1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kinh nghiệm nhỏ về dạy sử.doc

12 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 56,5 KB

Nội dung

Tôi may mắn được học với cô ngay từ năm lớp 10 đến lớp 12. Cô dạy môn lịch sử, môn tôi rất ghét và chưa bao giờ được điểm trên 6 vì trí nhớ của tôi vô cùng tệ. Tôi không thể nào nhồi nhét được những sự kiện khô khan, tẻ nhạt kia vào đầu được, hoặc có chăng nếu cố nhồi nhét cũng chỉ để đối phó với những lần trả bài rồi quên ngay sau đó. Và không phải tôi mà hầu như các bạn trong lớp tôi đều như thế. Rồi tôi bắt đầu thích môn học của cô, không phải vì tôi thích lịch sử mà chính vì cô. Những tiết học lịch sử của cô không phải là những lần đọc - chép, không phải chỉ là những ngày tháng, sự kiện khô khan mà với mỗi trận đánh, mỗi sự kiện cô xen vào đó những câu chuyện về nhân vật lịch sử, về địa danh hoặc sách lược tài ba của các vị tướng một cách rất chân thực khiến chúng tôi bị thu hút. Điều này cũng giúp chúng tôi có thể “cứu vớt” được những lần quên sự kiện bởi nếu không nhớ thì chúng tôi chỉ cần nhớ lại những nhân vật lịch sử, những địa danh… trong các câu chuyện mà cô đã kể để suy luận và tìm ra các mốc sự kiện. Những sự kiện bình thường được cô xâu chuỗi với những sự kiện liên quan khác giúp chúng dễ dàng ghi nhớ và phân tích. Cô có một kho tàng sách lịch sử rất phong phú và luôn sẵn sàng cho học sinh mượn nghiên cứu. Việc đọc nhiều sách cũng giúp cô có nhiều câu chuyện chân thực kể cho chúng tôi vào mỗi bài giảng. Cô rất tận tình với lớp, luôn quan tâm và hướng dẫn chúng tôi cách học, cách ghi nhớ và liên hệ xâu chuỗi các sự kiện. Có một cách học cô từng áp dụng rất thành công trong thời gian đi học và cô truyền lại cho chúng tôi là học… trong lúc chuẩn bị ngủ. Cô khuyên chúng tôi mỗi buổi tối trước khi đi ngủ nên đọc lại bài qua một đến hai lượt rồi mới lên giường ngủ. Trong lúc chuẩn bị ngủ thì cố gắng nhớ lại bài mình đã học một cách hệ thống tổng quát, sau đó đi sâu vào từng chi tiết một. Cô cũng dặn chúng tôi nên đọc qua bài trước khi lên lớp, về nhà học lại bài ngay sau buổi học vì như thế sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn, phải học từng phần nhỏ chứ không nên để dồn cục mới học. Cách học này được cả lớp tôi áp dụng và có hiệu quả với hầu hết các bạn trong lớp. Đặc biệt, những giờ giải lao, rảnh rỗi thì những bài học, những tường thuật trận đánh dần thay thế những câu chuyện phiếm vô nghĩa. Giờ ra chơi hoặc trước khi vô học, chúng tôi ngồi thành từng nhóm nhỏ rồi bạn nào thuộc những phần kiến thức nào nhất thì làm “chủ hội” đọc lại cho các bạn khác nghe, có thể là một trận đánh hay những văn kiện, những bối cảnh lịch sử… Các bạn khác có trách nhiệm nghe, ghi nhớ và bổ sung những thiếu sót của “chủ hội”. Cách học này cũng tỏ ra rất hiệu quả vì chúng tôi thấy thuộc bài rất nhanh. Giờ đây, khi lớp chúng tôi hầu hết là những sinh viên học tập trong các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, nhưng mỗi khi gặp nhau vẫn thường hỏi thăm cô giáo dạy môn lịch sử. Có lẽ chúng tôi đã có được những phương pháp học đúng đắn và là những phương pháp học mà cô tôi đã tích cóp từ bao năm tháng miệt mài bên sách vở để truyền lại cho chúng tôi. Nguồn: Tuổi Trẻ Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử. Ngược dòng lịch sử ta có thể thấy từ thời đại đồ đá cho đến đồ đồng trải qua các giai đoạn Sơn Vi - Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn đến nay đều để lại những dấu tích văn hoá. Đến thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ với các vương triều từ Triệu - Đinh - Lý - Trần - Lê - Nguyễn thịnh suy từng lúc khác nhau nhưng những giá trị văn hoá - lịch sử để lại thật có giá trị và ý nghĩa muôn đời. Việc đưa lịch sử đến với mọi người dân cũng chính là hun đúc, làm giàu cho một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đó là trách nhiệm lớn của các nhà làm sử. Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo cải lương ít ỏi đó. Nhưng ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và giữ nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến với công chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy kiến thức về lịch sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành công, không lôi cuốn được người xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ trống qua kênh thông tin đó. Thử hỏi sẽ ra sao khi những lễ hội, tác phẩm nghệ thuật, những di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật cần được tôn tạo nếu không được làm và thẩm định từ những người am tường về kiến thức lịch sử. Chính vì thế việc đào tạo các chuyên ngành khoa học lịch sử cũng nên xem xét cho cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng. Chứ như nghịch lý hiện nay việc đào tạo cung đã vượt cầu, lại thêm chuyện người học sử ra làm trái nghề còn người thiếu kiến thức lịch sử thì lại làm những công việc liên quan tới lịch sử. Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Có nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử chưa được hoàn chỉnh. Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải Và những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên ở bậc học phổ thông hầu hết đã được đào tạo chuẩn đại học. Nhưng chất lượng như thế nào thì lại là điều cần xem xét lại. Kết quả tuyển sinh cho thấy đầu vào ở các khoa Lịch sử nhiều năm nay đều thấp. Yêu nghề, miệt mài trên giảng đường 4 năm, khi ra trường mấy ai trong số họ có được một chỗ để dạy, hay chỉ là tìm mọi cách để có được việc làm. Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nội dung cơ bản của sách là đủ. Là một giáo viên trẻ, yêu và tâm huyết với nghề, thầy giáo Đoàn Xuân Hải – GV Lịch sử trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh đã tâm sự về những hạn chế đối với môn học này: Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học lịch sử kém hiệu quả, học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là học chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim về lịch sử cũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường. Đúng là để học sinh yêu lịch sử, và lịch sử trở nên hấp dẫn đối với người dân, thì cần phải thay đổi cách dạy và cách truyền đạt. Một trong những cách làm được nhiều người hưởng ứng là vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/2006, Tp Hồ Chí Minh đã có sáng kiến dựng lên hơn 600 banner ghi tên 46 vị anh hùng liệt nữ của Việt Nam từ thời huyền sử (mẹ Âu Cơ) cho đến những chứng nhân lịch sử hiện đại (Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định ). Tiếp đó dịp giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch lại có khoảng 800 banner ghi công từ Quốc phụ Lạc Long Quân, 18 đời vua Hùng đến các đời vua, chúa thời phong kiến đã có công dựng nước và mở mang bờ cõi để làm nên non sông Việt Nam ngày nay. đến Quốc khánh 2/9/2007 cũng lại có hơn 800 banner xuất hiện trên đường phố, bên cạnh các danh nhân tên tuổi như Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Ngọc Thạch còn có tu sĩ các tôn giáo (Nguyễn Bá Luật, Nguyễn Văn Bình, Thích Bửu Đăng, Thích Quảng Đức, Sư Thiện Chiếu). Dân tộc ta có một chiều dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, uống nước nhớ nguồn, hiểu và biết lịch sử dân tộc, tri ân với tổ tiên và cách làm này đã đem lại ý Báo GDTĐ Lịch Sử " Khi ta sinh ra đất nước đã có rồi" Không chỉ 4ngàn năm và xa hơn thế nữa Thuở hang núi quây quần những đoàn người nguyên thuỷ Nôi người từ hái lượm biết chia nhau. Những dòng sông như dòng sữa ngọt ngào Cây lúa nước tươi hồn văn hiến Việt Cùng đắp đập be bờ, cùng đêm trăng tát nước Áo sứt chỉ đường tà, áo biết đậu cành sen. Dù trăm miền cũng một gốc Rồng- Tiên Nên bầu bí thương nhau quấn vào trong câu hát Khi tối lửa tắt đèn, lá lành đùm lá rách Giá gương phủ nhiễu điều, cây chụm lại thành non. Con đê làng lặng lẽ một kỳ công Lời sáng tạo là bờ sôi ruộng mật Ngăn hồng thuỷ, chí trời Nam cao ngất Không lụy vàng son, lấy núi Tản soi mình. Lịch sử nước ta dằng dặc chiến tranh Dù đốt cháy Trường Sơn không cam lòng mất nước Đến ngựa đá cũng vùng lên đuổi giặc Chiến tranh nhân dân- ra ngõ gặp anh hùng. Đất nước mình giàu nhân ái bao dung Thắng giặc còn tha, cấp thuyền lương về nước Sống chín bỏ làm mười- nhưng đầu hàng phản quốc Thì muôn đời tội ấy chẳng dung tha Bài học đầu tiên để giữ nước giữ nhà Là cảnh giác, phải đời đời cảnh giác Nước mất, nhà tan thì tình yêu cũng nát Giá sai lầm, sót máu Mỵ Châu rơi. Nước có nguồn, người có tổ người ơi Trăm dòng họ đều vun về cội rễ Trăm gia phả đều dạy điều hiếu nghĩa "Nước" và "nhà" là một chẳng phân đôi. Giấy rách giữ lấy lề, gốc vững lá xanh tươi Của biếu là của lo, của cho là của nợ Tay lao động sẽ làm nên tất cả Tự lực, tự cường mà vượt mọi gian truân. Biết thương người như thế thương thân Sống có phúc, có phần, trời xanh luôn có mắt Nên sét đánh Lý Thông, không tha loài gian ác Giữ điều nhân, cây khế cũng nuôi người Khi ta sinh ra đất nước đã có rồi Khi ta mất lại hóa vào đất nước Thành tiếng hát cháu con, thành rì rầm tiếng đất Bóng mỗi người trog Tổ Quốc lung linh háng năm ơi, có thể nào quên Hàng bóng cờ tang thắt dải đen Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên. Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn Chắc như thường lệ. Người đi vắng Để mọi lời ca tặng nước non. Tôi viết bài thơ cho các con Mai sau được thấy Bác như còn Phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát Đôi dép mòn đi, in dấu son. Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay Lạ thay, sức mạnh của tâm hồn Mắt vẫn tươi như suối tận nguồn Tay nhịp cho đời cao tiếng hát Trời thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn. Như thế, Người đi Phút cuối cùng Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung Lời Di chúc gửi, êm bên gối Quên nỗi mình đau, để nhớ chung. Bác ơi! Thôi đập rồi chăng? một trái tim Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim! Muốn oà nức nở bên em nhỏ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im. Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình. Súng hãy gầm lên, nén xót đau Hãy lau ráo lệ, ngẩng cao đầu! Chỉ xin nhớ để lời đêm trước: Đốt pháo hoa mừng, đến lễ sau. Bác đi Di chúc giục lòng ta Cho cả muôn đời một khúc ca Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn Và tình thương, ơn nghĩa bao la. * Tôi trở về quê Bác, làng Sen Ơi hoa sen đẹp của bùn đen! Làng quen như thể quê chung vậy Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn. Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh Thương hàng râm bụt, luống rau xanh Ba gian nhà trống, nồm đưa võng Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh. Ôi sáng hè vui, Bác trở về Vẫn không quên lối cũ, tình quê Bạn xưa, còn nhớ khi câu cá Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè Nhớ những năm nao Máu Cửa Rào Thân yêu hai tiếng gọi "đồng bào" Phận nghèo, nước mấtt, dân nô lệ Đêm tối, trời mây, chẳng ánh sao. Đã tắt lâu rồi, lửa nghĩa quân Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám Đầu dám thay đầu, chân nối chân! Muôn dặm đường xa, biết đến đâu? Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai, đất khách dãi dầu? Cha đã đi đày, đau nỗi riêng Còn nghe tiếng gót nặng dây xiềng Mẹ nằm dưới đất, hay chăng hỡi Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng! Từ đó, Người đi những bước đầu Lênh đênh bốn biển, một con tàu Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thái rau. Mở mắt trông quanh, màu sắc mới Những bờ bến lạ, nước nông sâu A', Âu đâu cũng lòng trong đục Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu. Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn Một hòn gạch nóng nung tâm huyết Mẩu bánh mì con nuôi chí bền. Bao nẻo người đi, bước trước sau Một câu hỏi lớn: Hướng về đâu? Năm châu thăm thẳm, trời im tiếng Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu. Găng-đi, quay lại chiếc xa xưa Dệt tấm lòng nhân đựng gió mưa! Nghiệp lớn, Tôn Văn vừa dựng đó Trăm năm tay lái vững vàng chưa? Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng Lò sát sinh ngập máu xương rơi Lũ đế quốc như bầy quỉ sống Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười. Bỗng sấm nổ, Rạng Đông chớp giật Hoan hô Cách mạng tháng Mười Nga! Tủ sắt ngai vàng quăng xuống đất Công nông ta làm chủ đời ta, Xóm thợ Pa-ri nghèo cuối ngõ Tưng bừng gác trọ đón bình minh Mác - Lê-nin đến Từng trang đỏ Chân lý đây rồi, lẽ tử sinh! Đứng dậy! ơi Người cùng khổ ơi! Tiếng chuông ta đánh, giục liên hồi Hãy bay đi, hãy bay qua sóng Về nước non xa, thức tỉnh đời Tháng Giêng, Mạc-tư-khoa tuyết trắng Một người đi, quên rét buốt xương Từ xa đến Lòng đau trĩu nặng Giữa dòng người im lặng trên đường. Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại Tinh hoa trái đất, chất kim cương Con người đẹp nhất trong nhân loại Trí tuệ, tình yêu của bốn phương. Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha Niềm tin trong sáng mãi lòng ta Đêm nay nằm đó, mà thanh thản Vầng trán mênh mông toả chói loà. Tưởng nghe tiếng Người vang giục bước Hãy trở về châu A' trẻ trung Hỡi người trai Việt Nam yêu nước Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng! Về phương Đông, ta về phương Đông Cùng phương Tây, giương ngọn cờ hồng Đi ta đi, anh em đồng chí Chặt xiềng gông, chặt hết xiềng gông! Chào Trung Quốc trào sôi sức sống Chào Quảng Châu công xã chính quyền Đất tươi tốt. Đây mùa gieo giống Hỡi Thanh niên cách mạng, vùng lên! Hồn Nước gọi. Tiếng bom Sa Diện Trái tim Hồng Thái nổ vang trời Máu thơm tưới mầm non xuân đến Vui lại rồi, Tổ quốc ta ơi! Bác về kia! Đảng đã ra đời! Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ Tiến lên! Thời đại giục chân người. * Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân! Như thế, buổi xuất quân hùng vĩ Chúng ta đi, quyết chí, tự hào Đường Kách mệnh sáng ngời chân lý Đảng cầm cương lịch sử lên cao. Hãy nghe khúc nhạc đầu hùng tráng Bản trường ca chiến đấu Việt Nam Trống Xô-viết rung trời Cách mạng Cờ búa liềm đỏ đất Hồng Lam! Khủng bố trắng. Máu dầm mặt đất Chật Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La Muôn chiến sĩ, một lòng bất khuất Chỉ thương người sương tuyết bôn ba. Nguyễn A'i Quốc. Ôi tên tha thiết Của đời ta. Người ở phương nào? Gió ơi gió, ơi chim có biết Một người tù cất cánh bay cao? Ta lại dấn chân vào trận mới Sóng người dâng ngập lối, biểu tình Rầm rộ cuộc diễu binh vĩ đại Vì tự do, cơm áo, hoà bình. Và những ngày qua, những tháng qua Thư về từng lá, ấm lòng ta Đường dài nẻo ngắn, lời khuyên dặn Trăm nỗi buồn vui, việc nước nhà Chiến tranh nổ. Gần xa hùm sói Cắn cổ nhau. Pháp bại, Nhật vào. Thân một cổ hai tròng buộc trói Phải vùng lên, này súng này dao! Bắc Sơn gọi, Nam Kỳ nổi dậy Sống một ngày hơn mấy mươi năm Lửa căm giận sôi dòng máu chảy Sức mỗi người bỗng hoá thành trăm! * Chiều mùa thu ấy Đến Diên An Có một Hồng quân, tay nóng ran Đẩy chiếc xe bò lên với bạn Rồi đi Lần bước xuống phương Nam Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi! Ai đã đến, ai chưa đến đó Có hòn núi Mác, suối Lê-nin Hãy về thăm quê ta Pác Bó Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh. Hỏi dòng khe ấy, hỏi tre lau Những tháng ngày xưa Bác ở đâu? Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá Hát cùng cây lá gió ngàn sâu Hát rằng: Sáng ra bờ suối, tối vào hang . nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản. lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật cần được tôn tạo nếu không được làm và thẩm định từ những người am tường về kiến thức lịch sử. Chính vì thế việc đào tạo các chuyên ngành khoa học lịch sử. cầu, lại thêm chuyện người học sử ra làm trái nghề còn người thiếu kiến thức lịch sử thì lại làm những công việc liên quan tới lịch sử. Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong

Ngày đăng: 19/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w