BÀI THU HOẠCH VỀ GIẢNG DẠY NẾP SỐNG TL-VM CHO HS HÀ NỘI Họ và tên: Nguyễn Thị Chung Chức vụ : Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Hiệp Thuận I- Sự cần thiết phải xây dựng bộ tài liệu ( Lí do ra đời) Nhắc đến người Hà Nội là nhắc đến những nét văn minh - thanh lịch, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, phong cách ứng xử Tuy nhiên, trước những tác động của đời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang mai một dần, nhất là trong lớp trẻ. Vì vậy, xây dựng tài liệu, giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo - Hà Nội chưa có bộ tài liệu giáo dục về nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học. - Thực hiện kế hoạch 08 của Thành uỷ và KH số 55 của UB về Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thiết thực kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. II- Mục đích xây dựng bộ tài liệu - Nhằm khơi dạy niềm tự hào của các thế hệ học sinh ngày nay và việc kế thừa, gìn giữ truyền thống thanh lịch, văn minh - nét văn hóa đặc trưng của của người Hà Nội. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vài trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh ở Thủ đô. - Tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức và hành vi cho học sinh tiểu học trong sinh hoạt và đời sống, góp phần đào tạo, xây dựng các thế hệ người Hà Nội ngày càng thanh lịch, văn minh, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu đẹp. III- Quan điểm xây dựng chương trình và sự chỉ đạo của Sở GD Hà Nôi - Bộ tài liệu có tính chất chuyên đề, phù hợp với chương trình Giáo dục Tiểu học; không làm quá tải chương trình; nội dung dùng để giảng dạy hàng năm trong các trường Tiểu học Hà Nội. - Việc biên soạn và giảng dạy được thống nhất và bổ sung (nội dung không trùng lặp) trong các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên-xã hội,… và Hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được thực hiện ở trường tiểu học. Đảm bảo yêu cầu dễ dạy, dễ học, hấp dẫn học sinh tiểu học. - Cách trình bày mang tính chất nêu ví dụ, hiện tượng đúng, sai, gợi ý tìm cách thực hiện đúng rồi làm theo lời khuyên, chủ yếu là định hướng thực hiện hành vi đúng, kết hợp với hướng dẫn hành vi ở mức độ đơn giản. - Mỗi khối lớp được biên soạn 8 bài, nội dung xoay quanh các chủ đề về thực hiện các hành vi trong nói, nghe, ăn, mặc, cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử. - Bộ tài liệu được biên soạn theo nguyên tắc đồng tâm và tiệm tiến, (đồng tâm cho các cấp học và tiệm tiến trong từng cấp học) IV- Một số khái niệm: 1- Thanh lịch : là thanh nhã và lịch sự. + Thanh nhã: Là vẻ đẹp trong sáng, thanh cao, không thô tục, có vẻ dệp bên ngoài gắn kết với vẻ đẹp bên trong. + Lịch sự: Vẻ đẹp trong giao tiếp, ứng xử của người từng trải, đi nhiều, hiểu rộng. 2- Văn minh: Người văn minh là người hiểu biết, tiến bộ luôn vươn tới tầm cao. Vậy Thanh lịch- Văn minh là tổng hoà những cái đẹp của diện mạo, tác phong, hành vi, cử chỉ. Vẻ đẹp bên trong là nhân cách bộc lộ ra bên ngoài là thanh lịch. 3. Người Thanh lịch – Văn Minh là người có diện mạo sáng sủa, phong cách thanh nhã, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử. Chỉ có nhân cách tốt mới có Thanh lịch- Văn minh V – Tổng quan chương trình và nội dung giáo dục Bộ tài liệu đưa 5 nội dung vào giảng dạy bao gồm: Khái niệm về thanh lịch - văn minh; Phong cách thanh lịch - văn minh của người Hà Nội; Giao tiếp thanh lịch, văn minh giữa người với người; Ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng; Ứng xử thanh lịch, văn minh với thiên nhiên, môi trường. I. Mục tiêu chung và những yêu cầu cần đạt ở các khối lớp : 1. Kiến thức : Học sinh (HS) nhận biết, phân biệt được: - Những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử. - Sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (ý nghĩa, tác dụng của việc làm đúng; tác hại của việc làm trái). - Cách thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (những việc cần làm, những việc cần tránh). 2. Kĩ năng : - HS biết tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi người khác. - HS biết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản được học. 3. Thái độ : Học sinh thể hiện được những thái độ, tình cảm : - Trân trọng, kế thừa, phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh. - Mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh. - Đồng tình với những hành vi thanh lịch, văn minh, không đồng tình với những hành vi chưa thanh lịch, văn minh. VI – Những kiến nghị: - Sớm có tài liệu và sách GK cho GV và HS để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò theo đúng kế hoạch. - Cần sớm tổ chức chuyên đề bằng tiết dạy cụ thể để thống nhất phương pháp tới GV trong toàn huyện. Hiệp Thuận, ngày 21 tháng 3 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Chung . BÀI THU HOẠCH VỀ GIẢNG DẠY NẾP SỐNG TL-VM CHO HS HÀ NỘI Họ và tên: Nguyễn Thị Chung Chức vụ : Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Hiệp Thu n I- Sự cần thiết phải xây. - Hà Nội chưa có bộ tài liệu giáo dục về nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học. - Thực hiện kế hoạch 08 của Thành uỷ và KH số 55 của UB về Phát triển văn hóa, xây dựng người. truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vài trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh ở Thủ đô. - Tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức và hành vi cho học