1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VĂN 6-TUẦN 30 (KTKN - ẢNH)

18 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 8 MB

Nội dung

Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 Tiết 109 Ngày soạn: 18/03/11 I. Mục tiêu cần đạt - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu. 1. Kiến thức: - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam. - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bút kí. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch đọc phù hợp . - Đọc hiểu VB kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm - Nhận ra phương thức biểu đạt chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh bình luận - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ 3. Thái độ: - Học tập cách viết văn kết hợp các PTB - GD tình yêu đất nước, lòng tự hào về dân tộc II.Chuẩn bị : + GV : GA+ SGK+ SGV + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý III. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp : Nắm số hs vắng 2. Bài cũ:  Nêu vài nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô.  Đọc thuộc lòng đoạn: “Mặt trời… là là nhịp cánh” Cho biết đoạn văn này miêu tả điều gì? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác giả làm nổi bật khung cảnh như thế nào? 3.Bài mới a.Giới thiệu bài : Nếu như ở bài Cô Tô Nguyễn Tuân đã ghi lại những gì tác giả đã thu nhận được trong một chuyến ra thăm đảo thì Cây tre Việt Nam được nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim Cây tre Việt Nam do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Bài văn tuy có chất ký nhưng chủ yếu có thể coi là tùy bút kết hợp với miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận. Để hiểu rõ những đặc diểm nghệ thuật đó ta tìm hiểu Cây tre Việt Nam Lê Thị Điệp 117 Tuần Tiết Bài dạy 29 109 110 111 112 - Cây tre Việt Nam - Câu trần thuật đơn - HDĐT : Lòng yêu nước - Câu trần thuật đơn có từ là CÂY TRE VIỆT NAM - Thép Mới - Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 b.Bài giảng Hoạt động Thầy và trò Nội dung @ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung + Học sinh đọc chú thích * trong SGK/98. ? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thép Mới? (Bút danh khác: ánh Hồng ) * Tên khai sinh: Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925 tại Nam Định, ông mất ngày28 tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh. *Quê: Quảng An- Tây Hồ- Hà Nội.*Thép Mới tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm, từng làm nhiều công tác và chức vụ: phó tổng biên tập báo Nhân dân; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. * Tác phẩm chính: Thời gian ủng hộ chúng ta (dịch tuỳ bút, 1954); Cây tre Việt Nam (thuyết minh phim, 1958); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (bút kí, 1964)… * GV hướng dẫn giọng đọc Nhấn giọng để làm nổi bật các chi tiết, hỡnh ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, đọc giọng tha thiết, thõn mật,pha chỳt tự hào khi nhắc đến giá trị của cây tre. + GV đọc – HS đọc tiếp + Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong SGK., chú ý (1), (2) (4) (7) (8) (10) (11) ? Xác định thể loại ? ? Tìm xuất xứ của văn bản? ? Nội dung của văn bản? Bài văn “Cây tre Việt Nam” nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây Tre và con người việt nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây Tre có những đức tính quý báu và là biểu tượng của con người việt nam: ngay thẳng, thủy chung, can đảm. ? Theo em, bài văn chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu lên ý gì? 1. Từ đầu  chí khí như người: cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý. 2.Tiếp  chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. 3.Tiếp  tre anh hùng trong chiến đấu: Tre I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: - Thép Mới (1925 – 1991 ), tên khai sinh Hà Văn Lộc, quê Hà Nội. - Làm báo, viết nhiều bút kí, thuyết minh phim 2.Tác phẩm: + Thể loại: Thuyết minh + Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. + Bố cục: 4 phần Lê Thị Điệp 118 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. 4.Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. @ Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản + Học sinh đọc đoạn 1 và hai. ? Trong đoạn 1, những vẻ đẹp bên ngoài nào của tre được thể hiện - Dáng vẻ bên ngoài: + Măng mọc thẳng + Dáng vươn mộc mạc + Màu xanh nhũn nhặn ? Ở những đoạn tiếp theo những phẩm chất nào của cây tre được tiếp tục bộc lộ ? Phẩm chất của tre: + Ở đâu cũng xanh tốt + Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? * Thảo luận nhóm bàn Đọc kĩ các chi tiết viết về vẻ đẹp của Tre.Em hãy nhận xét :Tre có vẻ đẹp như thế nào? Tre mang nhiều đức tính quí báu của ai? * Liên hệ: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm. * Chuyển ý – HS đọc đoạn 2 và 3 GV: Để làm rõ ý “ Cây tre là bạn thân của nông dân VN, bạn thân của nhân dân VN”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy: ? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày? (+Tre có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam. + Bóng tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm thôn. + Dưới bóng tre là cả một nền văn hoá lâu đời, người dân dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, ăn ở với người. + Tre giúp con người trong lao động: Trăm nghìn công việc, vất vả với người, tre như cánh tay của người nông dân. + Trong cuộc sống: Tre gắn bó với người thuộc mọi lứa tuổi Tre bao trùm xóm làng, tre dựng nhà, dựng cửa, tre xay thóc, tre chẻ lạt, tre làm que chuyền, tre làm điếu cày, tre làm nôi, làm giường ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói về tre? ( Nhân hoá). II.Đọc - hiểu văn bản 1.Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam - Nhân hoá, từ ngữ gợi tả, so sánh. - Vẻ đẹp và những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam: thanh cao, giản dị, bền bỉ, chí khí như người. 2. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam + Trong đời sống và lao động sản xuất Lê Thị Điệp 119 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 ? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp dẫn chứng minh hoạ? ( Sắp xếp theo trình tự từ bao quát đến cụ thể, lần lượt theo lĩnh vực cuối cùng lại khái quát). ? Tất cả làm nổi bật phẩm chất gì của tre? ( Sự gắn bó chung thuỷ của tre với người). GV : Những chi tiết ấy cho ta thấy tre không chỉ phục vụ con người trong lao động, sản xuất mà còn gắn bó với đời sống tinh thần. Tre không chỉ là “cánh tay người nông dân”, mà còn là người bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi, tre làm bạn với người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt, xuôi tay,… Tre đúng là người bạn gần gũi, thân thiết nhất của người dân Việt Nam. + Đọc thầm đoạn 3 ? Trong thời bình, tre là bạn. Trong thời chiến, tre vẫn sát cánh bên người. Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó. Tre là đồng chí cùng đánh giặc. Tre là vũ khí. Tre biết hành động: Chống lại sắt thép, xung phong, giữ làng, hy sinh… ?Vì thế tác giả hùng hồn khẳng định tre như thế nào? ( tre anh hùng lao động, tre anh hùng trong chiến đấu). ? Em hiểu như thế nào về lời khẳng định trên? ( Trong lao động, chiến đấu tre luôn cùng người nông dân làm ăn, cùng dân tộc mà giữ nền độc lập của TQ, tre làm được tất cả.). ? Ở đoạn văn này tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tre là chủ yếu? ? Em hãy nhắc lại tên câu chuyện liên quan đến cây tre ? GV: Như vậy tre đã theo dân tộc trong suốt chiều di lịch sử, ngày nay có rất nhiều nhà thơ đã ca ngợi cây tre. - Tre VN của Nguyễn Duy. - Cây tre trong bài “ Viếng lăng Bác”. * Chuyển ý – HS đọc đoạn 4 ? Đoạn kết tác giả hình dung về vị trí của cây tre trong tương lai và trong thời kì công nghiệp hoá như thế nào? ? Em hiểu như thế nào là tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu (Đề cao ca ngợi công lao và phẩm chất của + Trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc + Tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai Lê Thị Điệp 120 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người) ? Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì? (Nhạc của tre) Nói như thế có ý nghĩa gì? (thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre) ? Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? (Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá) * Thảo luận nhóm bàn ? Theo em, trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại thì liệu cây tre có còn gắn bó mật thiết với người nông dân như trước nữa không ? Vì sao? ? Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? GV: Cây tre không bao giờ không theo ta trong cuộc sống đời thường, đem lại niềm vui và sự yên ả muôn đời cần thiết cho bất cứ giai đoạn nào. * Chuyển ý – Hình ảnh cây tre ?Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá ? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó? ? Như vậy có thể rút ra nhận định gì về cây tre và phẩm chất của con người và dân tộc VN ? Biểu trưng của đất nước và dân tộc VN. ? Trong tương lai công nghiệp cây tre sẽ mất tác dụng, sẽ bị tàn phá con người có nhiệm vụ gì? ( Cần phải bảo vệ cây tre trường tồn như bảo vệ cái biểu trưng đầy đủ cho phẩm chất VN). GV:Tóm lại, cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước, tre gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. - Ngày mai, sắt thép có thể nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong sản xuất và trong cả đời sống hàng ngày của con người, song các giá trị văn hoá và lịch sử của cây tre vẫn còn mãi trong đời sống con ngời Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc ta trên con đờng - Nhân hoá, liệt kê, điệp ngữ  Tre đem lại niềm vui, hạnh phúc, hòa bình và hướng tới tương lai. 2. Ý nghĩa của hình ảnh cây tre: - Tre tượng trưng cho con người VN cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất. -Tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam Lê Thị Điệp 121 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 phát triển. Bởi vì với tất cả giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã thành tượng tưrng cao quý cho dân tộc Việt Nam. @ Hoạt động 3: Tổng kết ? Em học tập được gì từ cách viết văn của tác giả? ? Tóm lại, qua bài này em hiểu gì về cây tre Việt Nam? ? Em nhận xét gì về tác giả? + HS đọc ghi nhớ SGK/100. @ Hoạt động 4: Luyện tập Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình. - Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng - Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao . 2. Nội dung: Văn bản cho thấy vẽ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đơi sống dân tộc ta . Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. IV.Luyện tập: - Cây tre trăm đốt, Thánh Gióng - Đêm trăng thanh anh mới hỏi chàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? - Tre già măng mọc. - Bụi tre ! Tần ngần ! Gỡ tóc. ( Trần Đăng Khoa) - Nước gương trong soi tóc những hàng tre ( Tế Hanh) 4.Củng cố:  Người ta thường nói Cây tre Việt Nam cách nói này có ý nghĩa gì? Vì sao có thể nói như vậy? Hãy nói lên suy nghĩ của em về điều này? * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Văn bản cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì ? A. Thơ C. Kí B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2: Trong bài văn , tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của cây tre? A.Vẻ đẹp thanh thoát , dẻo dai B.Vẻ đẹp thẳng thắn , bất khoất C.Vẻ đẹp gắn bó , thủy chung với con người D. Cả A,B,C đều đúng Câu 3: Để nêu lên những phẩm chất của cây tre , tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì ? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D.Hoán dụ 5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà + Học bài + Đọc kĩ VB, nhớ các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc + Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. IV.Rút kinh nghiệm Lê Thị Điệp 122 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 Tiết 110 Ngày soạn: 19/03/11 I. Mục tiêu cần đạt - Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn . - Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết . 1.Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn . - Tác dụng của câu trần thuật đơn . 2. Kĩ năng: - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong VB và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn . - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết. 3. Thái độ: - Rèn cách sử dụng câu trong tạo lập VB II.Chuẩn bị : + GV: GA - SGK – SGV- Bảng phụ + HS: Chuẩn bị theo phần câu hỏi SGK III. Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ:  Nêu sự khác nhau giữa thành phần chính và thành phần phụ? Cho ví dụ?  Trình bày đặc điểm của CN- VN? 3.Bài mới a.Giới thiệu bài b.Bài giảng Hoạt động Thầy và trò Nội dung @ Hoạt động 1: Tìm hiểu KN +GV dùng bảng phụ ghi bài tập SGK/101 +Hs đọc bài tập SGK/101  Đoạn văn trên gồm bao nhiêu câu? 9 câu  Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết câu ? (Dấu chấm cuối câu)  Các câu dưới đây dùng để làm gì? ( Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu (1, 2, 6, 9) - Câu hỏi: câu (4 ) - Bộc lộ cảm xúc: Câu( 3.5.7 - Cầu khiến: Câu ( 7 ) * Thảo luận :  Hãy xác định tên các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói) dựa theo những điều đã học ở bậc Tiểu học ? I.Bài học : Lê Thị Điệp 123 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 +HS trình bày -Câu trần thuật: Câu (1, 2, 6, 9) - Câu nghi vấn: câu 4 - Câu cảm thán: Câu 3.5.7 - Câu cầu khiến: Câu 7 + GV diễn giảng 4 kiểu câu chia theo mục đích nói  Câu dùng để giới thiệu, tả, kể về sự việc gọi là câu trần thuật. + Cho HS làm bài tập nhanh + GV dùng bảng phụ ghi ví dụ a.Ba tôi là kĩ sư nông nghiệp. b.Trên bầu trời, mây trắng lững lờ trôi. c.Hôm qua, anh tôi được về thăm nhà.  Theo em các câu trên có phải là câu trần thuật không ? Vì sao ? ( Là câu trần thuật vì 3 câu trên có mục đích a. Giới thiệu b. Tả c.Kể + Cho HS lên ghi mục đích của câu Vậy qua các ví dụ , em cho biết câu trần thuật dùng để làm gì ? HS đọc : Câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến *Chuyển ý – Phần 2 + GV treo bảng phụ ghi 4 câu trần thuật 1- 2- 6 – 9 + HS đọc  Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được ? 1.Tôi / đã hếch răng lên xì một cái rõ dài. CN VN 2.Tôi / mắng. CN VN 6.Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu CN VN CN VN được. 9.Tôi / về không một chút bận tâm. CN VN Câu nào do một cụm chủ vị tạo thành. Câu nào do hai cụm chủ vị tạo thành? + Câu 1,2,9: Do một cụm chủ vị tạo thành  Câu trần thuật đơn + Câu 6: Do hai cụm chủ vị tạo thành  câu trần thuật ghép. Trong hai loại câu trần thuật này, loại nào là trần thuật đơn? Vì sao em biết? GV: Câu 1,2,3 là câu trần thuật đơn. Vậy em hiểu câu trần thuật đơn có cấu tạo như thế nào ? 1. Về ý nghĩa: Câu trần thuật đơn thường được dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến 2.Cấu tạo : Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ vị tạo thành. VD : Lan / học bài. CN VN Lê Thị Điệp 124 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 + GV ghi bảng + Cho HS xem tranh và đặt câu trần thuật đơn +Bác nông dân đang cày ruộng. - Dưới ruộng, con trâu đang cày. + Mặt trời đẹp rực rỡ. - Mặt trời mọc bên kia sông. @.Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây cho biết những câu trần thuật ấy được dùng làm gì?  Đoạn văn có mấy câu ? + Cho 4 HS lên bảng Bài 2: Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì? Bài 3: Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nêu trong bài tập 2 Bài 4: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn có tác dụng gì? II.Luyện tập + Bài 1/ 101 - Câu 1: dùng để tả hay để giới thiệu - Câu 2: dùng để nêu ý kiến nhận xét - Câu 3,4 là câu trần thuật ghép. + Bài 2/ 102 Câu a , b , c  Đều là những câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật + Bài 3/ 102 Cách giới thiệu nhân vật ở ba ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính + Bài 4/ 103 Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu trong bài tập này, còn miêu tả hoạt động nhân vật. 4. Củng cố: * GV cho học sinh lên bảng  Bản đồ tư duy Lê Thị Điệp 125 Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Về nhà học kỹ bài. - Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Chuẩn bị Lòng yêu nước. IV.Rút kinh nghiệm: * Hướng dẫn đọc thêm Tiết 111 Ngày soạn: 19/03/11 I. Mục tiêu cần đạt - Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút- chính luận . - Nhận biết nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút- chính luận này 1.Kiến thức - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách .Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến ranh bảo vệ tổ quốc. - Nét chính về nghệ thuật của VB 2 Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một Vb chính luận giàu chất trữ tình: Giọng đọc vừa rắn rõi, dứt khoát, vừa mềm mại, diệu dàng, tràn ngập cảm xúc . - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Đọc hiểu VB tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm. - Trình bày được suy nghĩ tình cảm của bản thân về đất nước mình. 3.Thái độ : - Giáo dục học sinh lòng yêu nước. II.Chuẩn bị : + GV : GA+ SGK+ SGV - Tranh + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý III. Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định : Nắm số hs vắng 2. Bài cũ: Lê Thị Điệp 126 LÒNG YÊU NƯỚC ( I-li-a-Ê-ren-bua) . 1.Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nổi tiếng, nhà báo lỗi lạc của Liên Xô. 2.Tác phẩm: + “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa” của nhà văn I-li-a - ren-bua vào cuối. dạy 29 109 110 111 112 - Cây tre Việt Nam - Câu trần thuật đơn - HDĐT : Lòng yêu nước - Câu trần thuật đơn có từ là CÂY TRE VIỆT NAM - Thép Mới - Trường THCS Long Tân Ngữ văn 6 b.Bài giảng Hoạt. GA+ SGK+ SGV - Tranh + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý III. Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định : Nắm số hs vắng 2. Bài cũ: Lê Thị Điệp 126 LÒNG YÊU NƯỚC ( I-li-a-Ê-ren-bua) Trường

Ngày đăng: 19/05/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w