1 TOÀN CẦU HÓA VÀ HÔI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. Toàn cầu hóa kinh tế. 1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của toàn cầu hóa kinh tế. a. Khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, phạm vi từng khu vực lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó, hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động… vận động tự do, thông thoáng; phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và khu vực đang xen vào nhau, vừa có tính độc lập, vừa phụ thuộc lẫn, vận hành theo một luật “chơi” chung, hình thành mối liên kết kinh tế đa phương, đa tuyến, vừa hợp tác vừa đấu tranh, đấu tranh để hợp tác có hiệu quả. b. Nguồn gốc của quá trình phát triển toàn cầu hóa. - Toàn cầu hóa kinh tế, đó là, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao ở phạm vị khu vực, quốc tế và lan tỏa ra trên phạm vi toàn cầu. + Toàn cầu hóa đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa. + Sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các quốc gia tạo ra dòng chảy, kênh phân phối các nguồn lực kinh tế trên phạm vi toàn cầu một cách hợp lý hơn. + Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng mối liên kết, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. + Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế theo một luật “chơi” chung; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đấu tranh để hợp tác vì sự phát triển của quốc gia, dân tộc mình, trong sự phát triển chung của thế giới. - Toàn cầu hoá kinh tế có quá trình phát triển lịch sử lâu dài gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. * Thời kỳ trước chủ nghĩa tư bản. + Thời cổ xưa, nền sản xuất kém phát triển, giao lưu kinh tế còn hạn chế, do đó, các quốc gia, dân tộc tồn tại tương đối biệt lập, ít quan hệ với nhau. + Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của các phát minh, phát kiến về địa lý,…tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển lực lượng sản xuất, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia Châu lục không ngừng mở rộng - khi đó toàn cầu hóa kinh tế thật sự mới thể hiện rõ nét. * Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay. + Quá trình phát triển của toàn cầu hóa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay có thể khai quát qua các giai đoạn sau: + Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (Thế kỷ XVII – XIX). Nền sản xuất phát triển dựa trên nền đại công nghiệp cơ khí; năng suất lao động cao; hàng hóa sản xuất ra với khối lượng lớn, nhu cầu thị trường không ngừng mở rộng. + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc), mở rộng thị 2 trường ra nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau (trong đó có con đường chiến tranh xâm lược) – thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra nhanh hơn với quy mô không ngừng mở rộng. Cụ thể. + Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đánh dấu sự nổi lên của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế với quy mô và mức độ còn hạn chế so với thời sau này. + Thời kỳ từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến những thập niên 40 của thế kỷ XX, toàn cầu hóa kinh tế bị suy giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 và hai cuộc chiến tranh thế giới làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Thập niên những năm 50 – 70 của thế kỷ XX, toàn cầu hóa kinh tế bùng phát trở lại và sau đó lắng xuống do tác động của cuộc khủng hoảng dầu hỏa nhưng năm 70 – 80. * Đặc điểm của xu thế toàn cầu hóa của thời kỳ này là: + Sự bùng nổ của các thể chế liên kết kinh tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực. + Sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, tốc độ của các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, đầu tư tài chính, công nghệ, nhân lực… giữa các quốc gia. + Các công ty xuyên quốc gia phát triển khá mạnh và có khả năng chi phối trên một số lĩnh vực về kinh tế ở một số quốc gia liên kết, hợp tác. + Sự đối lập về thể chế chính trị của hai hệ thống, tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa (Hội đồng tượng trợ kinh tế SEV và các khối khu vực khác) + Xu thế toàn cầu hóa lại khôi phục và phát triển mạnh vào cuối những năm 80 sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ cho đến nay. c. Những nhân tố tác động làm nảy sinh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa kinh tế chịu sự tác động bởi những nhân tố sau: - Sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, khi khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Sự tăng cường các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia. + Đây là nhân tố có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa kinh tế phát triển nhanh hơn. + Là lực lượng kinh tế mạnh, có khả năng góp phần kiến tạo lại nền kinh tế mang tính toàn cầu có hiệu quả hơn. - Các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thông qua các thể chế, thiết chế kinh tế chung có tính toàn cầu. Tóm lại: Toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Toàn cầu hóa có vai trò to lớn trong phát triển sản xuất của nhân loại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. 3 2. Bản chất của toàn cầu hóa. - Toàn cầu hóa là xu hướng khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Do đó, bản chất của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc tế hóa. Nó xuất phát từ những nhân tố sau: - Thứ nhất, quá trình quốc tế hóa kinh tế đã diễn ra rất sớm khi các nước Châu Âu tìm ra Châu Mỹ; và quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản thành công (tiêu biểu là nước Anh vào thế kỷ thứ XVII.) - Thứ hai, Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, làm cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, quy mô rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện cụ thể. + Loài người bước vào giai đoạn phát triển mới, khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia tạo ra của cải vật chất, đem lại sự giàu có cho mỗi quốc gia, dân tộc. + Phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu, theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia. + Sự phát triển của khoa học – công nghệ tạo ra tiền đề, điều kiện cho bước quá độ từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở một số nước phát triển. + Khoa học công nghệ tác động làm chuyển dịch cơ cấu lao động, biến đổi cơ cấu xã hội… phù hợp sự phát triển của kinh tế tri thức. - Thứ ba, toàn cầu hóa gắn liền với chủ nghĩa tư bản và hiện đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước phát triển chi phối, lợi dụng nhằm phục vụ mưu đồ, lợi ích vốn có của nó. + Các nước tư bản, đứng đầu là Mỹ, dưới chiêu bài tự do hóa, bình đẳng, không phân biệt đối xử… thông qua đó, chi phối, chèn ép các nước khác vì mục tiêu lợi nhuận và mưu đồ bá quyền của chủ nghĩa tư bản. + Toàn cầu hóa được thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia và các thể chế kinh tế của tổ chức kinh tế quốc tế như: IMF; WB; WTO… + Toàn cầu hóa có quan hệ chặt chẽ với tình hình nước Mỹ và trạng thái kinh tế - chính trị thế giới. Mọi sự biến động về kinh tế - chính trị của nước Mỹ và tình hình thế giới đều tác động trực tiếp đến quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã và đang diễn ra hiện nay. Vậy bản chất của toàn cầu hóa, đó là, sự phản ảnh mối quan hệ tương quan lực lượng giữa các quốc gia cùng tham gia, trong đó, một số nước phát triển và các công ty xuyên quốc gia chi phối; nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn; vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; đấu tranh để hợp tác có hiệu quả. 4 Có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế trong hệ tư tưởng của thời đại, đó là hình thức biểu hiện mới của chủ nghĩa đế quốc ngày nay. 3. Những tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế. a. Tác động “tích cực” của toàn cầu hóa kinh tế. - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động cao cho mỗi quốc gia, dân tộc cùng tham gia. - Toàn cầu hóa làm gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau. - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự chuyển giao khoa học – công nghệ giữa các quốc gia nhanh chóng hơn; tạo điều kiện cho các nước đi sau đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức có hiệu quả. - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy năng lực cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia. Do đó, phải không ngừng đổi mới tư duy kinh tế, cách hiểu, cách làm cho có hiệu quả. b. Tác động “tiêu cực” của toàn cầu hóa kinh tế. - Toàn cầu hóa kinh tế được thực hiện trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các quốc gia, dân tộc cùng tham gia. Do đó, trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu sẽ đem lại lợi thế, lợi ích cả về kinh tế, chính trị và ngoại giao… cho các nước phát triển nhiều hơn so với các nước đang phát triển và kém phát triển. - Nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế dễ bị chấn thương, trục trặt ở một khâu nào đó sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển kinh tế quốc tế nói chung, từng quốc gia nói riêng. - Toàn cầu hóa có thể mang lại những tác động xấu đến từng quốc gia, dân tộc, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo như: vấn đề khai thác tài nguyên, môi trường sinh thái; thất nghiệp, các tệ nạn xã hội; mất bình đẳng trong xã hội… - Toàn cầu hóa kinh tế trong đó quyền lực nhà nước, dân tộc bị sút giảm, quyền lực của các công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng lên. II. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1. Sự cần thiết khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách quan thì hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu. Bởi vì. - Toàn cầu hóa kinh tế có nguồn gốc từ quốc tế hóa trong đó có nhiều nước tham gia mà nội hàm của nó là do sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa trên phạm vi toàn cầu. - Sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động có tính quốc tế sâu rộng, các nguồn lực kinh tế dịch chuyển thông thoáng cho phép mỗi quốc gia tham gia có thể toàn dụng được các nguồn lực kinh tế quốc tế để phát triển đất nước một cách có hiệu quả nhất. - Việt Nam là quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, năng lực cạnh tranh yếu trên ba cấp độ… 5 - Viêt Nam có nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với các nước khu vực và quốc tế. Vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho chúng ta có cơ hội đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra tăng trưởng, phát triển kinh tế cao, bền vững. - Hội nhập kinh tế quốc tế tức là chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại và đầu tư phải được thực hiện theo “luật chơi” chung. Do đó, chúng ta có điều kiện đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nhà nước; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Nội dung và hình thức hội nhập quốc tế. - Hội nhập kinh tế quốc tế, tức là, tham gia vào phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. + Tham gia vào Tổ chức WTO, tức là, chúng ta phải thực hiện các Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ (GATS); Hiệp định về tài sản trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)… - Hình thức hội nhập là đa phương hóa, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. + Song phương. + Đa phương. - Nguyên tắc chung trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Không phân biệt đối xử. + Nguyên tắc tiếp cận thị trường. + Cạnh tranh công bằng. + Áp dụng các hoạt động khẩn cấp khi cần thiết. + Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Song mỗi tổ chức lại có yêu cầu về nội dung, lộ trình và mốc thời gian hội nhập khác nhau. 3. Đường lối, chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng ta. a. Sự hình thành chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng ta. - Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong lời kêu gọi Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 1946, Chủ tich Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp quốc” - Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập kinh tế quốc tế năm 1946 đã thể hiện rõ quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trên con đường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, từ năm 1946 – 1975 Việt Nam chủ yếu đặt quan hệ ngoại giao với các 6 nước XHCN là chính, trên tinh thần quốc tế vô sản viện trợ cho Việt Nam để tập trung vào hai nhiêm vụ cơ bản đó là: xây dựng Miền Bắc XHCN là hậu phương vững chắc cho Miền Nam; Miền Nam tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ xăm lược đến năm 1975 giải phóng Miền Nam. Do đó, Việt Nam chưa có đủ điều kiện để thực hiện quan điểm trên. - Đai Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI (1986) chủ trương: “Tham gia sự phân công lao động quốc tế ; tranh thủ mở rọng quan hệ kinh tế, hợp tác khoa học – kỹ thuật với các nước thế giới thư ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”. - Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VII (1991) chủ trương: “Mở rộng, đa đạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi” - Hội Nghị TW lần thứ 4, khóa VIII chủ trương: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế.” - Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ IX (2001) chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”; Hội nghị TW 9 chỉ rõ: “Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương nước ta đã ký và chuẩn bị tốt điều kiện để sớm vào Tổ chức WTO.” - Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ X (2006) chủ trương: “ Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.” + Chủ động hội nhập, tức là, chủ động xây dựng lộ trình hội nhập, không chần chừ do dự và cũng không được nóng vội giản đơn. + Tích cực hội nhập, tức là, phải khẩn trương chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hội nhập, không bỏ lỡ cơ hội, thời cơ; đổi mới từ bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến điều hành từ trung ương đến cơ sở, đến các doanh nghiệp; Tích cực hội nhập là không duy trì quá lâu các chính sách bảo hộ của Nhà nước; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước; Tích cực hội nhập phải thận trọng, không được nóng vội, giản đơn. - Nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. + Độc lập tự chủ về đường lối, chủ trương và chính sách kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu. + Thu hút ngoại lực, phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. + Bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. 7 Đại Hội Đảng lần thứ XI chủ trương: “ .” b. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.( xem tài liệu) 4. Những quan điểm, phương châm và giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế. a. Quan điểm chỉ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả cần phải nắm chắc các quan điểm sau: - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. - Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh. + Hội hập kinh tế vừa có những cơ hội, thời cơ; vừa có những khó khăn, thách thức. Do đó, phải tỉnh táo, khôn khéo và xử lý linh hoạt, có hiệu quả. + Trong quan hệ hợp tác cần xác định rõ đâu là đối tượng và đâu là đối tác. Trong đối tượng có đối tác; trong đối tác có đối tượng. - Đối với nước ta, trong hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có lộ trình hợp lý; vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức quốc tế mà ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. - Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. b. Phương châm hội nhập kinh tế quốc tế. - Không ngừng nâng cao khả năng cạnh trạnh của nền kinh tế trên ba cấp độ. Đây là, nhân tố có ý nghĩa quyết định đến quá trình hội nhập. - Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế để thu hút, sử dụng các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước có hiệu quả. - Phải có lộ trình tổng thể, có bước đi thích hợp, mạnh hội nhập trước; yếu hội nhập sau, không được nóng vội, giản đơn. c. Những giải pháp cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp; tổ chức sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Tạo bước chuyển thực sự trong nhân thức và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển gắn với bảo vệ quốc phòng, an ninh, chủ quyền của quốc gia trong hội nhập kinh tế quố tế. 8 - Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, công khai hóa, minh bạch hóa các văn bản pháp luật…phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói riêng. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế./. Ngày soạn 09 tháng 07 năm 2010 . Bắc XHCN là hậu phương vững chắc cho Miền Nam; Miền Nam tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ xăm lược đến năm 1975 giải phóng Miền Nam. Do đó, Việt Nam chưa có đủ điều kiện để thực hiện quan. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, khi khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Sự tăng cường các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và vai trò ngày càng. có hiệu quả nhất. - Việt Nam là quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, năng lực cạnh tranh yếu trên ba cấp độ… 5 - Viêt Nam có nguy cơ tụt hậu