1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

73 2,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ

Trang 1

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG

TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1 Sự hình thành của hoạt động ngân hàng và các ngân hàng:

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển củatiền tệ Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, để đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, người ta

đã “sáng tạo” ra tiền tệ với vai trò là vật ngang gia chung Trước đây, đối với nền kinh tế hàng hóa giảnđơn, phương thức trao đổi sơ khai “hàng đổi hàng” được các bên áp dụng Tuy nhiên, phương thức nàychỉ khả thi khi cả hai bên cùng lúc có nhu cầu về hàng hóa của nhau một cách tương thích Do vậy,nhiều trường hợp phương thức “hàng đổi hàng” trở nên không hữu hiệu trong khi nhu cầu trao đổi giữacác bên vẫn có Theo thời gian, hoạt động lưu thông, trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, mộtphương thức trao đổi tiến bộ hơn đã được áp dụng, đó là “hàng-vật ngang giá chung-hàng” Thực chất,các vật ngang giá chung đó mang bản chất của tiền và được xem như hình thức sơ khai đầu tiên củatiền tệ Ở giai đoạn đầu, vật ngang giá chung-tiền được các bên ấn định là vật có giá trị thực chẳng hạnnhư da thú, kim loại, vỏ sò….Về sau, để giản tiện và ít tốn công bảo quản, người ta đã biết đến hìnhthức của tiền tiến bộ hơn Theo đó, các bên có thể quy ước với nhau về vật ngang giá chung mang tínhchất ước lệ, không nhất thiết phải là vật có giá trị thực chẳng hạn như tiền kim loại, tiền giấy…

Sự xuất hiện của tiền tệ càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông mua bán hàng hóa.Hoạt động trao đổi ngày càng phát triển, vượt ra khỏi phạm vi giữa một vùng, khu vực, quốc gia nhấtđịnh Các thương nhân có thể mang hàng hóa tiến hành trao đổi giữa các vùng lãnh thổ, khu vực khácnhau Tuy nhiên, theo đặc trưng vùng miền, tập quán, xã hội tồn tại nhiều hình thức tiền tệ đóng vai trò

là vật ngang giá chung khác nhau Do đó, nhu cầu chuyển đổi tiền tệ phù hợp với từng vùng, nơi màcác thương nhân đến trao đổi hàng hóa đã nảy sinh Nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu thông, trao đổi hànghóa phát triển liên tục xã hội xuất hiện những thương nhân đầu tiên chuyên thực hiện dịch vụ trao đổichính vật ngang giá chung-tiền tệ Để xác nhận dịch vụ trao đổi tiền đã được thực hiện, các thươngnhận nhận chuyển đổi tiền sẽ phát hành chứng thư mang bản chất của biên nhận về gửi, giữ tiền tệ Vềsau, chế độ tư hữu hóa làm xuất hiện giai cấp và phân biệt giữa những người nắm giữ nhiều tài sản vớinhững người sỡ hữu ít ỏi số tài sản xã hội dưới hình thức giá trị là tiền Điều này đã làm nảy sinhnhững mâu thuẫn về cung, cầu liên quan đến việc sử dụng tiền tệ Những thương nhân nhận cất giữtrong kho loại tài sản được đưa ra làm vật ngang chung vô hình chung trở thành những chủ thể trunggian có thể tạm thời giải quyết được mâu thuẫn giữa những người đang có nhu cầu về tiền với nhữngthành viên còn lại đang tạm thời nhàn rỗi tiền tệ kiếm được trong quá trình sản xuất, lưu thông, trao đổihàng hóa Những thương nhân này không chỉ thuần túy làm dịch vụ kho quỹ mà còn làm trung gianthanh toán, thực hiện dịch vụ nhận, sử dụng cho vay những đồng tiền đang tạm thời nhàn rỗi Cácthương nhân này trở thành những người đầu tiên kinh doanh tiền tệ Nhiều công trình nghiên cứu chothấy, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Italia vào thời kỳ trung cổ Người Italia gọi nghềkinh doanh này là “Banco”.1

Có thể thấy rằng, bắt đầu từ việc vật ngang giá chung xuất hiện trong mua bán, trao đổi hàng hóa,các quan hệ và hoạt động kinh doanh dịch vụ trao đổi liên quan trực tiếp đến vật ngang giá chung đãđược hình thành Khi vật ngang giá chung được cố định bằng những vật liệu có giá trị nội tại cao và cónhiều thuộc tính tự nhiên thuận tiện cho việc bảo quản, chia nhỏ cũng như lưu hành, khi đó vật nganggiá chung chính thức được xem là tiền tệ Cùng với nó là sự xuất hiện của những thương gia chuyênkinh doanh những dịch vụ này mang tính chất của hoạt động ngân hàng và những ngân hàng ở giai

1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân, 2006, tr 8.

Trang 2

đoạn sơ khai Chính sự ra đời của ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ là kết quả phân công laođộng xã hội trong lưu thông tiền tệ và thực hiện chức năng của tiền tệ.2

Trong lịch sử, quá trình phát triển của các mô hình ngân hàng và các loại hình tín dụng có mốiquan hệ mật thiết với quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiền tệ Cho đến thế kỷ 15,những tổ chức chuyên kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tiền tệ phục vụ cho quá trình trao đổi muabán chính thức được thành lập và được gọi tên là ngân hàng Ở giai đoạn này, hoạt động của các ngânhàng vẫn mang tính riêng lẽ, biệt lập, chưa hình thành nên một hệ thống, chưa có sự ràng buộc, phụthuộc lẫn nhau Mỗi ngân hàng đều có những hoạt động nghiệp vụ như phát hành tiền, nhận tiền gửi,cho vay, làm dịch vụ thanh toán, chuyển đổi tiền Mô hình ngân hàng được thực hiện tất cả các dịch vụ

từ phát hành tiền cho đến các hình thức dịch vụ khác một cách song song được gọi là mô hình ngânhàng một cấp

Đến cuối thế kỷ 19, sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển cao hơn đòi hỏi phạm vi và khônggian trao đổi phải được mở rộng hơn nữa Với mô hình ngân hàng một cấp, trong cùng một quốc gia cóthể tồn tại cùng lúc nhiều loại tiền tệ khác nhau, tương ứng với những ngân hành phát hành khác nhau

Sự tồn tại cùng lúc các loại tiền tệ dưới hình thức kỳ phiếu ngân hàng ở phạm vi một quốc gia đã gâytrở ngại cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, dẫn đến tình trạng thừa tiền, lạm phát Do vậy, ở một sốquốc gia, nhà nước đã can thiệp để tháo gỡ trở ngại này bằng cách chỉ cho phép một số ngân hàng thỏamãn một số điều kiện nhất định mới được phép phát hành tiền đưa vào lưu thông Các ngân hàng không

đủ điều kiện để phát hành tiền dưới dạng kỳ phiếu ngân hàng thì chỉ được tiến hành các nghiệp vụ kinhdoanh ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển, đổi tiền… Như vậy, hoạt động ngân hàng đã hìnhthành hai hệ thống ngân hàng: ngân hàng phát hành và ngân hàng trung gian Điều này đã dẫn đến quátrình chuyển đổi mô hình ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp Theo đó mô hình ngânhàng hai cấp sẽ có sự phân biệt giữa ngân hàng thực hiện hoạt động phát hành tiền với những ngânhàng còn lại chỉ được phép tiến hành các hoạt động ngân hàng thuần túy mà không được phép pháthành tiền

Đến cuối thế kỷ 19, hệ quả của việc phát triển mạnh mẽ của lưu thông hàng hóa và tiền tệ và yêucầu ngăn chặn hiện tượng lạm phát có thể gia tăng đã đòi hỏi thống nhất thị trường tiền tệ sao cho mỗiquốc gia chỉ lưu hành một đồng tiền duy nhất và nhà nước phải kiểm soát được lượng tiền tệ lưu thông

Do vậy, nhiều nước đã ban hành pháp luật quy định chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phéptiến hành hoạt động phát hành tiền Ngân hàng này được gọi là ngân hàng phát hành tiền và phân biệtvới các ngân hàng trung gian còn lại không được phép phát hành tiền Từ đặc quyền do nhà nước quyđịnh, ngân hàng phát hành tiền ngay càng có vị trí quan trọng trong nền sản xuất, lưu thông hàng hóacũng như tác động chi phối đến hệ thống các ngân hàng trung gian Chính vì lẽ đó, để định hướng hoạtđộng sản xuất, thương mại và kiểm soát được lượng tiền tệ phát hành, lưu thông nhằm kiểm soát đượchiện tượng lạm phát, nhà nước đã sử dụng quyền lực chính trị để có thể chi phối được ngân hàng pháthành tiền Hiện tượng này bắt đầu cho quá trình quốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền Từ đầu thế kỷ

XX và phổ biến là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), hầu hết các quốc gia đã thực hiện việcquốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền Theo đó, ngân hàng này trở thành ngân hàng trung ương, ngânhàng nhà nước, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất lưu thông và mang bản chất là

“ngân hàng của các ngân hàng” Ngân hàng trung ương ngoài đặc quyền phát hành tiền còn là trungtâm tiền tệ, trung tâm thanh toán tổng mà các ngân hàng khác phải mở tài khoản thanh toán, làm dịch

vụ tiền tệ cho Chính phủ

Ngày nay, hầu hết các nước đang áp dụng mô hình ngân hàng hai cấp Trong đó, ngân hàng đượcphân biệt thành khái niệm ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian

2 Khái niệm ngân hàng, hoạt động ngân hàng:

2 Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr 10.

Trang 3

Khái niệm ngân hàng và hoạt động ngân hàng xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định, khitiền tệ đã ra đời và nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ Khái niệm ngân hàng và hoạt động ngânhàng chịu sự tác động bởi những biến đổi về kinh tế xã hội, tập quán và pháp luật của quốc gia trongtừng giai đoạn nhất định Cho nên, quan niệm về ngân hàng, hoạt động ngân hàng cũng rất đa dạng Trong tài liệu nghiên cứu và văn bản pháp luật của nhiều nước, khái niệm ngân hàng thường đượcdùng để chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng Do vậy, các đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanhngân hàng của nhiều quốc gia hầu như đều có điều luật ghi nhận những hoạt động được xem là hoạtđộng kinh doanh ngân hàng Ở một số nước, pháp luật không đưa ra định nghĩa tổng quát về hoạt độngngân hàng mà liệt kê các hoạt động được pháp luật thừa nhận là hoạt động ngân hàng.3

Ở Việt Nam, khái niệm hoạt động ngân hàng được dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh thôngqua việc cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản của tổ chức tín dụng Trong đó, nhận tiền gửi là việc một tổ chức tíndụng nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửitiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theonguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận Cấp tín dụng được biểuhiện dưới hình thức tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc camkết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản được ghi nhận là họat động của tổ chức tín dụng trong việc cung ứngphương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệmthu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoảncủa khách hàng.4 Theo đó, ngân hàng được ghi nhận ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thểđược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.5 Như vậy, các nhà làm luật xác định rằng ngân hàng làmột định chế tài chính, một tổ chức trung gian tài chính gắn liền với hoạt động ngân hàng với phạm vihọat động được mở rộng hơn cả Thực chất, khái niệm ngân hàng chỉ là một bộ phận của khái niệm về

tổ chức tín dụng Nội hàm của thuật ngữ này bao gồm cả khái niệm ngân hàng và tổ chức tín dụng phingân hàng (Ở những chương sau sẽ trình bày rõ hơn)

II SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời

kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước

1.Giai đoạn 1945-1951:

Trong suốt thời kỳ phong kiến cho đến nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam hầu như không tồn tại địnhchế ngân hàng Tuy nhiên những hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng như in đúc, cho vay đã xuất hiệntrong đời sống kinh tế xã hội

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt đầu cho giai đoạn thực dân nửa phong kiến ởViệt Nam Với mục đích đô hộ lâu dài và nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương phục vụ chochính quyền thuộc địa, tổng thống Pháp giai lúc bấy giờ đã ban hành Sắc lệnh ngày 21/01/1857 thànhlập ngân hàng Đông Dương Ngân hàng này có chức năng chủ yếu là phát hành tiền, tiến hành cho vay,chiết khấu Về bản chất, ngân hàng Đông Dương là ngân hàng thương mại cổ phần với chức năng đổitiền, cho vay tín dụng Tuy nhiên, đây cũng là ngân hàng được phép phát hành tiền trên toàn cõi Đông

3 Đạo luật về ngành luật tín dụng của Cộng hoà Liên bang Đức 1992; Luật Ngân hàng Ba Lan 1989; Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng của Malaysia 1989; Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr8

4 Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Vịêt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003)

5 Khỏan 2 điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 (16.06.2010)

Trang 4

Dương Giai đoạn này, nó được xem như một công cụ cung cấp phương tiện để thực dân Pháp có thểtiến hành đầu tư, kinh doanh, cũng như cung cấp các dịch vụ tiền tiền tệ cho chính quyền đô hộ.

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 23/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I đãquyết định giao cho Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trong phạm vi cả nước Bộ Tài chính là

cơ quan phát hành và quản lý tiền tệ Ngày 3/2/1947, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việcthành lập Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính

2.Giai đoạn từ 1951 đến 1986:

2.1 Giai đoạn từ 1951-1975:

Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt

Nam là một bộ trực thuộc Chính phủ, tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, thựchiện những hoạt động liên quan đến ngân hàng, tiền tệ theo quy định; Sắc lệnh 17/SL bãi bỏ Nha Ngânkhố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính Ngày 21/5/1951, Chính phủ ra Sắc lệnh 19/

SL cho phép Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được phát hành giấy bạc 20 và 50 đồng; Sắc lệnh 20/SL

ấn định tỷ lệ giá trị đồng bạc do Ngân hàng phát hành so với giá trị đồng bạc do Bộ Tài chính pháthành Ngày 27/5/1951 Thủ tướng CP ra nghị định 94/Ttg quy định về tổ chức Ngân hàng quốc gia.Theo đó, tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chinhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tưcách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam Chức năng của ngân hàng baogồm: phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trongnhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nướcngoài…Như vậy, ở giai đoạn này, Việt Nam xây dựng ngân hàng quốc gia theo mô hình một cấp đựocthiết lập từ trung ương đến địa phương Hệ thống ngân hàng một cấp tồn tại cho đến những năm 80

Đến những năm 60, hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận thêm hình thức hợp tác xã tín dụng

và Quỹ tiết kiệm Hệ thống hợp tác xã tín dụng cho nhiệm vụ làm đại lý cho ngân hàng quốc gia Việtnam, thực hiện việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã viên hợp tác xã và cho vay

Ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 171/CP quy định nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (tên mới của Ngân hàng Quốc gia) Trong hệ thốngngân hàng cũng đã xuất hiện nhu cầu tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với các hoạt động kinhdoanh nghiệp vụ ngân hàng Do vậy, trên cơ sở của Nghị định này, ngân hàng nhà nước Việt đã phânbiệt thành hệ thống Chi nhánh ngân hàng nhà nước trung tâm tại các đơn vị tỉnh thành và hệ thống chinhánh ngân hàng nghiệp vụ tại các thị xã và Chi điếm ngân hàng nghiệp vụ tại các huyện làm nhiệm vụkinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng

Ngày 30/10/1962 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 115/CP thành lập ngân hàng ngoại thươngViệt Nam làm nhiệm vụ tín dụng, thanh toán đối ngoại trong hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam.Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý ngoại hối mà không còn trực tiếp thựchiện hoạt động giao dịch ngoại tệ, chuyển giao hoạt động này cho ngân hàng ngoại thương

2.2 Giai đoạn từ 1975 đến 1987:

Miền Nam Việt Nam từng tồn tại các hệ thống ngân hàng của chế độ ngụy quyền Việt Nam Cộnghòa Sau 1975, hệ thống các ngân hàng này được tiếp quản và đặt dưới quyền quản lý của chính phủcách mạng lâm thời Ngày 6/6/1975 chính phủ cách mạng lâm thời ban hành nghị định 04/PCT-75thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam Trong thời gian này, Việt Nam vẫn tồn tại hai hệ thống ngânhàng và hai loại tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam

Ngày 16/6/1977, nghị định 163-CP của Chính phủ ban hành quy định lại cơ cấu bộ máy nhànước Trong đó, các ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thươngnghiệp, ngoại thương, quỹ tiết kiệm XHCN đều nằm trong một hệ thống của ngân hàng nhà nước ViệtNam Các ngân hàng này không có tư cách pháp nhân, chỉ đóng vai trò như cục, vụ cơ quan chức năngcủa ngân hàng nhà nước

Ngày 24/6/1981 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 259/CP chuyển ngân hàng kiến thiết ViệtNam trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam và thành lập ngân hàng

Trang 5

đầu tư và xây dựng Việt Nam Giai đoạn này đã đánh dấu bước hoàn thiện tiếp tục của hệ thống ngânViệt Nam, cụ thể bao gồm: Ngân hàng nhà nước và 3 ngân hàng chuyên nghiệp là Ngân hàng ngoạithương, Ngân hàng đầu tư và quỹ tiết kiệm XHCN.

1981-1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 65/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức củangân hàng nhà nước Trên cơ sở đó, hệ thống ngân hàng bao gồm: Ngân hàng nhà nước và các ngânhàng chuyên nghiệp trực thuộc Ngân hàng nhà nước Những ngân hàng chuyên nghiệp này có tư cáchpháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế Đây được xem như tiền đề để tiến tới chuyển đổi

mô hình ngân hàng một cấp ở Việt Nam sang mô hình ngân hàng hai cấp hiện đại

2.3 Giai đoạn từ 1987-2004:

Năm 1986 bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cáchkinh tế Một trong những nội dung quan trọng cần phải đổi mới chính là hệ thống ngân hàng-yếu tố giữvai trò như huyết mạch của nền kinh tế

Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngânhàng nhà nước Theo đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, được tổchức thành hệ thống thống nhất trên phạm vi toàn quốc Mô hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam baogồm 2 cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Quy định này

đã bước đầu thiết lập nên căn cứ pháp lý cho hình thức hệ thống ngân hàng 2 cấp Trong đó, Ngân hàngnhà nước Việt Nam vẫn giữ vai trò là cơ quan chủ quản của các ngân hàng chuyên doanh quốc doanh.Chức năng chủ yếu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã dần chủ yếu tập trung vào việc phát hànhtiền, điều hòa lưu thông tiền tệ và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán.Các chức năng kinh doanh trực tiếp và thực hiện các dịch vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh

tế chủ yếu do các ngân hàng chuyên doanh nhà nước đảm nhận Điều này đánh dấu bước chuyển biếnquan trọng trong hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam Tuy nhiên, ở giai đoạn mớibắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, sự tách biệt giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam với hệ thống cácngân hàng chuyên doanh vẫn còn chưa thật sự cụ thể Các ngân hàng chuyên doanh vẫn được xem nhưcác cục, vụ trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Do đó, yếu tố chủ động, tự chịu trách nhiệm và

sự độc lập giữa hệ thống ngân hàng chuyên doanh với ngân hàng nhà nước Việt Nam cần được tiếp tụccải thiện

Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện mô hình ngân hàng 2 cấp, ngày 23/5/1990 Hội đồng nhà nướcban hành “Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính” có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 Đây chính là căn cứ pháp lý để chính thức xác lập môhình ngân hàng ở Việt Nam trở thành mô hình 2 cấp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới hệthống ngân hàng và hoạt động tiền tệ-tín dụng ngân hàng Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉđảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Cácnghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành Các ngân hàng thươngmại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu tráchnhiệm về hoạt động kinh doanh của mình

Trong quá trình thực thi hai pháp lệnh đã bộc lộ một số điểm hạn chế trước những yêu cầu mớicủa quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế chẳng hạn như hạn chế trongquy định về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế, chưa quy định bao quát các loạihình tổ chức tín dụng, chưa xác định rõ các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng… Do vậy, ngày12/1997 Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng Đó làmột bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ngân hàng Hai đạo luật cũng đã cónhững tác động tích cực trong đời sống kinh tế xã hội như tạo ra cơ sở pháp lý cao hơn cho hoạt độngcủa ngân hàng nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, điều chỉnh các hoạt động ngânhàng theo hướng phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Tiếp tục

xu hướng đổi mới toàn diện hệ thống và hoạt động ngân hàng, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2003 và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/2004 Những nội dung sửa

Trang 6

đổi chủ yếu tập trung vào việc xác lập một số định nghĩa, các quy định về hình thức của các tổ chức tíndụng, hoạt động kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ các tổ chức tín dụng…

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, của ngành Ngân hàng nóichung và hệ thống Ngân hàng Nhà nước nói riêng cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện để tiếp cận với cácchuẩn mực quốc tế và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội mới của đất nước Một số quy địnhcủa Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003), Luật Các Tổ chức tín dụng

1997 (sửa đổi, bổ sung 2004) tỏ ra không phù hợp và dẫn đến những bất cập trong thực tiễn triển khai.Chẳng hạn như, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa trao đầy đủ thẩm quyền cho Ngân hàng nhànước với tư cách là một Ngân hàng Trung ương Điều này đã phần nào hạn chế khả năng chủ động vàtính linh hoạt của NHNN trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một NHTƯ như các quyđịnh liên quan đến cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Mục tiêu hoạt động củangân hàng nhà nước được quy định trong Luật còn khái quát Các quy định pháp lý về điều hành cáccông cụ chính sách tiền tệ như chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản cònchưa rõ rang Ngòai ra, pháp luật hiện hành còn thiếu các quy phạm điều chỉnh họat động cung cấpthông tin, số liệu thống kê kinh tế vĩ mô liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng

Đối với pháp luật điều chỉnh các tổ chức tín dụng và họat động của nó, việc xây dựng đạo luậtmới về Luật Các tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ những yêu cầu khách quan như:khắc phục bất cập của Luật Các TCTD hiện hành; Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vựcngân hàng Một số quy định của Luật Các TCTD hiện hành chưa theo kịp so với công cuộc cải cáchhành chính chung đang được thực hiện Một số công việc chỉ cần giao cho NHNN nhưng Luật lại giaocho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, nên phát sinh nhiều đầu mối quản lý, làm chậm trễ quá trìnhhướng dẫn thực hiện Luật và việc xử lý các vấn đề phát sinh trên thực tiễn Ngoài ra, thủ tục xin chấpthuận, chuẩn y các thay đổi của TCTD trong Luật Các TCTD hiện hành mang tính hành chính, không

cần thiết và làm tăng thêm chi phí cho các TCTD cũng cần được xem xét để thay đổi cho phù

hợp;-Đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá, tính năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tíndụng Luật Các TCTD hiện hành chưa tạo lập được cơ sở pháp lý để cụ thể hoá hoặc đa dạng hoá cácdịch vụ ngân hàng Các quy định của Luật Các TCTD hiện hành chưa phân biệt phạm vi hoạt động củatừng loại hình TCTD, do vậy, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của các loại hình TCTD Cóthể nói, những bất cập của Luật Các TCTD như đã nêu không chỉ làm hạn chế sự phát triển và hoạtđộng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý, thanh tra, giámsát an toàn của NHNN đối với hệ thống TCTD Việc soạn thảo và ban hành Luật các TCTD mới gắnvới việc khắc phục bất cập của Luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành,kiểm soát, hoạt động và bảo đảm an toàn, tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch cho tổ chức vàhoạt động của các TCTD là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn

Hơn nữa, việc xây dựng mới Luật NHNN Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng sẽ tạo rakhuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế vàhoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam Đồng thời, việc hòan thiện pháp luật về ngân hàng nhà nước ViệtNam và các tổ chức tín dụng còn xuất phát từ yêu cầu về sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luậtViệt Nam, nhằm tạo ra sự tương thích giữa pháp luật về ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổ chức tíndụng với những văn bản luật liên quan được ban hành mới hoặc được sửa đổi, bổ sung như: Luật Tổchức Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chínhphủ, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán

Do vậy, ngày 16 tháng 6 năm 2010, Quốc Hội đã thông qua hai văn bản luật Ngân hàng nhànước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng thay thế cho Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997(sửa đổi bổ sung 2003), Luật Các Tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi bổ sung 2004) Hai văn bản này sẽ cóhiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2011

III KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG

Trang 7

1 Định nghĩa:

Để có thể hiểu rõ về luật ngân hàng, chúng ta cần phải xét đến vị trí của luật ngân hàng trong hệthống pháp luật Việt Nam Xu hướng chung ở nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) là tách bạch giữaluật tài chính và luật ngân hàng Tuy đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật ngânhàng có thể được xác định cụ thể nhưng chưa hẳn luật ngân hàng được thừa nhận là một ngành luật độclập trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó

có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường

Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, khái niệm luật ngân hàng phụthuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của kháiniệm này Từ những quan điểm phổ biến và chung nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau:Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý củangân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lýnhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể kháctrong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.6

2 Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng:

Căn cứ vào khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái quát

là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh

từ hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác thamgia vào lĩnh vực ngân hàng Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm: -Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

-Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và nhữngchủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luậtngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau:

-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng

-Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tíndụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng

Về phương pháp điều chỉnh, luật ngân hàng sử dụng hai phương thức chủ yếu để tác động vào cácquan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình là: phương pháp mệnh lệnh phục tùng và phươngpháp bình đẳng thỏa thuận Trong đó, phương pháp mệnh lệnh phục tùng chủ yếu được áp dụng trongcác quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhànước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Lưu ý là, trong một số trường hợp, nếu ngân hàngnhà nước Việt Nam tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, không thể hiện chứcnăng quản lý nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng Các quan hệ diễn raliên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể

là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luânchuyển tiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân hàng đốivới nhóm quan hệ này chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận

3 Nguồn của Luật Ngân hàng:

Trang 8

+ Các Nghị định, thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

4 Quan hệ pháp luật ngân hàng:

Quan hệ pháp luật về ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhànước về ngân hàng và những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng được cácquy phạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh

Chủ thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng:

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng

- Chủ thể là Pháp nhân

- Chủ thể là cá nhân

Khách thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng

- Tiền, hàng, các giấy tờ có giá, vàng và những dịch vụ tiện ích của ngân hàng

Nội dung của quan hệ PL NH:

Bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ PL NH cụ thể

Trang 9

CHƯƠNG 2:

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

I KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1 Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ở mỗi quốc gia, ngân hàng nhà nước có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tốlịch sử, sở hữu, thể chế chính trị Chẳng hạn như, theo hình thức sở hữu, ngân hàng nhà nước có tên gọi

là ngân hàng nhà nước (Việt nam), Ngân hàng quốc gia (Mônđôva, Iran, Hunggari) Theo tính chất,chức năng, ngân hàng có thể được gọi tên là ngân hàng trung ương (Liên bang Nga), ngân hàng dự trữ(Nam phi), Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ) hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kếthừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản7…

Một cách chung nhất, ngân hàng trung ương được hiểu là định chế tài chính công quyền, tiếnhành các họat động ngân hàng nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ quốc gia Khi nghiên cứu về vị trí pháp

lý của ngân hàng trung ương, chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với bộmáy nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Hiện nay, trên thế giới phổ biến có haikiểu tổ chức mô hình ngân hàng trung ương bao gồm: ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ vàtrực thuộc Chính phủ

Đối với mô hình ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ, ngân hàng trung ương sẽ khôngnằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ Thông thường, nó sẽ chịu sự chi phối từ cơ quanquyền lực mà không chịu sự lãnh đạo, điều hành từ Chính phủ Theo định chế này, họat động của ngânhàng trung ương hòan tòan độc lập với Chính phủ

Đối với mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ, ngân hàng là một bộ phận trong cơcấu tổ chức Chính phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ Theo định chế này, Chính phủ cóthể can thiệp vào việc tổ chức, điều hành, họat động, kể cả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.8

Về định nghĩa cụ thể thế nào là ngân hàng trung ương (hay ngân hàng nhà nước), phần lớn phápluật về ngân hàng của các quốc gia đều đưa ra khái niệm về ngân hàng nhà nước hoặc thông qua nhữngquy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về ngân hàng nhà nước Cóthể nói, vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương ở một quốc gia sẽ được quyết định bởi mục đích, tínhchất, yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đối với họat động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng Tổng hợp cácquy phạm pháp luật ghi nhận đặc điểm, vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước (hay ngân hàng trungương), thuật ngữ này thông thường được hình dung như sau:

-Ngân hàng nhà nước là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ

và hoạt động ngân hàng

-Ngân hàng nhà nước là một định chế tài chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ ngânhàng cho chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng

-Ngân hàng trung ương không lấy mục đích lợi nhuận làm hàng đầu

-Ngân hàng trung ương là cầu nối giữa chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệtrong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế

Đối với Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 không đưa ra điều luật cụ thể vềkhái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 xác định

vị trí pháp lý và chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:

-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

7 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân, 2006, tr 27.

8 Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr 55-56

Trang 10

-Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về

Từ quy định trên có thể nhận thấy:

-NHNNVN được tổ chức theo mô hình trực thuộc Chính Phủ NHNNVN giữ vai trò là quan quản

lý nhà nước tương đương cấp bộ Thống đốc NHNNVN mang hàm Bộ trưởng Qui trình bổ nhiệm,miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các qui định pháp luật hiện hành trongLuật Tổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ

-NHNNVN đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

và ngoại hối Với các chức năng này, NHNNVN có thẩm quyền sử dụng các phương thức và công cụquản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Đây là điểm khác biệt giữa NHNNVN với các Bộ khác trong Chính Phủ Ngân hàng nhànước Việt Nam còn là một Ngân hàng Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân hàng đặc biệt,bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ vàcho các tổ chức tín dụng

-Về mặt dân sự, NHNNVN là một pháp nhân NHNNVN có vốn pháp định thuộc sở hữu nhànước Thủ tướng Chính phủ qui định mức vốn pháp định của NHNNVN phù hợp trong từng thời kỳ.NHNNVN hoạt động theo nguyên tắc Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đượcxác định từ nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phíhoạt động và khoản dự phòng rủi ro Ngân hàng Nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi để lập quỹ thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ; số còn lại phải nộp vào ngân sách nhànước Tư cách pháp nhân của NHNNVN cho phép nó có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một chủ thểpháp luật Do vậy, NHNNVN có quyền tham gia ký kết các giao dịch với các tổ chức tín dụng vànhững tổ chức khác có họat động ngân hàng Tuy nhiên, mục đích chính của những họat động này luôngắn với việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an tòan, hiệu quả của hệ thống ngân hàng

2 Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

Khi xem xét chức năng của ngân hàng nhà nước, điều này có nghĩa là xem xét những hướngchủ yếu trong họat động của nó Nói chung, các chức năng chủ yếu của ngân hàng trung ương ở cácnước trên thế giới chủ yếu là : độc quyền phát hành tiền, ngân hàng của Chính phủ và các tổ chức tíndụng, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, giám sát, điều hòa họat động ngân hàng và thịtrường tài chính thông qua các chính sách và biện pháp đặc thù

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai chức năng cơ bản

-Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối

-Chức năng là một Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng

và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ

Các chức năng cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được cụ thể hóa thành những nhiệm

vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể như sau:

2.1 Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối 10

Một là, Ngân hàng Nhà nước tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

9 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

10 Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngoại hối được cụ thể hóa tại điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Trang 11

Các chiến lược mang tính định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các kế hoạch dàihạn cũng như ngắn hạn đều có sự tham gia soạn thảo, hoạch định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,đặc biệt là phần các chính sách liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia.

Hai là, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội

quyết định và tổ chức thực hiện Nhiệm vụ này của ngân hàng nhà nước Việt Nam xuất phát từ hoạtđộng của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền đảm bảo chính sách tiền tệ quốc gia.Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát,quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra Theo quy định của pháp luậtngân hàng, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm Căn cứ vào cơ sở này,Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêudùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Sau khi Quốc hội đã quyết định chỉ tiêulạm phát hàng năm, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụngcác công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định củaChính phủ.11 Như vậy, do mô hình trực thuộc Chính phủ, họat động thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia của ngân hàng nhà nước Việt Nam không hòan tòan độc lập Họat động này sẽ được ngân hàng nhànước Việt Nam tiến hành thông qua việc xác lập chỉ tiêu lạm phát trình Chính phủ (để Chính phủ trìnhQuốc hội quyết định) Mức độ lạm phát trong nền kinh tế luôn gắn liền với việc điều tiết lượng tiền tệtrong lưu thông Do đó, cùng với Thủ tướng Chính phủ, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ cóthẩm quyền trong việc lựa chọn thực hiện các biện pháp và công cụ kiểm soát hoạt động cung cầu tiền

tệ trong nền kinh tế, đảm bảo giá trị đồng tiền Có thể nói, sự ổn định tiền tệ là nhiệm vụ quan trọngthường trực của Ngân hàng Nhà nước, là định hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nhànước Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất lớn vào tính đúng đắn của khâu hoạch định và sựđiều hành phù hợp, kịp thời cũng như hiệu lực các biện pháp của khâu thực thi chính sách tiền tệ

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; xâydựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổchức thực hiện Vấn đề xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia chủ yếu mang tính điều chỉnh

vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhưng đồng thời vẫnphải đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này nên người ta thường dùng

khái niệm "điều tiết" của Ngân hàng Trung ương đối với các hoạt động của tổ chức tín dụng Điều này

có nghĩa là Ngân hàng Trung ương không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của các tổ chức tíndụng, mà chủ yếu sử dụng biện pháp nghiệp vụ tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điềukiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như vấn đề lãi suất, khối lượng tiền cung ứng, dự trữ bắtbuộc…

Ba là, Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn

bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền

văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ

và hoạt động của Ngân hàng trình Chính phủ xem xét báo cáo Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ QuốcHội thông qua Bên cạnh đó, với vai trò Ngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, Ngânhàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngânhàng dưới các hình thức Thông tư, Quyết định, Chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhànước, đồng thời theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện và hiệu quả áp dụng cũng như chiều hướng ảnhhưởng đối với nền kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng Ngòai ra, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam không chỉ tham gia hoặc chủ trì trong việc xây dựng, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh mà cònphải có trách nhiệm trong việc theo dõi, rà soát hiệu lực thực tế của các văn bản pháp luật và có thể

11 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

Trang 12

trực tiếp hoặc gián tiếp đề xuất hiệc tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện, hệ thống hoá các quyđịnh pháp luật về tiền tệ, hoạt động Ngân hàng Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt độngquản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoànthiện các văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh

tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo

an toàn hoạt động của hệ thống Ngân hàng

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập

và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật

Dưới góc độ pháp luật, giấy phép là hình thức pháp lý thể hiện việc Nhà nước cho phép tổ chứchoặc cá nhân hoạt động trong một số lĩnh vực khi thoả mãn những điều kiện nhất định Giấy phép thểhiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và tổ chức hoặc cá nhân xin phép kinh doanh Ngân hàng Nhànước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng Do vậy đây là cơquan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng Đồng thời,đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng muốn hoạt động Ngân hàng cũng phải được Ngân hàngNhà nước cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng khi thoã mãn những điều kiện nhất định như: Hoạt độngngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính; có đủ vốn, điều kiện vật chất phùhợp với yêu cầu của hoạt động Ngân hàng…Ngoài ra , trong quá trình hoạt động nếu muốn thay đổi vềtên tổ chức, mức vốn điều lệ, địa điểm đặt trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ cổ phần củacác cổ đông thì tổ chức tín dụng đó cần phải xin phép Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuậnbằng văn bản, tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổicủa mình và phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật Việc chia, tách, hợpnhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng cũng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằngvăn bản

Từ thẩm quyền này, pháp luật ngân hàng cũng trao cho ngân hàng nhà nước Việt Nam khả năngđược quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng cácquy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàncho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệmchức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổchức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng

Năm là, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Namthực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngânhàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; tham mưu, giúpThống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy

mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định củapháp luật; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theoquy định của pháp luật và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội12

12 Điều 01 Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ t ướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 13

Mục đích của Thanh tra Ngân hàng là góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia.

Theo quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam có thẩm quyền kiểm tra tính phù hợp với quy định pháp luật của việc thành lập, hoạt động của tổchức tín dụng, hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác; có quyền xử lý các vi phạm pháp luật ngân

hàng như áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép hoạt động Ngân hàng, xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng được hiểu là những hành vicủa cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của phápluật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng mà không phải là tội phạm.Vậy các hành vi vi phạm hành chính ở đây được xác định bởi hai yếu tố đặc trưng đó là: vi phạm quyđịnh pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng; hành vi đó chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải là tội phạm) Việc xử phạt hành chính chỉ được ápdụng đối với những hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 202/NĐ-CP như là: Hành vi tiếptục hoạt động Ngân hàng khi không có giấy phép; bị tước giấy phép hoặc giấy phép đã hết thời hạn;hành vi chuyển ngoại hối hoặc vàng ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam trái quy định pháp luật; hành viche giấu hoặc đồng loã với hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối…

Song song đó, kiểm soát tín dụng cũng là biện pháp quản lý Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước

áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng nhằm ngăn ngừa rủi

ro, tiêu cực trong hoạt động tiền tệ và duy trì sự ổn định của hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế

Sáu là, ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế Ở Việt Nam, cán cân thanh toán thanh tóan quốc tế do Ngân hàng Nhà

nước lập và công bố Đây là nhiệm vụ quan trọng vì cán cân thanh toán thể hiện kết quả của hoạt độngkinh tế đối ngoại Các số liệu phản ánh trên cán cân thanh toán là cơ sở quan trọng cho công tác xâydựng và thực thi chính sách tài chính-tiền tệ Gắn với thẩm quyền này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bảy là, NHNNVN chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãnglai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối vàcác giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.13 Theo đó, ngoại hối được pháp luật ngân hàng ghi nhận

bao gồm:Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sửdụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); Phương tiện thanh toán bằng ngoại

tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu

và các loại giấy tờ có giá khác; Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài củangười cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnhthổ Việt Nam; Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào

và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiệnthuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước cótrách nhiệm: chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm

13 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Trang 14

quyền; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt độngngoại hối Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua các nghiệp vụmua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.14

Tám là, NHNNVN chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện

và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ NHNNVN còn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng; đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền

tệ và ngân hàng quốc tế.

Điều ước quốc tế là thoả thuận pháp lý giữa các quốc gia và một số chủ thể khác của Luật quốc

tế, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đốivới nhau trong bang giao quốc tế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại.15

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàmphán; theo sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụthể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chươngtrình, dự án cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực Ngân hàng Nhànước đã và đang thực hiện tốt chức năng, vai trò đại diện tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tếtrong việc duy trì, phát triển mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thếgiới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)…; đồng thời tăng cườngquan hệ hợp tác với các tổ chức đa phương, song phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồngquốc tế với Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, góp phần tích cực thúc đẩyviệc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nềnkinh tế thế giới Tính đến cuối tháng 6/2007, Ngân hàng Nhà nước đã thay mặt Chính phủ nước CộngHòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đàm phán, ký kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB)16

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, Ngân hàng Nhà nước còn thực hiện việc tổ chức đạo tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng Đây là

nhiệm vụ nhằm kiện toàn hoá đội ngũ cán bộ của ngành ngân hàng Đó chính là nhân tố quan trọngtrong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của NHNNVN với vai trò là cơ quan quản lý nhànước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Có thể nói, NHNNVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hốikhông đơn thuần bằng việc sử dụng các biện pháp hành chính NHNNVN chủ yếu sử dụng các chínhsách và công cụ kinh tế để tác động thị trường Thông qua đó, NHNNVN hướng đến mục tiêu ổn địnhgiá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an tòan cho họat động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng,thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2 Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức

năng là Ngân hàng trung ương.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương chủ yếu bằng cácnghiệp vụ ngân hàng Do vậy, tính độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thể hiện

14 Quy định cụ thể tại Pháp lệnh ngoại hối được Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005 có hiệu lực thi hành ngày 01/6/2006 và Nghị định 160/2006/NĐ-CP (2801202006) của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối 2005.

15 Trang 31 Tập bài giảng Luật quốc tế của Trường Đại Cần Thơ- Kim Oanh Na.

16 Báo cáo số 50-BC/NHNN ngày 16/6/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam v/v báo cáo tổng kết thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đọan 1998-2009-Trang 7

Trang 15

rõ nét khi thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam với vai trò là Ngân hàng Trung ương bao gồm:

Một là, Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền.

Đây là chức năng cơ bản và vốn có của Ngân hàng Nhà nước, tiền do Ngân hàng Nhà nước pháthành là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất Ở hầu hết các nước đều giao thẩm quyền phát hànhtiền cho Ngân hàng Trung ương Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền

và quản lý tiền dự trữ phát hành theo qui định của Chính phủ Cụ thể, Chính phủ ban hành qui chếnghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm các qui định về việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thuhồi, thay thế, tiêu hủy tiền

Có thể nói, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay thì toàn bộ việc phát hànhtiền được tập trung vào Ngân hàng Nhà nước theo chế độ Nhà nước độc quyền phát hành tiền và Ngânhàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại làm sao cho tổng cungphù hợp với tổng cầu tiền tệ

Hai là, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốnngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng Đây là một công cụ của Ngân hàng Nhà nước

để điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và nhằm giúp các tổ chức tín dụng giải quyết khó khăntrong trường hợp các ngân hàng thiếu vốn để hoạt động và không huy động được vốn từ các nguồnkhác

Công cụ tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng chỉ đối với các tổ chức tíndụng là ngân hàng và dưới các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; Chiết khấu, tái chiết khấuthương phiếu và các giấy tờ có giá khác; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ

có giá khác

Ba là, Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, baogồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn (kỳ hạndưới một năm) các giấy tờ có giá nêu trên, trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệquốc gia

Ở thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc kiểm soát, xây dựng quychế, điều hành hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động của thị trường diễn ra đúng luật định và đạt hiệuquả cao Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn can thiệp vào hoạt động của thị trường tiền tệbằng cách tác động vào quá trình “tạo tiền” của các tổ chức tín dụng qua việc tác động đến cung cầutiền tệ dưới hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu hoặc tài trợ vốn; làm thay đổi lãi suất thị trường, trên

cơ sở đó điều tiết lượng cung ứng tiền trong nền kinh tế thông qua thẩm quyền quy định lãi suất cơ bản,lãi suất tái cấp vốn

Như đã trình bày ở phần trên, ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ

có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài; Dự trữ quốc tế là Dự trữ ngoại hối nhà nước do

17 Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 và Chương VI Pháp lệnh nghoại hối 2005

Trang 16

Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoạihối

Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam18

Đối với việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu sự kiểmtra của Bộ Tài Chính và phải báo cáo Chính phủ về tình hình biến động của Dự trữ ngoại hối để Chínhphủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Dự trữ ngoại hối là các tài sản chiến lược dùng để chi phícho các việc ngoài dự kiến, khẩn cấp như: thảm họa chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng tài chính, kinhtế Tài sản dự trữ là vàng, ngoại tệ, quyền rút tiền tại qũy tiền tệ quốc tế, kim cương, kim loại quí.Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước

Năm là, Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung

ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thốngthanh toán trong nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tham gia vào hoạt động thanh toánvới hai tư cách: Cơ quan quản lý tài khoản và chủ tài khoản

-Với tư cách là cơ quan quản lý tài khoản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được mở tài khoảnthanh toán, được thực hiện toàn bộ các dịch vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước, các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán và các Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ,Ngân hàng quốc tế Các dịch vụ thanh toán đó là: Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanhtoán trong nước; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ thu hộ và các dịch vụ thanh toán khác do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ nhất định

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toáncủa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như: Tiền mặt, séc, lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệmthu, thẻ Ngân hàng Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng đểthực hiện dịch vụ thanh toán giữa các thành viên là Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các

tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán

-Với tư cách là chủ tài khoản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được mở tài khoản ở Ngân hàngnước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế19

Sáu là, Ngân hàng Nhà nước, NHNNVN chịu trách nhiệm làm đại lý và thực hiện các dịch vụ

ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước, tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ,

trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh

Bảy là, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng cũng

sẽ do NHNNVN tiến hành.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hoạt động thông tin tín dụng nhằm phục vụ việc xâydựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, hỗ trợ các tổ chức cấp tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi

ro trong hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có thẩmquyền:

Ngòai ra, NHNNVN thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệpthực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quyđịnh của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực

18 Khoản 17 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005

19 Điều 34 khoản 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997

Trang 17

hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ TheoLuật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theoquy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng thuộc thẩm quyền của NHNNVN

Tóm lại, thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đã thực hiện được các chức năng cơ bản và vai trò của mình trong quản lý Nhà nước về tiền tệ,ngân hàng, ngọai hối cũng như là một ngân hàng trung ương Có thể nói, nhiệm vụ, quyền hạn củaNHNNVN luôn gắn liền với những điều điều kiện bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định

II CƠ CẤU TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng trung ương của Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng trung ươngtrực thuộc Chính phủ Mô hình này được xác định ngay khi ngân hàng trung ương được thành lậpvào năm 1951 thông qua Sắc lệnh 15 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Tuy sắclệnh không trực tiếp quy định mô hình tổ chức, vị trí pháp lý cho Ngân hàng trung ương nhưngSắc lệnh đã xác định một cách gián tiếp về mô hình của ngân hàng Theo đó, người lãnh đạo điềuhành Ngân hàng là Tổng giám đốc, có danh vị như một Bộ trưởng Qua cách xác định gián tiếpnày Sắc lệnh 15 đã bước đầu xác lập mô hình ngân hàng trực thuộc Chính phủ cho ngân hàng trungương Việt Nam

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, vị trí pháp lý của Ngân hàng

trung ương ngày càng được xác định cụ thể hơn Theo quy định tại khoản 1, điều 2 Luật Ngân hàng

nhà nước Việt Nam 2010: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ; là

ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Như vậy, cho đến thời điểm

hiện nay, pháp luật Việt Nam luôn khẳng định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo

mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ

Với vai trò đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam được tổ chức khác biệt so với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở các lĩnhvực khác Theo quy định tại điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 , Ngân hàng Nhà nướcđược tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt độngnghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác

Hiện tại, cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm các đơn vị

4 Vụ Quản lý ngoại hối;

5 Vụ Dự báo và thống kê tiền tệ;

6 Vụ Kiểm toán nội bộ;

7 Vụ Thi đua khen thưởng;

8 Vụ Tín dụng;

20 Điều 3 nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26.8.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trang 18

 Các Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng

Nhà nước, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tổng cộng 64 chi nhánh, được đặt tại các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước Các chi nhánh này thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố

Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, trưởngphòng, phó phòng và ban giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh

 Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Văn phòng chỉ có chứcnăng đại diện mà không được trực tiếp tiến hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàngkhác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có một Văn phòng đại diện ở trong nước là

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều văn phòng đại diện khác ở nướcngoài

 Các tổ chức sự nghiệp:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có các đơn vị sự nghiệp giúp việc để thực hiện cácnhiệm vụ như: đào tạo, nghiên cứu, thông tin, báo chí,… Các đơn vị sự nghiệp củaNgân hàng Nhà nước bao gồm:

1 Thời báo Ngân hàng;

2 Tạp chí Ngân hàng;

3 Viện chiến lược ngân hàng;

4 Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng;

5 Trung tâm Thông tin tín dụng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21 :

21

Tham khảo từ trang web: http //www.s b v g ov v n giới thiệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam/ mô

Trang 19

2 Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1Thống đốc.

hình tổ chức.

Trang 20

Cơ chế lãnh đạo điều hành các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện nay thường được thểhiện dưới hai dạng chính sau đây:

Dạng thứ nhất: Lãnh đạo điều hành Ngân hàng trung ương là một tập thể Theo mô hình này,ngoài Thống đốc hoặc chủ tịch là người đại diện cho Ngân hàng trung ương Bên cạnh, Ngân hàngcòn có Hội đồng quản trị, Hội đồng Chính sách tiền tệ hay Hội đồng ngân hàng trung ương, nhữngHội đồng này mới là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng trung ương

Các nước áp dụng mô hình lãnh đạo, điều hành này bao gồm: Hệ thống dự trữ liên bang Hoa

Kỳ, Ngân hàng quốc gia Hugary, Ngân hàng trung ương Pháp, Ngân hàng trung ương HànQuốc…

Dạng thứ hai: Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng trung ương là một cá nhân, theo chế độ thủtrưởng Với mô hình lãnh đạo, điều hành này Thống đốc hoặc Chủ tịch là người lãnh đạo cao nhấttại Ngân hàng trung ương Đồng thời cũng là người duy nhất chịu trách nhiệm trước Nhà nước

về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng trung ương Điển hình áp dụng mô hình này là Trung Quốc,

Đối với Việt Nam, trước khi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành, lãnhđạo, điều hành ngân hàng trung ương là một tập thể Việc quản trị Ngân hàng trung ương do Hộiđồng quản trị đảm nhận, còn việc điều hành hoạt động của Ngân hàng lại đặt dưới quyền của Giámđốc Ngân hàng22 Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 được ban hành, cơ chế lãnhđạo tập thể không còn được áp dụng nữa, mà thay vào đó là cơ chế lãnh đạo một cá nhân-cơ chếthủ trưởng Về nguyên tắc, Thống đốc ngân hàng là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt độngcủa ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thống đốc chỉ đạo, điều hành công việc của Ngân hàng theonguyên tắc tập trung dân chủ Thống đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thủ trưởng các đơn vịthuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đồng thời Thống đốc cũng là người chịutrách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ và Quốc hội về các lĩnh vực mình phụ trách Đến LuậtNHNNVN 2010, Thống đốc NHNNVN được trao thẩm quyền rộng hơn cho trong việc kiện tòan, cơ

cấu tổ chức bộ máy NHNNVN, cụ thể: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm

dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng” 23

2.2 Phó Thống đốc.

Để Thống đốc thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình dưới quyền Thống đốccòn có các phó Thống đốc giúp việc Mỗi Phó Thống đốc được Thống đốc phân công phụ tráchmột số lĩnh vực công tác và phụ trách một số đơn vị Phó Thống đốc được sử dụng quyền hạncủa Thống đốc, nhân danh Thống đốc khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phâncông Phó Thống đốc chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về nhữngquyết định của mình Tuy nhiên Thống đốc có thể trực tiếp giải quyết các công việc tuy

đã giao cho Phó Thống đốc, nhưng thấy cần thiết vì nội dung quan trọng, do Phó Thống đốcvắng mặt, hoặc những việc liên quan từ hai Phó Thống đốc trở lên nhưng các Phó Thống đốc có

ý kiến khác nhau Thống đốc có quyền phân công một Phó Thống đốc làm nhiệm vụ phó Thốngđốc thường trực, giúp Thống đốc điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam

2.3 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

22 Điều 4 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1990

23 Khoản 4 điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Trang 21

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người đứng đầucác đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chủ thể này gồm các Vụ trưởng,giám đốc cơ quan ngang Vụ, giám đốc các Chi nhánh, trưởng Văn phòng đại diện, thủ trưởngcác tổ đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.

III HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

* Khái niệm: Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêulạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra Theo đó, Chínhphủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêuchính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.24

* Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Sự chỉ đạo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước tác động đến việc tăng, giảm lượng tiềncung ứng cho nền kinh tế, và do đó ảnh hưởng đến đời sống của mọi người dân Chính sách tiền tệ mởrộng sẽ cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, điều này kích thích tiêu dùng cho cuộc sống, đầu tư đượckhuyến khích, sản xuất mở rộng, từ đó giảm thất nghiệp và tăng thu nhập quốc dân Ngược lại chínhsách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, dẫn đến sản xuất thiếu vốn, người muathiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư bị hạn chế, sản xuất bị thu hẹp, thu nhập quốc dân giảm,dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

* Công cụ thực hiện : Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãisuất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quyđịnh của Chính phủ

Về Công cụ tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm

cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước quy định

và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

-Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

-Chiết khấu giấy tờ có giá;

-Các hình thức tái cấp vốn khác

Về Công cụ lãi suất

Thông thường, lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiềnvốn, trong những khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, khi lãi suất được Ngân hàng Nhà nước ViệtNam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinhdoanh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất trần, lãi suất sàn hoặc lãi suất cơbản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi Căn cứ vào quy định của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh

Một số hình thức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng làm công cụ thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia như:

-Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng

ấn định lãi suất kinh doanh

-Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn.

-Các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi

24 Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Trang 22

Ngòai ra, trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước có thểquy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và vớikhách hàng, các quan hệ tín dụng khác.25

Công cụ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân thanh toánngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền công bố tỷ giá hối đoái, quyếtđịnh chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá Như vậy, cơ chế điều hành tỉ giá hiện nay của Việt Nam là

cơ chế thả nổi có điều tiết của nhà nước

Công cụ công cụ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia Thông thường, dự trữ bắt buộc sẽ được xác định dựa trên tỉ lệ vốn huy độngcủa các tổ chức tín dụng dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá Ngân hàngNhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại

tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắtbuộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi sẽ doNgân hàng Nhà nước quy định Tùy theo từng giai đoạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn tănghay giảm lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắtbuộc

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực

hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước quy địnhloại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở Thông qua nghiệp vụ thịtrường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tham gia mua bán các loại giấy tờ có giá với tư cách làchủ thể điều hành đồng thời là chủ thể tham gia hoạt động mua bán

2 Hoạt động phát hành tiền 26

Từ khi Ngân hàng Nhà nước ra đời cho đến nay, toàn bộ hoạt động phát hành tiền được tậptrung vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đây là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại

* Vai trò, mục đích của hoạt động phát hành tiền

Việc độc quyền phát hành tiền nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền

tệ quốc gia Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước là bảo đảm cung ứng đủ, không để thiếu phươngtiện thanh toán, làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ

Hành động phát hành tiền là hành động khởi đầu cho quá trình cung ứng tiền tệ của nền kinh tế,lượng tiền phát hành làm thay đổi các điều kiện của thị trường tiền tệ như: cung cầu vốn, lãi suất, tỷgiá…

Hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước bị chi phối, kiểm tra giám sát bởi Chínhphủ, chẳng hạn như: việc thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm

25 Khác với Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 (sửa đổi bổ sung 2003), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 đã không ghi nhận lãi tái chiết khấu-một hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín dụng

26 Mục 2 từ điều 16 đến điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Trang 23

khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ pháthành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chiphí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc

và tiêu huỷ tiền của Ngân hàng Nhà nước Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc

in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền Ngân hàng Nhà nước ViệtNam có nhiệm vụ cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại, mệnh giá) cho nềnkinh tế Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và đượccân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức việc inđúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành vào lưu thông, tiêu hủy tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử

lý tiền rách nát, hư hỏng, tiến hành thay thế, thu hồi tiền Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩnphân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông;không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rútkhỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế Các loại tiềnthu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nướcquy định Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng qui định các hành vi bị nghiêm cấm như: Làm tiền giả; vậnchuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; Huỷ hoại đồng tiền; Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngânhàng Nhà nước phát hành

3 Hoạt động tín dụng 27

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước, song còn là một ngân hàng trungương, vì vậy Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện các hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, Ngân hàngNhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng Với tính chất là mộtngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện hoạtđộng cấp tín dụng dưới các hình thức:

3.1 Cho vay: Vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động

hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam Họat động cho vay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cung ứng vốncho nền kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể tái cấp vốn

theo hình thức:

-Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

-Chiết khấu giấy tờ có giá;

-Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác

Thông thường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện cho vay khi các tổ chức tín dụng rơivào tình trạng kiểm sóat đặc biệt Do vậy, thực chất, đây là hình thức cho vay “cứu cánh” nhằm phụchồi khả năng thanh toán của các TCTD khi tổ chức tín dụng lâm và tình trạng mất khả năng thanh toán,tránh trường hợp ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia Hoạt động này không nhằm mụctiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngânhàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2 Bảo lãnh

27 Mục 3, từ điều 24 đến điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Trang 24

Bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước là việc Ngân hàng Nhà nước đứng ra cam kết với bên nhậnbảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bênđược bảo lãnh không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh28 Điều 25 Luật

Ngân hàng Nhà nước qui định: “Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn,

trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ” Như vậy, đối tượng bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước là các tổ chức tín dụng vay vốn

nước ngoài, được Thủ tướng Chính phủ chỉ định bảo lãnh

3.3 Tạm ứng.

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan của Chính phủ, không những thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương, mà còn thực hiện chức năng nhiệm vụ như là Ngân hàngcủa Chính phủ Trong đó xác lập và thực hiện quan hệ tín dụng với ngân sách Nhà nước có ý nghĩa rấtquan trọng Biểu hiện của mối quan hệ này là việc Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trungương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường

vụ Quốc hội quyết định Như vậy, tạm ứng chính là hình thức Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách Nhànước vay những khoản vay ngắn hạn để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân qũy

Về nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước không cho vay để bù đắp thiếu hụt của Ngân sách Nhànước Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có thể tạm ứng cho Nhà nước trong trường hợp ngân sách Nhànước bị thiếu hụt tạm thời, do các khoản thu và chi của ngân sách không khớp nhau như: chưa đến kỳthu nhưng phải chi, các khoản chi phát sinh đột xuất… Khoản 2 điều 30 Luật Ngân sách nhà nước 2002

qui định “Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm

thời qũy ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Với những phân tích trên, chúng ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Namkhác với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, không vì lợi nhuận mà nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hoặc đảm bảo antoàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng; Thứ hai, bên đi vay không phải là các doanh nghiệp, cá nhânbất kỳ mà chỉ là các Tổ chức tín dụng hoặc ngân sách nhà nước

4 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ 29

Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các

hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụthanh toán của chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thựchiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế Ngân hàngNhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và thực hiệncác giao dịch cho Kho bạc Nhà nước; làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc đấu thầu, phát hành

và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc Ngòai ra, Ngân hàng Nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹthông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưuthông Như vậy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không trực tiếp mở tài khoản, cung ứng các dịch vụthanh toán cho cá nhân và các tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng Nói chung, hoạt động này của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích thực hiện chức năng là ngân hàng Trung ương

Liên quan đến họat động này, NHNNVN còn thực hiện việc tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệthống thanh tóan quốc, và tiến hành quản lý các phương tiện thanh tóan trong nền kinh tế

28 Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nguyễn Thị Mùi,NXB Học viện tài chính,Trang 108

29 Mục 4 từ điều 27 đến 30 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Trang 25

5 Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối 30

Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác

về ngoại hối Hoạt động ngoại hối bao gồm những hình thức hoạt động: giao dịch vãng lai, giao dịchvốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịchkhác liên quan đến ngoại hối

Theo đó:

- Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú không vì mục đíchchuyển vốn Đó là ngoại tệ có được từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; ngoại tệ được chuyểnđổi để mang ra nước ngoài với mục đích học tập, công tác, chữa bệnh, du lịch…

- Các giao dịch vốn bao gồm: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nướcngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; phát hành chứng khoán trong và ngoàinước

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán,niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ cácgiao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại

lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép

- Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm có cung ứng trên thị trường trong nước và thịtrường quốc tế Đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chứctín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạođiều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tínhchuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam;thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế,tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của ViệtNam

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại hối Để thực hiện chức năng này,pháp luật trao cho Ngân hàng Nhà nước những thẩm quyền nhất định như:

-Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.-Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ

-Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạtđộng ngoại hối

-Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm anninh tài chính, tiền tệ quốc gia

-Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua cácnghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam Ngân hàngNhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệquốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quiđịnh của Chính phủ31

30 mục 5, từ điều 31 đến điều 34Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

31 Điều 33 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Trang 26

Ngòai ra, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cònthực hiện chức năng quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảođảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước Ngân hàng Nhà nước báo cáoThủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước Bộ Tài chínhkiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định củaChính phủ.

6 Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệthống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các

tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nângcao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng Thanh tra, giám sát ngânhàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời;không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sátngân hàng Việc thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng phảitiến hành kết hợp với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngânhàng Đồng thời, họat động, thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra,giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự,thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng

6.1 Thanh tra ngân hàng

Thanh tra Ngân hàng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ

và hoạt động Ngân hàng Thanh tra Ngân hàng là thanh tra chuyên ngành về Ngân hàng, thuộc bộ máycủa Ngân hàng Nhà nước

Đối tượng của Thanh tra Ngân hàng là:

Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:

-Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụngnước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàngNhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con,công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

-Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tíndụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

-Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Namtrong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhànước của Ngân hàng Nhà nước

Nội dung thanh tra:

-Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định tronggiấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp

-Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượngthanh tra ngân hàng

-Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng

Trang 27

-Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi

ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạmpháp luật

-Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử

lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

6.2 Giám sát ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơquan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổchức tín dụng

Nội dung giám sát ngân hàng

-Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng

-Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quyđịnh khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng

-Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổchức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm

-Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạmpháp luật về tiền tệ và ngân hàng

-Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật

7 Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ

- Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo thẩm quyền

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các công ty góp vốn, mua cổphần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác

Trang 28

CHƯƠNG III:

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1 Khái niệm, đặc điểm tổ chức tín dụng:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.32

Tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng như sau:

Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chứctín dụng và những quy định khác của pháp luật Do vậy, tổ chức tín dụng hội đủ các điều kiện của mộtdoanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh ) Hơn nữa, loại hình doanhnghiệp là tổ chức tín dụng phải đảm bảo tư cách pháp nhân Nói cách khác, Tổ chức tín dụng phải hội

đủ các dấu hiệu của một pháp nhân theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam như: được cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập;nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Căn cứ vào quy định của Luật Các

Tổ chức tín dụng 2010, các tổ chức tín dụng chỉ được thành lập và hoạt động dưới các hình thức: ngânhàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Theo đó:

-Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàngtheo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồmngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã

-Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một sốhoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cungứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồmcông ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

-Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngânhàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ

-Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyệnthành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LuậtCác Tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất,kinh doanh và đời sống

Ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật về các tổ chức tín dụng, tùy thuộc vào từng loại hình

tổ chức tín dụng khác nhau mà Tổ chức tín dụng còn phải tuân theo những quy định pháp luật khác cóliên quan như Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thương mại…Nhìn chung, qui phạm phápluật về các tổ chức tín dụng có thể tạm chia làm hai nhóm: nhóm pháp luật chuyên ngành và pháp luậtchung

Thứ hai, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các Tổ chức tín dụng chính là tiền tệ Bởi vì, hoạtđộng kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp, mang lại thu nhậpchính cho tổ chức tín dụng là nội dung hoạt động của tổ chức tín dụng là cung ứng thường xuyên mộthoặc một số các nghiệp vụ về nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.Theo đó, họat động nhận tiền gửi được hiểu là việc tổ chức tín dụng nhận tiền từ tổ chức, cá nhân dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãicho người gửi tiền theo thỏa thuận Cấp tín dụng là họat động tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức,

cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc cóhoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và

32 Khoản 1 điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.

Trang 29

các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Họat động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của tổ chức tíndụng được tiến hành thông qua hình thức cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanhtoán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụthanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Thứ ba, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 qui định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức

Nam còn nêu rõ một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là: “Cấp,

sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp

tổ chức tín dụng 2010 qui định: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định

khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam” Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được

phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty chothuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phầnphụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụngcụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tíndụng.35

Thứ tư, tổ chức tín dụng là định chế tài chính trung gian.36 Tính chất trung gian của tổ chức tíndụng được thể hiện qua 2 góc độ:

-Tổ chức tín dụng giữ vai trò trung gian giữa chủ thể cho vay và đi vay Thông qua các họatđộng ngân hàng và những nghiệp vụ kinh doanh khác được pháp luật cho phép, tổ chức tín dụng thựchiện việc điều chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế Điều này được tiến hành trên cơ sở tổ chức tíndụng vừa thu hút các khỏan tiền nhàn rỗi của xã hội, từ các tổ chức, cá nhân, đồng thời, tổ chức tíndụng vừa sử dụng chính số tiền đã huy động được để cho vay vay lại đối với những chủ thể có nhu cầu

về vốn Họat động điều hòa, trung gian tài chính của tổ chức tín dụng đã góp phần quan trọng trongviệc thực hiện thành công chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định sức mua, và cung cấp vốn-điều kiện đểnền kinh tế ổn định, phát triển

-Tổ chức tín dụng còn là định chế tài chính trung gian giữa Ngân hàng nhà nước với nền kinh

tế Những công cụ, biện pháp của chính sách tiền tệ quốc gia mà ngân hàng trung ương thực hiện đềuthông qua việc tác động đến nguồn vốn, họat động của các tổ chức tín dụng Việc các tổ chức tín dụngtiến hành họat động của mình trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ quốc gia đều có những tác độngnhất định đối với nền kinh tế, có thể làm tăng, giảm lượng tiền trong lưu thông, hướn đến mục tiêu ổnđịnh giá trị đồng tiền Chẳng hạn như, các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm tỷ lệ

dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở… sẽ tác động và điều chỉnh trực tiếp đến định chếtrung gian là tổ chức tín dụng, mà không phải là các tổ chức, cá nhân khác Trên cơ sở đó, chính sáchtiền tệ quốc gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với nền kinh

tế Do vậy, tổ chức tín dụng được xem như một định chế tài chính trung gian giữa ngân hàng nhà nướcViệt Nam đối với nền kinh tế

33 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

34 Điều 4 và điều 18 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

35 Điều 5 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

36 Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia, tr116.

Trang 30

Những đặc trưng này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là TCTD với các loại hìnhdoanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác.

1.2 Các loại hình tổ chức tín dụng

1.2.1 Căn cứ vào phạm vi được thực hiện các hoạt động ngân hàng:

Các tổ chức tín dụng đựơc phân biệt thành Tổ chức tín dụng là ngân hàng và Tổ chức tín dụngphi ngân hàng:

1.2.1.1 Tổ chức tín dụng là ngân hàng: Đây là lọai hình tổ chức tín dụng với phạm vi họat động

mở rộng Theo đó, ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm tòan bộ các hìnhthức kinh doanh, cung ứng thường xuyên nghiệp vụ nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, tổ chức tín dụng là ngân hàngbao gồm những loại hình ngân hàng như sau:

*Ngân hàng thương mại:

Với tiêu chí lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các ngân hàng thương mại, loại hình

ngân hàng này chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất Những họat động ngân hàng củangân hàng thương mại bao gồm:

-Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác

-Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước vànước ngoài

-Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; baothanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tíndụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

-Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

-Cung ứng các phương tiện thanh toán

-Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế

và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được tiến hành những họat động khác cụ thể như:

-Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn

-Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngòai nước

-Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tài khỏan thanh toán tại tổ chức tín

dụng, và tài khỏan tiền gửi, tài khỏan thanh tóan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoạihối

-Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân

hàng quốc gia Ngòai ra, Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khiđược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

-Góp vốn, mua cổ phần Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp

vốn, mua cổ phần

-Tham gia thị trường tiền tệ Họat động này được thể hiện thông qua hình thức ngân hàng

thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu

Trang 31

Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trườngtiền tệ.

-Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.

-Nghiệp vụ ủy thác và đại lý Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lýtrong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước

-Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn

ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tư vấn tài chínhdoanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Mua, bán trái phiếuChính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng vàcác hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nướcchấp thuận bằng văn bản

Về hình thức tổ chức, ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thứccông ty cổ phần Trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ Đối với ngân hàngthương mại liên doanh, 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn

* Ngân hàng chính sách: 37

Đây là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, do Chính phủ quyết định thành lập và quy định

về tổ chức và hoạt động Mục tiêu hoạt động: thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao như góp phầnthực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước (xóa đói giảm nghèo, sống chung với lũ, thựchiện chương trình thúc đầy xuất khẩu lao động…) Như vậy những họat động ngân hàng do ngân hàngchính sách tiến hành không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội củaNhà nước

* Ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụngnhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằmmục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụngnhân dân Như vậy, có thể suy ra, lợi nhuận không phải là mục tiêu chính của loại hình ngân hàng hợptác

Về hoạt động, do hoạt động chủ yếu của ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện cáchoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân, cho nên, Ngân hàng hợp tác xãđược thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo tương tư như ngân hàngthương mại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản Do Ngân hàng hợp tác xã làngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân nên họat động của ngân hàng hợp tác xã tương ứng vớihọat động của Quỹ tín dụng nhân dân Theo đó, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sẽ bao gồm:38

-Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thành viên và từ các tổ chức, cá nhân không phải làthành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

-Cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là thành viên; đối với khách hàng không phải

là thành viên, họat động cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

-Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.-Các hoạt động khác, bao gồm:

37 Điều 17 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

38 Điều 118 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

Trang 32

 Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;

 Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;

 Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;

 Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

 đ) Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

 Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lýtài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

 Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;

 Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên

Về hình thức tổ chức, ngân hàng hợp tác xã được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã

1.2.1.2 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một sốhoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân vàcung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàngbao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

Về hình thức tổ chức, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập, tổ chức dưới hình thứccông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

*Công ty tài chính: Đây là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một số họat

động ngân hàng và những họat động khác có liên quan trong phạm vi pháp luật các tổ chức tíndụng cho phép Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt độngngân hàng

Về họat động, công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng như:

 Nhận tiền gửi của tổ chức;

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổchức;

 Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định củaLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

 Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

 Bảo lãnh ngân hàng;

 Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

 Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụngkhác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Ngòai ra, công ty tài chính còn được tiến hành một số nghiệp vụ sau đây:

-Mở tài khoảncông ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng

Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.Ngòai ra, công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngânhàng nước ngoài Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài

Trang 33

khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối Công ty tài chính còn được

mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng

-Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính Tương tự như ngân hàng, công ty tài chính chỉ

được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần

-Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính bao gồm:

 Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu

tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chứctín dụng thực hiện cấp tín dụng Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốncho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

 Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này

 Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp

 Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành tráiphiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác

 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

 Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm

 Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư

 Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng

*Công ty cho thuê tài chính:

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chínhtheo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng Theo đó, cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụngtrung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợpđồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận củahai bên Trong đó, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giátrị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó và tổng số tiền thuê một tài sản quy định tạihợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Ngoài ra, những hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính còn bao gồm:

-Nhận tiền gửi của tổ chức

-Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức

-Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định củapháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàngNhà nước Việt Nam

-Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính

-Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30%tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính

-Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Những họat động khác mà công ty cho thuê tài chính được thực hiện:

- Mở tài khoảncông ty cho thuê tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân

hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt

Trang 34

buộc Công ty cho thuê tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánhngân hàng nước ngoài.

- Góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính không được

góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới mọi hình thức

-Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động cho thuê tàichính Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

-Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức

-Mua, bán trái phiếu Chính phủ

-Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và ủy thác cho thuê tài chính theo quy định của Ngânhàng Nhà nước

-Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm

-Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê tài chính

*Những tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác có thể kể đến là loại hình công ty tài chính vi mô.Với đặc điểm như đã nêu ở phần trên, hình thức này mới được ghi nhận vào Luật Các Tổ chức tín dụng

2010 Những họat động ngân hàng mà công ty tài chính vi mô có thể thực hiện bao gồm:

-Huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam tiết kiệm dưới các hình thứctiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm

cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán; Vay vốncủa tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theoquy định của pháp luật

-Cấp tín dụng, tổ chức tài chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình

thức cho vay Việc cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắtbuộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn

Khi thực hiện những họat động này, tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ cáckhoản cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợcấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định

Các họat động khác của tổ chức tài chính vi mô:

- Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi

tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoảnthanh toán cho khách hàng

-Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô

 Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn

 Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô

 Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô

 Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm

Về hình thức tổ chức, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công tytrách nhiệm hữu hạn

1.2.2 Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn vốn:

Trang 35

Căn cứ vào tiêu chí này, tổ chức tín dụng được phân biệt thành: tổ chức tín dụng nhà nước; tổchức tín dụng cổ phần; tổ chức tín dụng hợp tác xã, tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng 100%vốn nước ngòai; chi nhánh ngân hàng nước ngòai tại Việt Nam.

1.2.2.1 Tổ chức tín dụng nhà nước: Đây là loại hình tổ chức tín dụng được nhà nước thành lập

và cấp vốn điều lệ 100% để họat động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện các chương trình, chínhsách kinh tế xã hội của nhà nước Chẳng hạn như: ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổchức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điềulệ; hoặc là, ngân hàng chính sách xã hội.Tổ chức tín dụng nhà nước mang bản chất là một doanh nghiệpnhà nước Do vậy, tổ chức và họat động của chúng vừa phải tuân thủ theo Luật Các Tổ chức tín dụng

và Luật Doanh nghiệp nhà nước

1.2.2.2 Tổ chức tín dụng cổ phần: Đây là loại hình tổ chức tín dụng được thành lập trên cơ sở

vốn góp của các cổ đông để thực hiện các họat động trong lĩnh vực ngân hàng Cổ đông có thể là cánhân, pháp nhân hoặc nhà nước Tuy nhiên, nhà nước không bắt buộc phải là cô đông trong tổ chức tíndụng cổ phần Tổ chức tín dụng cổ phần được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nên tổ chức vàhoạt động của nó chịu sự điều chỉnh của Luật Các Tổ chức tín dụng và pháp luật về doanh nghiệp làcông ty cổ phần Chỉ có loại hình ngân hàng thương mại trong nước, tổ chức tín dụng phi ngân hàngtrong nước mới được thành lập, tổ chức dưới hình thức tổ chức tín dụng cổ phần.39 Tổ chức tín dụng cổphần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng

cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổchức tín dụng cổ phần đó.40 Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 đã quy định phânbiệt giữa cổ đông là cá nhân và cổ đông là tổ chức Cụ thể là, một cổ đông là cá nhân không được sởhữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượtquá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, Quy định này không ràng buộc trong những trường hợpsau đây:

-Cổ đông là tổ chức do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hoặc chỉ định sở hữu cổ phần thông qua việc gópvốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng đượckiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn,xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tíndụng được kiểm soát đặc biệt, hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng

đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệtghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tíndụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng

-Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

-Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Chính phủ

-Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một

tổ chức tín dụng

Đồng thời, pháp luật về tổ chức tín dụng cũng đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn đối với cổ đông sáng lập.Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phầntối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số

cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ

1.2.2.3 Tổ chức tín dụng hợp tác xã: Đây là loại hình tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá

nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngânhàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát

39 Điều 6 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

40 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

Trang 36

triển sản xuất, kinh doanh và đời sống Hình thức tồn tại phổ biến là các Quỹ tín dụng nhân dân.Trường hợp tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân gópvốn thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệthống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân sẽ hình thành nên hìnhthức ngân hàng hợp tác xã Tổ chức tín dụng hợp tác được tổ chức dưới hình thức hợp tác xã kinhdoanh tiền tệ và mang tính tương trợ rất cao Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhândân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Mức vốn góp tối thiểu và tối đa củamột thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1.2.2.4 Tổ chức tín dụng nước ngoài: Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được

thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài Tổ chức tín dụng nước ngoài đượchiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàngthương mại 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nướcngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài

Về loại hình cơ cấu tổ chức, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoàiđược thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Trường hợp thành viên góp vốncủa tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân Tổng sốthành viên không được vượt quá 05 thành viên Tỷ lệ sở hữu tối đa của một thành viên và người có liênquan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.41

Ngòai ra, tổ chức tín dụng nước ngòai còn có thể hiện diện tại Việt Nam ở dạng văn phòng đạidiện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Trong đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộccủa ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịutrách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam Chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược thực hiện các hoạt động ngân hàng và những họat động khác có liên quan mà pháp luật Các Tổchức tín dụng quy định đối với một ngân hàng thương mại, trừ các hoạt động về góp vốn, mua cổ phần

và hoạt động mà ngân hàng nước ngoài không được phép thực hiện tại nước nơi ngân hàng nước ngoàiđặt trụ sở chính Đồng thời, trong lĩnh vực ngoại hối, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cungứng một số dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng tại Việt Nam theo quy định củapháp luật về ngoại hối Đối với văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoàikhác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trên lãnh thổ Việt Nam Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụngnước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập một văn phòngđại diện Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt độngngân hàng chỉ được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhànước cấp với nội dung chủ yếu là làm chức năng văn phòng liên lạc; nghiên cứu thị trường; Xúc tiếncác dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tạiViệt Nam; Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận ký giữa tổ chức tín dụng nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam,

dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tài trợ tại ViệtNam; Hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.42

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì đượcthực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Trong quá trình họat động, chúng cóquyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Đồng thời, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

41 Điều 70 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

42 Điều 125 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dạng thứ nhất: Lãnh đạo điều hành Ngân hàng trung ương là một tập thể. Theo mô hình này, ngoài Thống đốc hoặc chủ tịch là người đại diện cho Ngân hàng trung ương - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG  TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ng thứ nhất: Lãnh đạo điều hành Ngân hàng trung ương là một tập thể. Theo mô hình này, ngoài Thống đốc hoặc chủ tịch là người đại diện cho Ngân hàng trung ương (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w