1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA JAPONICA NHẬP NỘI TẠI TỈNH YÊN BÁI

6 603 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 751,4 KB

Nội dung

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số giống lúa Japonica nhập nội tại Yên Bái”, nhằm lựa chọn được một số giống lúa Japonica có năng suất, chất lượng cao phù hợp với

Trang 1

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA JAPONICA NHẬP NỘI

TẠI TỈNH YÊN BÁI

Lê Quốc Thanh 1 , Phạm Văn Dân 1 , Nguyễn Hữu Hiệu 1 , Nguyễn Việt Hà 1 , Đỗ Năng Vịnh 2 , Hà Thị Thúy 2 ,

Nguyễn Tuấn Phong 3

1 Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông

2 Viện Di truyền nông nghiệp

3 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên

SUMMARY

Results of the evaluation of some japonica rice varieties in Yen Bai province

Researched results in evaluating 7 imported Japonica rice varieties in Yen Bai province gained as follows: Overall, subspecies Japonica rice varieties are cold resistant better than that of reference

varieties like Indica HT1 purebred and Nhi Uu 838 hybrids ones (ratio of dead plant of Japonica rice

varieties is from 0 - 0.47%, while the rate of HT1 and Nhi Uu 838 are 6.33% and 4.73% respectively); Evaluation results of J01 and ĐS1 varieties show the theoretical yield and net yield higher than that of other Japonica varieties and reference varieties at the confidence level of 0.05; Model of J01 and ĐS1 varieties have been implemented in an area of 135ha The average yield of J01 in Spring crops is 61.6 quintal (100kg)/ha and 56 quintal (100kg)/ha in Summer rice; About ĐS1 variety, the average yield in Spring and Summer rice are 64.1 quintal (100kg)/ha and 57 quintal (100kg)/ha respectively We also have expanded the area of trial - production in northern mountainous provinces with an area of 2521.4

ha, the average yield of J01 is 59.7 quintal (100kg)/ha and of ĐS1 is 60.4 quintal (100kg)/ha

Keywords: Japonica rice, ĐS1, J01, variety

I ĐẶT VẤN ĐỀ *

Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) được phân

làm ba loài phụ: Indica, Japonica và Javanica

(Japonica nhiệt đới) Lúa Japonica là loại hình cây

thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm, bông chụm,

hạt ngắn, vỏ trấu dầy, khó rụng hạt, chống đổ tốt,

có khả năng chống chịu nhiều sâu bệnh Ưu điểm

nổi bật của Japonica là khả năng chịu lạnh tốt,

ngưỡng nhiệt độ thấp cho sinh trưởng là xung

quanh 15oC Các giống lúa thuộc loài phụ Japonica

thích hợp với vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và

có thể trồng ở những nơi có độ cao trên 1000 m so

với mực nước biển, trong khi đó, các giống thuộc

loài phụ Indica chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới

ẩm Lúa Japonica thích nghi với điều kiện thâm

canh, chịu phân tốt, nên có khả năng cho năng suất

cao Ở Việt Nam, lúa Japonica đã được trồng thử

nghiệm ở nhiều vùng sinh thái và cho kết quả khả

quan Tại An Giang trong chương trình trồng thử

nghiệm giống lúa Japonica hạt tròn, năng suất đạt

8 - 8,5 tấn/ha, còn tại Hưng Yên và Thái Bình

trong điều kiện vụ Xuân lúa Japonica có thể cho

năng suất tới 8,2 tấn/ha Tại Thái Nguyên giống lúa

Người phản biện: GS.TS Hoàng Tuyết Minh

Japonica ĐS1 diện tích gieo cấy đạt trên 150ha

năng suất bình quân đạt 6,2 tấn/ha Nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu và lợi thế vùng, tìm ra giống lúa phù hợp với vùng cao, cho năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng lúa Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá một số giống lúa Japonica nhập nội tại

Yên Bái”, nhằm lựa chọn được một số giống lúa Japonica có năng suất, chất lượng cao phù hợp với

điều kiện canh tác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

và xây dựng 80-100ha mô hình sản xuất giống lúa

Japonica đã được tuyển chọn tại Yên Bái, tiến tới

mở rộng vào sản xuất lúa Japonica cho các vùng

có điều kiện tương tự ở miền núi phía Bắc

II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu

7 dòng/giống lúa Japonica do Viện Di

truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhập nội và tuyển chọn là J01, J02, ĐS1, PC26, P10, Goropikari, Koshi Hikari

Lấy HT1 là giống thuần Indica và giống lai Nhị

ưu 838 làm đối chứng vì hai giống này được trồng phổ biến tại địa phương

Trang 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp bố trí thí nghiệm

+ Đối với thí nghiệm đánh giá tính chịu

lạnh của các giống lúa Japonica: Bố trí thí

nghiệm theo phương pháp tuần tự không lặp lại,

diện tích ô 10m2 và mật độ cấy 50 khóm/m2, cấy

1 dảnh, tuổi mạ 5 - 5,5 lá Thời điểm theo dõi

sau cấy đến hồi xanh

+ Đối với thí nghiệm tuyển chọn giống lúa:

Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 10 m2, mật độ cấy 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh

- Phân bón: Theo quy trình hướng dẫn của

tác giả giống lúa ĐS1

- Xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu theo

phương pháp thống kê sinh học dựa trên các phần mềm máy tính thông dụng, IRRISTAT, Excel

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá tính chịu lạnh giai đoạn mạ và mức độ nhiễm một số sâu bệnh chính của các giống

lúa nghiên cứu

3.1.1 Tính chịu lạnh

Bảng 1 Kết quả đánh giá tỷ lệ chết của các giống nghiên cứu ở giai đoạn sau cấy đến hồi xanh

trong điều kiện vụ Xuân 2011 tại Yên Bái

Tại Văn Chấn Tại Trạm Tấu Tại Mù Căng Chải Giống

Cây chết Tỷ lệ cây chết (%) Cây chết Tỷ lệ cây chết (%) Cây chết Tỷ lệ cây chết (%)

Trung bình (%)

Qua theo dõi đánh giá tỷ lệ sống sót của các

giống lúa nghiên cứu ở giai đoạn từ sau cấy đến

hồi xanh trong điều kiện vụ Xuân năm 2011

chúng tôi thấy rằng các giống Japonica đều thể

hiện khả năng chịu rét rất tốt Trong điều kiện vụ

Xuân của các huyện vùng cao thuộc Yên Bái có

những thời điểm nhiệt độ xuống dưới 130C (kéo

dài trong thời gian hơn 1 tuần), lúa của các giống

đối chứng HT1, Nhị ưu 838 đều bị chết, tỉ lệ lúa

chết từ 4,73 - 6,33%, sau giai đoạn hồi xanh hiện

tượng chết cây vẫn xảy ra ở giống đối chứng, còn

lúa của các giống lúa Japonica thí nghiệm vẫn

xanh đậm Đây là đặc điểm rất rõ ràng để nhận

biết các giống lúa Japonica trên đồng ruộng, tỷ lệ

lúa chết rất thấp (từ 0 - 0,47%) như số liệu thể

hiện trong bảng 1

3.1.2 Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính

trên đồng ruộng của các giống lúa lúa nghiên cứu

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm một số sâu

bệnh hại chính trong điều kiện vụ Xuân và vụ

Mùa qua các năm 2010 - 2011 tại ba điểm triển khai của ba huyện thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái

nhìn chung cho thấy: Các giống lúa Japonica

nhiễm nhẹ bạc lá và đạo ôn trong vụ Xuân, chưa thấy nhiễm rầy nâu và nhiễm nhẹ khô vằn trong

vụ Mùa

3.2 Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2010 - 2011 tại Yên Bái

Năng suất là chỉ tiêu sau cùng và cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất Năng suất cao và ổn định là mục tiêu hàng đầu của công tác chọn tạo giống

Do vậy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn tạo giống Năng suất là tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt

Trang 3

Bảng 2 Thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

(Vụ Xuân năm 2010 và vụ Xuân năm 2011)

Tên giống (ngày) TGST Bông/khóm (bông) ∑ hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT

Năm 2010

Năm 2011

Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy:

- Số bông/khóm: Các giống lúa Japonica có

số bông trên một khóm tương đương với hai

giống đối chứng là Nhị ưu 838 và giống HT1,

mỗi giống có trung bình 5-6 bông/khóm

- Tổng số hạt trên bông: Tất cả các giống lúa

Japonica đều có tổng số hạt trên bông thấp hơn

giống đối chứng Nhị ưu 838, giống ĐS1 có tổng

số hạt trên bông là cao nhất với 149 - 151

hạt/bông, các giống Japonica còn lại có tổng số

hạt trên bông tương đương so với giống đối

chứng HT1

- Khối lượng 1000 hạt: Phụ thuộc chủ yếu

vào giống lúa Qua bảng 2 cho thấy các giống

Japonica có khối lượng 1000 hạt đều cao hơn so

với giống đối chứng HT1 (21,5 - 22g) nhưng thấp hơn giống Nhị ưu 838 (25,4 - 26g)

* Năng suất: Trong các giống lúa Japonica

thí nghiệm, giống ĐS1 có NSLT và NSTT cao nhất (Năm 2010 và năm 2011 tương ứng: NSLT 75,3 tạ/ha, NSTT: 62,3 tạ/ha và NSLT 75,5 tạ/ha, NSTT: 62,7 tạ/ha) Qua đó cho thấy tính

ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm So sánh NSTT giữa các giống với giống đối chứng HT1 thì chỉ có 2 giống ĐS1 và J01 là cao hơn có ý nghĩa, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa với giống đối chứng (HT1: 55,5 - 55,8 tạ/ha) nhưng thấp hơn NSTT của giống đối chứng Nhị ưu 838 (68,2 - 68,5 tạ/ha)

Trang 4

3.3 Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất của các giống

lúa thí nghiệm trong vụ Mùa 2010 - 2011 tại

Yên Bái

Qua theo dõi thời gian sinh trưởng, các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

nghiên cứu thu được số liệu ở bảng 3 cho thấy:

- Số bông/khóm: Phản ánh được số nhánh

hữu hiệu trên khóm Trong vụ Mùa, các giống

lúa thí nghiệm có số bông/khóm thấp hơn so với

vụ Xuân Trừ giống J01, các giống nghiên cứu

còn lại đều thấp hơn giống đối chứng HT1 và

Nhị ưu 838

- Tổng số hạt/bông: Là chỉ tiêu có tương

quan rất chặt tới năng suất của các dòng/giống

Tổng số hạt của các dòng/giống biến động từ 118 hạt (Koshi Hikari) - 149 hạt (ĐS1)

- Tỷ lệ hạt chắc: Các giống lúa Japonica thí

nghiệm có tỉ lệ hạt chắc cao hơn so với đối chứng

và có tỷ lệ hạt chắc tương đương nhau

- Khối lượng 1000 hạt: Cao nhất là giống Nhị ưu

838 (25,5 - 26g), các dòng/giống còn lại đều có P1000 hạt cao hơn giống đối chứng HT1 (22,1 - 22,4g)

- Năng suất: So sánh NSTT của các

dòng/giống Japonica so với hai giống đối chứng

cho thấy: Chỉ có 2 giống là ĐS1, J01 là cho NSTT cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng

HT1, tất cả các dòng/giống Japonica nghiên cứu

không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng Nhị ưu 838 Có hai giống có NSTT đạt từ

54 - 55 tạ/ha là giống ĐS1 và J01

Bảng 3 Thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

(Vụ Mùa năm 2010 và vụ Mùa năm 2011)

Tên giống (ngày) TGST Bông/khóm (bông) ∑ hạt/bông (hạt) chắc (%) Tỷ lệ hạt P1000 hạt (g) (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT

Năm 2010

Năm 2011

Trang 5

3.4 Kết quả xây dựng mô hình

Từ các kết quả thử nghiệm tuyển chọn

giống, năm 2011 chúng tôi đã tiến hành xây

dựng các mô hình sản xuất giống ĐS1 và J01 tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải của Yên Bái Diện tích và năng suất được thể hiện ở bảng 4

Bảng 4 Diện tích và năng suất các mô hình sản xuất lúa Japonica tại Yên Bái năm 2011

Chỉ tiêu Giống

Giống ĐS1

Giống J01

Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Qua 2 vụ năm

2011, diện tích lúa ĐS1 và J01 là 135ha trong đó

ĐS1 là 110ha, năng suất vụ Xuân 64,1 tạ/ha, vụ

Mùa: 57,0 tạ/ha; giống J01 là 25ha, năng suất vụ

Xuân 61,6 tạ/ha, vụ Mùa 56,0 tạ/ha

Về hiệu quả kinh tế: Trong thực tế sản xuất,

Japonica phát triển ở miền núi phía Bắc cho chất

lượng cao hơn, năng suất của hai giống ĐS1 và

J01 ở vụ Xuân và vụ Mùa dù thấp hơn so với

giống lúa lai đại trà của địa phương là giống Nhị

ưu 838, tuy nhiên, giá thành lại cao hơn gấp 1,5

lần (trong điều kiện vụ Xuân 2011: giá lúa

Japonica 12.000đ, còn Nhị ưu 838 là 8.000đ) vì

vậy trồng lúa Japonica ở mức năng suất tương đương các giống lúa Indica vẫn cho hiệu quả

kinh tế cao hơn

3.5 Kết quả mở rộng sản xuất thử lúa Japonica

tại các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB)

Qua kết quả xây dựng mô hình tại các huyện của tỉnh Yên Bái, kết quả thăm quan thực tế, qua thông tin tuyên truyền của các hội nghị vùng MNPB năm 2010 và 2012 tại Yên Bái, giống lúa

Japonica đã được nhiều tỉnh của MNPB đưa vào

sản xuất thử và sản xuất mở rộng (tới trên 2500ha) Kết quả thể hiện tại bảng 5

Bảng 5 Tổng hợp diện tích, năng suất giống lúa Japonica tại một số tỉnh MNPB

Tỉnh

Tổng cộng 2521,4

Ghi chú: Kết quả điều tra của Trung tâm Chuyển giao Chuyển giao Công nghệ triển khai từ 2009 - 2012

Trang 6

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

- Trong số 7 giống lúa Japonica nghiên cứu,

có hai giống ĐS1 và J01 sinh trưởng tốt, nhiễm

nhẹ các loại sâu bệnh hại chính so với hai giống

HT1, Nhị ưu 838, thích nghi với điều kiện sinh

thái ở vùng cao tỉnh Yên Bái Đặc biệt, trong

điều kiện vụ Xuân các giống lúa này có khả năng

chống chịu rét rất tốt

- Xây dựng mô hình trồng gần 100ha hai

giống ĐS1 và J01 được tuyển chọn tại Yên Bái

năng suất, hiệu quả hơn hẳn HT1 và Nhị ưu 838:

+ Giống lúa ĐS1: Năng suất trung bình vụ

Xuân 64,1 tạ/ha; vụ Mùa 57 tạ/ha

+ Giống lúa J01: Năng suất trung bình vụ

Xuân 62,3 tạ/ha; vụ Mùa 54,8 tạ/ha

- Diện tích sản xuất thử hai giống ĐS1 và

J01 đã được mở rộng trong 3 năm từ 2010 - 2012

đạt trên 2500ha tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà

Giang, Lào Cai và Cao Bằng

4.2 Đề nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ

thuật thâm canh phù hợp với giống lúa Japonica để

đạt được năng suất tiềm năng của giống

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa, 10 TCN -558 - 2002

2 Nguyễn Trọng Khanh (2002) Khảo sát một số dòng

giống mới nhập nội tại Gia Lộc - Hải Dương, Viện

cây lương thực và cây thực phẩm

3 Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh (2006) Báo cáo

kết quả nghiên cứu giống lúa Japonica, Viện Di

truyền nông nghiệp

4 Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân (2012) Báo cáo kết

quả khảo nghiệm, trình diễn các TBKT về cây lương thực và cây thực phẩm của VAAS ở vùng ĐBSH,

Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông

5 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái (2012) Báo

cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2011

6 Hoàng Tuyết Minh, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Việt Hà và Trần Thanh Nhạn

(2013), Nghiên cứu đánh giá tính ổn định về năng

suất và khả năng thích ứng của giống lúa Japonica ĐS1 tại các tỉnh phía Bắc, số Chuyên đề Giống Tạp

chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Hai giống lúa Jsaponica ĐS1 và 501 sản xuất tại Yên Bái

Ngày đăng: 18/05/2015, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w