1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ CỦA BÒ SỮA LAI 3 4 HF NUÔI TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG TRÊN ĐÀN CÁI VẮT SỮA

17 638 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 346,09 KB

Nội dung

XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ CỦA BÒ SỮA LAI 3/4 HF NUÔI TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG TRÊN ĐÀN CÁI VẮT SỮA SAU LỨA ĐẺ 2, THÁNG SỮA 3-5 Vũ Chí Cương, Lê Minh Lịnh

Trang 1

XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ CỦA BÒ SỮA LAI 3/4 HF NUÔI TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG TRÊN ĐÀN CÁI

VẮT SỮA (SAU LỨA ĐẺ 2, THÁNG SỮA 3-5)

Vũ Chí Cương, Lê Minh Lịnh, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Viết Đôn Viện Chăn nuôi

Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi Tel: (04) 38.386.127/ 0912.121.506; Fax: (04) 38 389.775; Email: vuchicuong@gmail.com

ABSTRACT

Energy requirement for maintenance of milking crossbred cows as predicted by feeding trials Ten 60 day experiments were undertaken to predict the energy requirement for maintenance and milk production

of dairy crossbred milking cows 36 milking crossbred cows (3/4HF) and 60 milking crossbred cows (7/8HF) in 6 and 4 experiments were used

It was revealed that the energy requirement for maintenance of milking crossbred cows (3/4HF) and (7/8HF) with average body weight of 463.09 kg (ranged from 364.50 to 633.00 kg ) was 0.57 MJ ME m /kg W0.75 and 0.39 MJ

NE m /kg W0.75 k l of these milking crossbred cows: 3/4HF and 7/8HF was 0.5393 There was no significant differences in ME m /kgW0,75 and NE m /kg W0,75 between 3/4HF and 7/8HF milking cows There was also no significant differences in ME m /kgW 0,75 between different lactations The standard milk yield (lit/day) (4 % fat) can

be predicted by using the equation: standard milk yield (lit/day) (4 % fat) = - 6.07 + 0.150 ME intake (MJ/day) – 8.31 body weigh change (kg/day), R2 = 88.6, P <0.001

Key words: energy, maintenance, requirement, feeding trials, crossbred cows

ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định chính xác nhu cầu năng lượng của bò để từ đó lên khẩu phần ăn thích hợp cho bò là hết sức quan trọng trong nghiên cứu dinh dưỡng cũng như thực tế chăn nuôi của các nông hộ Khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp việc lên kế hoạch thức ăn (có kế hoạch sản xuất, thu mua, dự trữ thức ăn) tại các thời điểm thích hợp làm giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi Hiện nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và trong chăn nuôi bò sữa nói riêng Ta vẫn phải dựa vào các hệ thống nhu cầu dinh dưỡng của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc…khác xa chúng ta về khí hậu, giống, chế độ dinh dưỡng và phương thức chăn nuôi Vì vậy môt hệ thống hoàn chỉnh

về nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc gia cầm Việt Nam là một điều cấp bách của các nhà nghiên cứu dinh dưỡng vật nuôi và đặc biệt là của các nông hộ chăn nuôi

Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) chủ yếu được tính dựa trên các số liệu về trao đổi đói trong buồng trao đổi chất (nhiệt sản sinh ra lúc đói – Fasting Heat Production (FHP) Phương pháp này chỉ làm được đối với bê, bò không vắt sữa còn đối với bò vắt sữa thì khó có thể thực hiện được hoặc không thể chính xác

Nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò liên quan mật thiết với khối lượng trao đổi của cơ thể

và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khối lượng cơ thể, giống hoặc kiểu gen, giới tính, tuổi, trạng thái sinh lý, vùng sinh thái Những nghiên cứu gần đây nhất về nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) cho duy trì (MEm) của bò ở các nước nhiệt đới như Nhật (Lee và CS., 2003), Thái Lan (Odai và CS., 2005) đã chỉ ra rằng MEm của bò ở các nước này đều thấp hơn từ 16-17%

so với MEm của bò ở các nước ôn đới như Anh (AFRC, 1993) và Pháp (INRA, 1989), 0.401

MJ ME/kg W 0.75 (Nhật), 0.409 MJ ME/kg W 0.75 (Thái Lan) so với 0,48 MJ ME/kg W0.75 (Anh) và 0.489 MJ ME/kg W0.75 (Pháp) MEm của bò lai HF (0.409 MJ ME/kg W0.75) được xác định là cao hơn so với MEm của bò Brahman (0.334 MJ ME/kg W 0.75) và của bò địa phương (0.245 MJ ME/kg W 0.75) (Odai và CS., 2005) NRC (1996; 2001), đúc rút rằng MEm

Trang 2

Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị MEm và NEm của bò sữa ngày nay cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn trước kia (Yan và cs (1997), Birnie (1999), Agnew và Yan (2000)….) Birnie (1999) báo cáo rằng: Nhiệt sản xuất lúc đói (FHP) hay NEm là 0,39 MJ/kg0,75 ở bò cái cạn sữa, không chửa được nuôi ở mức duy trì trước khi cho trao đổi đói FHP được tính trong nghiên cứu này cao hơn giá trị FHP đang sử dụng tại châu Âu và Bắc Mỹ (Van Es, 1978; NRC, 1988; AFRC, 1990) khoảng 36% hay Agnew và Yan (2000) thấy: Giá trị trung bình MEm tính là 0.62 MJ/kg0,75, cao hơn 27% so với giá trị cùa Van Es (1975) và cũng cao hơn 27% so với giá trị tính từ ARC (1980) Vì vậy việc việc áp dụng nhu cầu năng lượng cho duy trì cũ ở bò sữa hiện không còn chính xác nữa UK, Hoa Kỳ và cả châu Âu đang hiệu chỉnh để có hệ thống mới Nhu cầu năng lượng cho duy trì cho bò sữa lai ở Việt Nam rất cần nghiên cứu để từng bước hoàn chỉnh các nhu cầu năng lượng cho vật nuôi ở nước ta Vì các lý

do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và sản xuất sữa của bò sữa lai 3/4 HF nuôi tại Việt nam bằng các thí nghiệm nuôi dưỡng trên đàn cái vắt sữa (sau lứa đẻ 2; tháng sữa 3-5) với mục tiêu xác định được chính xác nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) của bò lai F2 và F3 đang vắt sữa

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm, thời gian triển khai và đối tượng nghiên cứu

Tiến hành từ tháng 5/2009 đến tháng 6/2010 tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, xã Tản Lĩnh, Ba Vì Hà Nội và xã Đông Thạnh , Hóc Môn TP Hồ Chí Minh

Bố trí thí nghiêm

Gồm 10 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được tiến hành trong 60 ngày, trong đó đã sử dụng 36 bò F2 (3/4HF) trong 6 thí nghiệm và 60 bò F3 (7/8HF) 4 thí nghiệm Tuy nhiên vì một số bò ốm trong quá trình thí nghiệm nên số lượng bò thực tế dùng được số liệu là F2: 31 con, F3: 56 con Chế độ nuôi dưỡng

Khẩu phần ăn của bò thí nghiệm được xây dựng từ các nguyên liệu thức ăn sẵn có và đã dùng trong thí nghiệm xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò cái cạn sữa trong buồng hô hấp nếu có thể Việc lập khẩu phần dựa trên kết quả xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của đàn bò cái cạn sữa và sản lượng sữa ước tính của bò thí nghiệm, sao cho khẩu phần có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và protein của bò thí nghiệm khi cho ăn tự do Trong mỗi thí nghiệm gia súc được nuôi chuẩn bị 2 tuần để quen với khẩu phần thí nghiệm trước khi chuyển sang thí nghiệm cho ăn tự do

Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm

- Loại và lượng thức ăn ăn vào (kg): Được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn

và lượng thức ăn thừa của từng loại thức ăn mỗi ngày của từng cá thể trong 28 ngày thí nghiệm, thực hiện lấy mẫu tất cả các nguyên liệu có trong phẩu phần mỗi tuần một lần xấy khô

và bảo quản Kết thúc thí nghiệm trộn đều các mẫu cùng loại phân tích các chỉ tiêu vật chất khô, protein thô, NDF, ADF, giá trị năng lượng trao đổi

- Năng suất sữa (kg/con/ngày): Sữa của bò thí nghiệm cân hàng ngày 2 lần sớm, chiều Đến cuối kỳ thí nghiệm tính năng suất trung bình của từng con

- Chất lượng sữa: Cứ 3 ngày lấy mẫu sữa phân tích chất lượng bằng máy ECOMILK với các chỉ tiêu: % mỡ sữa, % protein sữa, % chất rắn không mỡ, 2 lần trong ngày

- Khối lượng bò (kg): Bò được cân trước thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd)

- Giai đoạn vắt sữa và thời gian mang thai cùa bò: Được xác định thông qua sổ theo dõi sinh sản đàn bò của chủ hộ

Trang 3

Phân tích thành phần hoá học và gía trị năng lượng của thức ăn

Thành phần hoá học của các hỗn hợp thức ăn, các nguyên liệu có trong khẩu phần được phân tích tại phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi Các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn TCVN4326 – 86, TCVN4328 – 2001, TCVN4331 – 2001, TCVN –

86 để phân tích tỷ nước ban đầu, protien thô, mỡ thô, xơ thô Hàm lượng NDF xác định bằng phương pháp của Goering và Van Soest (1970)

Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn được xác định theo phương pháp của Wadeh (1981) và dựa vào bảng “ Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam” của Viện Chăn nuôi (2001)

Các công thức tính và phương pháp xử lý số liệu

Các công thức tính

- Năng suất sữa tiêu chuẩn (4% mỡ): Được tính theo công thức của Gaines (1928 trích từ NRC,2001) Năng suất sữa (4% mỡ)(Kg/ngày) = Năng suất sữa thực tế (kg/ngày) X (0,4 +0,15 x % mỡ thực tế)

- Thay đổi khối lượng (TĐKL) (kg/ngày) hằng ngày tính bằng công thức:

Khối lượng sau thí nghiệm - Khối lượng trước thí nghiệm TĐKL =

Số ngày theo dõi

- Tổng lượng năng lượng trao đổi ME gia súc ăn vào được xác định qua việc xác định tổng lượng chất khô ăn vào và hàm lượng năng lượng trong khẩu phần Tổng năng lượng trao đổi (ME) ăn vào hằng ngày (MJ/ngày) đượng tính theo công thức: ME ăn vào = ME1xDM1 +

ME2xDM2 + ME3xDM3 +… + MExxDMx

Trong đó: MEx (MJ) là năng lượng trao đổi của loại thức ăn X; DMx (kg) là lượng vật chất khô

ăn vào của loại thức ăn X

- Năng lượng trao đổi cho thay đổi khối lượng cơ thể (MEg): Cứ 1 kg khối lượng cơ thể tăng thêm thì bò cần 44 MJ ME Bò giảm 1kg thì sẽ cung cấp 28 MJ ME cho các quá trình khác (Jonh Moran, 2005)

- Năng lượng trao đổi ME cho mang thai (MEf): Ở những tháng đầu tiên của quá trình mang thai thì nhu cầu năng lượng cho mang thai là không đáng kể khoảng 0.2 – 1MJ/ngày (Vũ Duy Giảng và cs, 2008), 4 tháng cuối nhu cầu năng lượng lại khá cao Năng lượng trao đổi ME cho mang thai (MEf) ở bốn tháng cuối được tính theo John Moran (2009) trong bảng 1 dưới đây

Bảng 1: Nhu cầu năng lượng cho mang thai bốn tháng cuối của bò sữa

Tháng mang thai MEp (MJ/ngày)

- Tổng năng lượng gia súc tạo ra trong sữa sẽ được xác định qua việc cân lượng sữa vắt được

và phân tích các thành phần mỡ, protein và đường lacto trong sữa theo phương trình của Tyrell

và Reid (1965): El = MY x (0.0384 fat + 0.0223 protein + 0.0199 lactose - 0.108)

Trong đó: El = tổng năng lượng trong sữa; MY = tổng sản lượng sữa (kg)

Trang 4

- Fat, protein và lactose là hàm lượng (g/kg) các chất mỡ, protein và đường lacto trong sữa Ngoài ra năng lượng trao đổi cho tiết sữa ăn vào (MEl) (MJ/ngày): còn được tính theo John Moran (2005) cho bò lai HF vùng nhiệt đới ẩm để so sánh:

ME cho tiết sữa = 5,3 x Năng suất sữa (4% mỡ),

Nhu cầu năng lương trao đổi cho duy trì (MEm) (MJ/ngày): (MEm) (MJ/ngày): = ME ăn vào (MJ/ngày) – {MEl tiết sữa (MJ/ngày) + MEg tăng trọng (MJ/ngày) + MEf mang thai (MJ/ngày)}

NEm cho duy trì cơ thể được tính từ MEm với hệ số km = 0,68 là hệ số dùng cho tỷ lệ ME/GE = 0,5 và hàm lượng ME của thức ăn MJ/kgDM thức ăn ở mức khá: 9,2 MJ/kgDM thức ăn (ARC,1980)

kl : Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho tiết sữa = Tổng ME ăn vào/Tổng năng lượng trong sữa Ngoài việc được dùng cho duy trì và sản xuất sữa, ME ăn vào còn được dùng để làm tăng khối lượng cơ thể bò (trong trường hợp cân bằng năng lượng dương) Khi cân bằng năng lượng âm, gia súc sẽ huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để cung cấp cho quá trình tạo sữa, nên việc xác định tổng nhu cầu ME cần cho tạo sữa (và hệ số kl) cần phải tính cả sự thay đổi khối lượng

cơ thể của bò (LWC) trong thời gian thí nghiệm Để xác định sự thay đổi này, gia súc thí nghiệm được cân mỗi tuần 1 lần vào buổi sáng, trước khi cho ăn Sau khi kết thúc thí nghiệm,

sự thay đổi khối lượng cơ thể của gia súc thí nghiệm được xác định bằng cách hồi qui giữa khối lượng cơ thể tại các thời điểm cân và thời gian cân tương ứng Khối lượng thay đổi xác định dùng để ước tính tổng lượng năng lượng trong sữa khi gia súc không tăng trọng Công thức tính như sau: El(0) = El + aEg

Trong đó: El(0) là ước tính tổng năng lượng trong sữa khi gia súc không thay đổi khối lượng;

El: là tổng năng lượng trong sữa; Eg là tổng năng lượng trong phần tăng trọng của bò (Eg = LWC (kg) x 26,8 MJ-INRA, 1989); a là hệ số (a = 1 khi LWC > 0 và a = 0.8 khi LWC < 0 (INRA,1989 và Agnew và cộng sự, 2003))

Sau khi đã được xác định, tổng lượng El(0) và tổng năng lượng ăn vào dùng để xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dạng y = ax + b

Trong đó: y là tổng năng lượng trong sữa (El(o)); x là tổng ME ăn vào; a là hệ số chuyển hóa

ME thành năng lượng sữa (kl); b/a là nhu cầu ME cho duy trì

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý thông qua phân tích phương sai ANOVA trên phần mềm Minitab phiên bản 14.0 Nếu ANOVA cho thấy có sai khác thì T-student sẽ được áp dụng để so sánh sai khác của các giá trị trung binh Các phương trình hồi qui được xây dựng trên Minitab và phân tích phương sai trên phần mềm Minitab 14.0, sử dụng regression technique cho hàm hồi qui bậc 1 Các hàm mô phỏng sẽ là các dạng: Bậc 1: Y = ax + b hoặc Y = ax1 + ax2 + axn +b

KẾT QUẢ Thành phần hóa học và giá trị năng lương trao đổi (ME) của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Thành phần hóa học và giá trị năng lương trao đổi (ME) của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2

Bảng 2 cho thấy nguyên liệu thức ăn được sử dụng ở các địa điểm thí nghiệm là khá phong phú tùy theo từng vùng và từng mùa Các loại thức ăn khác nhau thì thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng hoàn toàn không giống nhau và biên độ giao động rất lớn, đặc biệt là trong các loại

Trang 5

thức ăn tinh So sánh các mẫu thức ăn cùng loại cũng thấy có sự khác nhau về thành phần hoá học và giá trị ME Rơm khô Hóc Môn có vật chất khô (92,02%), xơ tan trong môi trường trung tính (NDF) (72,08%), tro thô (14,16%DM) và ME (7,16MJ/kgDM) cao hơn rơm khô Ba Vì với các số liệu lần lượt là 90,04, 68,93, 11,59 và 6,97 nhưng rơm khô Hóc Môn lại có protein thô (5,05%DM) thấp hơn đáng kể so với rơm khô Ba Vì (6,48%DM) Ở các hộ khác nhau thì loại thức ăn tinh và cách thức cho ăn cũng khác nhau như nhà Tân có VCK (82,8%)và ME (11,47MJ/kgDM) cao nhất sau đó tới nhà Lưu VCK (54.3%)và ME (11,15MJ/kgDM) và thấp nhất là nhà Thành VCK (51,2%)và ME (10,65 MJ/kgDM)

Bảng 2: Thành phần hoá học và năng lượng trao đổi (ME) cùa các loại thức ăn sử dụng trong

thí nghiệm

Loại thức ăn

VCK (%)

Protein thô (%DM) NDF (%)

Tro thô (%DM)

ME (MJ/kgDM)

Thành phần hoá học của cỏ voi trong thí nghiệm này có sự khác biệt khi ta so sánh cỏ voi Vũ Chí Cương và cs (2009) đã phân tích Trong khi VCK và NDF của cỏ voi trong thí nghiệm này cao hơn lần lượt là 20,2%, 69,39% so với 14,89% và 67,34% thì tỉ lệ protein thô lại thấp hơn 5,49% so với 7,83% Đồng thời cũng thấy sự khác biệt của rơm ủ 4% ure với rơm ủ 4% ure cùa

Vũ Chí Cương và cs (2008) như VCK 69,4% so với 68,11% hay NDF 71,41% so với 69,05% Nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì NEm/kg

W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa (kl) của bò cái đang cho sữa tính chung cho cả F2, F3

Kết quả tính toán nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì

NEm/kg W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa (kl) của bò cái đang cho sữa tính chung cho cả F2, F3 được trình bày ở Bảng 3

Trang 6

Bảng 3 cho thấy: nếu tính chung cho cả F2 và F3 trong thí nghiệm với khối lượng bình quân 463,09 kg (dao động từ 364,50 đến 633,00 kg ), bò đang ở tháng vắt sữa thứ 5 (dao động: tháng thứ 1 đến tháng thứ 11), tháng chửa 2, bò sữa ăn vào 12,651 kg DM thức ăn/ngày( 130,82 MJ ME/ngày) cho 13,428 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ).Trong tổng số 130,82 MJ ME ăn vào/ngày, chúng dùng 71,17 MJ ME/ngày cho tiết sữa, 1,188 MJ ME/ngày cho mang thai và 1,20 MJ ME/ngày cho thay đổi khối lượng Số lượng ME còn lại dùng cho nhu cầu duy trì là 56,759 MJ

ME /ngày

Nhu cầu ME cho duy trì bình quân cho cả hai nhóm F2 và F3 là: 0,56989 MJ MEm/kg W0.75 và nhu cầu NE cho duy trì bình quân cho cả hai nhóm F2 và F3 là: 0,38724 MJ NEm/kg W0.75 Với

cả hai nhóm F2 và F3 trong thí nghiệm, hệ số kl trung bình là 0,5393

Bảng 3: Nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì NEm/kg

W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa của bò cái đang cho sữa tính chung

cho cả F2, F3

DM ăn vào (kg/ngày) 87 12,651 0,149 1,388 8,420 15,700

ME ăn vào (MJ/ngày) 87 130,82 1,52 14,14 82,52 164,22 Khối lượng cơ thể (kg) 87 463,09 6,81 63,52 364,50 633,00 Thay đổi khối lượng (kg/ngày) 87 -0,0198 0,0315 0,2938 -0,6600 0,7500 Tháng vắt sữa 87 5,391 0,289 2,700 1,000 11,00 Năng suất sữa mỡ 4% (kg) 87 13,428 0,401 3,740 6,300 22,800

ME cho tiết sữa (MJ/ngày) 87 71,17 2,13 19,82 33,40 120,90

ME cho mang thai (MJ/ngày) 87 1,188 0,363 2,542 0,200 10,000

ME cho thay đổi khối lượng (MJ/ngày) 87 1,20 1,11 10,39 -18,50 32,90

ME còn lại cho duy trì (MJ/ngày) 87 56,759 0,738 6,880 36,480 75,140

MJ ME m /kg W 0.75 87 0,56989 0,00429 0,04001 0,39000 0,70000

NE m duy tri (MJ NE m /ngày)

(k m = 0,68)

87 38,597 0,502 4,678 24,810 51,100

NE m /kg W 0.75 87 0,38724 0,00299 0,02790 0,26000 0,48000

So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì

NEm/kg W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa của bò cái đang cho sữa F2 và F3

Kết quả so sánh MEm/kg W0.75 , NEm/kg W0.75 và hệ số (kl) của bò cái đang cho sữa F2, F3 được trình bày ở Bảng 4

Bảng 4 cho thấy: F2 và F3 trong thí nghiệm này có khối lượng cơ thể không sai khác nhau (P>0,05) Bình quân khối lượng F2 là: 448,21 kg, còn khối lượng F3 là: 471,33 kg) Hai nhóm này cũng không sai khác về: DM ăn vào (kg/ngày), ME ăn vào (MJ/ngày) và năng suất sữa mỡ 4% (kg) (P>0,05) DM ăn vào (kg/ngày), ME ăn vào (MJ/ngày) và năng suất sữa mỡ 4% (kg) của F2 tương ứng là: 12,483, 129,59 và 14,516 DM ăn vào (kg/ngày), ME ăn vào (MJ/ngày)

và năng suất sữa mỡ 4% (kg) của F3 tương ứng là: 12,744, 131,50 và 12,825

Trang 7

Tuy nhiên hai nhóm này sai khác nhau về thay đổi khối lượng (kg/ngày), tháng vắt sữa, tháng mang thai (P<0,05) Bình quân về thay đổi khối lượng (kg/ngày), tháng vắt sữa, tháng mang thai ở bò F2 tương ứng là: -0,1397, 4,323 và 0,806 Bình quân về thay đổi khối lượng (kg/ngày), tháng vắt sữa, tháng mang thai ở bò F3 tương ứng là: 0,0466, 5,982 và 0,286

Vì có chút những khác biệt như trên nên ME ăn vào dành cho tiết sữa, thay đổi khối lượng có khác biệt (P<0,05)

Bảng 4: Nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì NEm/kg

W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa của bò cái đang cho sữa tính chung

cho cả F2, F3

Chỉ tiêu

DM ăn vào (kg/ngày) 31 12,483 0,253 56 12,744 0,184

ME ăn vào (MJ/ngày) 31 129,59 2,88 56 131,50 1,75 Khối lượng cơ thể (kg) 31 448,21 9,14 56 471,33 9,14 Thay đổi khối lượng (kg/ngày) 31 -0,1397a* 0,0446 56 0,0466b* 0,0398 Tháng vắt sữa 31 4,323 a 0,462 56 5,982b 0,348 Năng suất sữa mỡ 4% (kg) 31 14,516 0,721 56 12,825 0,463 Mang thai(tháng) 31 0,806 a** 0,224 56 2,286 b** 0,286

ME cho tiết sữa (MJ/ngày) 31 76,91a* 3,83 56 68,00b* 2,46

ME cho mang thai (MJ/ngày) 31 0,3333 0,0899 56 1,465 0,473

ME cho thay đổi khối lượng (MJ/ngày) 31 -3,22 a* 1,54 56 3,65 b* 1,41

ME còn lại cho duy trì (MJ/ngày) 31 55,16 1,27 56 57,645 0,891

W0.75 31 97,30 1,48 56 100,96 1,47

ME m /kg W0.75 31 0,56613 0,00850 56 0,57196 0,00476

NE m duy tri (MJ NE m /ngày) (k m = 0,68) 31 37,509 0,865 56 39,199 0,606

NE m /kg W 0.75 31 0,38484 0,00599 56 0,38857 0,00329

k l 31 0,5858 a * 0,0206 56 0,5136 b * 0,0160 Chú thích: *: P< 0,05; **: P < 0,01

Tuy nhiên, nhu cầu MEm/kg W0.75 và nhu cầu NEm/kg W0.75 khôngcó sai khác giữa hai nhóm giống Nhu cầu MEm/kg W0.75 của F2 và F3 tương ứng là: 0,56613 và 0,57196 Còn nhu cầu

NEm/kg W0.75 của F2 và F3 tương ứng là: 0,38484 và 0,38857

Hệ số kl trung bình của F2 (0,5858) cao hơn hệ số kl trung bình của F3 HF (0,5136) (P<0,05) chứng tỏ F2 sử dụng năng lượng trao đổi cho tiết sữa hiệu quả hơn F2 một chút

Nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì NEm/kg

W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa của bò cái đang cho sữa F2 và F3 theo giai đoạn cho sữa

Kết quả tính MEm/kg W0.75 , NEm/kg W0.75 và hệ số kl của bò cái đang cho sữa F2 và F3 theo giai đoạn cho sữa được trình bày ở các bảng 5 và 6

Bảng 5 cho thấy: F2 và F3 trong thí nghiệm này có khối lượng cơ thể không sai khác nhau như

đã trình bày, khối lượng cơ thể có xu hướng giảm dần từ đầu chu kỳ đến giữa chu kỳ và tăng trở lại ở cuối chu kỳ đúng theo qui luật để chuản bị cho lần đẻ tới

Trang 8

Khác với khối lượng, DM ăn vào của cả F2 và F3 có xu hướng khá ổn định trong suốt cả chu

kỳ sữa Không quan sát thấy sai khác thống kê về DM ăn vào ở F2 và F3 trong suốt chu kỳ sữa (P>0,05)

Tương tự như với DM ăn vào ME ăn vào cũng khá ổn định trong suốt cả chu kỳ sữa

Không quan sát thấy sai khác thống kê về DM ăn vào ở F2 và F3 trong suốt chu kỳ sữa (P>0,05)

Giống như khối lượng, F2 và F3 trong thí nghiệm này có năng suất sữa tiêu chuẩn (mỡ 4%) không sai khác nhau như đã trình bày, năng suất sữa tiêu chuẩn (mỡ 4%) giảm dần từ đầu chu

kỳ đến cuối chu kỳ đúng theo qui luật để chuẩn bị cho lần đẻ tới Sai khác về năng suất sữa tiêu chuẩn (mỡ 4%) ở cả F2 và F3 chỉ có ý nghĩa thống kê ở đầu chu kỳ so với ở cuối chu kỳ (P<0,001)

Bảng 5: DM ăn vào (kg/ngày), ME ăn vào (MJ/ngày), khối lượng cơ thể (kg), thay đổi khối lượng (kg/ngày), tháng vắt sữa, năng suất sữa mỡ 4% (kg), tháng mang thai (tháng) của bò cái

đang cho sữa F2 và F3 theo giai đoạn cho sữa

Chỉ tiêu Giai đoạn vắt sữa

Đầu chu kỳ 16 12,886 ± 0,404 14 12,753 ± 0,307 Giữa chu kỳ 9 12,310 ± 0,381 12 12,973 ± 0,431

DM ăn vào

(kg/ngày)

Cuối chu kỳ 6 11,667 ± 0,326 30 12,648 ± 0,267 Đầu chu kỳ 16 135,99 ± 4,44 14 130,75 ± 3,02 Giữa chu kỳ 9 124,98 ± 3,74 12 137,54 ± 3,68

ME ăn vào

(MJ/ngày)

Cuối chu kỳ 6 119,42 ± 4,06 30 129,43 ± 2,49 Đầu chu kỳ 16 443,8a* ± 12,6 0 14 438,6*a ± 15,7 Giữa chu kỳ 9 436,4 a* ± 14,80 12 445,3 ab ± 17,6

Khối lượng cơ thể

(kg)

Cuối chu kỳ 6 477,7ab* ± 24,1 30 497,1b*± 12,2 Đầu chu kỳ 16 -0,2556 a** ± 0,0460 14 -0,2607 a** ± 0,0623 Giữa chu kỳ 9 -0,1556a** ±0,0782 12 -0,0992a**± 0,0753

Thay đổi khối

lượng (kg/ngày)

Cuối chu kỳ 6 0,1933b** ± 0,0270 30 0,2483b** ± 0,0268 Đầu chu kỳ 16 2,563 a** ± 0,128 14 2,500 a** ± 0,174 Giữa chu kỳ 9 4,333 a** ± 0,236 12 4,750 a** ± 0,218 Tháng vắt sữa

Cuối chu kỳ 6 9,000 b** ± 0,577 30 8,100 b** ± 0,211 Đầu chu kỳ 16 16,569 a** ± 0,864 14 15,729 a** ± 0,484 Giữa chu kỳ 9 14,411 a** ± 0,962 12 15,458 a** ± 0,700

Năng suất sữa mỡ

4% (kg)

Cuối chu kỳ 6 9,200 b** ± 0,167 30 10,417 b** ± 0,454 Đầu chu kỳ 16 0,0625 a** ± 0,0625 14 0,0714 a** ± 0,0714 Giữa chu kỳ 9 0,667 a** ± 0,236 12 1,000 a** ± 0,275 Mang thai (tháng)

Cuối chu kỳ 6 3,000 b** ± 0,365 30 3,833 b** ± 0,304 Chú thích: *: P< 0,05; **: P < 0,01

Bảng 6 cho thấy: F2 và F3 trong thí nghiệm này ME cho tiết sữa (MJ/ngày) có xu hướng giảm dần từ đầu đến cuối chu kỳ sữa do lượng sữa giảm Sai khác về ME cho tiết sữa (MJ/ngày)

Trang 9

trong cùng một nhóm giống ở các giai đoạn vắt sữa khác nhau là rõ rệt và đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0,05)

Tương tự như vậy, nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì NEm MJ/kg W0.75 cũng không có sai khác giữa các giai đoạn vắt sữa (P>0,05) Chứng tỏ nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì khá

ổn định và không phụ thuộc vào giai đoạn vắt sữa

Một điều khá thú vị là: hệ số kl: Hiệu quả sử dụng năng lượng cho tiết sữa lại rất khác biệt, kl ở giai đoạn đầu và giữa của chu kỳ sữa thì tương tự nhau (P>0,05) Nhưng ở giai đoạn cuối của chu kỳ sữa giá trị này thấp hơn một cách đáng kể (P<0,05) Khuynh hướng này đúng cho cả hai nhóm giống F2 và F3

Bảng 6: Nhu cầu năng lượng trao đổi MEm/kg W0.75 và năng lượng thuần cho duy trì NEm/kg

W0.75 và hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tiết sữa của bò cái đang cho sữa F2 và F3

theo giai đoạn cho sữa

Chỉ tiêu Giai đoạn vắt

Đầu chu kỳ 16 87,80a* ± 4,59 14 83,37a* ± 2,57 Giữa chu kỳ 9 76,32 b* ± 5,12 12 81,92 b* ± 3,71

ME cho tiết sữa

(MJ/ngày)

Cuối chu kỳ 6 48,73c* ± 0,90 30 55,25c* ± 2,41 Đầu chu kỳ 16 0,200 a* ± 0,0020 14 0,20000 a* ±0,003 Giữa chu kỳ 9 0,20000a*±0,002 12 0,20000a*±0,004

ME cho mang thai

(MJ/ngày)

Cuối chu kỳ 6 0,467 b* ± 0,052 30 1,871 b* ± 0,090 Đầu chu kỳ 16 -7,02a* ± 1,51 14 -7,09a* ± 1,85 Giữa chu kỳ 9 -4,27b* ± 2,77 12 -1,56b* ± 2,61

ME cho thay đổi khối

lượng (MJ/ngày)

Cuối chu kỳ 6 8,50c* ± 1,15 30 10,74c* ± 1,16 Đầu chu kỳ 16 55,21a* ± 1,39 14 54,45a* ± 1,52 Giữa chu kỳ 9 52,42 a* ± 2,60 12 56,46 ab* ± 2,11

ME còn lại cho duy trì

(MJ/ngày)

Cuối chu kỳ 6 59,15ab*± 3,63 30 59,61 ab* ± 1,15 Đầu chu kỳ 16 96,58 a* ± 2,05 14 95,69 a* ± 2,55 Giữa chu kỳ 9 95,41a* ± 2,39 12 96,78ab* ± 2,85

W 0.75

Cuối chu kỳ 6 102,05 ab* ± 3,86 30 105,10 ab* ± 1,94 Đầu chu kỳ 16 0,57063 ±,0079 14 0,56929 ± 0,0043 Giữa chu kỳ 9 0,5489 ± 0,0208 12 0,5833 ± 0,0115

ME m MJ/kg W0.75

Cuối chu kỳ 6 0,5800 ± 0,0237 30 0,56867 ± 0,0074 Đầu chu kỳ 16 37,541a* ± 0,942 14 37,02a* ± 1,03 Giữa chu kỳ 9 35,64a* ± 1,77 12 38,40ab* ± 1,43

NE m (MJ /ngày) (k m =

0,68)

Cuối chu kỳ 6 40,22ab* ± 2,47 30 40,535ab* ± 0,785 Đầu chu kỳ 16 0,38875 ± 0,0055 14 0,38643 ± 0,0033 Giữa chu kỳ 9 0,3722 ± 0,0147 12 0,39667 ± 0,0081

NE m MJ/kg W 0.75

Cuối chu kỳ 6 0,3933 ± 0,0167 30 0,38633 ± 0,0050 Đầu chu kỳ 16 0,6400a*± 0,0191 14 0,6379a* ± 0,0137 Giữa chu kỳ 9 0,6056 a* ± 0,0307 12 0,5958 a* ± 0,0223

k l

Cuối chu kỳ 6 0,4117b*±0,0142 30 0,4227b* ± 0,0130

Trang 10

Quan hệ giữa năng suất sữa tiêu chuẩn (4 % mỡ) với DM ăn vào, năng lượng ME ăn vào

và thay đổi khối lượng

Các số liệu thu được, chúng tôi đã kiểm tra các mối quan hệ và thấy có thể chẩn đoán năng suất sữa 4% (lít/ngày) của bò sữa F2, F3 với độ tin cậy cao (P<0,001) trên cơ sở ME ăn vào (MJ/ngày), DM ăn vào (kg/ngày) và thay đổi khối lượng (kg/ngày) (Bảng 7) bằng các phương trình hồi qui bậc 1 nhiều biến

Bảng 7: Quan hệ giữa năng suất sữa tiêu chuẩn (4 % mỡ) với DM ăn vào, năng lượng ME ăn

vào và thay đổi khối lượng

1 Năng suất sữa (4% sữa) (lít/ngày) = - 12,3 + 0,207 ME Ăn vào (MJ/ngày) 67,1 0,001

2 Năng suất sữa (4% sữa) (lít/ngày) = - 7,16 + 0,109 DM ăn vào (kg/ngày) +

0,146 ME Ăn vào (MJ/ngày) – 8,47 Thay đổi khối lượng (kg/ngày)

87,3 0,001

3 Năng suất sữa (4% sữa) (lít/ngày) = - 6,07 + 0,150 ME Ăn vào (MJ/ngày) –

8,31 Thay đổi khối lượng (kg/ngày)

88,6 0,001

2 E l(0) : F2 = - 46.28 + 0.9286 ME Ăn vào (MJ/ngày) 76.5 0,001

3 E l(0) : F3 = - 42.22 + 0.8529 ME Ăn vào (MJ/ngày) 61.6 0,001

ME A n vào (MJ/ngày)

170 160 150 140 130 120 110 100

90

80

120

110

100

90

80

70

60

50

40

30

S 8.94090 R-Sq 65.9%

R-Sq(adj) 65.5%

Fitted Line Plot

E10 = - 42.94 + 0.8741 ME An vào (MJ/ngày)

ME An vào (MJ/ngày)_1

170 160 150 140 130 120 110 100

110 100 90 80 70 60 50 40 30

S 8.76885 R-Sq 62.3% R-Sq(adj) 61.6%

Fitted Line Plot

E10_1 = - 42.22 + 0.8529 ME An vào (MJ/ngày)_1

ME An vào (MJ/ngày)

170 160 150 140 130 120 110 100 90 80

120 110 100 90 80 70 60 50 40 30

S 8.19758 R-Sq 77.3%

R-Sq(adj) 76.5%

Fitted Line Plot

E10 = - 46.28 + 0.9286 ME An vào (MJ/ngày)

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w