1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những tư tưởng về con người trong các giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh phương Đông cổ đạiv

8 2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Phân tích những tư tưởng về con người trong các giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh phương Đông cổ đại

Trang 1

Họ và tên: Hoàng thị Luận

MSSV: 0856090089

Khoa Xã hội học

BÀI TIỂU LUẬN

(Môn : lịch sử văn minh thế giới)

Phân tích những tư tưởng về con người trong các giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh

Trang 2

Bài làm

Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa Loài người ra đời và đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm Cuối thiên niên kỷ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu xuất hiện, loài người bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh Từ cuối thiên kỷ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những thế kỉ trước sau CN, ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi

có bốn trung tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ và Trung Quốc Như vậy phương Đông trở thành cái nôi của lịch sử văn minh nhân loại ra đời sớm và lớn nhất thế giới đây chính là cái nền tảng đầu tiên cho sự sáng tạo, phát triển của con người Xuyên suốt những tư tưởng và sự phát triển của giá trị văn minh tinh thần của lich sử văn minh phương Đông là những tư tưởng, vừa sơ khai vừa sâu sắc và phức tạp, đây chính cái nhìn nhận đầu tiên về con người Không chỉ đơn thuần là cách giải thích về nguồn gốc sinh ra con người mà cái sâu xa ở đây là những bản chất của con người, giá trị của con người mà những tư tưởng trong lịch sử văn minh phương Đông hướng tới Điều này giúp cho khoa học ngày nay khám phá, tìm hiểu về con người một cách dễ dạng và sâu sắc hơn Tất cả những tư tưởng ấy được thể hiện đầy đủ, phong phú trong tôn giáo, nghệ thuật, và cả văn học nữa

Vậy con người trong lịch sử văn minh phương Đông là gì? Nguồn gốc con người sinh ra từ đâu, bản chất con người trong thời cổ đại này được hiểu là như thế nào? Giá trị của can người ra sao?

Con người là một thực thể sinh vật bậc cao có tiếng nói, có trí óc, nhận thức và khả năng lao động , khả năng sáng tạo, chinh phục tự nhiên và các sinh vật khác Con người bao gồm phần con và phần người Phần con thể hiện bản năng tự nhiên của con người cũng giống như các sinh vật khác như ăn, ngủ, uống,…phần người thể hiện sự khác biệt giữa con người với các động vật khác đó là con người có cảm xúc, biết nhân cách và biết nói Đó là cách nhìn nhận con người ngày nay Trong lịch sử văn minh cổ

Trang 3

đại phương Đông nói chung, họ cũng cho rằng con người gồm hai phần đó là phần linh hồn và thể xác Thể xác có thể mất đi nhưng linh hồn thì bất tử, tức là tồn tại mãi mãi Người Ai cập quan niệm rằng: mỗi con người đều có một hình bóng đó là “ can” ( linh hồn) hoàn toàn giống người đó như hình với bóng trong gương Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết đi linh hồn mới rời khỏi thể xác Từ đó linh hồn sống độc lập như con người nhưng con người không nhìn thấy được, chỉ có thể thấy trong giấc mộng linh hồn tồn tại cho đến khi thi thể con người hủy nát thì mới chết hẳn Tư tưởng này còn được thể hiện trong những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi bật chính là kim tự tháp với tục ướp xác, người Ai Cập cho răng linh hồn sẽ tồn tại trong cơ thể người cho đến khi cơ thể phân hủy Cho nên họ ướp xác với hi vọng hồn

sẽ không chết đi Còn ở Ân Độ trong lý thuyết luân hồi đạo Balamon giải thích rằng: linh hồn là một bộ phận của Brama ma Brama lại tồn tại vĩnh hằng, cho nên con người có thể sống chết nhưng linh hồn thì còn mài mài và sẽ luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau

Đây chính là điểm giống nhau giữa các nền văn minh lớn ở phương Đông Tuy nhiên nguồn gốc ra đời của con người mỗi nên văn minh lại có sự khác nhau, mỗi quốc gia là một sự tích sinh ra con người riêng Họ quan niệm sự ra đời con người phụ thuộc vào tôn giáo, quan niệm và lãnh thổ riêng

Ở Ai cập, vỗn là một quốc gia có nền văn minh sớm nhất, phát triển nhất ở châu Phi,người Ai Cập chú trọng thờ nhiều thần, trong đó quan trọng nhất là thân mặt trời vì

họ cho răng: thần mặt trời là vị thần sinh ra con người Nước mắt của thần mặt trời hay còn gọi là thân Ra đã sinh ra con người đến thời Ichnaton (1424- 1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân vương quốc, con người cung được vị thần mặt trời mới gọi là thần Atôn sinh ra Trong một bài thánh ca ca ngợi thân Atôn có đoạn “ ngài là vị thần tạo

ra mặt đất theo ý nguyện của con người, sáng tạo ra người, sáng tạo ra tất cả các loại động vật bằng chân tern mặt đất, sáng tạo ra các loài chim cùng bay tern bầu trời ngài sáng tạo ra đất đai của Xyri, của nubi và của Ai cập ” vì thế họ thờ rất nhiều thần và cùng thờ rấ nhiều động vật thú hoang có thực và cả không có thực như: thờ bò mộng Apĩ,

Trang 4

chó sói, sơn dương, thờ cá sấu… ngoài ra còn thờ phượng hoàng nhân sư Khác với người Ai Cập, người Ân Độ nhất là những người theo đạo Balamon_ một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama, vị thần sáng tạo ra cả thế giới từng bộ phận cơ thể của thần là những bộ phận con người với đẳng cấp khác nhau Luât Manu viết: “ do sinh

ra từ bộ phận cao quý nhất của cơ thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Veeda, Balamon có quyền là tất cả của tạo vật ấy” bên cạnh Balamon, có hai đẳng cấp Kasatorya

và Vaisya mới trở thành tín đồ của đạo Balamon và ba đẳng cấp tern được quan niệm là những người được sinh ra hai lần, còn Sudra không được dự các buổi lế tôn giáo và được quan niệm là những người sinh ra một lần ở Ân Độ, còn phát triển mạnh mẽ của đạo phật đạo phật cho rằng: nguồn gốc của duyên khởi cũng là nguồn gốc của vạn vật đó là Tâm Thuyết “ vô ngã, vô thường cũng nói: “ vô ngã là không có thực thể nào tồn tại một cách cố định con người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc , thụ , tưởng, hành, thức chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài Vô thường là mọi vật đều trong quá trình sinh

ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được cố định” như thế cho chúng ta thấy, trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo và mỗi tôn giáo là những quan niệm riêng không giông nhau có khi còn trái ngược nhau, chống đối nhau Không giống với Ai Cập cũng không giống với Ân Độ, trung quốc có những quan điểm về nguồn gốc của con người rất thú vị người Trung quốc cho rằng: vũ trụ có hai yếu tố cơ bản là âm và dương Dương có tính chất như giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt động, rắn rỏi ngược lại: giống cái, bóng tối, lạnh, thụ động mền mỏng…Âm và dương kết hợp với nhau tạo thành tất cả mọi vật trong

vũ trụ

Như vậy,giải thích sự ra đời của con người trong lịch sử văn minh phương Đông cũng có rất nhiều quan điểm phong phú và thùy thuộc vào từng đặc điểm của tôn giáo khác nhau mà có cách giải thích khác nhau Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, cái nhìn về sự ra đời của con người được giải thích một cách khoa học hơn đó là con người là một động vật bậc cao nhất có khả năng nói, chi phối, điều khiến các loại động vật khác Con người được tiến hóa từ vượn…tuy nhiên khoa học cũng chưa chứng minh được con người có kiếp khác hay không, khi chết đi có mất đi hay là tồn tại trong thế giới khác

Trang 5

Đây vẫn là một bí mật mà khoa học đang nghiên cứu dựa trên những tư tưởng nguồn gốc của con người trong lịch sử văn minh cổ đại

Thực chất, bản chất của con người là như thế nào? Con người những giá trị, sức mạnh gì? Nhìn chung, trong tư tưởng về con người của lịch sử văn minh phương đông bản chất của con người là tính thiện, tức là con người khi mới ra đời vỗn rất lương thiện, hiện lành Nhưng do cuộc sống, trong quá trình tồn tại và phát triển thì bản tính của con người có sự thay đổi, xấu đi hoặc tốt hơn Và trong khát vọng sâu thăm, ý muốn chung của con người hướng đến đó là tính lương thiện Điều này được thể hiện rõ trong các quan điểm, tôn giáo của họ

Người Ai Cập tin rằng linh hồn người quá cố sẽ đi đến cõi âm gọi là Duat Đê vào Duat, người chết phải thông qua cuộc xét hỏi trước hàng loạt thẩm định trong điện của thần Osiris nhằm biết người chết này trước đây có sống lương thiện hay không Tern đường đi đến Duat, lương tâm của người chết sẽ được cân xem họ sống co ngay lành trước hay không Để từ đó có những cách trừng trị xứng đáng Trong nền văn học, người

Ai Cập xây dững những hình tượng văn học phong phú và đa dạng bao gồm tục ngữ, thần thoại, thơ ca trừ trình… mang tính chất giáo huấn, đạo lý, trào phúng…tiêu biểu có truyện nói thật và nói láo thông qua truyện này, người dân muốn nói đến đạo lý ở đời là sống ngay thẳng, không được nói dối, lừa gạt và độc ác, ở hiền sẽ gặp lành Truyện lời răn dạy của Đuaup là những lời của một người cha răn dạy con cía phải chăm chỉ họ hành

để sau này làm quan, nếu không sẽ phải khổ Câu chuyện muốn nói đến khát vọng vươn lên cái ngèo đói, cũng như đề cao đức tính chăm chỉ của con người Tác phẩm Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong cuộc khởi nghĩa đấu tranh của quần chúng năm 1750 TCN cũng thể hiện sức mạnh toàn dân, sức mạnh đấu tranh, kiên cường bất khuất Ngoài ra trong những công trình điêu khắc, nghệ thuật của người Ai Cập cũng thể hiện rõ những khát vọng, đề cao, tôn xưng những con người tốt đẹp, tôn kính tiêu biểu là tượng Xphanh( nhân sư) vĩ đại … tất cả đều thể hiện sức mạnh, giá trị to lớn đó là trí

Trang 6

thông minh, lòng dũng cảm , sự sáng tạo và cả sức mạnh về lao động, sự đoàn kết cộng đồng để làm nên những công trình vĩ đai, kỳ quan thế giới có một không hai của con người Ai Cập là kim tự tháp hũng vĩ Họ tự hào : “ tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”

Ở Ân Độ, cũng giống như người Ai Cập, họ quan niệm đó là những người giữ đúng luật lẽ tôn giáo và các quy tắc các thần đã định sẵn cho mình thì được đầu thai thành người cao quý, trái lại sẽ càng khổ cực, thậm chí sẽ bị đầu thai làm chó lợn nếu có những hành động bẩn thỉu với đạo Hindu cũng chú trọng thuyết luân hôi Con người kiếp sau sướng hay khổ thì phụ thuộc vào những việc làm kiếp trước hya còn gọi là quả báo Và trong đạo phật đưa ra nhưng chân lý để con người thoát khỏi sự khổ đau, khuyên con người sống lương thiện, từ bỏ cái ác, ham muốn, làm điều thiện để được cứu vớt…một điều đặc biệt thú vị và đáng tự hào của người Ân Độ đó là nền văn học đồ sộ của họ Tất cả những cuộc sống, xã hội và khát khao, nhưng con người tốt đẹp của người

Ân Độ đều được tái hiện rõ ràng nhát trong các tác phẩm văn hoc, trong hình tượng văn học đó là hình ảnh chàng trai Ân Độ có sức mạnh, trí truệ và lòng dũng cảm, thương người nhưng cũng có những ghen tuông trong tình yêu như chàng Rama, còn người con gái Ân Độ xinh đẹp, khéo léo, thủy chung và đảm đang đồng thời cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm không để cảm dỗ làm mờ mắt như nàng Sita trong bộ sử thi nổi tiếng Ramayana Ngoài ra Ân Độ nổi bật bởi bộ kinh Veda nói về chuyện tình yêu đẹp của nam

nữ, tính thiện lẫn lộn với tính tham lam, gian ác, bài bạc của con người trong xã hội Ân

Độ Đó là cuộc sống, có người giàu, kẻ ngèo, có kẻ ác, người tốt người lương thiện lúc nào cũng được ca ngợi nghe theo, kẻ ác sẽ bị trừng trị đều là những điều ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học như những tác phẩm của Calidaxa, sử thi Mahabharata con người

Ân Độ không chỉ tồn tại trong văn học mà trong các công trình nghệ thuật cũng là một trong nét đặc trưng cua họ Nghệ thuật chùa chiền ở đây phát triển mạnh mẽ, chùa Ajanta, dãy chùa hang Enlora ở Trung Ân hay lăng mahan đượ xây vào thế kỷ XVII là những tuyệt mĩ được làm nên bởi sự khéo léo, sáng tạo kết tình tài nghệ của các kiến trúc sư và

Trang 7

thợ thủ cộng Ân Độ và nhiều nước khác nữa đó là sức mạnh của đôi tay, của trí tuệ và lòng yêu nước, yêu dân tộc, tôn giáo của mình

Bản chất con người là tính thiện, giá trị, khả năng của con người là vô hạn Điều này cũng được chứng minh bằng lịch sử văn minh lớn đó là Trung Quốc Vỗn có nhiều tư tưởng, tôn giáo khác nhau nhưng ở điểm chung nhất vẫn hướng đến nhân cách tốt đẹp của con người Tư tưởng nho giao nổi bật là Khổng giáo( đây là tư tưởng của Khổng Phu

Tử )Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư răn dạy con người sống phù hợp với những chuẩn mực tật trự xã hội, lấy nhân làm trọng nhân, nghĩa, lễ trí tín, là 5 chuẩn mực đạo đức thông thường nhất của người quân tử được nhân dân Trung quốc lúc bấy giờ tìn nhiệm và lấy

nó làm chuẩn mực xã hội chung Cho đến ngày này, những chuẩn mực ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như là đạo giáo, pháp gia hay mạc gia đặc điểm chung là hướng cho con người, mỗi tương quan của con người tới sự hoàn chỉnh về nhân cách Các tư tưởng bổ sung cho nhau kết hợp cùng nhau tạo nên một nhân cách hoàn hảo của con người

Văn học Trung quốc nổi tiếng về các tác phẩm bất hủ đề cao nhân cách tốt đẹp của con người Trung Quốc Mà phát triển sớm nhất vẫn là thơ ca Linh thi là tác phẩm tập hợp các thơ cổ nhất của Trung quốc do nhiều tác giả những năm đầu Tây Chu đến giữa Xuân thu Nội dung của nó mang đậm tính nhân dân và tính hiện thực sâu sắc Bên cạnh

đó, thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung quốc mà không bị lãng quên theo thời gian bởi giá trị và nôi dung sâu sắc của nó Các tác phẩm thể hiện sự lãng mạn trong tình yêu, trong cuộc sống cũng như những hiện thực xã hội Trung Quốc theo ngôn từ mượt

mà, bay bỏng Chưa dừng lại tại đó, đến thời Minh Thanh những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng ra đời như “ Tam quốc diễn nghĩa”, Thủy hử”, “Tây du ký”…Tất cả những tác phẩm trên đều nói lên được niềm tin, hi vọng vào cuộc sống của người dân trung quốc, mong ước có cuộc sống bình yên, sung túc, đầy đủ và sức mạnh con người vượt qua những rào cản, khó khăn, đầu tranh với cái xấu để tiến đến bản chất lương thiện

Trang 8

Giá trị con người được thể hiện đầy đủ trong những tư tưởng tôn giáo, tác phẩm văn học đồ sộ, và các công trình nghệ thuật vĩ đại như Vạn lý trường thành có thể đó chỉ là những nghiên cứu, nhận định sơ khai về con người, về quy luật cuộc sống, những giải thích đơn giản mà sâu sắc về những sự việc diễn ra thường ngày như quan điểm triết học, về giáo dục cuả Khổng Tử, Mạnh Tử hay cách quản lý con người, tư tưởng tâm linh lý giải về mỗi tương quan của con người của Lão Tử, Đổng Trọng Thư…

Tóm lại, nền lịch sử văn minh phương Đông đã phản ánh rõ nét, phong phú về con người Con người là trung tâm của vũ trụ, tất cả những tư tưởng tôn giáo, các tác phâm văn học, những công trình kiến trúc vĩ đãi của nhân loại do các nên văn minh phương đông cổ đại để lại đều tập trung, xoay quanh con người, tôn vinh, đề cao vẻ đẹp thể chất

và tâm hồn, tính lương thiện, cũng như những sức mạnh phi thường vỗn có của con người Chứng minh khả năng sáng tạo, khả năng lao động con người là vô hạn Con người luôn hướng tới những cái tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất Đồng thời, những tư tưởng con người trong các giá trị văn minh tinh thần của lịch sử văn minh phương Đông cũng

đã nói lên được cuộc sống con người trong xã hội Con người trong xã hội vỗn rất phức tạp, không công bằng như là có sự phân chia giai cấp, chẳng hạn đẳng cấp tôn giáo trong đạo Balamon Ân Độ, sự phân chia quyên lực trong giai cấp thống trị, và sự ghen đua về quyền lợi, tính ích kỷ trong mỗi cá nhân và cả một bộ phân xã hội có cùng một giai cấp Dương như đó là bản chất xấu có sẵn trong con người khi sống trong xã hội bị phân hóa sâu sắc về giai cấp và bất bình đẳng về quyền lợi Tuy nhiên bản chất ban đầu của con người là tốt đẹp cái mà con người lúc ấy hướng tới, khao khát sự hoàn thiển cho bản thân, và sự bình đẳng trong xã hội

Những tư tưởng con người trong các giá trị văn minh tinh thần của lịch sử văn minh phương Đông cho đến ngày này vẫn còn nguyên giá trị và được con người hiện đại chỉnh sửa hoàn thiện hơn Những giá trị văn minh tinh thần ấy đã đặt nền tảng cho sự phát triển nghiên cứu về con người, và những tư tưởng về con người thời kỳ đó vẫn đang

là một trong những sự kì bí, bí mật cho con người hiện đại nghiên cứu

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w