Tuần 30: Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011 Tiết 29: Bài 23: SÔNG VÀ HỒ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niêm phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng nước, chế độ nước. - Nắm được khái niệm hồ, biết nguyên nhân hình thành một số hồ và các loại hồ. - Biết được vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái Đất. - Biết nguyên nhân làm ô nhiễm nước và hậu quả, sự cần thiết phải bảo vệ nước sông, hồ. 2. Kyõ naêng: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước sông, hồ qua tranh ảnh và thực tế. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ. II. Chuẩn bị: - Mô hình hệ thống sông, - Bản đồ sông ngòi Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới:. Sông và phần lớn hồ trên bề mặt Trái Đất là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Chỉ có một số ít hồ nước mặn. Các đặc điểm của sông, hồ phụ thuộc rất nhiều vào khu vực cung cấp nước cho chúng. Sông, hồ có quan hệ chặc chẽ với đời sống và sản xuất của con người, vì vậy việc hiểu biết về sông, hồ có ý nghĩa rất thực tiễn đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1. GV: Treo bản đồ lên và giải thích kí hiệu và giới thiệu cho HS về mô hình sông ngòi. ? Bằng những hiểu biết em hãy mô tả lại những dòng sông mà em thường gặp? Quê em có dòng sông nào? ? Sông là gì? Nguồn cung cấp nước cho dòng sông? ? Quan sát bản đồ xác định một số hệ thống sông? Học sinh lên bảng xác định. 1. Sông và lượng nước của sông: - Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tự nhiên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. - Nguồn cung cấp nước là nước mưa, nước ngầm, băng tan. ? Vậy lưu vực sông là gì? Đặc điểm dòng chảy phụ thuộc yếu tố nào? + Khí hậu. + Đặc điểm lòng sông: phụ thuộc vào địa hình như miền núi sông lắm thác nhiều ghềnh chảy xiết. + Đồng bằng dòng sông mở rộng nước chảy êm, uốn khúc. GV: Quan sát H 59 ( hệ thống sông) hay mô hình hệ thống sông. ? Hãy cho biết những bộ phận nào hình thành nên một dòng sông? - Xác định dòng sông Hồng. phụ lưu gồm sông ( Đà, Lô, Chảy); chi lưu gồm sông ( Đáy, Đuống, Luộc, Ninh Cơ). ?: Vậy hệ thống sông là gì? ? Lưu lượng nước sông là gì? ? Theo em lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào điều kiện nào? Mùa nào nước chảy xiết, mùa nào chảy êm? - Diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. - Mùa mưa lưu lượng nước lớn. - Mùa khô lưu lượng sông nhỏ. Như vậy sự thay đổi lưu lượng trong năm gọi là chế độ nước sông. ? Vậy thủy chế là gì? Đặc điểm con sông thể hiện yếu tố gì? - Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. - Đặc điểm cùa một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó. GV: + Thủy chế đơn giản như sông Hồng phụ thuộc vào mùa mưa( mùa mưa chiếm 80% - (90% lượng nước cả năm). + Thủy chế phức tạp phụ thuộc nguồn tuyết, băng tan, mưa. + Thủy chế đặc biệt như sông Mixixipi ở Bắc Mĩ. ? Dựa vào trang 71 so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng? Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực. - Phụ lưu – sông chính – chi lưu - Hệ thống sông gồm phụ lưu, chi lưu và sông chính. - Lưu lượng qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây.( m 3 /s). - Lưu vực sông Mê Công lớn. - Tổng lượng nước sông Mê Công lớn. ? Lợi ích và tác hại của sông gây ra? - Cung cấp nước, cá tôm, bồi đắp phù sa, giao thông đường thủy … - Lũ lụt,… GV: Cho HS xem hình, ảnh về những thiệt hại do lũ lụt gy ra. ? Theo em nguyên nhân nào gây ra lũ lụt ? Do rừng đầu nguồn bị khai thác và chặt phá bừa bi … ? Chng ta có thể hạn chế được những tác động tiêu cực của sông ngịi như thế nào? Trồng cây gây rừng ở những vùng đầu nguồn các sông lớn, khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ rừng … ? Con người đã tác động tiêu cực như thế nào đên nguồn nước của các con sông? Làm ô nhiễm nguồn nước sông, do xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy xi nghiệp chưa qua xử lí xuống sông, do chất thải nông nghiệp, thuốc trừ sâu, phân hóa học … Hoạt động 2. ? Hồ là gì? ở địa phương em có hồ không? ? Có mấy loại hồ? Có hai loại nước mặn và nước ngọt. ? Nguồn gốc hình thành hồ? VN có hồ gì? Nguồn gốc hình thành hồ: - Hồ miệng núi lửa đ tắt. - Hồ nhân tạo: - Hồ vết tích của khúc sông ? Xác định một số hồ trên bản đồ, ? Hồ nhân tạo là gì? - Do con người tạo nên. ? Theo em, hồ có vai trị như thế nào trong cuộc sống con người? - Tác dụng điều hòa dòng chảy, giao thông tưới tiêu, thủy điện, nuôi trồng thủy sản - Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch. GV: Hiện nay nguồn nước ở một số hồ ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang đứng trước 2. Hồ: - Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Có nhiều nguồn gốc hình thành hồ: Hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo, hồ vết tích của khúc sông. nguy cơ bị ô nhiễm nặng do tác động tiêu cực của con người … ? Vậy theo em chng ta phải làm gì để giữ cho hồ không bị ô nhiễm? HS: Mọi người phải có ý thức sử dụng và BV tốt nguồn nước hồ, lên án và Nhà nước cần xử lí nghiêm những hành vi làm hủy hoại môi trường hồ… IV. Củng cố . - Sông có đặc điểm gì? - Thế nào gọi là hồ? - Chọn ý đúng nhất: Hồ nhân tạo là hồ: a. Hồ miệng núi lửa b. Hồ do con người tạo nên. c. Hồ vết tích của khúc sông. d. tất cả các đáp án trên. V. Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK/72. - Chuẩn bị bài mới: Biển và đại dương.SGK/73 . 59 ( hệ thống sông) hay mô hình hệ thống sông. ? Hãy cho biết những bộ phận nào hình thành nên một dòng sông? - Xác định dòng sông Hồng. phụ lưu gồm sông ( Đà, Lô, Chảy); chi lưu gồm sông (. chảy của nó. GV: + Thủy chế đơn giản như sông Hồng phụ thuộc vào mùa mưa( mùa mưa chiếm 80% - (9 0% lượng nước cả năm). + Thủy chế phức tạp phụ thuộc nguồn tuyết, băng tan, mưa. + Thủy chế. lưu và sông chính. - Lưu lượng qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây .( m 3 /s). - Lưu vực sông Mê Công lớn. - Tổng lượng nước sông Mê Công lớn. ? Lợi ích và tác hại của