Thông báo khoa học Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất trứng của vịt lai F1, F2 (triết giang x vịt cỏ) nuôi tại Bình Định

6 753 5
Thông báo khoa học Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất trứng của vịt lai F1, F2 (triết giang x vịt cỏ) nuôi tại Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THÔNG BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT TRỨNG CỦA VỊT LAI F 1 , F 2 (TRIẾT GIANG X VỊT CỎ) NUÔI TẠI BÌNH ĐỊNH Đồng Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Huệ Trung tâm Nghiên cứu và PTCN miền Trung 1. Đặt vấn đề Vịt Triết Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch, năm 2006 giống vịt này mới chính thức được nhập vào Việt Nam và được nuôi nhiều ở các tỉnh trong cả nước. Đây là giống vịt chuyên trứng có nhiều ưu điểm, vịt có lông màu cánh sẻ nhạt, một số ít có màu trắng, có tuổi đẻ rất sớm 16 đến 17 tuần, năng suất trứng 52 tuần đẻ 251,3 quả/mái, cao hơn vịt Cỏ và tương đương với vịt Khaki Campbell. Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi không cần nước bơi lội, nuôi nhốt kết hợp cá - vịt… Mặc dù có ưu điểm là khả năng thích nghi cao, sức đẻ bền. Tuy nhiên Vịt Triết Giang có nhược điểm là khối lượng trứng nhỏ, trung bình chỉ 61,4gam, nhỏ hơn so với vịt Cỏ (64,3gam). Mặt khác, vịt Triết Giang là giống có thể trọng nhỏ, khối lượng con mái khi vào đẻ 1083 gam (Nguyễn Đức Trọng và CS, 2009), do đó, sau khi khai thác trứng, giá trị thu hồi vốn đầu tư từ bán đàn vịt loại thải cũng thấp hơn so với vịt cỏ hoặc vịt Mốc. Đề tài đã tiến hành lai giống giữa vịt Cỏ và vịt Triết giang với mục đích: tận dụng ưu thế về năng suất trứng cao của vịt Triết giang, đồng thời nâng cao khối lượng trứng ở con lai nhằm tăng giá trị hàng hóa. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 269 con vịt mái của 3 cặp lai: - F 1 (trống Cỏ x mái TG) (F 1 CT): 64 con - F 1 (trống TG x mái Cỏ) (F 1 TC): 73 con, - F 2 [trống TG x mái F1(trống TG x mái Cỏ)] (F 2 TTC): 132 con. Thời gian: Từ 26/5/2009 đến 08/09/2010 Địa điểm: Trại nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn thuộc Trung tâm Nghiên cứu và PTCN Miền Trung. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát Đặc điểm ngoại hình, - Tỷ lệ nuôi sống mỗi giai đoạn - Sinh trưởng và phát dục: + Khối lượng vịt giai đoạn hậu bị + Tuổi đẻ và Khối lượng vào đẻ - Khả năng sản xuất trứng + Tỷ lệ đẻ + năng suất trứng + Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng + Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng, tỷ lệ ấp nở. Bố trí thí nghiệm: Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu F 2 TTC F 1 CT F 1 TC Phương thức nuôi Nuôi nhốt chuồng nền xi măng Nuôi nhốt chuồng nền xi măng Nuôi nhốt chuồng nền xi măng Số lượng vịt mái 1 ngày tuổi (con) 132 64 73 Thời gian nuôi 473 ngày 473 ngày 473 ngày Chế độ dinh dưỡng - Giai đoạn 1-8 tuần tuổi Protein thô 20%; ME 2.850 kcal/kg - Giai đoạn hậu bị Protein thô 13,5 – 14%; ME 2.700 kcal/kg - Giai đoạn vịt đẻ Protein thô 17%; ME 2.700 kcal/kg 2.3. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn giống Vịt được cho ăn hạn chế theo qui trình từ một ngày tuổi đến hết giai đoạn hậu bị. Giai đoạn sinh sản cho ăn tự do theo nhu cầu ở ban ngày. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng phần mềm thống kê Minitab. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Đặc điểm ngoại hình của các cặp lai Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình các lô vịt thí nghiệm như sau: Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của nhóm vịt lai Đặc điểm Vịt mới nở Vịt trưởng thành Màu lông Vàng nhạt, có phết đen ở đầu, sống lưng và đuôi. Vịt mái có màu cánh sẻ nhạt hơn vịt cỏ và đậm hơn vịt Triết Giang. Vịt trống có lông ở đầu và đuôi màu xanh đen, có khoang trắng ở cổ, phần thân có màu nâu đỏ xen lẫn lông trắng, có 2-3 lông móc cong ở đuôi. Đầu, cổ Đầu nhỏ, cổ thon và dài Thân hình Thon nhỏ, dáng đứng gần vuông góc với mạt đất. Mỏ và chân Màu vàng nhạt có con hơi xám, xám đen Vàng, có con hơi xám đen Kết nghiên cứu cho thấy vịt thí nghiệm ở cả 3 lô có màu lông tương đối giống nhau ở các giai đoạn tuổi, chỉ riêng lô F 2 TTC có màu lông hơi nhạt hơn, cổ thon và dài hơn và có một số con có màu lông trắng tuyền. Sự phân loại màu lông như trên chỉ tương đối, vì có sự xen lẫn các màu khác nhau. Sự phân ly màu lông của con lai gần như là màu trung gian giữa vịt cỏ và vịt Triết Giang. 3.2. Tỷ lệ nuôi sống Kết quả nghiên cứu cho thấy vịt lai Triết Giang có khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện khí hậu tại Bình Định. Các lô vịt nghiên cứu đều có sức sống cao, tính chung cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến lúc vào đẻ (16 tuần tuổi), tỉ lệ nuôi sống đạt 100%. Vịt lai TG nuôi tại Bình Định có tỷ lệ nuôi sống cao hơn các kết quả nghiên cứu trong nước trước đây. Theo tác giả Nguyễn Thị Minh (2006) cho biết vịt cỏ sau khi chọn lọc có tỷ lệ nuôi sống đạt trung bình từ 93,4 - 98,8%. Nguyễn Đức Trọng và các cộng sự (2009) cho rằng tỉ lệ nuôi sống của vịt F 1 TC là 98%, F 1 CT là 96%, vịt F 2 TTC là 99,54%, vịt cỏ là 97,1%, vịt Triết Giang thuần là 95,58%. 3.3 Khối lượng vịt qua các tuần tuổi Trong quá trình nuôi thí nghiệm, vịt được cân 2 tuần 1 lần; kết quả khối lượng cơ thể vịt được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Khối lượng cơ thể vịt giai đoạn hậu bị (gam/con) Tuần tuổi F 2 TTC F 1 CT F 1 TC Sơ sinh 37,3 39,9 40,5 2 207,6 187,0 214,0 4 540,3 583,0 529,7 6 715,3 761,7 714,0 8 910,0 917,0 875,5 10 1010,3 1025,7 1014,8 12 1067,6 1129,3 1144,0 14 1141,3 1144,7 1170,0 16 1206,8 1247,6 1204,6 Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Khả năng sinh trưởng của vịt cả 3 cặp lai là tương đương nhau ở các cgiai đoạn tuổi, lúc 8 tuần tuổi lần lượt: lô F 2 TTC đạt 910 gam/con; lô F 1 CT 917 g/con và lô TC là 875g/con. Lúc 16 tuần tuổi (tuổi vào đẻ) lô TTC đạt 1206,8 gam/con; F 1 CT 1247,6 g/con và F 1 TC là 1204,6g/con và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P>0,05. Khối lượng vào đẻ của vịt lai cao hơn so với vịt TG thuần (1083 gam) và thấp hơn so với vịt Cỏ (1,4-1,6 kg) và Vịt lai F 1 (Khaki x Cỏ trắng) 1309,98g (Nguyễn Văn Ban, 1998). 3.3. Các chỉ tiêu về sinh sản 3.3.1. Khả năng sản xuất trứng Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sản xuất trứng của các cặp vịt lai TG thí nghiệm Chỉ tiêu ĐVT F 2 TTC F 1 CT F 1 TC Tuổi đẻ quả trứng đầu ngày 95 92 93 Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% ngày 112 115 113 Tỷ lệ đẻ bình quân % 76,9 79,5 77,7 Tuần đẻ đỉnh cao Tuần 28 30 28 Tỷ lệ đẻ đỉnh cao % 92,9 92,1 92,2 Năng suất trứng/52 tuần đẻ Quả/mái 279,8 289,3 282,8 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng kg 2,10 ± 0,49 2,03 ± 0,39 2,06 ± 0,44 Vịt lai các lô thí nghiệm F 2 TTC, F 1 CT và F 1 TC đều có tuổi đẻ ở tuần tuổi 16, không có sự sai khác về tuổi vào đẻ của vịt ở 3 lô thí nghiệm (P>0,05). Tuổi đẻ của vịt lai Triết Giang thí nghiệm nuôi tại Bình Định sớm hơn so với các giống vịt chuyên trứng khác đã được nghiên cứu tại Việt Nam: vịt Triết Giang thuần có tuổi đẻ ở tuần 17, vịt lai F 1 (KhakiCampbell x Cỏ) 20 tuần (Nguyễn Thị Minh và Lê Thị Phiên, 2006; Nguyễn Đức Trọng, 2009), Vịt Khaki Campbell 20 - 22 tuần (Dương Xuân Tuyển, 1995). Tỷ lệ đẻ bình quân của các lô F 2 TTC, F 1 CT và F 1 TC đạt khá cao. Năng suất trứng bình quân của lần lượt là 279,8; 289,3 và 282,8 quả/mái/năm là cao hơn cả vịt Triết Giang thuần (251,3 quả/mái). Kết quả này một mặt có thể là do ưu thế lai, mặt khác do vịt thí nghiệm được chăm sóc tốt nên đã phát huy tốt về năng suất trứng của giống vịt Triết Giang. Tuy nhiên tuổi đẻ đỉnh cao ở 28 và 30 tuần đẻ là chưa phản ánh đúng bản chất sinh học của các giống vịt chuyên trứng. Theo Nguyễn Đức Trọng thì tuổi đẻ đình cao của vịt TG ở tuần đẻ thứ 14 và đạt 98,2%. Kết quả này có thể là do vịt thí nghiệm bắt đầu đẻ vào mùa mưa năm 2009, giai đoạn này liên tiếp bị hai cơn bão số 9 và 11 nên đã làm ảnh hưởng đến tỷ đẻ của vịt thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt lai Triết Giang nuôi tại Bình Định là khá thấp, ở cặp lai F 1 CT là 2,03kg TĂ F 1 TC là 2,06kg TĂ và F2 TTC là 2,10kg, thấp hơn vịt F 1 (CV2000 x Khaki) tiêu tốn thức ăn là 236g/quả (Hoàng Văn Tiệu, 2004), vịt F 1 (CV2000 x Cỏ) tiêu tốn tốn thức ăn 239,76g/ - 296g/quả (Doãn Văn Xuân, 2006) và vịt Triết Giang thuần là 223 gam/quả (Nguyễn Đức Trọng, 2009). 3.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt TN trình bày ở bảng 3.5 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng của các cặp vịt lai Chỉ tiêu F 2 TTC F 1 CT F 1 TC Khối lượng trứng 65,29±5,62 65,34±5,69 65,50±5,60 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 93,4 95,9 94,4 Kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy khối lượng trứng trung bình của vịt ở các lô thí nghiệm tương đương nhau (P>0,05). Cặp lai F 2 TTC đạt 65,29 gam, F 1 CT đạt 65,34gam F 1 TC đạt 65,50 gam, lớn hơn so với trứng vịt Triết giang thuần (61,4gam), tương đương với khối lượng trứng của vịt cỏ và trứng vịt lai giữa Khaki Campbell với vịt Cỏ có khối lượng trứng 65,32 - 65,93gam (Trần Thanh Vân, 1998; Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, 2009) nhưng lại nhỏ hơn trứng vịt lai CV2000 Layer và vịt cỏ (70,36gam) (Doãn Văn Xuân, 2006.) và trứng vịt Mốc (71,8 gam) (Đoàn Trọng Tuấn, Lý Văn Vĩ, 2009). Do chưa có thị trường để bán vịt con nên chúng tôi chỉ theo dõi tỷ lệ trứng có phôi đến giai đoạn soi trứng kỳ 2, không theo dõi kết quả tỷ lệ nở. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy trứng vịt lai thí nghiệm có tỷ lệ phôi đạt khá cao, cặp lai F 2 TTC đạt 93,4%, F 1 CT đạt 95,9% và F 1 TC đạt 94,4%. Cao hơn vịt cỏ (90-92%) , tương đương Vịt Triết Giang (93,46%). Tuy nhiên lại thấp hơn so với Vịt Mốc nuôi tại Bình Định (95,78%) (Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, 2009; Đoàn Trọng Tuấn, Lý Văn Vĩ, 2009) 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Ở 3 công thức lai (F 1 CT, F 1 TC, F 2 TTC) vịt lai có màu lông khá đồng nhất. Vịt mái có màu lông cánh sẻ nhạt, có 1-2% trắng tuyền. Vịt trống có lông màu xám và màu xanh đen ở đầu và đuôi, cổ có khoang màu trắng. - Con lai giữa vịt Triết Giang và vịt cỏ có khả năng sinh trưởng và phát triển ở mức trung gian giữa vịt Triết Giang và vịt cỏ, có tỷ lệ nuôi sống rất cao, tỷ lệ trứng có phôi cao. - Tuổi đẻ bình quân của các cặp lai là 16 tuần; tỷ lệ đẻ bình quân của các cặp lai F 1 CT đạt 84,51%; F 1 TC đạt 79,62% và F 2 TTC đạt 75,5% và năng suất trứng trung bình lần lượt là 289,3; 282,8 và 279,8quả/mái/năm, cao hơn so với các giống vịt chuyên trứng hiện có tại Bình Định. - Khối lượng trứng đạt 65,2-65,5 g/quả là cao hơn so với vịt Triết Giang thuần, tương đương trứng vịt cỏ nhưng lại nhỏ thấp hơn so với vịt Mốc. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,0 – 2,1kg 4.2. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu theo hướng lai tạo vịt giữa vịt Triết Giang và vịt Mốc hoặc vịt Khaki Campbell để nâng cao hơn nữa khối lượng trứng ở con lai, phù hợp với thị trường. Tài liệu tham khảo 1. Lê Viết Ly, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, 1998. Kết quả nghiên cứu một số tính năng sản xuất của nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ qua 6 thế hệ. Kết quả nghiên cưú khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. NXB Nông nghiệp, 1998. 2. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh, 2009. Nghiên cưứ khả năng sản xuất của vịt Triết Giang. Thông tin gia cầm, số 4- 2009. 3. PGS. Hoàng Văn Tiệu và ctv. Kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi vịt, ngan. Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2002. 4. Đoàn Trọng Tuấn, Lý Văn Vỹ, 2009. Kết quả bảo tồn quĩ gen vịt Mốc năm 2009. Tuyển tập Kết quả bảo tồn quĩ gen vật nuôi gia đoạn 2005-2009 của Viện chăn nuôi 5. Hồ khắc Oánh, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Minh, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Thị Nghĩa, 2004. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản của con lai giữa vịt CV 2000 LAYER và vịt Cỏ. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y phần chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà nội, 2004. . THÔNG BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT TRỨNG CỦA VỊT LAI F 1 , F 2 (TRIẾT GIANG X VỊT CỎ) NUÔI TẠI BÌNH ĐỊNH Đồng Thị Diệu Hiền,. Doãn Văn Xuân, Nguyễn Thị Nghĩa, 2004. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản của con lai giữa vịt CV 2000 LAYER và vịt Cỏ. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y phần chăn nuôi gia. quả và thảo luận 3.1 Đặc điểm ngoại hình của các cặp lai Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình các lô vịt thí nghiệm như sau: Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của nhóm vịt lai Đặc điểm Vịt

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan