Bài thuyết trình về LẠM PHÁT ở Việt Nam

8 2.9K 40
Bài thuyết trình về LẠM PHÁT ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thuyết trình về LẠM PHÁT ở Việt Nam tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả c...

Timg hiểu chung về lạm phát Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế , được mua bởi "người tiêu dùng thông thường” Nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát tiền tệ (monetary inflation) Xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước, …) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên quá mức là nguyên nhân gây ra lạm phát. - Lạm phát do cầu kéo (Demand pull – inflation) Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là“quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”. - Lạm phát do chi phí đẩy (cost push – inflation) Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. - Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó. - Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác không phải là cốt lõi nhưng nó sẽ làm khuyết đại lạm phát trở nên trầm trọng hơn như: tâm lý kỳ vọng của người dân, vấn đề tỷ giá, giá vàng, thâm thủng ngân sách lớn kéo dài, nhập siêu làm mất cân đối cán cân vãng lai, … Thực trạng lạm phát nước ta qua các thời kì Lạm phát là 1 trong 4 vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia đã kéo dài trong suốt thời kì lịch sử ở Việt Nam với đỉnh điểm là cuộc siêu lạm phát 1986-1988. Tác động đầu tiên của lạm phát là ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp nhân dân lao động I. Thời kì trước đổi mới( Trước 1986) Từ năm 1975 – 1986 Đất nước vừa bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh, nguồn lực suy kiệt, nền kinh tế tập trung bộc lộc nhiều điểm thiếu sót và hạn chế, Bên cạnh đó nề kinh tế đói mặt với khủng hoảng và suy thoái. Tỉ lệ lạm phát ngày càng cao trong khi mức độ tăng trưởng lại thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% II- Giai đoạn 1986 – 2008 II.1.Siêu lạm phát 1986 – 1993 Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Sau quyết định đổi tiền năm 1985 không làm giảm lạm phát tăng giá trị đồng tiền lên 10 lần, cộng thêm nền kinh tế chỉ huy đã bộc lộ nhiều bất cập, nền kinh tế suy thoái đã dẫn đến siêu lạm phát éo dài trong 3 năm từ 86 – 88, đỉnh điểm là 1986 với mức lạm phát 774%, nền kinh tế suy thoái, riêng giá nông sản trong năm này đã tăng đến 2000 lần, trong khi đó mức độ tăng trưởng lại rất thấp. Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 Tăng trưởng(%) 2.33 3.78 5.1 8 0.1 6 8.6 Lạm phát(%) 774 223.1 394 34.7 67.4 67.6 17.6 Lạm phát 3 con số tiếp tục duy trì trong 3 năm 86,87,88 là do đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn. .Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hoá , lương thực, vàng và đô la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%. Đến năm 89 sau khi chính phủ áp dụng một số chính sách( nới lỏng tỉ giá ngoại tệ USD/VND, ) lạm phát đã giảm xuống 2 con số. cụ thể 34,7%. Tuy nhiên lạm phát còn khá cao với mức 67% liên tiếp trong 2 năm 90, 91, từ năm 92 trở đi tình hình mới lắng dịu hơn. Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này Chính sách tiền tệ Chính sách về lãi suất:thực hiện chính sách lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa-tỉ lệ lạm phát ), tức là nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tỉ lệ lạm phát nhằm thu hồi lượng tiền trong lưu thông về. Lúc này cách giải quyết thất nghiệp ở nước ta là NHNN từng bước giảm dần la cho vay thông qua việc giảm dần la huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4% xuống 0,9% rồi 0,85%/ tháng. Chính sách về tỉ giá hối đoái Việc áp dụng tỉ giá hối đoái thực tế đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hoá , vàng, đô la mà bắt đầu tích luỹ bằng đồng nội tệ. Từ năm 1990, NHNN đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ . Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với múc tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .) II.2.Giai đoạn 1993 – 2008 Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và hường dưới 2 con số. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, tại Việt Nam, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (1 con số), thì đến năm 2007 lạm phát đã quay trở lại tốc độ “phi mã”, với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,44%); trong đó các mặt hàng tăng giá cao nhất là thực phẩm (21,16%), vật liệu xây dựng (17,12%), lương thực (15,4%), phương tiện đi lại và bưu điện (7%)… IV– Giai đoạn 2008 – nay Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mỹ, khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. Năm 2010, hệ quả của việc các nước đồng loạt cung tiền để cứu vớt nền kinh tế, trong đó Việt Nam cũng đưa ra những gói tiền tệ, thông qua hỗ trợ lãi suất cho các DN, kích kinh tế hàng tỷ đô la vào năm 2009. Đà suy thoái kinh tế giảm nhiệt nhưng bóng mây lạm phát bắt đầu bao phủ các nền kinh tế do hậu quả của chính sách tiền tệ mở rộng. CPI năm 2010 lại tăng lên đến 11,75%, cao nhất so với các năm gần đây. Năm 2011, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 4 tháng đầu năm CPI đã tăng 9,64%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới. . Hiện nay lạm phát đang là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam qua 7 tháng đầu năm với mức lạm phát 14,61% Chỉ số gia tiêu dùng(CPI) tháng 7(1.17%) đột ngột tăng trở lại sau hai tháng giảm tốc, cao hơn mức độ 1,09% của tháng trước nâng mức tăng chung của 7 tháng đầu năm lên hơn 14,6%, tăng hơn 22,16% so với cùng kì, trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Indonesia 5,5%, Philippines 4,7% Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ lạm phát đầu năm 2011 Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 4 nguyên nhân chính: lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cầu kéo và lạm ảnh hưởng của sự điều chỉnh tỷ giá . (1)Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ CPI qua các tháng đầu năm 2011. Nguồn: GSO Từ năm 2004 đến năm 2007, cung tiền tăng hơn 2 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng. Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Năm 2009, chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74%, và là mức khá cao so với trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28.7%, mức tăng này thấp hơn so với năm 2006 và 2007, nhưng vẫn khá cao so với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. (2) Lạm phát do chi phí đẩy Trong năm 2010 và đầu năm 2011, giá nhiều mặt hàng cơ bản đã được điều chỉnh tăng nhiều lần. Trong năm 2010 giá điện tăng 6.8% từ 01/3/2010, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 6.5% (tổng cộng 2 lần), than bán cho ngành điện tăng từ 28 – 47%. Đầu năm 2011 tiếp tục tăng giá điện thêm 15,3% (từ 01/03/2011), giá xăng dầu thêm 18% (24/0202011). Sự tăng giá các yếu tố đầu vào làm cho tình hình lạm phát ngày càng gia tăng Năm 2010, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 10-15%, tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và làm tăng giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường. (3) Lạm phát do yếu tố cầu kéo Trong dịp Tết Âm lịch vừa qua, giá của nhiều hàng hóa tăng một cách đột biến là do nguyên nhân cầu kéo. Năm 2009, các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc gia tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010 và các tháng đầu năm 2011, gây sức ép lên giá cả nhiều hàng hóa. (4) Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá Ngày 10/02/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 3.3%, đưa mức trần tỷ giá chính thức lên 18,9320 VND/USD + 3%. Ngày 11/02/2011,NHNN tiếp tục phá giá tiền đồng thêm 9.3%, đưa mức tỷ giá chính thức lên 20,693 VND/USD +1%. Nhiều nhận định cũng quan ngại về việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ ảnh hưởng tới đà tăng giá của hàng hóa trong nước, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã bằng khoảng 1.5 lần GDP và nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu hơn là xuất khẩu. Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh bởi tỷ giá. Vừa qua một số hàng hóa như sữa, sắt thép… cũng tăng giá bán sau khi tỷ giá được điều chỉnh. Hậu quả của lạm phát Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp. Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn. Ảnh hưởng đến thị trường tài chính: Lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn Các biện pháp kìm chế lạm phát của chính phủ 6 giải pháp chủ yếu Thứ nhất, tập trung giải quyết các vấn đề từ gốc của giá cả là chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai, kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của nền kinh tế mà Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra. Thứ ba, bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hoá, dịch vụ trong mọi tình huống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới lưu thông hợp lý, tránh đẩy chi phí lưu thông tăng cao. Rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về tiếp cận vốn, lãi suất, thuế… cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển để tăng cung cho thị trường, giảm chi phí tạo ra cơ hội giảm sức ép đẩy giá tăng. Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường giá cả. Tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối. Thứ năm, thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; tiếp tục có lộ trình thích hợp để xoá bao cấp qua giá đối với các loại hàng hoá dịch vụ còn bao cấp và phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát như: điện, xăng dầu, nước sạch, than bán cho điện… Đồng thời, bộ sẽ có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương biện pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, giảm thiểu các yếu tố tâm lý, kỳ vọng tăng giá trên thị trường. Hạn chế tác nhân lạm phát Có thể thấy, Nghị quyết 11 đã được sự hưởng ứng đồng thuận một cách nhanh chóng của các cơ quan ban ngành, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá rất cao tinh thần Nghị quyết 11. Ở trong nước, có thể thấy Nghị quyết 11 đáp ứng nhanh với thị trường. Ngay khi Chính phủ đưa ra 6 nhóm giải pháp trong vòng 1 tháng, các bộ ban ngành đã có chương trình hành động và có tác động tức thời đến thị trường. Theo đó, thị trường ngoại tệ và vàng đã cắt được “cơn sốt” so với trước đó, nhất là “cơn sốt” USD. Đến nay, giá USD đã ổn định và đi xuống. Giảm sốc về USD trên thị trường nên giá USD trên thị trường chính thức và thị trường tự do sát gần nhau. Tỷ giá ổn định tương đối sẽ hạn chế bớt tác nhân gây lạm phát. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi nếu chúng ta không ổn định được tỷ giá trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng lên, dẫn đến chi phí đầu vào tăng thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ bùng nổ lạm phát giống như thời kỳ năm 2008 do vừa kết hợp của lạm phát thế giới cộng với tỷ giá (một hình thức lạm phát kép). a.Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quy định trần lãi suất huy động USD không quá 3%. Như vậy người có USD sẽ cân nhắc việc nên tiếp tục giữ hay bán USD để gửi tiền đồng vì lãi suất tiền đồng cao và cơ hội để gửi tiền đồng lãi suất cao sẽ giảm dần do khi đã kiềm chế lạm phát lãi suất tiền đồng sẽ giảm. Điều này sẽ dẫn đến một số người dân bán USD để chuyển sang gửi tiền đồng. Khi đó lượng cung USD sẽ tăng lên sẽ làm cho giá USD hạ. Khi giá USD không còn “sốt” thì việc người dân bán USD để lấy tiền đồng gửi tại ngân hàng càng nhiều hơn và quyết sách đó của NHNN là quyết sách đúng. b. NHNN vừa nâng dự trữ bắt buộc từ 4 lên 6% đối với tiền gửi ngoại tệ cá nhân bằng USD đã giúp cho NHNN thu hút được một lượng ngoại tệ gửi vào làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Điều này cũng làm tăng lãi suất cho vay của các NHTM đối với ngoại tệ. Như vậy, kết hợp với thông tư của NHNN trong việc hạn chế cho vay ngoại tệ cùng với lãi suất ngoại tệ tăng lên thì nhu cầu vay ngoại tệ sẽ giảm. Khi giảm bớt được nhu cầu vay ngoại tệ sẽ khuyến khích hoạt động vay/cho vay sang hoạt động mua/bán nhiều hơn. Nghị quyết 11 không chỉ kiểm soát tốt tỷ giá mà còn ổn định được thị trường vàng. Khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới liên thông với nhau sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ buôn lậu vàng. Theo Nghị quyết 11, Chính phủ khẳng định vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng và ngoại tệ của người dân, nhưng dứt khoát không dùng vàng, USD, ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Khi loại bỏ việc dùng vàng và USD làm phương tiện thanh toán thì lúc đó chính sách tiền tệ sẽ phát huy tốt hơn, giá trị của đồng Việt Nam sẽ được nâng cao. Đẩy mạnh việc giảm bội chi ngân sách qua chính sách tài khóa Mũi nhọn thứ 2 trong Nghị quyết 11 là chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, phấn đấu năm nay giảm bội chi ngân sách dưới 5% GDP. Việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết 11 sẽ góp phần tiết kiệm chi ngân sách khoảng từ 15.000-20.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc cắt giảm đầu tư công hoặc chuyển những dự án nhà nước không tập trung đầu tư sang liên doanh, liên kết có thể đạt số tiền 40.000-50.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng mạnh tay cắt giảm các dự án chưa cấp bách, chưa cần thiết hoặc hiệu quả không cao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa công bố cắt giảm khoảng 12.572 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí cắt giảm khoảng trên 6.600 tỷ đồng; 20 doanh nghiệp nhà nước sẽ báo cáo chính thức số dự án cắt giảm trong tháng 4 này. Như vậy việc mạnh tay cắt giảm đầu tư công có thể cắt giảm hoặc tiết kiệm trên hàng trăm ngàn tỷ đồng sẽ góp phần giảm tổng cầu, giảm nhập siêu và góp phần kiềm chế lạm phát. . ảnh hưởng đến tỉ lệ lạm phát đầu năm 2011 Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 4 nguyên nhân chính: lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát. 2004, tại Việt Nam, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (1 con số), thì đến năm 2007 lạm phát đã quay trở lại tốc độ “phi mã”, với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh. yếu tố rủi ro có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới. . Hiện nay lạm phát đang là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam qua 7 tháng đầu năm với mức lạm phát 14,61% Chỉ số gia tiêu

Ngày đăng: 18/05/2015, 07:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan