hoàn VAC (vườn, ao, chuồng) về nuôi ba ba, cá sấu, ngan Pháp, gà siêu thịt ., về trồng hoa, trồng tiêu, làm nấm .; về quản lý trang trại, chống sâu bệnh cho cây trồng, đề phòng dịch cúm gia cầm . đã giúp cho không ít nông dân đói nghèo trở thành triệu phú, thậm chí là tỷ phú. b) Những lớp học xoá mù chữ và bổ túc sau khi xoá mù chữ, những lớp học bổ túc tiểu họctrung học cơ sở, những lớp chuyên đề về pháp luật, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ, những khoá dạy nghề ngắn hạn đã giúp cho người dân không rơi vào tình trạng mù chữ lại (tái mù) và góp phần không nhỏ vào phổ cấp giáo dục cho người lớn . Với trẻ em đã thực hiện nghĩa vụ phổ cập giáo dục tiểu học hay trung học cơ sở mà không có điều kiện theo học các trường chính quy thì nhờ học tập ở trung tâm học tập cộng đồng mà củng cố được kết quả phổ cập giáo dục của mình. c) Nhiều Trung tâm học tập cộng đồng đã giúp cho người lao động được học nghề.là cơ sở giáo dục có tác dụng giúp cho nhiều người dân thoát cảnh “mù nghề”, “mù máy tính”, góp phần tích cực vào việc tăng tỉ lệ người được đào tạo nghề trong xã hội. Hàng chục vạn người chưa qua quá trình đào tạo nghề đã được học nghề ngắn hạn mà tăng thu nhập hàng năm. Nhiều người đã có nghề, nay được học thêm nghề mới đã có những thay đổi trong cách thức làm ăn, thích ứng được với cơ chế thị trường. Trung tâm học tập cộng đồng thực sự d) Việc nâng cao nhận thức cho người dân về hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ môi trường sống, về chăm sóc khoẻ cộng đồng, về ý thức học tập thường xuyên, về những chính sách của Nhà nước . đã từng bước xây dựng lối sống có văn hoá trong cộng đồng, làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau thông qua các buổi học tập, mạn đàm, trao đổi ý kiến, tạo được sự đồng thuận của dân trước những chủ trương của Đảng. Chính những kết quả này đã làm cho những cộng đồng dân cư có sự ổn định chính trị, tạo nên không khí tâm lý và không khí đạo đức tốt đẹp, hình thành nên những cộng đồng văn hoá, cộng đồng khuyến học v.v . e) Với tư cách là “ nhà trường nhân dân”, rất nhiều trung tâm học tập cộng đồng đã tích cực thúc đẩy các cuộc vận động trong nhân dân “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư”, “Toàn dân đoàn kết làm kinh tế giỏi”, “ Toàn dân tham gia xây dựng xã hội học tập”./. . theo học các trường chính quy thì nhờ học tập ở trung tâm học tập cộng đồng mà củng cố được kết quả phổ cập giáo dục của mình. c) Nhiều Trung tâm học tập. việc giáo dục và học tập tại cộng đồng. 2. Chức năng của các Trung tâm học tập cộng đồng Trung tâm học tập cộng đồng có 4 chức năng chính: a) Chức năng giáo

Ngày đăng: 28/09/2013, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình phát triển của trung tâm học tập cộng đồng Năm  học1998-19991999-20002000-20012001-20022002-20032003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Số  lượng  - Kết Quả thực hiện trung tâm học tập cồng đồng (Hay )
nh hình phát triển của trung tâm học tập cộng đồng Năm học1998-19991999-20002000-20012001-20022002-20032003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Số lượng (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w