Việt Nam sẽ ""đối xử"" thế nào với sinh vật chuyển gen? Thứ bảy, 26 Tháng bảy 2003, 22:09 GMT+7 VietNam se doi xu the nao voi sinh vat chuyen gen? Tags: Việt Nam, Hà Nội, TS Lê Đình Lương, ĐH Quốc, công nghệ sinh học, Trung tâm Công nghệ, quản lý an toàn, các sản phẩm, đang xây dựng, như thế nào, sinh vật, biến đổi, thành tựu, vấn đề, đối xử, genViệtNam đang xây dựng quy chế quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng. Cần ủng hộ sinh vật biến đổi gen vì đó là thành tựu lớn nhất mà loài người có được trong suốt lịch sử phát triển sinh học. Các thành tựu sẽ giúp nhiều nước giải quyết đói nghèo. Vấn đề đặt ra là quản lý các sản phẩm này như thế nào? Sau đây là ýkiếncủa GS.TS Lê Đình Lương, Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Quốc gia Hà Nội. Thưa GS, sản phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng tới sức khỏe con người không? Sản phẩm đầu tiên của một người, của một công nghệ bao giờ cũng có khuyết tật. Nhưng những sản phẩm sau đó sẽ tốt hơn và cuối cùng sẽ hoàn hảo, nếu bản thân người sản xuất có thiện chí làm sản phẩm tốt, tránh điều xấu. Ngược lại, nếu ta dùng công nghệ thao tác gen để cố ý tạo ra sinh vật có hại thì mối nguy hiểm là khôn lường. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể quản lý tốt sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng? Chúng ta gần như hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nắm vững bản chất khoa học của sinh vật biến đổi gen và tận dụng các ưu thế nói của nó thì nhược điểm này không đáng lo ngại, vì trong trường hợp cực đoan nhất ta vẫn có thể áp dụng kinh nghiệm của các nước khác đó là không cần xây dựng các quy chế quản lý chặt chẽ sinh vật biến đổi gen, miễn là thực phẩm biến đổi gen được chứng minh là an toàn và giao cho Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề xuất nhập sản phẩm. Hiện Việt Nam thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ kỹ thuật được đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học nói chung và an toàn sinh học nói riêng. Nhược điểm này sẽ được khắc phục nếu chúng ta biết tận dụng nhân lực sẵn có và tranh thủ các khóa đào tạo ngắn hạn quốc tế. Giáo sư có cho rằng cần thiết phải có dán nhãn để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm biến đổi gen hay không? Việc dán nhãn này là vấn đề chưa thống nhất trên phạm vi quốc tế. Tôi cho rằng, điều kiện Việt Nam và nhiều nước khác do dân trí chưa cao, chưa hiểu rõ sinh vật biến đổi gen là gì nên việc dán nhãn để người dân tự do lựa chọn là một việc làm chưa có trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước. Dán nhãn là đẩy trách nhiệm đó sang cho người tiêu dùng một cách thiếu trách nhiệm. . đề, đối xử, gen Việt Nam đang xây dựng quy chế quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng. Cần ủng hộ sinh vật biến đổi gen vì đó. nao voi sinh vat chuyen gen? Tags: Việt Nam, Hà Nội, TS Lê Đình Lương, ĐH Quốc, công nghệ sinh học, Trung tâm Công nghệ, quản lý an toàn, các sản phẩm,