1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 45: Phản xạ toàn phần

4 680 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

Tiết 68 Bài 45: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được hiện tượng phản xạ toàn phần, điều kiện để có phản xạ toàn phần. - Phân biệt hai trường hợp góc khúc xạ giới hạn và góc tới giới hạn. - Nêu được tính chất của sự phản xạ toàn phần. - Phân biệt được phản xạ toàn phần với phản xạ một phần. - Nêu được ứng dụng của phản xạ toàn phần: sợi quang, cáp quang. 2. Kỹ năng: Làm được một số bài tập đơn giản về hiện tượng phản xạ toàn phần. Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bài giảng bằng powerpoint minh họa thí nghiệm phản xạ toàn phần. - Chuẩn bị một số video học tập về ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần, tranh ảnh đi kèm. 2. Học sinh: Ôn lại bài khúc xạ ánh sáng. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1 (5 phút): Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Chiết suất của nước là 4/3. Yêu cầu: Vẽ tiếp đường đi của một tia sáng đi từ nước vào không khí trong hai trường hợp: 1. Góc tới i = 30 0 2. Góc tới i = 60 0 - Một HS trả lời - Giải: 1. Khi i = 30 0 , áp dụng công thức ĐLKXAS suy ra r = 41,8 0 Từ kết quả có được vẽ hình. 2. Khi i = 60 0 , suy ra sinr = 1,15 (vô ly). Không vẽ được + Đặt vấn đề vào bài mới: Bài tập vừa rồi cho thấy khi ánh sáng truyền từ nước vào không khí, nghĩa là truyền từ một môi trường vào một môi trường chiết quang kém hơn thì không phải lúc nào cũng có tia khúc xạ. Vậy khi đó ở mặt phân cách giữa hai môi trường xảy ra hiện tượng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên. 2. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Xét tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n 1 < n 2 , so sánh độ lớn i và r trong trường hợp này? - Khi i tăng từ 0 0 đến 90 0 thì r như thế nào? - Khi i max = 90 0 thì r? - Sử dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng tính sini gh ? - Đưa ra kết luận ĐVĐ: Vậy nếu cho tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n 1 > n 2 thì có phải lúc nào cũng có tia khúc xạ không? - Xét TH n 1 > n 2 , so sánh độ lớn i và r trong TH này? - Theo dõi thí nghiệm khi cho góc tới tăng dần (tăng i) theo dõi chùm tia ló? - Khi r max = 90 0 thì khi đó i thế nào? - Áp dung công thức ĐLKHAS tính sini gh trong TH này? - Khi i > i gh , hiện tượng xảy ra? - Áp dụng ĐLKHAS tính sinr lúc này? - Rút ra kết luận - Đưa ra bài tập ví dụ: tính i gh khi chiếu tia sáng từ nước vào không khí? - Góc i > r - Khi i tăng thì r cũng tăng nhưng luôn nhỏ hơn i. - Khi i max = 90 0 thì r đạt giá trị lớn nhất i gh . - sini gh = n 1 /n 2 - Lắng nghe, phát biểu nội dung kết luận trong Sgk. - Lắng nghe - i < r - Quan sát thí nghiệm - Khi r max = 90 0 , thì i = i gh , lúc đó tia phản xạ rất sáng, tia khúc xạ rất mờ đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. - sini gh = n 2 /n 1 - Lúc này tia khúc xạ không còn toàn bộ tia sáng bị phản xạ. - sinr > 1 (vô ly) - Lắng nghe và phát biểu kết luận trong Sgk. - Làm bài tập 1. Hiện tượng phản xạ toàn phần: a) Góc khúc xạ giới hạn: Xét TH n 1 < n 2 , i > r Khi i max = 90 0 , r = i gh 1 2 sin gh n n i = (1) với i gh là góc khúc xạ giới hạn * Kết luận: b) Sự phản xạ toàn phần: Xét TH n 1 > n 2 , i < r - Khi r max = 90 0 , i = i gh 2 1 sin gh n i n = (2) - Khi i > i gh , sinr > 1 - Kết luận: - Như vậy với góc tới i = 60 0 , thỏa i > i gh không còn tia khúc xạ ở mặt phân cách hai môi trường xảy ra sự phản xạ toàn phần. Trả lời được câu hỏi đặt vấn đề đã nêu. - Từ kết luận đã có, cho biết điều kiện để có phản xạ toàn phần? - Phân biệt phản xạ toàn phần và phản xạ một phần? - Lắng nghe - Hai điều kiện: + n 1 > n 2 + i ≥ i gh Trong đó dấu ‘ = ‘ hiểu nghĩa là TH giới hạn - So sánh - Điều kiện để có phản xạ toàn phần: + n 1 > n 2 + i ≥ i gh 3. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: ♦ Giới thiệu sợi quang, cáp quang, cấu tạo và công dụng. ♦ Giới thiệu thêm một số ứng dụng khác của hiện tượng phản xạ toàn phần: + Tại sao kim cương lại sáng lóng lánh? + Giải thích hiện tượng - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi chép nhanh. 2. Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần: ● Sợi quang - Cấu tạo: ảo tượng + Lăng kính trong kính tiềm vọng sử dụng trong tàu ngầm - Công dụng 4. Hoạt động 4 (5 phút): Tổng kết và củng cố bài học: - Nhắc lại trọng tâm bài học - Làm bài tập vận dụng 1, 2 Sgk – 222 - BTVN: 3, 4 và các bài tập trong sách bài tập. - Về nhà đọc bài đọc thêm trong Sgk – 226. - Rút kinh nghiệm và nhận xét giờ học: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………… . chất của sự phản xạ toàn phần. - Phân biệt được phản xạ toàn phần với phản xạ một phần. - Nêu được ứng dụng của phản xạ toàn phần: sợi quang, cáp quang. 2. Kỹ năng: Làm được một số bài tập đơn. Tiết 68 Bài 45: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được hiện tượng phản xạ toàn phần, điều kiện để có phản xạ toàn phần. - Phân biệt hai trường hợp góc khúc xạ giới hạn và. khúc xạ ở mặt phân cách hai môi trường xảy ra sự phản xạ toàn phần. Trả lời được câu hỏi đặt vấn đề đã nêu. - Từ kết luận đã có, cho biết điều kiện để có phản xạ toàn phần? - Phân biệt phản

Ngày đăng: 18/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w